YOMEDIA
ADSENSE
Bài 8 định lượng Vitamin C
67
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài 8 định lượng Vitamin C
- Bài 8: ĐỊNH LƯỢNG VITAMIN C 1. Mục đích Xác định hàm lượng Vitamin C có trong mẫu thực phẩm (ví dụ: trái cây, rau quả, …) 2. Nguyên tắc, nguyên lý Phương pháp xác định hàm lượng vitamin C trong thực phẩm là sử dụng phương pháp khử oxy hóa. Phản ứng khử oxy hóa tốt hơn phương pháp chuẩn độ acid-baz bởi vì cho thêm acid vào nước quả, nhưng một số acid sẽ cản trở sự oxy hóa acid ascorbic bởi iốt. Iốt tương đối không tan trong nước, nhưng điều này có thể cải thiện bằng cách pha trộn iốt với iođua và hình thành triiođua: Triiođua oxy hóa vitamin C tạo acid dehydroascorbic: Chừng nào mà vitamin C còn hiện diện trong dung dịch, thì triiođua được chuyển thành ion iođua rất nhanh chóng. Tuy nhiên, khi tất cả vitamin C đã bị oxy hóa, th ì iốt và triiođua sẽ hiện diện trong dung dịch và phản ứng với tinh bột tạo nên một hỗn hợp màu xanh đen. Màu xanh đen là điểm dừng cho phản ứng chuẩn độ. Quy trình chuẩ n độ này thích hợp trong việc kiểm tra hàm lượng vitamin C trong viên thuốc vitamin C, nước épquả, và trái cây tươi, đông lạnh hoặc trái cây đóng gói và rau quả. Phương pháp chuẩ độ có thể thực hiện chỉ sử dụng dung dịch iot và không dung iodate, nhưng dung dịch iodate ổn định hơn và cho kết quả chính xác hơn.
- 3. Hoá chất 1. Nguyên liệu: Chanh 2. Hồ tinh bột 1% 3. 50 ml HCl 2% 4. 50 ml dung dịch 0,005N 5. Giấy lọc 4. Dụng cụ thiết bị 1. Cối nghiền 2. Chày giã 3. 1 becher 250 ml 4. 1 bình định mức 100 ml 5. 1 phễu lọc nhỏ 6. 1 becher 100 ml 7. 1 buret 25 ml 8. 1 giá đỡ buret 9. 3 erlen 250 ml 10. 1 pipet 2ml 11. 1 pipet 10 ml 12. Bóp cao su
- 5. Cách tiến hành
- 6. Kết quả thí nghiệm Hàm lượng vitamin C (%) có trong nguyên liệu: Với: 1. VC : giá trị trung bình của số ml dung dịch I2 0,001N dùng để chuẩn độ 2. Vf : số ml dung dịch mẫu đem phân tích (10ml) 3. V : dung dịch mẫu pha loãng (100ml) 4. m : số gam nguyên liệu đem phân tích (4g) 5. 0,000440: số gam vitamin C tương đương với 1ml I2 0,005N Khối lượng mẫu cân được :4,005 g Mẫu Thể tích (ml) tiêu tốn 1 0,6 2 0,5 3 0,5 Tính kết quả 7. Trả lời câu hỏi Câu 1: Có bao nhiêu loại Vitamin ? Trình bày tính chất từng loại ? Có bao nhiêu loại vitamin? Trình bày tính chất của từng loại? + Có khoảng 30 loại vitamin.Các loại vitamin quan trọng: A ,B1 , B2 , B3 , B5 ,B6, B7, B9, B12 , C, D1, D2, D3, D4,D5,E,K… + Vitamin được phân loại theo 2 nhóm lớn như sau: - Nhóm 1: nhóm Vitamin hòa tan trong nước: các Vitamin B, C, H, P, PP… là các Vitamin chủ yếu tham gia các chức năng về năng lượng (như các phản ứng oxy hóa - khử, phân giải các chất hữu cơ…) - Nhóm 2: nhóm Vitamin hòa tan trong chất béo: A, D, E, F, K… là các Vitamin chủ yếu tham gia các phản ứng xây dựng các chất, xây dựng cấu trúc các cơ quan, các mô nghĩa là chức năng tạo hình. Một số vitamin thường gặp Vitamin A + Còn có các tên là retinol, axerophthol + Vitamin A dễ bị oxi hóa trong điều kiện phòng thí nghiệm + Trong cơ thể dưới tác dụng của các chất xúc tác sinh học vitamin A dạng ancol chuyển thành dạng andehit. + Vitamin A bị phân hủy khi có oxi không khí, tuy nhiên nó bền vững đối với acid kiềm và khi đun nhẹ. + Vitamin A và Caroten tham gia vào quá trình oxi hóa- khử,có thể đồng thời là chất nhận và chất nhường oxi.
- Vitamin B + Còn có các tên là thiamin, aneurin...có vai trò quan trọng trong việ tạo ra năng lượng cần thết cho hoạt động của con người. + Tính chất: Vitamin B1 B1 bền trong môi trường acid, không bền trong môi trường kiềm, ở pH kiềm B1 bị phá hủy nhanh chóng khi đun nóng. B1 ở dạng tinh thể và hòa tan tốt trong nước; chịu được quá trình gia nhiệt thông thường Khi oxi hóa B1 chuyển thành hợp chất Thicrom phát huỳnh quang, tính chất này được ứng dụng để tính lượng Vitamin B1. Vitamin B2 : Là tinh thể màu vàng, có vị đắng , tan trong nước, tan trong rượu, không tan trong các dung môi của chất béo. B2 tương đối bền với nhiệt độ va cid B2 nhạy cảm với ánh sang Dưới tác dụng của tia cực tím và môi trường kiềm,B2 biến thành Lumiflavin. Dưới tác dụng của tia cực tím và môi trường acid B2 biến thành Lumicrom là chất có huỳnh quang màu lam. Vitamin B3 : Là chất lỏng nhớt, màu vàng, tan trong nước và rượu,bền với nhiệt và oxy trong dung dịch B3 bị phân hủy trong dung dịch acid hay baz Vitamin PP(B5): Vitamin PP ở dạng acid nicotic là tinh thể hình kim trắng, có vị acid, hòa tan trong nước, trong rượu,bền với nhiệt,với acid và kiềm. Dạng amit cũng là tinh thể hình kim trắng,có vị đắng,tan tốt trong nước nhưng kém bền với acid và kiềm hơn so với dạng acid nicotic. Nhìn chung PP không bị biến đổi khi nấu nướng hong thường. Vitamin B6 Là tinh thể không màu,vị hơi đắng,hòa tan tốt trong nước và rượu Bền khi đun sôi trong acid hay kiềm Không bền với chất oxi hóa B6 nhạy với ánh sáng. Vitamin B7 Không màu có tính kiềm,dễ tan trong nước,rượu,không tan trong ete,bền trong acid, dễ phân hủy trong kiềm Vitamin B8
- Là tinh thể hình kim không màu tan tốt trong nước,tan ít trong rượu không tan trong dung môi hữu cơ. Bền với oxy và H2SO4 Phân hủy bởi H2O2 ,HCl,NaOH,nước Brom. Ít bị thay đổi khi bảo quản Vitamin B12 Dạng tinh thể, màu đỏ(do có Coban 45%) không có vị và mùi.Nhiệt độ nóng chảy là 30000C. Hòa tan tốt trong nước và rượu Trong dung dịch pH aciđ,hay trung tính B12 bền trong tối ở nhiệt độ thường. Ngoài ánh sáng B12 dễ bị phân hủy Vitamin C Hay còn gọi là acid ascorbic Vitamin C là một chất chống oxy hoá tốt, nó tham gia vào nhiều hoạt động sống trọng của cơ thể. Kìm hãm sự lão hoá của tế bào Tăng cường khả năng chống nhiễm khuẩn Chống lại chứng thiếu máu Kích thích nhanh sự liền sẹo Tính chất : Là một chất có vị chua,không mùi,tinh thể trắng,tan trong nước,bền trong môi trường trung tính và acid,không bền trong kiềm. Chịu được nhiệt độ 1000C ở pH trung tính hay acid Dễ bị oxy hóa bởi không khí,khi có mặt của Fe,Cu,,..sẽ tăng nhanh sự oxy- hóa.Sự oxy hóa cũng xảy ra khi có enzim-oxy hóa vitamin C(ở thực vật) Vitamin C tồn tại và chuyển hóa thuận nghịch 2 dạng oxy hóa và khử. Vitamin D Có các tên là antirachitic factor, calcitriol... Vai trò: Hình thành hệ xương Cốt hóa răng Điều hoà chức năng một số gen Tính chất vật lý: Tinh thể không màu,nóng chảy ở 115 – 116oC, không màu. Không hòa tan trong nước mà chỉ tan trong mỡ và dung môi của mỡ như cloroform,benzen,aceton,rượu. Dễ bị phân hủy khi có mặt các chất oxi hóa và acid vô cơ Vitamin E
- Còn có các tên là tocopherol... Vitamin E là một chất chống oxy hoá tốt do cản trở phản ứng xấu của các gốc tự do trên các tế bào của cơ thể. Tính chất vật lý : + Tocopherol là chất lỏng không màu , hòa tan rất tốt trong dầu thực vật, rượu etylic,EteEtylic và Ete dầu hỏa. + Tocopherol khá bền với nhiệt, nó có thể chịu nhiệt tới 1700C ở trong không khí. Tia tử ngoại có thể phá hủy nhanh tocopherol.Nhạy cảm với ánh sáng do đó cần bảo quản trong nắp kín. Tính chất hóa học : Tính chất quan trọng nhất của Tôcpherol là khả năng bị oxi hóa bởi các chất oxi hóa như FeCl3 hoặc HNO3 tạo nên các sản phẩm oxi hóa khác nhau… ( -tocopherylquynon…) Vitamin K Tính chất hóa học Tính chất oxi hóa - khử : vitamin K bị khử thành các dẫn xuất Hydroquinone và khi oxi hóa trở lại sẽ chuyển thành dạng Quinone Vitamin K phân hủy nhanh dưới tác dụng của tia tử ngoại vì khi đó cấu trúc quinone của nó bị biến đổi. Khi đun nóng trong môi trường kiềm vitamin K bị phá hủy nhanh chóng. Câu 2: trình bày ứng dụng của các vitamin thường sử dụng trong công nghiệp thực phẩm Vitamin A: được dùng để bổ sung vào dầu ăn dành cho trẻ em, s ữa, bánh, đường… Vitamin C: dùng bổ sung vào nước ép trái cây, bánh k ẹo, n ước gi ải khát,.. Vitamin D: dùng bổ sung vào các loại bánh, sữa, … Vitamin E: dùng bổ sung vào mì gói,… Vitamin nhóm B: dùng bổ sung vào sữa, các loại bánh, nước giải khát,… Câu 3: Trình bày nguyên lý của các phương pháp định lượng trên Nguyên lí của phương pháp chuẩn độ bằng Iode. Vitamin C sẽ bị oxy hóa thành acid dehydroascorbic bởi I3- có sự hiện diện của iodua kali trong môi trường acid . vitamin C sẽ có bị oxy hóa bởi I2 trước. sau khi I2 oxy hóa hết vitamin C thì nó mới bắt đầu phản ứng với lượng tinh bột có trong dung dịch . ta có thể nhận biết phản ứng này khi dung dịch xuất hiện màu xanh lam nhạt ngĩa là khi đó I2 đã bắt đầu phản ứng với tinh bột cũng có nghĩa là lúc này đã kết thúc quá trình phản ứng của I2 với vitamin C. => V I2 bị mất trong quá trịnh chuẩn độ chính là V I2 phản ứng với vitamin C có trong mẫu thực phẩm. từ đó => lượng vitamin C có trong thực phẩm Câu 4: Trình bày ý nghĩa thực tiễn của thí nghiệm ?
- Ý nghĩa thực tiễn của thí nghiệm: Quy trình chuẩn độ bằng iod thích hợp trong việc kiểm tra hàm lượng vitamin C trong viên thuốc vitamin C,nước ép quả,và trái cây tươi,đông lạnh,hoặc trái cây đóng gói và rau quả.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn