intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 6 - Thực hành: Thoát hơi nước và bố trí thí nghiệm về phân bón

Chia sẻ: Bui Van Them | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

380
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài 6 - Thực hành: Thoát hơi nước và bố trí thí nghiệm về phân bón với mục tiêu giúp cho học sinh thấy rõ là cây thoát hơi nước; xác định được cường độ thoát hơi nước qua việc cân nhanh; biết bố trí thí nghiệm để phân biệt được tác dụng các loại phân hóa học chính;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 6 - Thực hành: Thoát hơi nước và bố trí thí nghiệm về phân bón

  1. CÁC BÀI THỰC HÀNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH  SINH HỌC 11 CƠ BẢN VÀ  NÂNG  CAO BÀI 6 ­ THỰC HÀNH: THOÁT HƠI NƯỚC VÀ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM VỀ PHÂN BÓN (Sinh học 11 nâng cao Tr 28) I­MỤC TIÊU ­Thấy rõ là cây thoát hơi nước; xác định được cường độ thoát hơi nước qua việc cân nhanh. ­Biết bố trí thí nghiệm để phân biệt được tác dụng các loại phân hóa học chính. ­Có được tính cẩn thận, tỉ mỉ trong thao tác thí nghiệm, có ý thức làm các thao tác thí nghiệm. II­CHUẨN BỊ ­Mẫu vật: cây khoai lang, cải, đậu (cắm vào cốc nước ) ­Hóa chất: Các loại phân đạm, lân và ka li, cât, mùn cưa.. ­Dụng cụ: cân đĩa, giây kẻ ôli, đồng hồ bấm giây. III­NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH  1­Đo cường độ thoát hơi nước bằng phương pháp cân nhanh B1­Chuẩn bị  cân phân tích, cho về  vị trí hoạt động 00, 000. B2­Đặt lên đĩa cân một lá cây, cân  khối lượng ban đầu được  (P1 g). B3­Để  lá cây ra ngoài nơi có  ánh  sáng và gió 15 phút. B4­ Cân lại khối lượng được (P2 g). B5­ Để lá đặt lên giấy ô li, vẽ chu vi và tính diện tích (S dm2)  và tính cường độ thoát hơi nước  bằng công thức  I =    g/dm2/giờ. B6­ Tính toán kết quả: Giả sử TN có  kết quả đo được  P1 = 10g,  P2 = 9,8g, S = 4,5dm   thì ta có:  I=    g/dm2/giờ = 0,03g/dm2/giờ  B6­Làm tương tự với các loại lá khác nhau, cùng 1 loại lá ở các thời kỳ khác nhau,  so   sánh kết quả với nhau và đi đến kết luận. Kết luận:  ­Các loại lá cây khác nhau có cường độ thoát hơi nước khác nhau. ­Cùng 1 loại lá cây khi lá còn non cường độ thoát hơi nước mạnh hơn khi lá đã già. ­Cùng 1 loại lá thì điều kiện nhiệt độ, ánh sáng và gió khác nhau cường độ  thoát hơi  nước cũng  khác nhau. 2­Thí nghiệm về các loại phân hóa học 1
  2. Kiến thức bổ trợ: Phân đạm vô cơ gồm có:  (muối đạm – trong thành phần có chứa ni tơ)   Phân đạm u rê, có công thức hoá học là (NH2)2CO. có 46%N    Phân đạm Sunphat còn gọi là đạm SA [(NH4)2SO4] chứa 21%N   Phân Clorua Amon [NH4Cl] có chứa 24­25% N   Phân Nitrat Amon [NH4NO3] có chứa khoảng 35% N   Phân Nitrat Canxi [Ca(NO3)2] có chứa 13­15% N   Phân Nitrat Natri [NaNO3] có chứa 15­16% N   Phân Cyanamit Canxi [CaCN2] có chứa 20­21% N Phân Lân: (thành phần chứa phốt pho)   Phân Super Lân[Ca(H2PO4)2] có chứa 16­20% P2O5]   Phân Lân nung chảy(Thermophotphat, Lân văn điển) có chứa 16% P2O5   Phân Kali:    ( muối ka li  thành phần chứa kali)   Phân Clorua Kali (KCl) có chứa 60% K2O.    Phân Sunphat Kali (K2SO4) có chứa 48­50% K2O Phân Hổn Hợp:  Là những loại phân có chứa ít nhất là 2 dưỡng chất. Chúng bao gồm   phân trộn và phân phức hợp. Hàm lượng dinh dưỡng trong phân theo thứ tự là N, P, K  được tính theo nồng độ phần trăm. Ví dụ:  Phân NPK 16­16­8 tức là trong 100kg phân  trên có 16kg đạm nguyên chất, 16kg P2O5 và 8kg K2O…Ngoài các chất đa lượng N, P,  K hiện nay  ở  một số  chủng loại phân còn có cả  các chất trung và vi lượng. Ví dụ:   Phân NPK Việt­Nhật 16. 16. 8+13S (S là lưu huỳnh)… a) Quan sát và nhận xét về  hình dạng tinh thể, màu sắc, độ  tan trong   nước của 3 loại phân u rê, lân, ka li. Đạm u rê đóng bao Tinh thể đạm u rê Hạt tròn đạm u rê Đạm u rê thương phẩm có màu trắng, kết tinh dạng các hạt tròn, rế  hòa tan trong nước, khi   hòa tan không màu. Phân lân thương phẩm đóng bao    Hạt phân lân Phân supe lân dạng hạt tròn to, màu nâu đục, hòa tan trong nước, màu nâu nhạt, khó tan hơn  đạm. 2
  3. Tinh thể phân ka li Phân kali đóng bao thương  phẩm Phân ka li có màu trắng, kết tinh, không có mùi, hòa tan trong nước không màu (trong thương  phẩm có một số  gia thêm màu đỏ  cho bắt mắt gọi là ka li đỏ  thực chất vẫn là phân ka li   (KCl). b) Thí nghiệm trồng cây ngoài vườn hay trong hộp xốp: B1­Chuẩn bị đất trồng:  ­Nếu trên ruộng, vườn: làm đất tơi, đánh thành luống, chia thành 5 luống, cắm biển ghi thứ tự  từ 1­>5. Có thể  dùng hộp xốp để  trồng cây thí nghiệm   như sau: Mỗi   nhóm   chuẩn   bị   5   thùng   xốp   kích   thước   khoảng (30cmx40cmx30cm) và đánh số  từ  1­>5  để  trồng cây (Lưu  ý cần  đục các lỗ  dưới   đáy  trước khi cho đất và phân để  thoát nước và trao   đổi khí). B2­Chuẩn bị đất trộn phân bón thí nghiệm:  1.chỉ dùng đất không trộn phân bón (thùng số1 hoặc luống  số 1) 2.đất trộn phân NPK theo 1 trong các công thức:   2N + 2P +1K;   5N +10P +3K;     2N + 1P   +1K(thùng số1 hoặc luống  số 2). 3.đất trộn phân N, P theo tỷ lệ 1N/1P(thùng số1 hoặc luống  số 3). 4.đất trộn phân  N, K theo tỷ lệ 2N/1K(thùng số1 hoặc luống  số 4). 5.đất trộn phân  P, K theo tỷ lệ 1P/1K(thùng số1 hoặc luống  số 5). ­Trên đồng ruộng cũng bón vào đất trộn đều theo các thứ  tự   cho các luống thí nghiệm như  trên. ­Trong thùng xốp cho đất vào khoảng 2/3­>3/4 thùng. B3­Gieo cùng 1 loại cây (ngô, cải, đậu,  ớt, ...) vào các luống (thùng xốp); Có thể  trồng cấy   bằng cây con có cùng kích thước cũng được. B4­ Tưới ẩm bằng nước sạch để cây phát triển, chăm sóc trong điều kiện như nhau, quan sát  và ghi chép, theo dõi sự sinh trưởng, phát triển các cây trong các luống (thùng) thí nghiệm sau   các tuần 1,2,3,4, ghi các kết quả vào bảng theo dõi  và nhận xét sau: Thúng Số   lá,   diện  Chiều cao cây  Thời gian ra hoa,  ố  Tuần (luống) s tích lá, màu lá  quả,   khối   lượng  Nhận xét, kết luận (cm2) (cm) quả (gam) 2­ bón đủ  1­ Không bón phân 1 2 3 4 1 2 3 4 3
  4. K 5­Bón phân P,  4­Bón phân N, K P 3­Bón phân N, NPK 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 B5­Nhận xét, kết;luận về vai trò của mỗi loại phân với sự sinh trưởng, phát triển của cây. c) Thí nghiệm trồng cây không đất (trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng)  B1­ Chuẩn bị bình trồng cây:  ­Các bình hình trụ dung tích khoảng 2 lít (7 bình), đánh số từ 1­>7. ­ Xung quanh bịt giấy đen ngăn ánh sáng, trên có nắp đậy bằng xốp, khoét 2 lỗ  để  trồng cây  và lỗ cắm ống thổi khí. B2­Các nguyên liệu, hóa chất để pha dung dịch dinh dưỡng: ­Các hóa chất: KNO3, MgSO4, CaSO4, Fe3(PO)4. (Có chứa đủ 5 nguyên tố cần thiết cho cây N,  P, K, Ca, S), các hóa chất thay thế Ca(NO)3, Mg(NO3)2. B3­Pha các dung dịch làm thí nghiệm: ­Bình 1 (N, P, K, Ca, S): 2 lít nước và 2g KNO3, 0,5gMgSO4,  0,5gCaSO4, 0,5gFe3(PO)4. ­Bình 2 (thiếu S): 2 lít nước và 2gKNO3, 0,5g Mg(NO3)2, 0,5gCa(NO)3  0,5gFe3(PO)4. ­Bình 3 (thiếu Ca): 2 lít nước và 2gKNO3, 0,5gMgSO4, 0,5gFe3(PO)4. ­Bình 4 (thiếu P): 2 lít nước và 2gKNO3, 0,5gMgSO4, 0,5gCaSO4,  0,5gFe3(SO4)2. ­Bình 5 (thiếu N): 2 lít nước và 2gK2SO4, 0,5gMgSO4, 0,5gCaSO4,  0,5gFe3(PO)4. ­Bình 6 (thiếu K): 2 lít nước và 2gCaNO3, 0,5gMgSO4, 0,5gCaSO4,  0,5gFe3(PO)4. ­Bình 7 đựng nước sạch. B4­ Trồng cùng 1 loại cây, có kích thước bằng nhau vào 6 bình tương  ứng đã có đủ 2 lít dung dịch. B4­ Chăm sóc các cây trong bình cho phát triển và theo dõi, ghi chép sự sinh trưởng, phát triển   của các cây trong bình. Ghi các kết quả vào bảng theo dõi và nhận xét sau các tuần 1,2,3,4 :  Hiện   tượng   phát  Bình số  Sự   phát   triển  Tuần Chiều cao cây  triển,   thiếu   dinh  Nhận xét, kết luận của lá, hoa dưỡng của cây 4
  5. 5­(thiếu N) 4­4 (thiếu P) 3­(thiếu Ca) 2­(thiếu S) 1­ (N, P, K, Ca, S): 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 6­(thiếu K) 2 3 4 B5­ Kết luận về  vai trò của các nguyên tố N, P, K, Ca, S trong sự phát triển của cây.  IV­CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VÀ MỞ RỘNG  1­ Đặc điểm  cấu tạo của tế bào khí khổng phù hợp với chức năng điều hòa thoát hơi nước ở  lá cây? 2­Nêu cơ sở khoa học của việc tưới nước hợp lí cho cây trồng? 3­Các nguyên tố khoáng được hấp thu vào trong cây theo những cách nào, điểm khác biệt giữa  các cách đó là gì? 4­Ni tơ có vai trò gì trong đời sống của cây xanh? 5­Cây trồng có lá bị vàng  cần có cung cấp chất nào trong 3 chất  sau: a­Ca2+;    b­Fe3+ c­Mg2+ 6­Sự hút chất khoáng thụ động phụ thuộc vào: a­Hoạt động trao đổi chất. c­Cung cấp năng lượng. b­Chênh nồng độ ion. d­Hoạt động thẩm thấu 7­Trong trường hợp nào sau đây các tế bào bị trương nước: a­Đưa cây ra ngoài sáng. c­Tưới nước cho cây. b­Bón phân cho cây. d­Đưa cây vào trong tối. ?HỎI KHÓ ­ ĐÁP HAY  5
  6. Kích thước của 1 lỗ khí bằng bao nhiêu, trên một cây ngô trung bình có bao nhiêu lỗ  khí? Các số liệu trên cây ngô (theo GSTS Phạm Đình Thái) : 1­Kích thước trung bình 1 lỗ khí là: 25,6x3,3 µm (1µm=1x10­3 mm hay 1/103mm).  2­Diện tích trung bình 1 vi khẩu: 89µm2. 3­Diện tích lỗ khí chiếm khoảng 0,76% diện tích lá. 4­Số lượng lỗ khí trên 1cm2 biểu bì  dưới khoảng 7684. 5­Số lượng lỗ khí trên 1cm2 biểu bì  trên khoảng  9300. 6­Tổng số cả 2 mặt 1cm2 lá có 16984 lỗ khí. 7­Tổng diện tích lá (trung bình ) 1 cây ngô là 6100cm2. 8­Tổng số trung bình lỗ khí của 1 cây là: 104 057 830. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2