intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 36: Thực hành - Lên men êtilic

Chia sẻ: Bui Van Them | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

258
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài thực hành giúp học sinh có thể tiến hành được các bước của thí nghiệm lên men êtilic; quan sát giải thích rút được kết luận từ các hiện tượng của thí nghiệm lên men êtilic, hiểu và giải thích được các bước tiến hành thí nghiệm; có kỹ năng bố trí thí nghiệm, làm thí nghiệm, tính cẩn thận, khéo léo, óc quan sát. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 36: Thực hành - Lên men êtilic

  1. Cuốn “Thực hành thí nhiệm sinh học 10” làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh khi dạy  và học các bài thực hành trong chương trình sinh học 10 nâng cao. Mục đích của cuốn sách: ­Giúp giáo viên, học sinh thực hiện  thành công các bài thực hành trong chương trình qui định, qua  đó củng cố, mở rộng kiến thức lý thuyết, hoàn thiện  kỹ năng thực hành, ứng dụng  kiến thức vào  thực tiễn, tạo hứng thú, tăng khả năng tự học tập, tự nghiên cứu bộ môn sinh học. ­Giúp học sinh có thể tự làm các thí nghiệm, bài thực hành ở nhà, ở lớp, qua đó  học sinh biết tự  đánh giá, tự kiểm chứng kiến thức lí thuyết, tự khám phá những điều mới mẻ, làm quen với  phương pháp thực nghiệm và nghiên cứu sinh học. Nội dung: Tài liệu gồm 10 bài thực hành trong chương trình sinh học 10, mỗi bài có 5 nội dung cơ  bản: 1­Mục tiêu bài thực hành: Mục đích, mục tiêu của bài thực hành, những yêu cầu về kiến thức, kĩ  năng, thái độ đối với học sinh. 2­Chuẩn bị: Các bước cần chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng, dụng cụ, thiết bị, mẫu vật, hóa chất,  thời gian để phục vụ cho bài thực hành. 3­Nội dung và các bước tiến hành: Gồm các bước, các công việc, thao tác, qui trình cho từng thí  nghiệm, bài thực hành; những nhận xét, kết luận sau mỗi phần thí nghiệm, thực hành. 4­Câu hỏi đánh giá và mở rộng: Các câu hỏi và bài tập cho học sinh tự làm (câu hỏi trắc nghiệm,  tự luận, câu hỏi nâng cao, mở rộng, vận dụng và liên hệ kiến thức thực tế). 5­Hỏi khó đáp hay: giúp học sinh mở rộng,  biết thêm  một số thông tin mới lạ, chuyên sâu.   Lần đầu ra mắt bạn đọc không tránh khỏi sai sót, khiếm khuyết, rất mong được các đồng nghiệp  đóng góp và chỉ giáo cho tác giả. Mọi ý kiến xin gửi tới: Bùi Văn Thêm­Quế Nham­Tân Yên­Bắc Giang,  ĐT: 0912.716.203. Buivanthembg@yahoo.com.vn CÁC BÀI THỰC HÀNH SINH HỌC  10 Chương trình cơ bản Chương trình nâng cao tt Bài Tên bài Thực hành trg tt Bài Tên bài trg 1 12 TN co và phản co nguyên sinh 51 1 6  TH đa dạng thế giới sinh vật.  21  TH Một số thí nghiệm về  TN nhận biết một số thành phần hoá  41 2 15 60 2 12 Enzim. học của tế bào.  TH Quan sát tế bào dưới kính hiển  67 TH Quan sát các kì của nguyên  3 20 81 3 19 vi. Thí nghiệm co và phản co nguyên  phân trên tiêu bản rễ hành.  sinh  TN sự thẩm thấu và tính thấm của  69 4 24 TH Lên men Etilic và Lactic  95 4 20 tế bào 11 89 5 28 TH Quan sát một số vi sinh vật 5 27 TH một số thí nghiệm về Enzim 0 TH Quan sát các kì của nguyên phân  105 6 31 qua tiêu bản tạm thời hay cố định 7 36 Thực hành: Lên men Etilic.  123 8 37 Thực hành: Lên men Lactic 125 9 42 TH Quan sát một số vi sinh vật.  141 TH Tìm hiểu một số bệnh truyền  158 10 47 nhiễm ở địa phương 1
  2. BÀI 36 ­ THỰC HÀNH: LÊN MEN ÊTILIC (SGK. SINH HỌC 10 NÂNG CAO TR.123) I­MỤC TIÊU ­Tiến hành  được các bước của thí nghiệm ­Quan sát giải thích rút được kết luận từ các hiện tượng của thí nghiệm lên men êtilic. ­Hiểu và  giải thích được các  bước tiến hành thí nghiệm. ­Có kỹ năng  bố trí thí nghiệm, làm thí nghiệm, tínhcẩn thận, khéo léo, óc quan sát. II­CHUẨN BỊ ­Bình nón hoặc bình tam giác 250ml 1 chiếc ­Bình thủy tinh hình trụ 2000 ml 3 chiếc, đánh số 1, 2, 3. ­Bình thủy tinh hình trụ 500 ml 4 chiếc, mỗi nhóm 1 chiếc. ­Cốc đong 500 ml  1 chiếc. ­Dung dịch đường kính saccarôzơ 8­10%  khoảng 6000 ml,  một ít nước ép nho hoặc quýt  ­Bột bánh men tán nhỏ đã được làm nhuyễn trong bình nón để trong tủ ấm 28­300C được làm  trước đó 24  giờ, khoảng 60 ml.  Muốn xác định sự có mặt của rượu cần thêm một số hóa chất cần thiết sau: Iốt tinh thể, dung dịch NaOH 10% . K2 Cr2O7 (bicrômat kali) tinh thể,  a xít H2SO4 đậm đặc.  III­NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH  ­Thí nghiệm  cần thời gian dài khoảng 24­48 h, ở nhiệt độ 20 ­>30oC (Cần có thời gian hoặc làm  trước 1 ­ 2 ngày). B1­ Lấy 2 bình thủy tinh tam giác có  nút đậy, đánh số thứ tự 1, 2. B2­ Cho vào bình 1:  150ml nước  đường 10%.  Cho vào bình 2: 150ml nước đường  10% và 20ml dung dịch bột bánh men.   Bình 3 làm như bình 2 đã để 2 ngày  (sau 48h). B3­Quan sát hiện tượng ở các bình và giải thích Hiện tượng: ­Bình 1 sau 48 giờ  vẫn bình thường, không có bọt khí nổi lên. ­Bình 2 sau 48 giờ  trong bình có nhiều bọt khí nổi lên, trên bề mặt dung dịch trong bình có lớp  váng, đáy bình có  một lớp cặn mỏng, dung dịch trong bình trở lên đục hơn, khi mở nút ra có mùi  thơm của rượu. 2
  3. Giải thích: +Trong dung dịch bánh men có nhiều vi sinh vật trong đó chủ yếu là nấm men saccharomyces  ellipsoideus có khả năng chuyển hóa đường saccarôzơ thành rượu êtilic (C2H5OH)  và giải phóng  khí CO2, tỏa nhiệt theo phương trình sau: B4­ Xác định sự tạo thành rượu êtilic (C2H5OH)  trong bình 2 bằng cách sau: ­ Lấy 1­2ml dịch đã lên men cho vào ống nghiệm. ­Cho vào ống nghiệm thêm 1­2ml H2SO4 đậm đặc. ­Nhỏ từng dọt dung dịch K2 Cr2O7 (bicrômat kali) 1% vào cho đến khi màu đỏ da cam của thuốc thử  này chuyển sang màu xanh lam nhờ tác dụng với rượu êtilic theo phương trình: 2K2 Cr2O7  + 8H2SO4  + 3 C2H5OH  =  4KCr(SO4)2  + 11H2O Kết Luận: Trong điều kiện thích hợp nấm men đã chuyển hóa đường saccarôzơ thành rượu êtilic,  khí cacbonic, tỏa nhiệt và các sản phẩm phụ khác.  IV­CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VÀ MỞ RỘNG 1­Rượu vang là một loại đồ uống bổ dưỡng đúng hay sai, tại sao? 2­Bia là 1 loại sản phẩm lên men rượu êtilic, được dùng làm đồ uống mát, bổ đúng hay sai, tại  sao? 3­ Trong các loại nước giải khát, thải nhiệt trong mùa hè, các nhà sản xuất thường nạp thêm  CO2(ga)  vào nước giải khát  có tác dụng gì?  4­Nêu cụ thể các ứng dụng của lên men êtilic trong sơ đồ sau:  5­Ý nào sau đây đúng với lên men: a­Chất nhận êlectron cuối cùng là ôxi phân tử. b­ Chất nhận êlectron cuối cùng là hữu cơ trung gian. c­ Chất nhận êlectron cuối cùng từ bên ngoài. d­ Chất nhận êlectron cuối cùng là sunphat. 6­Hiện tượng nào sau đây chỉ có ở lên men mà không có ở hô hấp: a­Thu nhận năng lượng nhờ thủy phân glucôzơ. b­Dùng chất nhận êlectron từ bên ngoài. c­Ô xi hóa cacbonhiđrat nhờ sử dụng chất hữu cơ trung gian làm chất nhận êlectron cuối cùng. d­Thủy phân glucôzơ thành CO2 và H2O. ?HỎI KHÓ ­ ĐÁP HAY  Tại sao Rượu Mao Đài trở thành  một trong 3 danh tửu thế giới? Nguồn gốc rượu Mao Đài Tên của loại rượu nổi tiếng này được lấy theo tên quê hương của nó ­ thị trấn Mao Đài, thành phố  Nhân Hoài, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Nơi đây có con sông Xích Thủy với dòng nước trong vắt  suốt 4 mùa từ trong hang núi chảy qua. Rượu Mao Đài được sản xuất trực tiếp từ nước sông Xích  Thủy và chính nó đã làm thành hương vị tự nhiên độc nhất vô nhị của rượu Mao Đài : “Chất rượu  thuần tuý, hương vị kéo dài, không gây nhức đầu, gắt cổ”. Đây chính là lý do tại sao, đối với đất  nước Trung Quốc, rượu Mao Đài luôn là số 1 và được coi là “quốc tửu”.  Rượu Mao Đài, quốc tuý của đất nước Trung Hoa  Công nghệ sản xuất rượu Mao Đài không giống các loại rượu khác. Người Trung Quốc cho rằng,  chính nguyên liệu được chọn lọc tỉ mẩn, công thức chưng cất rượu độc đáo, khí hậu thiên nhiên  ưu đãi và tay nghề của người nấu rượu là ba yếu tố quyết định tạo nên hương vị độc đáo của thứ  rượu cổ truyền này. 3
  4. Rượu Mao Đài trong suốt quá trình chế biến không thêm bất kỳ một loại hương liệu nào nên mùi  vị của nó rất tự nhiên. Nguyên liệu chính để chế tạo là cao lương dùng làm hèm, tiểu mạch làm  phụ gia được tẩm ướp theo công thức đặc biệt phức tạp. Nếu canh tác nông nghiệp có mùa vụ thì  sản xuất rượu Mao Đài cũng vậy. Trước tiết Trùng Dương người ta bắt đầu đổ nguyên liệu vào,  từ lúc bắt đầu đến lúc ra được hèm phải qua mười công đoạn, mỗi công đoạn mất 15 ngày. Sau 10 công đoạn, nếu hương vị chưa đạt chuẩn thì phải thực hiện lại quá trình trên. Khi hương vị  đã đạt (hợp cách), nguyên liệu được để trong 6 tháng rồi nếm thử lại. Cứ như vậy đến khi nào  hoàn toàn đạt chất lượng mới thôi. Chính vì vậy, thời gian sản xuất rượu Mao Đài có khi lên tới 3  năm. Hiện nay, sản lượng xuất khẩu rượu Mao Đài đạt trên  4.000 tấn một năm, xuất khẩu tới 100 quốc gia, đoạt 14  Huy chương vàng trong các kỳ hội chợ Quốc tế. Ngoài  ra, Mao Đài cũng xứng danh là một trong ba đại danh tửu  thế giới khi đoạt hàng chục giải thưởng trong các cuộc  thi rượu. Rượu Mao Đài, sản phẩm thuộc diện “quốc  hồn, quốc tuý” và là một trong 3 đại danh tửu của thế  giới (cùng với whisky và cognac). 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2