intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 46 - Thực hành: Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người

Chia sẻ: Bui Van Them | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

265
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài 46 - Thực hành: Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người với mục tiêu giúp học sinh giải thích được nguồn gốc động vật của loài người dựa trên các bằng chứng giải phẫu học so sánh, phôi sinh học so sánh, đặc biệt là mối quan hệ giữa người và vượn người; biết sử dụng các hình vẽ, tranh, mô hình... để so sánh, phân tích các đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa người và vượn người, giữa người và thú;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 46 - Thực hành: Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người

  1. BÀI 46­ THỰC HÀNH: BẰNG CHỨNG VỀ NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT CỦA LOÀI NGƯỜI (Sinh học 12 nâng cao Tr 191) I­MỤC TIÊU −Giải thích được nguồn gốc động vật của loài người dựa trên các bằng chứng giải phẫu học so  sánh, phôi sinh học so sánh, đặc biệt là mối quan hệ giữa người và vượn người. ­Biết sử dụng các hình vẽ, tranh, mô hình... để so sánh, phân tích các đặc điểm giống nhau và  khác nhau giữa người và vượn người, giữa người và thú. ­Có quan điểm khoa học duy vật biện chứng về nguồn gốc loài người.   II­CHUẨN BỊ ­Tranh  về bộ xương Người và xương Tinh tinh (khỉ đột, vượn người)  ­Băng, đĩa, về các loài linh trưởng, mô hình bộ xương người và xương Tinh tinh (khỉ đột, vượn  người). ­Thiết bị dạy học: máy vi tính, máy chiếu, ... III­NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH  1­Sự giống nhau giữa người và thú : Tìm hiểu sự giống nhau của người và thú qua các bằng chứng: B1­ Bằng chứng về  hình thái và giải phẫu giữa người với thú (động vật) có điểm giống nhau: ­ Cơ thể gồm 3 phần: đầu, thân và chi ­Có lông mao, tuyến sữa, bộ răng phân hóa  thành răng cửa, răng nanh, răng hàm. ­Đẻ con, có nhau thai, nuôi con bằng sữa. ­Đều có các nội quan tương đồng (hệ cơ  quan): cơ xương, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa,  bài tiết ... ­Người có các cơ quan lại tổ giống thú: Ruột  thừa, vành tai nhọn, có đuôi, có nhiêu đôi vú,  có lông rậm khắp thân … Bộ xương người Bộ xương vượn B2­Bằng chứng về sự phát triển của giai đoạn phôi: Phát triển của phôi bò sát Phát triển của phôi thú Phát triển của phôi người ­Giai đoạn phôi sớm của người giống phôi thú như: Có lông mao phủ toàn thân, có đuôi, có vài  ba đôi vú... ­Sự phát triển của phôi người có trải qua một số giai đoạn của  tương tự của động vật. B3­ Kết luận: Cấu tạo của cơ thể người có nhiều đặc điểm chung với động vật có xương  sống, nhất là với thú. Loài người thuộc giới động vật, ngành dây sống, phân ngành động vật có  xương sống, lớp thú). 2­Sự giống nhau giữa người và vượn người ngày nay B1­ Quan sát hình dáng, cấu tạo cơ thể và các số liệu về cơ thể một số Linh trưởng 1
  2. Đười ươi Khỉ đột Tinh tinh Chiều cao: 1,5­>2m; Cân nặng: 70­>200kg; Bộ  xương có 12­>13 đôi xương sườn; Răng: 32  chiếc Xương   cùng   có   5­>6   đốt;   Người   và   vượn   người   đều   có   4   nhóm   máu   (A,   B,   AB,   O).  Hêmôglôbin giống nhau. B2­ So sánh các chỉ số di truyền:  ­Bộ nhiễm sắc thể của con người là 2n=46 (n=23).  ­Bộ nhiễm sắc thể của tinh tinh là 2n=48 (n=24). ­Bộ nhiễm sắc thể của khỉ đột là 2n=48 (n=24). ­Bộ nhiễm sắc thể của đười ươi là 2n=48 (n=24). ­Nếu so sánh ADN của con người và ADN của tinh tinh, sự  trùng hợp lên đến 98.4%, tức chỉ  khác biệt 1.6%. Phân tích chuỗi ADN trong hệ  thống máu globin, mức độ  trùng hợp giữa con  người hiện đại và tinh tinh là 98.76%, tức chỉ khác biệt trên dưới 1%. B3­ Các chỉ số khác: ­Đặc tính sinh sản giông nhau: Kích thước, hình dạng tinh trùng; cấu tạo nhau thai; chu kì kinh  nguyệt 28 – 30 ngày; thời gian mang thai 270 – 275 ngày; mẹ cho con bú đến  1 năm. ­Vượn người có một số tập tính giống người như: Biết biểu lộ tình cảm vui, buồn, giận dữ …  biết dùng cành cây để lấy thức ăn. B4­ Nhận xét và kết luận: ­ Những đặc điểm giống nhau trên đây chứng tỏ người và vượn người có quan hệ thân thuộc  gần gũi   ­Kết luận: Vượn người và người đều thuộc bộ linh trưởng và có chung nguồn gốc phát sinh. 3­Sự khác nhau giữa người và vượn người ngày nay: B1­Tìm hiểu các thông tin về người và vượn người: 2
  3. Chỉ tiêu so sánh Vượn người ngày nay Người a)Bộ xương và hình dạng  chung ­Cong hình cung ­Cong hình chữ S ­Cột sống ­Hẹp bề ngang ­Rộng bề ngang ­Lồng ngực  ­Hẹp ­Rộng ­Xương chậu  ­Tay dài hơn chân ­Tay phân hóa khác chân, tay  ­Tay – chân  có ngón cái lớn và linh hoạt,  thích nghi với việc cầm nắm  và sử dụng công cụ. ­Gót chân kéo dài, có ngón cái  ­Gót chân không kéo dài, ngón  ­Bàn chân đối diện với các ngón khác, có  chân ngắn, ngón cái không đối  thể dùng chân để cầm nắm và  diện với các ngón khác  leo trèo  ­Thích nghi với kiểu đứng  ­Tư thế  ­Có thể đứng và đi bằng 2 chân  thẳng, đi và chạy trên mặt đất  sau nhưng đi lom khom và tay  phải tì xuống đất   b)Bộ não  ­Khối lượng ­Bé, ít nếp nhăn  ­Lớn, nhiều nếp nhăn, nặng  VD:Khỉ đột có não nặng 400 g,  1550 g, thể tích 1550 cm3, diện  thể tích 450 cm3, diện tích vỏ  tích vỏ não 1250 cm2 não 350 cm2  ­Thùy trán ­Chưa phát triển, mặt dài và lớn  ­Phát triển rộng , phần sọ lớn  hơn hộp sọ  hơn mặt. ­Vùng cử động nói và vùng  ­Chưa có  ­Có  hiểu tiếng nói c)Hàm –Xương hàm ­To ­Nhỏ ­Góc quai hàm  ­Lớn ­Bé ­Bộ răng ­Thô, khỏe, răng nanh phát triển  ­Bớt thô , răng nanh kém phát  thích nghi với thức ăn chủ yếu  triển, xương hàm dứi có lồi  là thực vật. cằm . Bàn tay người Bàn tay gorilla B2­ Nhận xét và kết luận Nhận xét: 3
  4. ­Vượn người đi lom khom, tay vẫn còn phải tỳ  xuống mặt đất, do đó cột sống cong hình cung   (tuy đã bớt cong so với thú), lồng ngực hẹp bề ngang, xương chậu hẹp. Tay dài hơn chân, gót  chân không kéo dài ra sau, ngón chân dài, ngón cái đối diện với các ngón khá ­Người có dáng đứng th ẳng, nên cộ  sống cong hình ch ữ  S, khi chạy nhảy cơ  thể  ít bị  chấn  động. Lồng ng ực hẹp theo chiều trước – sau, xương chậu rộng, nh ất là ở phụ nữ. ­Tay người  ngắn hơn chân, gót chân kéo dài ra phía sau, ngón chân ngắn, ngón cái không úp vào   các ngón khác. Tay ng ười được giải phóng kh ỏi chức năng di chuyển, chuyên hoá v ới chức  năng cầm nắm công c ụ nên ngón cái l ớn và rất linh hoạt . ­Nguồn thức ăn chủ  yếu của vượn người là thực vật. Bộ  răng   thô,   răng   nanh   phát   tri ển,  xương hàm to,góc quai hàm lớn. Trong l ịch sử, người đã chuyển sang ăn cả  thức ăn động  vật, từ  ăn sống sang bi ết nấu chín thức ăn. Do đó bộ  răng bớt thô, răng nanh ít phát tri ển,  xương hàm bớt to, góc quai hàm bé. ­Não v ượn người còn bé, ít nếp nhăn (não tinh tinh: 460g, 600cm 2 , 392cm 2 ), thuỳ trán ít phát  triển, mặt dài và lớn hơn hộp sọ. Não người to hơn nhiều, có nhi ều khúc cuộn và nếp nhăn  (1000 – 2000g,1400 – 1600 cm 3, 1250cm 2), sọ lớn hơn mặt, thu ỳ trán não người rộng gấp 2  lần ở vượn, do đó trán người không còn gờ trên hốc mắt. ­Xương hàm c ủa vượn người không có lồi cằm. Do tiếng nói phát triển, ng ười có lồi cằm,  não người có vùng c ử  động nói, vùng hi ểu tiếng nói (vùng ngôn ngữ). Sự  hình thành hệ  thống tín hi ệu thứ  2 (tiếng nói, ch ữ  viết) và khả  năng tư  duy tr ừu tượng là sự  sai khác về  chất lượng trong ho ạt động thần kinh c ủa người so với vượn người.   Kết luận: ­Những điểm khác nhau nói trên ch ứng tỏ  vượn người ngày nay không phải là tổ  tiên của  người.  Vượn người ngày nay và người là 2 nhánh phát sinh từ  một gốc chung là các vượn người hoá   thạch và đã tiến hoá theo 2 hướng khác nhau. ­Quá trình phát sinh loài người đã trải qua các giai đoạn chính sau đây: vượn người hoá thạch,  ng ười tối cổ  (người vượn), người cổ  và người hiện đại. Quá trình này đã được chứng minh  b ằng các hoá thạch phát hiện ngày càng đầy đủ. IV­CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VÀ MỞ RỘNG  1­ Hóa thạch là gì, tại sao hóa thạch là một loại bằng chứng sự tiến hóa của sinh vật? 2­ Cho sơ đồ cây phát sinh bộ linh trưởng (bên),   hãy cho biết quá trình tiến hóa của loài người có  thể chia làm hai giai đoạn chính, là những giai  đoạn nào? 3­Cho các thông tin trong bảng dưới đây: Các loài % giống nhau so với ADN người Tinh tinh 97.6% Vượn Gibbon 94.7% Khỉ Rhesut 91.1% Khỉ Vervet 90.5% Khỉ Capuchin 84.2% Gagalo 58.0% Hãy cho những nhận xét, kết luận về mối quan hệ của các loài đó với loài người trong lịch sử  phát triển? 4
  5. 4­Bò sát khổng lồ (Khủng long) phát triển mạnh vào thời kỳ nào, khi đó đã có động vật có vú  chưa? 5­Hãy phân tích đặc điểm đi bằng 2 chân của loài người mang lại những ưu thế tiến hóa nào?  6­ tại sao đột biến, nhất là đột biến gen được coi là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình  tiến hóa của sinh vật? 7­Theo Đacuyn sự tiến hóa của sinh vật là do cơ chế nào? 8­Để phân biệt 2 cá thể khác loài dựa vào tiêu chẩn nào sau đây: a­Bộ gen di  truyền c­Hình thái­giải phẫu b­Khu vực địa lý­ sinh thái d­Sinh lý­sinh hóa 9­Chuối nhà 3n (quả to, không hạt, ăn ngọt) có nguồn gốc từ chuối rừng 2n, cơ chế nào sau đây  là đúng: a­Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n. b­Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n. c­Cơ thể 3n giảm phân cho giao tử 2n. d­Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội. ?HỎI KHÓ ­ ĐÁP HAY  Tổ tiên loài người có nguồn gốc tư đâu? Rất nhiều quan điểm cho rằng nguồn gốc tổ tiên loài người là từ châu Phi, tuy nhiên  nghiên cứu mới nhất của nhóm các nhà khoa học quốc tế phát hiện tổ tiên chung của loài người  và loài vượn là từ châu Á. Phát hiện này đã giáng một đòn “chí tử” vào lý thuyết  truyền thống sinh vật học cổ đại cho rằng tổ tiên loài người  đến từ châu Phi. Sau khi tiến hành phân tích hóa thạch động vật linh trưởng được  phát hiện tại Myanmar có niên đại cách ngày nay khoảng 37  triệu năm, nhóm các nhà khoa học quốc tế đã chứng minh cho  giả thuyết được đưa ra cách đây khoảng 13 năm cho rằng nguồn  gốc tổ tiên loài người đến từ châu Á. Năm 1997, nhóm các nhà khảo cổ học người Pháp đã phát hiện hóa thạch vượn Bahinia  pondaungensis tại Myanmar. Căn cứ vào phát hiện này, các nhà khoa học đã đưa ra giả thiết về  nguồn gốc tổ tiên loài người đến từ châu Á. Hóa thạch vượn Bahinia pondaungensis có cùng  niên đại với vượn Eosimias centennicus, tuy nhiên muộn hơn so với vượn Eosimias sinensis. Sau khi tiến hành nghiên cứu các nhà khoa học xác định hóa thạch vượn Bahinia  pondaungensis thuộc chủng loại vượn người, trên cơ sở đó đã chứng minh được có một nhóm  người vượn trong lịch sử có nguồn gốc từ châu Á. Ngoài ra, nhóm các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng trước khi chưa phát hiện thêm được  những chứng cứ sinh vật cổ, thì việc khẳng định nguồn gốc của loài linh trưởng cao cấp đến từ  châu Á chứ không phải từ châu Phi là điều không phải bàn cãi và không thể phủ nhận./. 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1