intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 8: Điều độ sản xuất

Chia sẻ: Hoàng Quang Thỏa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

1.009
lượt xem
126
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Điều độ sản xuất trong Công ty chứng khoán VNDirect Công ty chứng khoán VNDirect là công ty thành viên của tập đoàn đầu tư IPA, một tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và đầu tư bất động sản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 8: Điều độ sản xuất

  1. Bài 8: Điều độ sản xuất BÀI 8: ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT Nội dung  Thực chất, nội dung và vai trò của điều độ sản xuất.  Các nguyên tắc ưu tiên phân giao công việc.  Các phương pháp điều độ công việc. Mục tiêu  Hiểu các hoạt động điều độ sản xuất.  Phát triển khả năng phân tích và đánh giá công việc.  Ứng dụng các phương pháp điều độ công việc vào thực tế. Hướng dẫn học  Nắm rõ các công thức trong bài học.  Thực hành các bài tập ở cuối bài.  Tham khảo một số dạng bài tập khác của môn quản trị sản xuất của các tác giả khác. Thời lượng  4 tiết. 143
  2. Bài 8: Điều độ sản xuất TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP Tình huống: Điều độ sản xuất trong Công ty chứng khoán VNDirect Công ty chứng khoán VNDirect là công ty thành viên của tập đoàn đầu tư IPA, một tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và đầu tư bất động sản. Mặc dù mới đi vào hoạt động từ năm 2006, nhưng VNDirect đã khẳng định được vị thế là một trong những công ty chứng khoán có dịch vụ uy tín nhất trên thị trường. “Sự hài lòng của khách hàng’’ chính là sứ mệnh của VNDirect, giúp công ty phát triển trường tồn. Công ty luôn cam kết tuân thủ tuyệt đối các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, luôn tuân thủ pháp luật và tránh mọi xung đột lợi ích cá nhân, không thoả hiệp với những gì đi trái lại quyền lợi của cộng đồng, của khách hàng trong tất cả các giao dịch. Với sứ mệnh và những cam kết của công ty khách hàng, công ty VNDirect luôn lấy sự hài lòng của khách hàng là nhiệm vụ hàng đầu. Khách hàng đến giao dịch với công ty sẽ được phục vụ theo nguyên tắc “đến trước phục vụ trước”, các lệnh giao dịch chứng khoán sẽ được đánh số thứ tự và thực hiện lần lượt theo thứ tự của khách hàng. Ưu điểm của phục vụ theo nguyên tắc này đó là đa số khách hàng cảm thấy hài lòng vì họ sẽ được phục vụ lần lượt theo tuần tự, nhưng nhược điểm là có một số khách hàng có giá trị và khối lượng giao dịch cổ phiều lớn sẽ phải chờ lâu, mất cơ hội và họ sẽ không chịu phải chờ đợi. Câu hỏi Công ty sẽ phải có chính sách phục vụ như thế nào đối với những loại khách hàng này? Bài này sẽ nghiên cứu các nguyên tắc điều độ sản xuất và kỹ thuật phân tích để đưa ra quyết định phân giao hợp lý. 144
  3. Bài 8: Điều độ sản xuất 8.1. Thực chất và vai trò của điều độ sản xuất 8.1.1. Thực chất điều độ sản xuất Điều độ sản xuất là khâu tiếp tục ngay sau khi hoàn thành thiết kế hệ thống sản xuất và xây dựng kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Đây là khâu tổ chức, chỉ đạo triển khai hệ thống tổ chức sản xuất đã được thiết kế, nhằm đạt được mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. Điều độ sản xuất phụ thuộc rất lớn vào hoạt động thiết kế và hoạch định hệ thống sản xuất, đặc biệt là các khâu như dự báo nhu cầu, thiết kế sản phẩm và công nghệ, lựa chọn và thiết kế quá trình, hoạch định năng lực sản xuất, lựa chọn địa điểm định vị doanh nghiệp, bố trí mặt bằng sản xuất, đào tạo công nhân.  Thực chất điều độ sản xuất: o Toàn bộ các hoạt động xây dựng lịch trình sản xuất, điều phối và phân giao các công việc cho từng nơi làm việc, từng bộ phận, từng người, nhóm người, từng máy nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ đã xác định trong lịch trình sản xuất trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp. o Phân giao nhiệm vụ sản xuất và công việc cho từng nơi làm việc, từng bộ phận hoặc từng người, bao gồm xác định thời gian, trình tự, khối lượng công việc tại mỗi nơi làm việc trong từng giai đoạn.  Nhiệm vụ chủ yếu và cơ bản của điều độ sản xuất: o Lựa chọn phương án tổ chức, triển khai kế hoạch sản xuất đã đề ra nhằm khai thác, sử dụng tốt nhất khả năng sản xuất hiện có của doanh nghiệp; giảm thiểu thời gian chờ đợi của lao động, máy móc thiết bị trên cơ sở đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ với chi phí thấp. o Tìm ra phương án khả thi đảm bảo giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các mục tiêu trên. Trong quá trình điều độ thường có rất nhiều phương án được đặt ra. Mỗi phương án phù hợp với những điều kiện cụ thể và có những mặt tích cực riêng. 8.1.2. Nội dung của điều độ sản xuất Để lựa chọn phương án điều độ công việc tối ưu, người ta có thể huy động sử dụng kỹ thuật máy tính trong công tác điều độ sản xuất. Nhưng trong nhiều trường hợp, hệ thống máy tính hiện đại cũng khó có thể tìm được giải pháp tối ưu do tính chất đa dạng của các loại hình sản xuất, dịch vụ và các công việc cần thực hiện. Trong điều độ, nhiều khi phải phối hợp các nhiệm vụ không thống nhất hoặc mâu thuẫn nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ đã đề ra. Để điều độ sản xuất có hiệu quả, đòi hỏi cán bộ quản lý có sự am hiểu cặn kẽ mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, nắm chắc kế hoạch sản xuất tổng hợp trong từng thời kỳ, có trình độ chuyên môn sâu, am hiểu thực tế của doanh nghiệp và có khả năng linh hoạt cao trong quá trình ra quyết định. 145
  4. Bài 8: Điều độ sản xuất  Quá trình điều độ sản xuất bao gồm nhiều nội dung khác nhau, đó là: o Dự tính các nguồn lực như số lượng máy móc thiết bị, nguyên liệu và lao động cần thiết để hoàn thành khối lượng sản phẩm. o Xây dựng lịch trình sản xuất, bao gồm các công việc chủ yếu là xác định số lượng và khối lượng các công việc trong một khoảng thời gian nhất định, tổng thời gian phải hoàn thành tất cả các công việc, thời điểm bắt đầu và kết thúc của từng công việc, thứ tự thực hiện các công việc. o Phân giao công việc và thời gian phải hoàn thành trong những khoảng thời gian nhất định cho từng bộ phận, từng người, từng máy... o Sắp xếp thứ tự các công việc trên các máy và nơi làm việc sao cho thời gian ngừng máy và thời gian chờ đợi là nhỏ nhất. o Theo dõi, phát hiện những biến động bất thường có thể ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành lịch sản xuất đúng kế hoạch hoặc những hoạt động gây lãng phí, tăng chi phí và đề xuất những giải pháp điều chỉnh kịp thời.  Việc sắp xếp, phân giao công việc cho nơi làm việc, máy hoặc người lao động cần tính tới các yếu tố như: o Đặc điểm, tính chất của công việc; o Những đòi hỏi về công nghệ; o Công dụng, tính năng của máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ; o Trình độ và khả năng của công nhân. 8.2. Các kỹ thuật điều độ sản xuất 8.2.1. Phân giao công việc trên một máy Trong một phân xưởng, một nơi làm việc hoặc máy móc thiết bị hàng ngày phải thực hiện nhiều công việc khác nhau. Việc sắp xếp thứ tự thực hiện công việc ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoàn thành đúng hạn và tận dụng các nguồn lực của doanh nghiệp. Số công việc càng lớn thì việc lựa chọn các phương án sắp xếp càng nhiều và càng phức tạp. Doanh nghiệp nên ghi nhớ với n công việc thì có n! cách sắp xếp, mỗi phương án có những chỉ tiêu trội riêng, trong thực tế không có phương án nào mà tất cả các chỉ tiêu đều tốt cả. Người quản lý phải biết lựa chọn và xác định các chỉ tiêu được ưu tiên mà phù hợp với điều kiện của đơn vị mình. Ví dụ có 10 bệnh nhân đưa vào viện, thì nên xếp người nào chữa bệnh trước đây. Người đến trước chữa trước, hay người có bệnh nguy cấp chữa trước. Trong sản xuất cũng vậy, người quản lý cũng phải xác định rõ việc nào làm trước, việc nào làm sau. Để tiết kiệm thời gian trong quá trình ra quyết định người ta đưa ra các nguyên tắc ưu tiên. Những nguyên tắc ưu tiên này cho những kết quả khả quan và được thực tế chấp nhận, sử dụng khá phổ biến. Trong từng trường hợp cụ thể, doanh nghiệp sẽ quyết định lựa chọn áp dụng một nguyên tắc ưu tiên thích hợp. Một số nguyên tắc ưu tiên thường được áp dụng như đến trước làm trước, thời gian hoàn thành ngắn nhất, thời gian gia công ngắn nhất; ... 146
  5. Bài 8: Điều độ sản xuất 8.2.1.1. Đến trước làm trước (First come, First serve – FCFS) Theo nguyên tắc này những đơn hàng, công việc hoặc khách hàng nào đến trước sẽ được ưu tiên thực hiện hoặc phục vụ trước và ngược lại. Ưu điểm của nguyên tắc này là dễ theo dõi, sắp xếp và làm vừa lòng khách hàng nhưng ngược lại nếu đơn hàng hoặc khối lượng công việc lớn thì những đơn hàng sau sẽ phải chờ lâu. 8.2.1.2. Thời gian hoàn thành ngắn nhất (Earliest Due Date – EDD) Theo nguyên tắc này đơn hàng nào yêu cầu hoàn thành sớm nhất thì được ưu tiên làm trước. Ưu điểm là nguy cơ chậm và tổn thất ít nhưng ngược lại có thể khách hàng bỏ đi vì chờ đợi lâu. 8.2.1.3. Thời gian gia công ngắn nhất (Shorted Processing Time – SPT) Theo nguyên tắc này công việc nào dự kiến làm nhanh nhất thì ưu tiên thực hiện trước, việc nào làm lâu hơn sẽ thực hiện sau. Ưu điểm của nguyên tắc này là làm giảm dòng thời gian và số công việc nằm trong hệ thống nhưng nhược điểm là những công việc dài thường bị đẩy hết về phía sau để ưu tiên cho các công việc làm ngắn hơn có thể sẽ làm khách hàng không hài lòng và phải thường xuyên điều chỉnh các công việc dài hạn theo từng chu kỳ. 8.2.1.4. Thời gian gia công dài nhất (Long Processing Time – LPT) Theo nguyên tắc này người ta ưu tiên chọn công việc có thời gian gia công dài nhất để thực hiện trước và ngược lại. 8.2.1.5. Thời gian dư thừa (Slack) Theo nguyên tắc này trước tiên người ta xác định thời gian dưa thừa giữa thời hạn hoàn thành và thời gian gia công, sau đó ưu tiên công việc có thời gian dư thừa nhỏ nhất trước. 8.2.1.6. Tỷ số tới hạn (Critical Ratio – CR) Theo nguyên tắc này, doanh nghiệp sẽ ưu tiên thực hiện công việc có chỉ số tới hạn T nhỏ nhất trước. Chỉ số tới hạn được tính như sau: CR  i Ni Trong đó: Ti: là thời gian còn lại đối với công việc i (Thời hạn hoàn thành – Thời điểm hiện tại). Ni: là thời gian gia công còn lại của công việc i. Chỉ số tới hạn còn có tác dụng để kiểm tra tính hợp lý của thứ tự các công việc đã sắp xếp trong quá trình thực hiện. Chỉ số này phản ánh tình hình thực hiện công việc và khả năng hoàn thành theo thời gian. Chỉ số có tính động, được cập nhật hàng ngày, cho phép bố trí lại thứ tự công việc cần ưu tiên trong quá trình thực hiện nhằm hoàn thành tốt nhất các công việc theo thời gian. 147
  6. Bài 8: Điều độ sản xuất CR > 1: Công việc được hoàn thành trước thời hạn. CR = 1: Công việc hoàn thành đúng thời hạn. CR < 1: Công việc không hoàn thành đúng thời hạn. Việc so sánh đánh giá các phương án sắp xếp theo các nguyên tắc ưu tiên được thực hiện dựa trên cơ sở xác định các chỉ tiêu chủ yếu sau:  Dòng thời gian: Khoảng thời gian từ khi công việc đưa vào phân xưởng đến khi hoàn thành.  Dòng thời gian lớn nhất: Tổng thời gian cần thiết để hoàn thành tất cả các công việc.  Dòng thời gian trung bình : Trung bình các dòng thời gian của mỗi công việc.  Thời gian chậm trễ lớn nhất: Tổng số thời gian chậm trễ. Người ta có thể so sánh kết quả giữa các nguyên lý ưu tiên trên để chọn phương án quyết định phân giao thứ tự các công việc phù hợp với những mục tiêu đã đặt ra. Ví dụ 1: Có 5 công việc cần phải thực hiện tại một cửa hàng nội thất, thời gian thực hiện, thời hạn hoàn thành và thứ tự nhận cho trong biểu sau: Công việc Số ngày để gia công Số ngày hoàn thành A 2 5 B 8 8 C 6 12 D 4 10 E 1 4 Hãy phân giao công việc theo các nguyên tắc đã nêu và lựa chọn phương án bố trí hợp lý. Hướng dẫn: Phương án 1: Phân giao công việc theo nguyên tắc đến trước làm trước (FCFS): Thời gian Thời hạn Dòng thời Thời gian Công việc gia công hoàn thành gian chậm trễ A 2 5 2 - B 8 8 10 2 C 6 12 16 4 D 4 10 20 10 E 1 4 21 17 21 69 33 148
  7. Bài 8: Điều độ sản xuất Số công việc bị chậm: 4 69 Dòng thời gian trung bình là: = 13,8 ngày 5 69 Số công việc trung bình nằm trong doanh nghiệp là: = 3,29 ngày. 21 33 Thời gian chậm trung bình là: = 6,6 ngày. 5 21  100% = 30,4% Hiệu quả của phương án này là: 69 Thứ tự ưu tiên sắp xếp các công việc sẽ là A – B – C – D – E Phương án 2: Sắp xếp công việc theo thời hạn hoàn thành sớm nhất (EDD): Thời gian Thời hạn Dòng Thời gian Công việc gia công hoàn thành thời gian chậm trễ E 1 4 1 - A 2 5 3 - B 8 8 11 3 D 4 10 15 5 C 6 12 21 9 21 51 17 Số công việc chậm: 3 51 Dòng thời gian trung bình là: = 10,2 ngày. 5 51 Số công việc trung bình nằm trong doanh nghiệp là: = 2,43 ngày. 21 17 Thời gian chậm trung bình là: = 3,4 ngày. 5 21 Hiệu quả của phương án này là: x 100% = 41,1 %. 51 Thứ tự ưu tiên sắp xếp các công việc theo nguyên tắc này sẽ là: E – A – B – C – D Phương án 3: Sắp xếp công việc theo thời gian thực hiện ngắn nhất (SPT): Thời gian Thời hạn Dòng Thời gian Công việc gia công hoàn thành thời gian chậm trễ E 1 4 1 0 A 2 5 3 0 D 4 10 7 0 C 6 12 13 1 B 8 8 21 13 45 14 Số công việc chậm: 2 45 Dòng thời gian trung bình là: = 9 ngày 5 149
  8. Bài 8: Điều độ sản xuất 45 Số công việc trung bình nằm trong doanh nghiệp là: = 2,14 ngày. 21 14 Thời gian chậm trung bình là: = 2,8 ngày. 5 21 Hiệu quả của phương án này là: x 100% = 46,7% 45 Thứ tự sắp xếp các công việc sẽ là: E – A – D – C – B Phương án 4: Sắp xếp công việc theo thời gian thực hiện dài nhất (LPT): Thời gian Thời hạn Dòng Thời gian Công việc gia công hoàn thành thời gian chậm trễ B 8 8 8 0 C 6 12 14 2 D 4 10 18 8 A 2 5 20 15 E 1 4 21 17 81 42 Số công việc chậm : 4 81 Dòng thời gian trung bình là: = 16,2 ngày 5 81 Số công việc trung bình nằm trong doanh nghiệp là: = 3,86 ngày. 21 42 Thời gian chậm trung bình là: = 8,4 ngày. 5 21 Hiệu quả của phương án này là: x 100% = 25,9%. 81 Thứ tự sắp xếp các công việc sẽ là: B – C – D – A – E Phương án 5: Sắp xếp công việc theo thời gian dư thừa (Slack): Công việc Thời gian Thời gian Thời gian gia công hoàn thành dư thừa A 2 5 3 B 8 8 0 C 6 12 6 D 4 10 6 E 1 4 3 Thứ tự ưu tiên theo nguyên tắc này sẽ là: B – A – E – C – D Phương án 6. Nguyên tắc chỉ số tới hạn nhỏ nhất: Giả sử theo lịch hôm nay là ngày thứ 3, ta xác định chỉ số tới hạn như sau: Công việc Số ngày để Số ngày CRi gia công hoàn thành A 2 5 1 B 8 8 0,63 C 6 12 1,5 D 4 10 1,75 E 1 4 1 150
  9. Bài 8: Điều độ sản xuất Thứ tự ưu tiên sắp xếp các công việc sẽ là: B – A – E – C – D Kết quả tính theo các nguyên tắc trên được tóm tắt trong bảng sau đây: Dòng Hiệu quả Thời gian Nguyên tắc Thứ tự Số công việc Số công thời gian của chậm ưu tiên công việc trung bình việc chậm trung bình phương án trung bình FCFS A, B, C, D, E 13,8 3,29 30,4% 4 6,6 EDD E, A, B, D, C 10,2 2,43 41,1% 3 3,4 SPT E, A, D, C, B 9,0 2,14 46,7% 2 2,8 LPT B, C, D, A, E 16,2 3,86 25,9% 4 8,4 8.2.2. Phân giao công việc cho hai đối tượng (ứng dụng nguyên tắc Johnson) Khi có nhiều công việc được thực hiện trên hai máy, trong đó mỗi công việc đều phải được thực hiện trên máy 1 trước rồi mới chuyển sang máy 2 thì việc bố trí thứ tự thực hiện các công việc có ý nghĩa rất lớn đối với việc giảm thời gian ngừng máy trong quá trình chế biến. Phân giao hợp lý sẽ giảm thời gian trống, chờ đợi giữa các máy trong quá trình thực hiện các công việc. Cũng giống như trong trường hợp phân giao công việc trên một máy, trường hợp này có rất nhiều cách sắp xếp khác nhau. Mục tiêu của sắp xếp thứ tự công việc trên hai máy là tìm tổng thời gian ngắn nhất để hoàn thành tất cả các công việc. Để xác định được phương án tối ưu ta dùng phương pháp Johnson. Phương pháp này được tiến hành qua các bước sau:  Bước 1: Chọn các công việc có thời gian thực hiện nhỏ nhất. Nếu công việc nhỏ nhất này nằm trên máy 1 thì được sắp xếp trước. o Nếu công việc nhỏ nhất này nằm trên máy 2 thì được sắp xếp cuối cùng. o  Bước 2: Loại trừ các công việc đã sắp xếp, xét tiếp các công việc còn lại.  Bước 3: Lặp lại bước 1, bước 2 đến sắp xếp hết các công việc. Chú ý: Phải xem xét đến tính chất công việc để sắp xếp theo đúng trình tự. Ví dụ 2: Có 5 công việc A, B, C, D và E đều phải thực hiện lần lượt trên máy khoan rồi chuyển sang máy tiện. Thời gian thực hiện công việc trên các máy như sau: Thời gian gia công (phút) Công việc Máy khoan Máy tiện A 12 22 B 4 5 C 5 3 D 15 16 E 10 8 Hãy sắp xếp thứ tự gia công sao cho tổng thời gian thực hiện các công việc trên là nhỏ nhất. Hướng dẫn: Thứ tự gia công căn cứ vào dữ liệu của đề bài là B – A – D – E – C 151
  10. Bài 8: Điều độ sản xuất Từ thứ tự trên có thể biểu thị bằng sơ đồ thời gian điều độ như sau: Kết luận: Máy khoan làm hết 46 phút, nghỉ 19 phút. Máy tiện làm hết 54 phút và nghỉ 11 phút. Tổng thời gian cả hai máy làm xong 5 công việc trên là 65 phút. 8.2.3. Phân giao công việc cho nhiều đối tượng Trong trường hợp sắp xếp hoặc phân giao nhiều công việc cho nhiều máy hoặc nhiều người với điều kiện mỗi máy hoặc người chỉ đảm nhận một công việc cũng có rất nhiều phương án sắp xếp khác nhau. Do trình độ, kinh nghiệm, khả năng và đơn giá của từng đối tượng là khác nhau nên chi phí hoặc thời gian thực hiện mỗi công việc là không giống nhau. Nhà quản trị cần tìm ra phương án hiệu quả nhất. Phương án tối ưu có thể là phương án có tổng thời gian thực hiện nhỏ nhất hoặc tổng chi phí thấp nhất, tổng doanh thu thực hiện lớn nhất hoặc tổng lợi nhuận là lớn nhất. Trong một số trường hợp người ta lại đặt ra mục tiêu là giảm thời gian ứ đọng khi thực hiện các công việc. Để xác định được phương án tối ưu doanh nghiệp dùng bài toán Hungary. Tiến trình thực hiện phương pháp này như sau:  Bước 1. Chọn công việc có thời gian nhỏ nhất trong mỗi hàng của bảng phân việc và lấy các số trong hàng trừ đi số đó;  Bước 2. Từ bảng phân việc của bước 1, chọn công việc có thời gian nhỏ nhất trong mỗi cột và lấy các số trong cột trừ đi số đó;  Bước 3. Tìm cách kẻ các đường thẳng đi qua hàng hoặc cột có các số 0 sao cho số đường thẳng kẻ được là ít nhất. Thực hiện như sau: 3(a). Xét từng hàng của ma trận, nếu trong hàng có 1 số 0 thì khoanh tròn số 0 o đó rồi gạch một đường thẳng xuyên suốt cột. Nếu điều kiện không thoả mãn thì bỏ qua; 152
  11. Bài 8: Điều độ sản xuất 3(b). Xét từng cột của ma trận, nếu trong cột có 1 số 0 thì khoanh tròn số 0 đó o rồi gạch một đường thẳng xuyên suốt hàng. Nếu điều kiện không thoả mãn thì bỏ qua cột đó; o 3(c). Lặp lại bước 3(a) và 3(b) đến khi khoanh hết các số 0; Lưu ý: Nếu số đường thẳng kẻ được ít nhất bằng số hàng và số cột thì bài toán có lời giải tối ưu. Nếu số đường thẳng kẻ được nhỏ hơn số hàng và số cột thì chuyển xuống bước 4.  Bước 4: Tạo thêm số 0 bằng cách tìm một số nhỏ nhất trong các số không nằm trên các đường thẳng đã kẻ. Lấy các số không nằm trên đường thẳng đã kẻ trừ đi số đó. Cộng số nhỏ nhất đó với số nằm trên giao điểm các đường thẳng, còn các số khác giữ nguyên. Sau đó ta quay lại bước 3 cho đến khi tìm được bài giải tối ưu. Chú ý 1. Nếu yêu cầu tính tối đa hoá doanh thu hoặc lợi nhuận thì cần đổi dấu tất cả các phần tử trong bảng phân việc, sau đó tiến hành giải như bình thường. 2. Nếu bài toán cho thêm điểm ứ đọng, cần xác định điểm ứ đọng, thay điểm đó bằng chữ x, sau đó tiến hành giải bình thường. 3. Nếu số hàng không bằng số cột, thêm số công việc hoặc số người sao cho số hàng bằng số cột và cho các phần tử trong hàng hoặc cột giả đó giá trị bằng 0, sau đó tiến hành giải bình thường. Ví dụ 3: Phân xưởng cơ khí An Bình muốn phân giao 4 công nhân để thực hiện 4 công việc. Cả 4 công nhân đều có thể thực hiện được tất cả các công việc, nhưng do khả năng, trình độ của từng người là khác nhau nên thời gian để thực hiện từng công việc của mỗi người là khác nhau. Bảng dưới đây thể hiện thời gian của từng công nhân để làm các công việc: Thời gian thực hiện công việc (phút) Công việc Người A Người B Người C Người D I 17 18 18 15 II 16 15 17 15 III 19 18 16 15 IV 15 16 15 15 Sử dụng nguyên tắc của Hungary để phân giao công việc cho các công nhân sao cho thời gian thực hiện là nhỏ nhất. Hướng dẫn: Bước 1: Chọn công việc có thời gian nhỏ nhất trong mỗi hàng của bảng phân việc và lấy các số trong hàng trừ đi số đó, ta có: Công việc Người A Người B Người C Người D I 2 3 3 0 II 1 0 2 0 III 4 3 1 0 IV 0 1 0 0 Bước 2: Từ bảng phân việc của bước 1, chọn công việc có thời gian nhỏ nhất trong mỗi cột và lấy các số trong cột trừ đi số đó, ta có: 153
  12. Bài 8: Điều độ sản xuất Công việc Người A Người B Người C Người D I 2 3 3 0 II 1 0 2 0 III 4 3 1 0 IV 0 1 0 0 Bước 3: Kẻ các đường thẳng đi qua hàng và cột sao cho số đường thẳng kẻ được là ít nhất, ta có: Công việc Người A Người B Người C Người D I 2 3 3 0 II 1 2 0 0 III 4 3 1 0 IV 1 0 0 0 Ma trận này có 4 hàng và 4 cột, trong khi đó mới kẻ được 3 đường thẳng, cần chuyển xuống bước 4 để tìm lời giải tối ưu. Bước 4: Tạo thêm các số 0 Công việc Người A Người B Người C Người D I 1 3 2 0 II 0 1 0 0 III 3 3 0 0 IV 2 0 1 0 Từ bảng phân việc ở bước 4 ta đã tìm được phương án tối ưu, cụ thể là: Người A sẽ bố trí làm công việc 4 với thời gian 15 phút. Người B sẽ bố trí làm công việc 2 với thời gian 15 phút. Người C sẽ bố trí làm công việc 3 với thời gian 16 phút. Người D sẽ bố trí làm công việc 1 với thời gian 15 phút. Tổng thời gian thực hiện các công việc là 61 phút, đây là thời gian nhỏ nhất trong các phương án phân giao. Ví dụ 4: Trong trường hợp của ví dụ 3, vì một lý do nào đó, người D không làm việc I hãy xác định phương án bố trí phân giao tối ưu nhất. Hướng dẫn: Vì người D không được phân giao làm công việc I, ta có bảng phân giao mới như sau: Thời gian thực hiện công việc (phút) Công việc Người A Người B Người C Người D I 17 18 18 15 II 16 15 17 15 III 19 18 16 15 IV 15 16 15 15 154
  13. Bài 8: Điều độ sản xuất Bước 1: Chọn công việc có thời gian nhỏ nhất trong mỗi hàng của bảng phân việc và lấy các số trong hàng trừ đi số đó, ta có: Công việc Người A Người B Người C Người D I 0 1 1 X II 1 0 2 0 III 4 3 1 0 IV 0 1 0 0 Bước 2: Từ bảng phân việc của bước 1, chọn công việc có thời gian nhỏ nhất trong mỗi cột và lấy các số trong cột trừ đi số đó, ta có: Công việc Người A Người B Người C Người D I 0 1 1 X II 1 0 2 0 III 4 3 1 0 IV 0 1 0 0 Bước 3: Kẻ các đường thẳng đi qua hàng và cột sao cho số đường thẳng kẻ được là ít nhất, ta có: Công việc Người A Người B Người C Người D I 1 1 X 0 II 1 2 0 0 III 4 3 1 0 IV 0 1 0 0 Từ bảng phân việc trên ta đã tìm được phương án tối ưu, cụ thể là: Người A sẽ bố trí làm công việc 1 với thời gian 17 phút. Người B sẽ bố trí làm công việc 2 với thời gian 15 phút. Người C sẽ bố trí làm công việc 4 với thời gian 15 phút. Người D sẽ bố trí làm công việc 3 với thời gian 15 phút. Tổng thời gian thực hiện các công việc là 62 phút. 155
  14. Bài 8: Điều độ sản xuất TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Điều độ sản xuất là một hoạt động có tính cụ thể, tác nghiệp cao. Nó là khâu tổ chức, chỉ đạo triển khai hệ thống tổ chức sản xuất đã được thiết kế, nhằm đạt được mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. Điều độ sản xuất phụ thuộc rất lớn vào hoạt động thiết kế và hoạch định hệ thống sản xuất, đặc biệt là các khâu như dự báo nhu cầu, thiết kế sản phẩm và công nghệ, lựa chọn và thiết kế quá trình, hoạch định năng lực sản xuất, lựa chọn địa điểm định vị doanh nghiệp, bố trí mặt bằng sản xuất, đào tạo công nhân.  Nội dung chủ yếu của điều độ sản xuất bao gồm: Lập lịch trình sản xuất; o Phân giao công việc và thời gian phải hoàn thành cho từng bộ phận, từng người, từng máy; o Sắp xếp thứ tự các công việc trên các máy và nơi làm việc nhằm giảm thiểu thời gian o ngừng máy; Theo dõi và điều chỉnh sản xuất. o Việc ra quyết định mức độ ưu tiên thực hiện các công việc sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện các công việc, tiến độ giao hàng, sự hài lòng của khách hàng, điều phối giữa các bộ phận của doanh nghiệp… Nhà quản trị phải phân tích, so sánh và ưu tiên thực hiện các công việc sao cho hợp lý nhất.  Các nguyên tắc phân giao công việc trong bài học này là: Nguyên tắc ưu tiên công việc cho một máy (FCFS, EDD, SPT, LPT, Slack, CR); o Ứng dụng nguyên tắc Johnson để phân giao công việc cho 2 máy; o Ứng dụng nguyên tắc Hungary để phân giao công việc cho nhiều đối tượng; o 156
  15. Bài 8: Điều độ sản xuất CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hãy nêu thực chất và vai trò của điều độ sản xuất? Cho ví dụ minh họa? 2. Trình bày nội dung của điều độ sản xuất. 3. Hãy nêu các nguyên tắc ưu tiên phân giao công việc cho 1 máy. Tại sao lại đưa ra các nguyên tắc ưu tiên đó. 4. Hãy nêu các chỉ tiêu để so sánh các nguyên tắc ưu tiên phân giao công việc cho 1 máy. 5. Giải thích rõ ý nghĩa và việc tính chỉ số tới hạn. Tại sao nói chỉ số tới hạn có tính động? 6. Trình bày các bước thực hiện phân giao công việc cho 2 máy theo nguyên tắc Johson? Cho biết điều kiện để áp dụng theo nguyên tắc này là gì? 7. Trình bày các bước thực hiện phân giao công việc cho nhiều đối tượng theo nguyên tắc Hungary. 8. Hãy nêu các trường hợp đặc biệt trong nguyên tắc Hungary khi phân giao công việc cho nhiều đối tượng. BÀI TẬP Bài 1 Phân xưởng cơ khí An Bình muốn phân giao 4 công nhân để thực hiện 4 công việc. Cả 4 công nhân đều có thể thực hiện được tất cả các công việc, nhưng do khả năng, trình độ của từng người là khác nhau nên thời gian để thực hiện từng công việc của mỗi người là khác nhau. Bảng dưới đây thể hiện thời gian của từng công nhân để làm các công việc: Thời gian thực hiện công việc (phút) Công việc Người A Người B Người C Người D 1 17 18 18 15 2 16 15 17 15 3 19 18 16 15 4 15 16 15 15 Sử dụng nguyên tắc của Hungary để phân giao công việc cho các công nhân sao cho thời gian thực hiện là nhỏ nhất? Bài 2 Có 5 công việc A,B,C,D và E đều phải thực hiện lần lượt trên máy khoan rồi chuyển sang máy tiện. Thời gian thực hiện công việc trên các máy như sau: Thời gian gia công (phút) Công việc Máy khoan Máy tiện A 12 22 B 4 5 C 5 3 D 15 16 E 10 8 Hãy sắp xếp thứ tự gia công và vẽ sơ đồ điều độ 157
  16. Bài 8: Điều độ sản xuất Bài 3 Một doanh nghiệp cơ khí nhận được các hợp đồng gia công có thời gian thực hiện, thời hạn hoàn thành và thứ tự nhận cho trong bảng biểu sau: Công việc Thời gian gia công Thời gian hoàn thành A 7 9 B 3 7 C 9 19 D 4 16 E 10 24 Hãy phân giao công việc theo các nguyên tắc đã nêu và lựa chọn phương án bố trí hợp lý. Bài 4 Một doanh nghiệp có 4 công việc dự định phân giao cho 4 nhân viên A, B, C và D thực hiện. Do khả năng của từng nhân viên thích hợp với từng loại công việc cụ thể khác nhau nên thời gian hoàn thành cũng khác nhau được cho trong bảng biểu sau. Hãy tìm cách phân giao sao cho tổng thời gian thực hiện là ngắn nhất. 158
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2