YOMEDIA
ADSENSE
Bài 33 - Thực hành: Xem phim về một số tập tính ở động vật
604
lượt xem 36
download
lượt xem 36
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Phân tích được các dạng tập tính của động vật như: Tập tính kiếm ăn; tập tính sinh sản; tập tính di cư; tập tính bảo vệ lãnh thổ;... là những mục tiêu chính mà "Bài 33 - Thực hành: Xem phim về một số tập tính ở động vật" hướng đến trình bày.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài 33 - Thực hành: Xem phim về một số tập tính ở động vật
- BÀI 33 THỰC HÀNH: XEM PHIM VỀ MỘT SỐ TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT (Sinh học 11 nâng cao Tr 125) IMỤC TIÊU Phân tích được các dạng tập tính của động vật: + Tập tính kiếm ăn + Tập tính sinh sản + Tập tính di cư + Tập tính bảo vệ lãnh thổ + Tập tính bầy đàn IICHUẨN BỊ Băng (đĩa) ghi hình một số tập Tập tính kiếm ăn, Tập tính sinh sản, Tập tính di cư,Tập tính bảo vệ lãnh thổ, Tập tính sốngbầy đàn... có thời lượng khoảng 30>35 phút. Máy tính, máy chiếu, màn chiếu hay đầu chiếu, đầu DVD, VCD… Tranh ảnh minh họa một tập tính cơ bản của động vật. Hệ thống câu hỏi, bài tập từng phần, phiếu thực hành … IIINỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH B1Một số câu hỏi gợi ý trước khi xem phim Động vật rình mồi, vồ mồi, rượt đuổi mồi, giết chết con mồi… như thế nào ? Động vật ve vãn, giành con cái, giao hoan, làm tổ, ấp trứng, chăm sóc con non … như thế nào ? Động vật bảo vệ lãnh thổ (cách đe doạ, tấn công, cách đánh dấu lãnh thổ,…) như thế nào ? Tập tính xã hội trong một bầy đàn được thể hiện ra sao ? Các tập tính đã xem là tập tính bẩm sinh hay tập tính học được ? B2 Quan sát một số ảnh liên quan đến tập tính động vật. Tập tính kiếm mồi (kiếm ăn): 1
- Tập tính Sinh sản (Làm tổ, nuôi con...) Chim mẹ kiếm mồi bón cho đàn Mèo mẹ cắp mèo con đi nơi Sau khi giao phối, con cái đẻ chim non. khác trứng lên lưng con đực (của (mèo tha con) loài bọ nước) Kiến mang lá cây về tổ Khỉ đực marmoset (Nam Phi) Một con bò biển “Mỹ nhân bế, chải lông và cho con ăn. ngư", “nàng tiên cá” hay Dugong đang cho 2 con bú. Sự gặp gỡ của chuồn chuồn Cá ngựa kết bạn, yêu nhau, đực và chuồn chuồn cái trong chúng khiêu vũ, quấn lấy nhau mùa sinh sản hàng giờ không rời và đổi màu liên tục. Sau khi nhận trứng từ con cái, đích thân con đực sẽ… mang thai khoảng ba tuần thì sinh. Tập tính di cư, sống bầy đàn, đánh dấu và bảo vệ lãnh địa Đàn ông Đàn trâu rừng Đàn cá biển 2
- Chim di cư theo đàn ở Úc, hàng triệu con cua hành Di cư của đầm bướm trình di cư kéo dài nhiều ngày từ vùng cao nguyên, rừng mưa xuống những bãi biển Ấn Độ Dương Sư tử, chúng thường đánh dấu Chó đánh dấu lãnh địa của Hiện nay, ở Việt Nam chỉ còn lãnh thổ bằng nước tiểu và sẽ mình bằng nước tiểu. lại một số nơi sếu đầu đỏ sẵn sàng săn đuổi bất cứ kẻ nào thường bay về sinh sống thuộc dám xâm lấn đất đai của mình. tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp.Sự xâu xé, tranh giành lãnh địa với bày sếu của chính con người đã đẩy đàn sếu đến bước đường cùng, B3 Xem toàn bộ băng hình 1 lượt cho cả lớp (khoảng 30 >35 phút) Xem lại một số đoạn băng hình chưa rõ (nếu cần), yêu cầu ghi chép các tập tính của động vật đã được xem qua phim: + Tập tính kiếm ăn + Tập tính sinh sản + Tập tính di cư + Tập tính bảo vệ lãnh thổ + Tập tính bầy đàn B4Thảo luận nội dung băng hình: Các nhóm thảo luận, hoàn thành phiếu học tập của nhóm với các nội dung. 1.Kể tên những tập quan sát được, tên loài động vật đó. 2.Kể tên các loại thức ăn và cách kiếm thức ăn đặc trưng của từng loài quan sát được. 3.Nhận xét về sự đa dạng của tập tính động vật (về hình dạng, nới sống, thức ăn, tập tính) 4. Ngoài các tập tính trên còn quan sát được tập tính nào khác? 5Phân tích cơ sở thần kinh của các tập tính ở động vật. IVCÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VÀ MỞ RỘNG 1Tại sao ở những động vật có hệ thần kinh phát triển và con người có rất nhiều tập tính học được? 2Vì sao thú có khả năng phân bố rộng khắp các vùng trên thế giới từ bắc cực đến nam cực, trên không, trên cạn và dưới nước? 3
- 3 Động vật bảo vệ lãnh thổ bằng những cách nào? 4Người ta huấn luyện các động vật làm xiếc là lợi dụng khả năng gì ở chúng? 5Vì sao các động vật bậc thấp không có những bản năng phức tạp như ở động vật bậc cao? 6Hành động rập khuôn ở động vật là gì, hành động rập khuôn có liên quan gì tới bản năng? 7Thú có nhiều hoạt động và tập tính phức tạp là bởi: aCó các hệ cơ quan phát triển. bHệ thần kinh phát triển đặc biệt là bán cầu não (não trước) rất phát triển. cCó hệ tuần hoàn hoàn thiện, máu đi nuôi cơ thể giàu ô xy (là động vật đẳng nhiệt). dCả a,b,c. ?HỎI KHÓ ĐÁP HAY Tại sao loài ong có được tập tính về tổ chức thật khôn ngoan và chặt chẽ, kĩ thuật xây dựng cực kỳ tinh vi vậy? Cũng giống như cách tổ chức của xã hội loài người, xã hội loài ong mật tổ chức thật khôn ngoan và chặt chẽ. Tổ gồm những loài ong có đời sống xã hội và bản năng sản xuất mật. Trong một đàn ong có ong chúa, ong đực và ong thợ. Ong chúa: chuyên đẻ sản sinh ra 1.500 ong thợ. Ong chúa có thể chủ động đẻ trứng thụ tinh để nở thành ong thợ hoặc trứng không thụ tinh để trở thành ong đực. Các nhà khoa học đã ngỡ ngàng về vai trò tuyệt đối của ong chúa đối với vài chục vạn thần dân của mình. Nhưng, khi người ta làm cho tuyến nước bọt của ong chúa ngừng hoạt động, mọi quyền hành của nó cũng biến mất… Thì ra, “vũ khí bí mật” khiến ong chúa có uy lực rất mạnh để không chế và điều khiển thần dân chính là… nước bọt của nó ! Tuyến nước bọt của ong chứa chứa đựng một kho các chất hóa học. Khi được “bức xạ” vào không gian của loài ong, các chất này sẽ truyền tải thông tin đến từng con ong và mệnh lệnh sẽ được chấp hành triệt để. Thành phần của các hóa chất nước bọt vô cùng phức tạp. Người ta mới chỉ phân tích và biệt lập được trên 30 trong số hàng trăm chất khác nhau. Ong đực: thân dài 15 17 mm. Không có ngòi châm, cánh lớn. Ong đực chỉ có một tác dụng là giao phối với chúa tơ. Ong thợ: là những con ong cái mà bộ phận sinh dục bị thoái hoá, không có khả năng thụ tinh. Ong thợ thực hiện tất cả công việc của đàn ong: bảo vệ tổ, sản sinh sữa chúa để nuôi ấu trùng, hút mật hoa luyện thành mật ong. Nếu quan sát kỹ càng tổ ong, bạn chắc chắn sẽ rất kinh ngạc khi phát hiện ra rằng, kết cấu của tổ ong thật là một kỳ tích của tự nhiên, tổ ong là do rất nhiều lỗ với hình dạng to nhỏ không giống nhau tạo thành, nhìn qua từ bên trên, chúng là hình lục giác đều, nhưng sắp xếp rất có trật tự. Nhưng nếu nhìn từ bên trái, chúng lại do rất nhiều hình lăng trụ lục giác đều ghép lại với nhau. Mà đáy của mỗi hình lăng trụ lục giác đều lại càng làm cho con người ta kinh ngạc. Nó không phẳng, cũng không phải tròn. Mà là nhọn, là do ba lăng trụ đáy nhọn hoàn toàn giống nhau hợp thành. Hình lục giác đều kỳ diệu ở tổ ong từ rất lâu đã thu hút được sự chú ý của con người, tại sao những chú ong nhỏ bé lại làm tổ mình bằng những hình lục giác đều nhỉ, mà không phải là hình tam giác đều, tứ giác đều hay là ngũ giác đều? Hầu hết các vật thể có hình ống tròn, khi mặt trước, mặt sau, bên phải, bên trái chịu áp lực, bề mặt chịu lực của nó sẽ biến thành hình lục giác. Vì thế nhìn từ góc độ lực học, hình lục giác là ổn định nhất. Vậy thì, những chú ong nhỏ khi làm tổ có phải là để tránh áp lực từ bên ngoài và giữa các tổ với nhau không? Đương nhiên là không phải rồi, bởi vì tổ ong ngay từ ban đầu đã là một khối gắn liền với nhau rồi. Đầu thế kỷ thứ XVIII, nhà khoa học người Pháp Malaerqi đã từng đo được góc của tổ ong, phát hiện ra một quy luật thú vị, đó là mỗi góc của hình lăng trụ là 109 độ 26 phút, mà góc nhọn là 70 4
- độ 32 phút. Hiện tượng này đã gợi lên trong đầu nhà vật lý học người Pháp Leomiule một gợi ý: hình dáng cố định và đặc biệt này, phải có tốn ít nhiên liệu nhất không, mà diện tích sử dụng lại là lớn nhất? Vì thế, ông xin ý kiến nhà toán học người Thụy Sĩ Kenige, sau khi nghiên cứu tỷ mỷ, Kenige đã chứng thực cho phỏng đoán của ông. Nhưng góc của tổ ong tính ra lần này là 109 độ 26 phút và 70 độ 34 phút sai hai phân so với góc mà Leomiule tính ra. Năm 1734, nhà toán học Anh lại tiến hành tính toán từ đầu, kết quả hoàn toàn phù hợp với góc của tổ ong. Thì ra, số liệu mà Kenige sử dụng trên biểu bảng đều đã bị in sai. Và trong bài toán về góc này, nhà toán học đã thua con ong. 109 độ 28 phút cũng chính là góc không gian của obitan 2s và ba obitan 2p của nguyên tử C trong phân tử CH4. 109 độ 28 phút là góc lí tưởng trong không gian , góc của sự sống. Ong chúa và ong đực tham gia vào quá trình sinh sản thì lại không biết làm tổ. Ong thợ làm tổ thì không tham gia vào quá trình sinh sản. Vậy quá trình di truyền của loài ong diễn ra như thế nào, để con cháu của chúng có thế xây dựng được những cái tổ như vậy đây vẫn còn là 1 điều bí ẩn đối với chúng ta và các nhà khoa học. 5
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn