intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÀI 6: KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

Chia sẻ: Kieccoc Kien | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

332
lượt xem
62
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thuyết trình, hay nói trước đám đông có thể là ám ảnh hay ác mộng của bạn. Nhưng nếu là một con người cầu tiến, muốn thành đạt, việc truyền tải ngôn ngữ trước nhiều người là cơ hội để bạn thể hiện sự tự tin và bản lĩnh của mình. Kỹ năng thuyết trình vốn luôn được đưa vào quá trình giảng dạy cho học sinh từ cấp 1 thông qua hình thức giơ tay phát biểu. Lớn lên một chút, thầy cô tổ chức một số buổi kể chuyện hay thuyết trình văn học. Tất cả đều có một...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÀI 6: KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

  1. BÀI 6: KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH (Presentation skills) I. Các bước chuẩn bị cho bài thuyết trình Thuyết trình, hay nói trước đám đông có thể là ám ảnh hay ác mộng của bạn. Nhưng nếu là một con người cầu tiến, muốn thành đạt, việc truyền tải ngôn ngữ trước nhiều người là cơ hội để bạn thể hiện sự tự tin và bản lĩnh của mình. Kỹ năng thuyết trình vốn luôn được đưa vào quá trình giảng dạy cho học sinh từ cấp 1 thông qua hình thức giơ tay phát biểu. Lớn lên một chút, th ầy cô t ổ chức một số buổi kể chuyện hay thuyết trình văn học. Tất c ả đ ều có m ột đi ểm chung, chưa hướng dẫn được cho học sinh, sinh viên những cách, những phương pháp cụ thể để truyền tải được điều mình nói vào đầu người nghe, nếu có thì chỉ là đến tai người nghe mà thôi. Hầu hết h ọc sinh, sinh viên ở các tr ường h ọc Việt khi thuyết trình đều học thuộc lòng và đọc nh ư trả bài trước l ớp. Tất c ả đều chưa có được khả năng nói chuyện, trình bày chính kiến của mình để mọi người có thể nghe, đánh giá và suy nghĩ. Để thuyết trình hiệu quả, chúng ta cần biết: Thuyết trình là quá trình truyền đạt thông tin nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể: HI ỂU, TẠO DỰNG QUAN HỆ, và THỰC HIỆN. Xây dựng một bài thuyết trình gồm 3 bước: Phân tích, Cấu trúc, Th ực hiện. * Thứ nhất, bạn cần xác định mục tiêu của việc thuyết trình, ví dụ cái bạn muốn người nghe hiểu là gì, quan hệ bạn muốn tạo dựng là gì, v ới ai và cái b ạn muốn người nghe thực hiện. * Thứ hai, bạn cần phân tích người nghe bằng cách hãy suy nghĩ về ch ủ đề thuyết trình dưới góc độ của người nghe, tập trung vào ki ến th ức c ủa h ọ v ề vấn đề bạn thuyết trình đến đâu, ngôn ngữ sử dụng như thế nào, mối quan tâm của họ là gì, những định kiến, tâm trạng, quan hệ của người nghe… * Thứ ba, là lúc bạn thực hiện phân tích các ý tưởng và xây d ựng m ạch ý tưởng. Về cấu trúc, nhìn chung, một bài thuyết trình thường được chia làm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết thúc. Tại sao vậy? Cấu trúc này mang l ại cho người nghe cảm giác có sự phân tích, luận cứ, có c ảm giác c ủa s ự chuy ển đ ộng tiến lên phía trước và lý do thứ ba là dễ nhớ. Một bài thuyết trình tốt nếu đạt được các mục tiêu cơ bản sau đây: * Không làm mất thời gian của người nghe * Hiểu người nghe là ai và tại sao họ tới đây * Cấu trúc tốt bài thuyết trình * Thực hiện bài thuyết trình lôi cuốn và hấp dẫn * Nhấn mạnh những điểm quan trọng trong thông điệp của bạn * Tạo lập được mối quan hệ thân thiện với người nghe
  2. Còn rất nhiều những bí kíp để các bạn có được một bài thuy ết trình thành công và xa hơn, là một phong cách thuyết trình riêng, cuốn hút và hiệu quả. Chuyên đề trắc nghiệm lần này của chuyên trang giúp các bạn đ ịnh hình c ơ b ản những yếu tố cần chú ý khi thuyết trình, những điểm cần theo sát người nghe khi nói. Video trong chuyên đề cung cấp cho bạn những hình ảnh t ừ nh ững di ễn giả nổi tiếng, để rút ra rằng, thông điệp sẽ chẳng hề có ý nghĩa nếu ch ẳng ai hiểu được hoặc chẳng ai muốn nghe. Vì vậy, bạn không cần là chuyên gia giỏi nhất trong lĩnh vực bạn đang muốn nói đến, nhưng hãy trình bày thuy ết ph ục và tự tin vì người ta muốn nghe thông điệp hay nhất ch ứ không ph ải nghe ng ười giỏi nhất. Nhưng để đạt được điều đó, nắm vững nội dung thuyết trình là ch ưa đ ủ, chúng ta cần có sự chuẩn bị tốt không chỉ về mặt nội dung mà còn là c ả hình thức. Do đó phần chuẩn bị , phần "bếp núc" cho 1 bài thuy ết trình là vô cùng quan trọng. Với sự chuẩn bị tốt, dự trù mọi tình huống có thể xảy ra bạn đã nắm được 70% thành công. Dưới đây chúng tôi xin đưa ra 1 số điều quan trọng trong công việc chuẩn bị cho 1 bài thuyết trình: 1. Xác định đối tượng Trả lời các câu hỏi: - Ai sẽ đến dự? - Bao nhiêu người sẽ đến dự? Trả lời được 2 câu hỏi trên bạn sẽ biết điều chỉnh bài thuyết trình phù hợp nhất để thu hut người nghe. Vd: Bill gate đã có buổi nói chuyện v ới sinh viên Bách Khoa Việt Nam. Với phong cách thoải mái đút tay 1 bên túi qu ần, n ụ c ười luôn thường trực trên gương mặt ông đã tạo 1 không khí thân thiện và c ởi mở với những thanh niên trẻ. 2. Nội dung - Xác định rõ mục đích của buổi thuyết trình - Xác định những điểm chính mà bạn mong muốn người nghe khi ra về sẽ nắm bắt được (có như vậy bạn mới tìm ra phương thức nhấn mạnh những nội dung quan trọng trong bài thuyết trình) - Xây dựng dàn cho bài thuyết trình 1 cách logic nh ất ( đ ủ 3 ph ần : gi ới thiệu, nội dung và kết luận): có 3 bước : động não ( Tìm ý chọn ý -> sắp xếp ý) - Xác định thời lượng cho từng phần của bài thuyết trình.Điều này rất quan trọng, bởi tâm lí người nghe là không muốn nghe 1 bài di ễn văn quá dài dù nó có hấp dẫn đến đâu. Đặc biệt nếu trong sự hạn hẹp về thời gian thì bạn phải phân bổ thời lượng hợp lí để có thời gian đi sâu vào phần quan trọng nhất 3. Hình thức a. Địa điểm: - Nếu xác định được số lượng người tham gia bạn sẽ dễ dàng l ựa ch ọn địa điểm phù hợp với lượng người đó. Bên cạnh đó cần ch ọn đ ịa đi ểm phù h ợp với nội dung thuyết trình. Chương trình “ Hành trình du học l ấy đ ịa đi ểm Văn
  3. Miếu – Quốc Tử Giám làm nơi tổ chức. Đó là địa điểm phù hợp với lượng khách mời không quá lớn, phù hợp với tính chất khuyến học của chương trình bới Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. - Trước buổi thuyết trình cần sắp xếp nội thất, khung cảnh địa điểm. Với một bài thuyết trình về văn học nghệ thuật bạn có th ể ch ọn đ ịa đi ểm ngoài trời, trang trí căn phòng ấn tượng với tranh, hoa , tượng,,,,Nhưng với một buổi thuyết trình về đề tài khoa học bạn không cần sắp đặt căn phòng quá c ầu kì v ới các đồ trang trí.rườm rà - Tập nói trước ở địa điểm đã chọn. Nếu ở ngoài trời thì cần tăng âm thanh. Nếu trong phòng nhỏ điều chỉnh âm lượng vừa phải là khôn ngoan. Lưu tâm đến độ sáng của địa điểm để bạn có thể đọc được những ghi chú của bản thân và cả người tham dự có thể theo dõi được những tư liệu bạn cung cấp. b. Thiết bị hỗ trợ. - Nếu đi thuê các thiết bị hỗ trợ thì nên lưu tâm đến vi ệc đ ặt tr ước , kiểm tra chất lượng và giá cả hợp lí. - Các thiết bị phải tương thích ăn khớp với nhau. - Các thiết bị phải tương thích với không gian và thời gian của buổi thuyết trình. Không thể dùng 1 màn hình 19 inch khi có đ ến h ơn 200 ng ười tham gia. 4. Tập luyện Rèn luyện lâu dài : - Giọng nói: tiếng nói chuẩn là cần thiết, bạn cũng nên tập th ở b ằng bụng để cho hơi được dài , thường xuyên đọc văn và hành văn đ ể có lời nói hay, cũng cần phải tập sử dụng nhiều giọng điệu khác nhau. Không phải ai sinh ra cũng có giọng nói hay, nhưng nếu kiên trì tập luyện, giọng nói của bạn sẽ có sức lôi cuốn khán giả. - Ứng khẩu : viết dàn bài ra giấy, tập nói một mình nhiều lần, bạn s ẽ luyện được khả năng xử lý ngôn từ nhanh. Đồng thời, thường xuyên thu thập dụng ngữ , lời hay, cách dùng từ ngữ lạ từ sách báo, trong khi nói chuyện. - Cử chỉ : tập sử dụng các cử chỉ của tay, nét mặt để thể hiện tình cảm trong khi thuyết trình. Để quá trình rèn luyện này có hiệu quả, cách tốt nhất là cùng h ọc theo nhóm, tham gia sinh hoạt câu lạc bộ, có như vậy bạn mới được th ực hành nói trước mọi người. Luyện tập ngay trước khi thuyết trình : - Chọn trang phục phù hợp chủ đề sẽ tạo ấn tượng đầu tiên t ốt đ ẹp cho khán giả và giúp bạn tự tin hơn. Khớp với các thiết bị phụ trợ và với các phần khác của ch ương trình. Đ ặc biệt khi thuyết trình theo nhóm thì phải có buổi thao luy ện cùng các thành viên khác để có sự thống nhất và logic trong cả buổi thuyết trình. - Xử lý sự lo lắng và căng thẳng khi thuyết trình
  4. Hãy hình dung tưởng tượng trước như một buổi thuyết trình th ật thành công, hãy tưởng tượng ra cảnh mình đang diễn thuyết say sưa, tiếng nói thanh thoát, rõ ràng, lòng đầy tự tin. Phải thấy nó sinh động như thật và càng chi ti ết càng tốt. Hình dung nó từ bước đầu tiên cho đến khi kết thúc… Não bộ của chúng ta là một cơ quan khá thú v ị, nó không th ể phân bi ệt s ự khác nhau giữa những hoạt động thực sự và giả định. Gi ống nh ư vậy, bạn cũng có thể hoàn thiện khả năng diễn thuyết của mình bằng cách hình dung t ưởng tượng khán giả đang lắng nghe bạn nói. Sự luyện tập này là một quá trình tạo nên sự quan hệ giao tiếp một cách tự nhiên, cho dù là bạn tự nói trước gương một mình hay trước nhiều người cũng thế. Đây là kinh nghiệm của nhiều diễn giả nổi tiếng, họ từng là nh ững ng ười rụt rè, xấu hổ, thậm chí có tật nói lắp và ngọng ngh ịu, nh ưng nh ờ ph ương pháp luyện tập này nên họ đã dẹp bỏ được nỗi sợ nói chuyện trước đám đông, trở thành những bậc diễn thuyết lừng danh. Luyện tập như thế, bạn sẽ thấy ngày càng bình tĩnh, bớt căng thẳng, bạn sẽ ngày càng bạo dạn, vững tâm và t ự tin hơn. II. Các giai đo ạ n trình bày bài thuy ế t trình 1. Phần mở đầu a. Đưa ra một thông báo hoặc thống kê theo cách làm cho người khác phải giật mình. b. Hãy bông đùa một chút: và dĩ nhiên là có liên quan đến chủ đề. Không phải ai cũng thích sự hài hước và sẽ hơi mạo hiểm nếu bạn hoàn toàn không biết gì về người nghe, nhưng thực sự sẽ không có cái gì có th ể đánh gục khán giả của bạn hiệu quả bằng những tiếng cười thoải mái. c. Đưa ra những trích dẫn phù hợp ( hoặc câu danh ngôn nổi tiếng ) Ngoài việc trình bày cho mọi người hiểu về chủ đề, bạn cũng có th ể t ạo ra sự tín nhiệm từ phía người nghe bằng cách chứng minh rằng bạn nắm rõ về đề tài mình nói đến mức có thể tìm ra những trích dẫn vô cùng phù hợp. d. Thuật lại một câu chuyện có liên quan Hầu hết mọi người chỉ diễn thuyết một vài lần trong đời nh ưng chúng ta lại k ể chuyện hằng ngày. Kể ra một câu chuyện nào đó có thể là cách thoải mái và tự nhiên để tạo đà cho phần còn lại của bài diễn văn. e. Sử dụng câu hỏi tu từ : Là câu hỏi với câu trả lời là hiển nhiên, có tác dụng lôi kéo sự chú ý của khán giả. 2. Phần chính: a. Ngôn ngữ nói: Diễn thuyết hay đọc Thuyết trình một cách tự nhiên, như đang trò chuyện với khán giả. Tránh nói một cách đều đều như trả bài, cũng không nên ch ỉ nhìn và đ ọc lại bài thuy ết trình đã chuẩn bị sẵn. - Sự nhiệt tình: chứng tỏ quan điểm rõ ràng và tích cực, ni ềm yêu thích v ề chủ đề bạn đang nói thông qua giọng nói và các biểu cảm trên nét m ặt. Nét m ặt
  5. tươi vui, đừng quên những nụ cười sẽ là vũ khí giúp bạn tự tin h ơn và l ấy thi ện cảm với người nghe - Sự rõ ràng: giọng điệu của bạn cần rõ, chậm, đủ nghe, tránh nói lắp b ắp và lòng vòng, lan man chỉ một vấn đề -.Trình bày ngôn từ thật đơn giản, dễ hiểu để tránh vi ệc ng ười nghe hi ểu nhầm và sẽ gây khó khăn cho bạn lúc đặt và trả l ời câu h ỏi. S ử d ụng thành th ạo phương tiện hỗ trợ để giúp người nghe hiểu hơn. b. Ngôn ngữ cơ thể: - Giao tiếp bằng mắt (eye contact): phải duy trì s ự giao ti ếp b ằng m ắt v ới khán giả để tăng sự tin cậy, tăng sự thích thú, tập trung n ơi khán gi ả, và b ạn cũng có thể nhận ra được sự phản hồi ngầm từ khán giả đối với bài thuy ết trình của mình. Nếu số lượng khán giả đông, hãy nhìn lướt một lượt, còn nếu b ạn không thấy thoải mái khi nhìn thẳng vào mắt thính giả thì hãy nhìn vào vị trí khác trên khuôn mặt, có thể là mũi . - Nét mặt: giữ nét mặt thân thiện , cởi mở . Kể cả khi bạn căng th ẳng, nhờ nụ cười đó mà khán giả cũng sẽ đánh giá cao thái độ tích cực của bạn, và bạn sẽ cảm thấy thư giãn hơn. Đừng để quá nghiêm ngh ị hay c ứng nh ắc t ừ đ ầu đến cuối. - Điệu bô: giữ điệu bộ của bạn một cách tự nhiên, tránh những c ử ch ỉ l ặp ̣ lại. Dùng cử chỉ của bạn: như tay để nhấn mạnh các điểm chính và thu hút sự chú ý nơi khán giả - Cách đi đứng: một dáng điệu và sự di chuyển tốt sẽ truy ền t ải được s ự tự tin, chuyên nghiệp, và đáng tin cậy ở chính bạn. Ko nên di chuyển quá nhanh hoặc quá chậm gây phản cảm cho ng ười nghe. C ần chú ý khi đi lên bậc thuyết trình vì không có gì làm cho s ự tin c ậy c ủa thính gi ả đối với bạn giảm đi bằng những việc đại loại như vấp té trên đường bước lên trước người nghe c. Phương tiện trợ giúp (visual aid): Sử dụng các thiết bị hỗ trợ một cách bài bản, chính xác. Th ường là powerpoint, tranh ảnh, đồ thị…Các phương tiện nhìn nên: - Đủ lớn để khán giả có thể thấy rõ. - Được đặt tại vị trí dễ nhìn, không đứng che tầm nhìn khán giả. - Đơn giản và dễ hiểu: Các câu thể hiện trên màn hình cần đơn giản, ngắn gọn và nêu ra ý chính mà thôi. Mục đích của các câu này là đ ể giúp ng ười thuy ết trình dễ dàng theo sát được nội dung theo cách logic nhất, đồng th ời giúp ng ười nghe tiện theo dõi và tránh được sự rườm rà. Mỗi trang thuyết trình (slide) c ần từ 3 đến 5 câu là hợp lý. d. Giao lưu khán giả : - Thỉnh thoảng hỏi xem sự nắm bắt của khán giả tới đâu . Bác Hồ đã có câu nói nổi tiếng: ”Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” rất hiệu quả. - Đặt câu hỏi liên quan đến nội dung cần nói, để khán giả được suy nghĩ trước, và họ sẽ cảm thấy liên quan hơn và dễ tiếp thu h ơn. Khi đó ng ười thuy ết
  6. trình phải phản ứng nhanh, làm sao vẫn dẫn câu chuyện theo ý ban đầu của mình, đừng để bị câu trả lời của khán giả làm lạc đường. e. Giải quyết câu hỏi: - Nêu rõ cho khán giả biết thời điểm đặt câu hỏi ( sau m ỗi đo ạn nói, sau khi kết thúc, hay bất cứ lúc nào ) phù hợp với bu ổi thuy ết trình hôm đó. Cũng có thể giới hạn số câu hỏi và yêu cầu từng người hỏi một. - Đối với các câu hỏi cố tình dồn bạn vào chân t ường, hãy m ỉm c ười và bình tĩnh tìm một câu trả lời tích cực. Nếu bạn không biết câu trả lời, có thể nói “ Hiện tôi chưa có câu trả l ời, bạn có thể để lại danh thiếp, và tôi chắc chắn sẽ gửi câu trả lời cho bạn sau “ Tuy nhiên , chỉ làm điều này 1 đến 2 lần thôi. Nếu bạn biết một người trong khán giả có thể giúp bạn trả lời, hãy giới thiệu người đó. f. Tâm thế khi thuyết trình : Tự chủ, không lo lắng, hăng hái, nhiệt tình là cần thiết khi bạn muốn truyền đạt lại cho người khác. Điều này có được khi bạn có s ự chu ẩn b ị t ốt ( nội dung, thiết bị, luyện tập,… ) 3. Kết thúc bài thuyết trình: - Đưa ra thách đố hay lời kêu gọi cho thính giả: Cách kết thúc này rất có tác dụng ở những bài thuyết trình mang tính thuyết phục người nghe - Tóm tắt những ý chính: Một bản tóm tắt sẽ đặc biệt thích h ợp cho những bài nói dài, chia làm những luận điểm cụ thể - Cung cấp những trích dẫn thích hợp. - Minh họa để tiêu biểu hoá các ý. - Đưa ra những lí do để chấp nhận và thực hiện các đề nghị được ủng hộ III. Sau khi thuy ế t trình Lấy ví dụ bạn tổ chức buổi thuyết trình giới thiệu nhãn hiệu xe ô tô của hãng. Công việc sau khi buổi thuyết trình của bạn là gì?Đó là: - Thống kê được đánh giá của khách hàng về buổi giới thiệu. Nó không chỉ cho ta biết sự quan tâm của họ tới sản phẩm mà còn đánh giá về đi ểm đ ạt và chưa đạt của buổi giới thiệu từ khâu tổ chức tới thực hiện - Có thể cung cấp cho người tham dự 1 số tài liệu hay quà l ưu ni ệm đ ể nhắc họ nhớ tới buổi thuyết trình. Hay mục đích là t ạo 1 hình ảnh trong trí nh ớ của họ về sản phẩm. - Giữ liên lạc được với các vị khách mời, người tham dự. Bởi họ có th ể không là khách hàng của bạn sau buổi giới thiệu này, nhưng vẫn là khách hàng tiềm năng cho lần sau. Vậy các điều cần làm sau 1 buổi thuyết trình là: - Thống kê đánh giá của người tham gia - Cung cấp tài liệu hay tặng vật - Giữ liên lạc với những người tham gia IV. Kỹ Năng Thuy ế t Trình: 8 Đi ề u C ầ n Tránh
  7. 1. Đừng đọc Không nên đọc một bài phát biểu đã viết sẵn trên giấy. Trong trường h ợp bạn có một bài phát biểu dài, chỉ nên đọc các trích dẫn, số liệu phức tạp. Khi bạn thuyết trình với powerpoint, tuyệt đối không nhìn vào và đ ọc – khán giả có thể tự làm điều đó. Khi slide hiện ra, bạn nên ng ừng m ột kho ảng thời gian để khán giả đọc (đằng nào thì họ cũng chẳng để ý những gì b ạn nói khi đó). Đọc những gì đã viết sẵn hoặc trên powerpoint thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với khán giả. Nó có nghĩa là: “Khán giả không h ề quan trọng đối v ới tôi nên thậm chí tôi không cần học thuộc các thông tin đó khi trình bày”. 2. Đừng thờ ơ Nếu bạn nói như thể khán giả không tồn tại, bằng cách nói chuy ện với bức tường phía sau hoặc những ánh mắt thiếu tập trung thì có nghĩa b ạn đang nói với họ rằng họ không đáng để bạn chú ý đến. Đôi khi bạn làm v ậy nh ằm giảm bớt nỗi lo lắng khi mọi người đều hướng mắt vào mình. Vì vậy, mấu ch ốt là bạn cần thật sự tự tin, chiến thắng nỗi sợ nói trước đám đông. 3. Đừng lừ đừ Nguyên tắc chung khi nói trước đám đông là đứng th ẳng ng ười. M ột đi ều cần lưu ý là không nên cho tay vào túi quần khi nói. Mặc dù trong m ột s ố tr ường hợp, cử chỉ này được coi là bình thường. Bàn tay chính là ngôn ng ữ c ơ th ể có tác động mạnh nhất khi nói trước công chúng. 4. Đừng nói “à”, “ừm”, “ờ” Chúng ta rất thường sử dụng những từ như “à”, “ừm” và “ơ” khi chúng ta suy nghĩ. Điều này ngụ ý bạn có vẻ không ch ắc ch ắn lắm. Khán gi ả s ẽ c ảm thấy khó hiểu và không tin tưởng những gì bạn nói. 5. Đừng hấp tấp Khi bạn cảm thấy lo lắng, một phản ứng là bạn có thể là tăng nhanh tốc độ nói, vì trong tiềm thức bạn muốn cố gắng kết thúc ph ần thuy ết trình càng sớm càng tốt. Khi bạn nói chuyện tốc độ nhanh, người nghe nhi ều kh ả năng s ẽ bỏ lỡ hay quên hẳn đi những điều bạn đang đề cập đến. N ếu di ễn đ ạt nh ững ý tưởng phức tạp, bạn nên dành một thời gian để mọi người nắm b ắt và hi ểu được vấn đề. 6. Đừng lãng phí thời gian Ngược lại với hấp tấp vội vã là dây dưa lãng phí thời gian, nói một cách chậm rãi từ tốn như thể bạn đang có rất nhiều thời gian cho ph ần trình bày c ủa mình. Nó sẽ khiến cho người nghe cảm thấy chán ngắt. Một trường hợp phổ biến là bình luận lạc đề (bình loạn) hay sa đà vào n ội dung phụ. Có thể bạn rất hứng thú với những gì mình nói nhưng khán giả thì ngáp liên tục. 7. Đừng nói xin lỗi Tránh xin lỗi và đặc biệt khi nó làm cho bạn trông không đủ năng l ực và vô tâm. Điển hình là đừng bao giờ bắt đầu bài thuy ết trình b ằng câu “Xin l ỗi
  8. nhưng tôi không có thời gian chuẩn bị kĩ” vì điều này ngụ ý là khán gi ả c ảm thấy bị xem là họ không quan trọng đối với bạn. 8. Đừng thiếu tôn trọng Hãy luôn luôn và luôn luôn tôn trọng khán giả, ngay cả khi họ thô lỗ, ngu ngốc hay vô cảm. Trình bày thật tốt những gì bạn đã chuẩn b ị và hãy l ắng nghe cẩn thận những lời nhận xét . Nếu ai đó chỉ trích, thì bạn không nên tham gia vào trận đấu khẩu. Bởi khi đó bạn trở thành một diễn giả tệ hại, ngay cả khi bạn chưa bắt đầu phần nói của mình. Nên tôn trọng quan điểm của họ, ngay cả khi bạn không hoàn toàn đồng ý điều đó. V. 6 K ỹ Thu ậ t Đi ề u Khi ể n Gi ọ ng Nói Giọng nói của bạn là khẩu thần công tạo nên sức m ạnh cho bài thuy ết trình. Bạn có thể nói cùng một từ nhưng biểu thị năm ý nghĩa khác nhau chỉ bằng cách thay đổi giọng điệu. Hầu hết diễn giả nổi tiếng đều s ử dụng các cách phát âm đa dạng và thường xuyên thay đổi nhịp điệu của lời nói. Để tăng hiệu quả của bài thuyết trình, bạn cần rèn luyện 6 kỹ thuật điều khiển giọng nói sau: 1. Nhấn giọng Cùng một câu nói nhưng khi nhấn giọng ở những vị trí khác nhau, bạn sẽ tạo ra nhiều sắc thái ý nghĩa khác nhau. Khán giả sẽ không nhận ra đâu là vấn đề quan trọng trong bài thuyết trình của bạn nếu không nh ấn gi ọng. Nghiên c ứu cho thấy, những từ ngữ được nhấn mạnh, sự chú ý của khán gi ả tăng lên g ấp 3 lần so với từ ngữ bình thường. 2. Nhịp điệu Nhịp điệu là tốc độ lời nói của bạn. Những người nói nhanh thường có khả năng tư duy nhanh nhạy và hiểu biết hơn, do đó tạo đ ược uy tín, s ự tin c ậy và thuyết phục được khán giả. Tốc độ nói trung bình của chúng ta là 100 – 120 từ/phút, trong khi kh ả năng nghe lại cao gấp 3 lần (theo wiki). Nghĩa là n ếu ta ch ỉ nói v ới t ốc đ ộ trung bình, khán giả sẽ còn thời gian để suy nghĩ những lập luận ph ản biện. Nói nhanh sẽ khiến tâm trí người nghe bị cuốn theo và không th ể t ập trung vào đi ều đó. 3. Từ đệm Từ đệm như “à”, “ừm”, “ờ” là một trong những lỗi phổ biến và khó sửa của hầu hết mọi người khi thuyết trình. Để khắc phục, một số di ễn giả th ường lặp lại hai hoặc ba từ đầu tiên của câu để trí não họ có thể bắt kịp và hoàn ch ỉnh ý tưởng sắp trình bày. Một số khác có thể nói “Tốt rồi” ở cu ối m ỗi câu nh ư th ể đang kiểm tra liệu người nghe có hiểu điều họ nói không. 4. Âm vực Âm vực là độ cao, thấp của giọng nói. Để thuyết trình hiệu quả, âm vực thấp, tức là giọng trầm là tốt nhất. Giọng trầm được cho là bi ểu th ị cho s ức mạnh và thể hiện sự chân thành, đáng tin cậy. R ất nhi ều di ễn gi ả đã kh ổ luy ện để có làm trầm giọng của mình. Một số thậm chí còn uống trà nóng trước khi thuyết trình để tạo ra chất giọng vang và trầm ấm.
  9. 5. Âm lượng Rõ ràng bạn sẽ chẳng thể thuyết phục được ai nếu họ không nghe thấy bạn nói gì. Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến âm lượng giọng nói của bạn. Khách quan là các thiết bị khuyếch đại âm thanh khi thuy ết trình. Hãy ki ểm tra thật kỹ để đảm bảo chúng hoạt động tốt và mọi vị trí trong khán phòng đều có thể nghe tiếng nói của bạn. Chủ quan là kỹ thuật lấy hơi của bạn. Để giọng nói có âm lượng cao và hơi dài, bạn cần rèn luyện cách hít thở sâu bằng bụng. Các diễn gi ả n ổi ti ếng cũng như các ca sĩ là bậc thầy trong cách lấy hơi và ém hơi bằng bụng. 6. Ngắt giọng Ngắt giọng là một thủ thuật thường xuyên được sử dụng để thu hút sự chú ý tối đa của khán giả. Khoảng thời gian ngắt giọng s ẽ giúp khán gi ả chu ẩn bị và chăm chú lắng nghe điều bạn sắp nói. Còn bạn có th ể t ận d ụng đ ể l ấy l ại phong thái đĩnh đạc, tự tin. Thủ thuật này đặc biệt hiệu quả khi bạn đã tạo ra được cao trào trong bài thuyết trình của mình. Ngược l ại, tuy ệt đ ối không s ử dụng ngắt giọng khi không khí khán phòng đang lắng xuống. Khi đó, ng ắt gi ọng sẽ bị hiểu nhầm là kết thúc bài thuyết trình. VI. Nh ữ ng k ỹ năng giúp b ạ n t ự tin khi trình bày tr ướ c đám đông Phát biểu trước nhiều người là việc tương đối khó khăn đ ối v ới h ầu hết mọi người. Vì vậy chúng ta thường hay bối r ối không bi ết x ử lý tình huống này như thế nào. Nếu bạn đã có sự chu ẩn bị, b ạn s ẽ tránh kh ỏi việc trở thành "anh hề" trước mọi người. Một khi bạn đã vượt qua những nỗi sợ hãi khi nói trước đám đông, b ạn có thể bắt đầu học những kỹ năng giúp bạn trở thành một nhà hùng biện. Sau đây là những gợi ý nhỏ giúp bạn có thể học cách thuyết trình một cách thành công nhất. Viết ra giấy Điều tệ nhất mà một người diễn thuyết mắc phải là “cháy” bài phát bi ểu. Thông thường chúng ta nói quá nhanh hoặc không còn gì để nói trong khi th ời gian vẫn còn quá nhiều. Do vậy, cho dù bài phát bi ểu mà b ạn d ự đ ịnh ng ắn đ ến đâu, thì bạn vẫn phải chuẩn bị trước. Nếu không làm vậy, sự căng th ẳng và b ối rối có thể làm cho bạn như bị “đông cứng” trước mọi người. Đừng đọc Viết bài phát biểu ra chưa đủ; bạn phải nói được như đang đứng trước mọi người. Nếu quên những điểm mấu chốt, hãy ghi chú vào tờ giấy nh ỏ và xem lại khi cần thiết. Tuy nhiên diễn thuyết không phải đơn giản là cầm tờ giấy được vạch sẵn và đọc to, rõ ràng. Hiểu rõ chủ đề định nói Người nghe sẽ lúng túng nếu không biết người diễn thuyết đang nói về chủ đề gì. Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung và các yếu tố liên quan để làm nổi bật lên điều bạn muốn nói.
  10. Hiểu người nghe Phòng họp của những kẻ huênh hoang khoác lác sẽ khác phòng họp của những người giản dị và đúng mực. Bằng việc đánh giá đối tượng của bu ổi di ễn thuyết, bạn có thể lựa chọn nên và không nên nói điều gì. Hãy nhìn lướt qua người nghe Bạn nên nhìn vào những người khác nhau hơn là nhìn vào m ột đi ểm c ố định. Nếu điều đó làm bạn không thoải mái, hãy nhìn phía trên đ ầu h ọ h ơn là nhìn vào mặt họ. Nói với âm lượng lớn hơn Kể cả có một cái micrô, nếu bạn muốn những người đứng cuối cùng cũng có thể nghe thấy bạn rõ như bạn đang đứng cạnh họ. Đừng hét mà hãy nói th ật to. Nói có âm điệu Tốc độ nói của bạn nên phù hợp với tính ch ất của buổi h ọp. N ếu b ạn nói nhanh quá, mọi người tưởng là bạn muốn nhanh rời khỏi buổi h ọp và h ọ s ẽ không để ý những gì bạn nói. Nếu bạn nói chậm quá, có thể bạn sẽ nghe thấy những tiếng ngáy của người ngủ gật. Bây giờ bạn đã biết những điều cơ bản và tốt nhất của kỹ năng thuyết trình. Trong trường hợp đọc bài điếu văn Đây là một cơ hội để nói trước mọi người mà không một ai mong muốn. Thật khó khi có một bài diễn văn bao gồm cả sự ra đi của một người và hy vọng về một sự tồn tại của họ. Tóm tắt cuộc đời Nội dung chính trong bài phát biểu của bạn nên là những ảnh h ưởng tốt của người đã mất khi họ còn sống. Kể lại câu chuyện cuộc đời của họ, đặc biệt là cách mà họ làm cho những người khác yêu quý, và vai trò của h ọ nh ư là cha mẹ, bạn bè và đồng nghiệp. Hãy dùng những giai thoại (chuyện vặt) Đừng ngại nói về một buổi câu cá mà bạn và anh ấy cùng đi. Nh ững câu chuyện bình dị sẽ giúp người nghe hiểu rõ hơn về tính cách của người đã mất. Hãy thật tự nhiên Đây là một kỹ thuật của hùng biện rằng không nên nói giọng nh ư đang diễn lại; nên gợi lại những khoảnh khắc tốt đẹp như là chúng có rất nhi ều. Cũng như vậy, hãy nhớ rằng rất bình thường nếu như bạn khóc, nh ưng vì đây là lời nói tỏ lòng kính trọng đối với người đã mất, nên bạn cần duy trì s ự đi ềm tĩnh. Hãy có một bài phát biểu đáng ghi nhớ và phù hợp. Hãy nh ớ rằng bài phát biểu không phải là về bạn Bạn không phải là nhân vật trung tâm c ủa bài phát biểu này. Đây không phải là lúc để thể hiện rằng bạn dũng cảm, thông minh hay rộng lượng; đây là lúc cần có lời tạm biệt cho người mà ta yêu quý. Nói thế nào khi được khen thưởng Có thể bạn phải trải qua sự hồi hộp thiếu tự tin ở l ần xu ất hi ện đ ầu tiên trên sân khấu, nhưng nếu bạn buộc phải có một bài diễn thuyết khi bạn đ ược
  11. trao giải chẳng hạn. Bạn đã được tuyên bố là trúng giải và ph ải lên sân kh ấu đ ể nói. Hãy thật lịch thiệp Úi chà, bạn vừa được nhận một phần thưởng. Thật phấn kh ởi, đó là gi ải thưởng khoa học hay giải thưởng nghệ thuật. Hãy cảm ơn tổ ch ức và nh ững người đã trao giải thưởng cho bạn. Tán dương họ và công việc to lớn mà h ọ làm. Hãy thật khiêm tốn Bạn không phải là một vị thánh và không có ai công nh ận đi ều này, vì v ậy hãy thật khiêm tốn và biết ơn. Có thể bạn s ẽ gây khó ch ịu n ếu không đ ể ý c ảm ơn tới những người đã tổ chức và lựa chọn mình; mặt khác, với sự thể hiện như vậy, phần thưởng có vẻ không đáng dành cho bạn. Hãy chắc chắn rằng độ dài của bài phát biểu là phù hợp Khi bạn biết rằng mình được đề cử một giải thưởng, hãy hỏi người ch ịu trách nhiệm chương trình xem bạn có thể nói trong bao lâu. Bằng cách này, bạn có thể điều chỉnh lượng thông tin cho phù hợp với thời lượng cho phép. Hãy chuẩn bị trước Nếu bạn đã viết trước một vài chữ, tổ chức trao giải cho b ạn s ẽ th ấy rằng bạn đón nhận giải thưởng một cách nghiêm túc và thực sự đó là ni ềm t ự hào lớn của bạn. Bạn nên luyện tập nó trước buổi lễ để có thể xuất hiện một cách tự nhiên và đừng quên những cái tên quan trọng. Được chuẩn bị Trước khi cơ hội nói trước mọi người đến và buộc bạn phải thể hiện tài ăn nói của mình, bạn cần nhớ rằng điều làm nên một người ăn nói tốt là sự t ự tin. Sự tự tin, đến lượt nó, bắt nguồn từ những cơ sở/chứng cứ tốt. Nếu b ạn trực tiếp tham gia vào từng công việc/công đoạn, bài phát biểu của bạn s ẽ rất t ự nhiên và người nghe sẽ rất chủ động nghe. Bạn sẽ được xem nh ư là một chuyên gia.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2