Bài báo cáo Tiêu chuẩn IRR
lượt xem 34
download
Đối với mỗi doanh nghiệp, để đi đến quyết định đầu tư thì vấn đề quan trọng là doanh nghiệp phải đánh giá được hiệu quả kinh tế của đầu tư. Kết quả đầu tư sẽ thu được trong thời gian dài. Trong thời gian đó có nhiều biến động kinh tế, chính trị, xã hội,… khó dự kiến hết được. Vì vậy, chấp nhận bỏ vốn đầu tư là doanh nghiệp chấp nhận rủi ro. Để hạn chế rủi ro đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng nhiều dự án có tính khả thi. Tùy theo mục tiêu của...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài báo cáo Tiêu chuẩn IRR
- Tài chính doanh nghiệp GVHD: TS Nguyễn Hòa Nhân BÁO CÁO ĐỀ TÀI TIÊU CHUẨN IRR (Internal Rate of Return) 1
- Tài chính doanh nghiệp GVHD: TS Nguyễn Hòa Nhân Danh sách thành viên nhóm 5: 1. Phạm Thị Thu Thủy 36K06.3 2. Nguyễn Thị Hòa Ni 36K06.3 3. Võ Thị Hạnh Nguyên 36K06.3 4. Nguyễn Nữ Diễm Chi 36K06.3 5. Nguyễn Văn Quang 36K07.1 6. Phạm Thị Trúc Ly 36K15.2 7 Lê Thị Hiệp 36K06.3 8 Anusa 35K13 2
- Tài chính doanh nghiệp GVHD: TS Nguyễn Hòa Nhân MỤC LỤC 1 TIÊU CHUẨN IRR ( INTERNAL RATE OF RETURN ) 4 1.1 Khái niệm 4 1.2 Cách tính IRR của dự án 5 Đối với dự án có dòng thu nhập phát sinh cố dịnh: 6 1.2.1 Đối với dự án có dòng thu nhập phát sinh không đều: 8 1.2.2 1.3 Ưu, nhược điểm của IRR 8 Ưu điểm 8 1.3.1 Nhược điểm 1.3.2 9 1.4 Ý nghĩa 12 2 THỜI GIAN THU HỒI VỐN PBP ( PAYBACK PERIOD ) 13 1.1 Khái niệm 13 1.2 Phân loại 13 Thời gian thu hồi vốn không chiết khấu 2.2.1 13 Thời gian thu hồi vốn có chiết khấu 16 2.2.2 1.3 Ý nghĩa 18 3 * KẾT LUẬN 18 3
- Tài chính doanh nghiệp GVHD: TS Nguyễn Hòa Nhân PHẦN MỞ ĐẦU Đối với mỗi doanh nghiệp, để đi đến quyết định đầu t ư thì vấn đề quan trọng là doanh nghiệp phải đánh giá được hiệu quả kinh tế của đầu tư. Kết quả đầu tư sẽ thu được trong thời gian dài. Trong thời gian đó có nhiều biến động kinh tế, chính trị, xã hội,… khó dự kiến hết được. Vì vậy, chấp nhận bỏ vốn đầu t ư là doanh nghiệp chấp nhận rủi ro. Để hạn chế rủi ro đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng nhiều dự án có tính khả thi. Tùy theo mục tiêu của dự án mà có nhiều phương pháp khác nhau để lựa chọn dự án đầu tư. Thông thường mục tiêu cuối cùng của hoạt động đầu t ư là lợi nhuận. Do đó lựa chọn dự án đầu tư chủ yếu là đánh giá khả năng sinh lợi của từng dự án, tức là xác định tỷ lệ giữa lợi nhuận so với vốn đầu t ư. Vậy nên trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về một số phương pháp phổ biến thường được sử dụng trong việc đánh giá và lựa chọn các dự án đầu tư. Cụ thể, các phương pháp đó là gì ? cách xác định ( tính toán ) như thế nào ? ưu và nhược điểm và khả năng vận dụng của các chúng trong thực tế ra sao ? 1 Tiêu chuẩn IRR ( Internal Rate of Return ) 1.1 Khái niệm T ỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR) là lãi suất chiết khấu làm cho hiện giá dòng tiền thu nhập từ dự án bằng với chi phí ban đầu của dự án, nghĩa là dự án có lãi suất chiết khấu mà tại đó NPV bằng 0. Đây chính là điểm hòa vốn về lãi suất của dự án, là ranh giới để nhà đầu tư quyết định lựa chọn dự án. NPV IRR r % n FC t NPV I 0 t (1 r ) t 1 4
- Tài chính doanh nghiệp GVHD: TS Nguyễn Hòa Nhân 1.2 Cách tính IRR của dự án IRR IRR1 NPV1 NPV1 NPV2 IRR2 IRR1 NPV A NPV1 B C IRR2 0 IRR1 IRR r% NPV2 D E Cách thiết lập công thức : AB BC AD DE NPV1 IRR r1 (r2 r ) NPV NPV 1 1 2 r1 IRR 1 Với r2 IRR2 Tính gần đúng bằng phương pháp nội suy: + Bước 1 : Chọn 1 lãi suất r bất kì (r là số chẵn) và gọi là r1. 5
- Tài chính doanh nghiệp GVHD: TS Nguyễn Hòa Nhân Dùng r1 để tính NPV của dự án và gọi là NPV1 Kỹ thuật tính toán : Nếu NPV1 > 0 và NPV1 quá lớn nâng r1 lên để NPV1 nhỏ xuống Nếu NPV1 < 0 và NPV1 quá lớn hạ r1 để NPV1 giảm xuống. + Bước 2 : Chọn 1 mức lãi suất r2 (nguyên ) bất kỳ theo quy tắc sau : Nếu NPV1 > 0 thì chọn r2 > r1 tính NPV2 ứng với r2 để NPV2 < 0 Nếu NPV1 < 0 thì chọn r2 < r1 tính NPV2 ứng với r2 để NPV2 > 0 Ghi chú : NPV1 và NPV2 phải đối dấu. + Bước 3 : Nội suy để xác định IRR theo công thức. * Để xác định IRR của một dự án, chúng ta sử dụng phương pháp thử và sai, nghĩa là chúng ta sẽ thử các giá trị lãi suất khác nhau để tìm mức lãi suất làm cho NPV bằng 0. Tuy nhiên, khi tính toán, chúng ta có thể sử dụng công thức nội suy để tìm IRR. NPV1 IRR r1 ( r2 r1 ) NPV1 NPV2 *Sử dụng tiêu chuẩn IRR để lựa chọn dự án đầu tư : - Nếu IRR>r : Lựa chọn dự án. - Nếu IRR r : chấp nhận dự án IRR < r : loại bỏ dự án Với r là t ỷ suất sinh lời yêu cầu NPV 6 IRR > r, NPV > 0 đầu tư có hiệu quả NPV
- Tài chính doanh nghiệp GVHD: TS Nguyễn Hòa Nhân NPV2 Trường hợp các dự án là loại trừ lẫn nhau: Dự án được chọn là dự án có : IRR > r và IRR lớn nhất Ví dụ: Một nhà đầu tư A đang xem xét 2 dự án đầu tư: Dự án 1 đầu tư vào thương phiếu công ty 1 với vốn đầu t ư ban đầu là 500 tr, thời hạn 5 năm, việc đầu t ư này tạo ra thu nhập đầu tư mỗi năm là 180 tr đồng. Dự án 2 đầu tư vào thương phiếu công ty 2 với vốn đầu t ư ban đầu là 450 tr, thời hạn 4 năm, thu nhập đầu tư dự kiến mỗi năm là 180 tr đồng. Nhà đầu tư sẽ chọn dự án nào ? Nếu lãi suất sử dụng vốn là 18%/ năm ? Giải: Đặt IRR là r mà tại đó NPV = 0 Dự án 1: 5 1 NPV1 500 180 0 t 1 (1 r1 ) Dựa vào bảng tra tài chính: => r1 = IRR1 = 22% Dự án 2: 4 1 NPV2 450 180 0 (1 r2 ) t 1 Dựa vào bảng tra tài chính: => r2 = IRR2 =26% So sánh IRR1,IRR2 với lãi suất sử dụng vốn là 18%/ năm, có thể đưa ra kết luận sau: Nếu 2 dự án trên là độc lập nhau thì chọn: ta chấp nhận 2 dự án vì IRR>0 Nếu 2 dự án trên là loại trừ nhau thì chọn: chọn dự án có IRR cao nhất, ta chọn dự 7
- Tài chính doanh nghiệp GVHD: TS Nguyễn Hòa Nhân án 2 có IRR bằng 26% 1.2.2 Đối với dự án có dòng thu nhập phát sinh không đều: Tính NPV bằng công thức :(công thức nội suy) NPV1 IRR r1 ( r2 r1 ) NPV1 NPV 2 Ví dụ: Một dự án có chi phí đầu t ư ban đầu là 1 triệu USD. Thu nhập thuần các năm lần lượt là CF1=200.000 USD, CF2=300.000 USD, CF3=400.000 USD, CF4=400.000 USD, CF5=500.000 USD. Tính IRR của dự án? Giải: Chọn r1 = 20%, ta có: 0,2 0,3 0,4 0,4 0,5 NPV1 1 2 3 4 (1 0,2) 5 (1 0,2) (1 0,2) (1 0,2) (1 0,2) = 0,00033 (triệu USD ) Chọn r2 = 22%, ta có: 0,2 0,3 0,4 0,4 0,5 NPV2 1 2 3 4 (1 0,22) 5 (1 0,22) (1 0,22) (1 0,22) (1 0,22) = -0,04865 ( triệu USD ) Áp dụng công thức nội suy, ta có: NPV1 0,00033 IRR r1 (r2 r1 ) ( ) 0,2 (0,22 0,2) ( ) 20,0135% NPV1 NPV2 0,00033 0,04865 1.3 Ưu, nhược điểm của IRR 1.3.1 Ưu điểm Có tính đến thời giá tiền tệ. Có thể tính IRR mà không cần biết suất chiết khấu. Tính đến toàn bộ dòng tiền 8
- Tài chính doanh nghiệp GVHD: TS Nguyễn Hòa Nhân 1.3.2 Nhược điểm Nhược điểm thứ nhất: Không phải lúc nào IRR > chi phí cơ hội đầu tư thì lựa chọn dự án Phương pháp tỷ suất sinh lợi nội bộ - IRR cho rằng những dự án đầu tư nào có IRR > chi phí cơ hội của vốn đầu tư thì đều có thể chấp nhận được vì NPV của dự án chắc chắn sẽ dương. Do đó khi so sánh chi phí cơ hội của vốn đầu tư và IRR cho các dự án chúng ta sẽ nhanh chóng biết được với các mức lãi suất chiết khấu nào thì NPV của dự án sẽ dương và ngược lại. Nhưng điều này chỉ hoàn toàn đúng khi được áp dụng đối với các trường hợp dự án bình thường tức NPV của dự án giảm dần khi lãi suất chiết khấu tăng. Và nó sẽ không đúng trong trường hợp cá biệt bởi vì không phải tất cả các dòng tiền của các dự án đầu tư đều có NPV giảm dần khi mức lãi suất chiết khấu tăng lên. Hãy xem xét hai dự án A và B như sau: Dòng tiền ( triệu đô la) Dự án CF0 CF1 IRR NPV(10%) A -1000 +1500 +50% +364 B +1000 -1500 +50% -364 Mỗi một dự án có IRR là 50%. Điều này có nghĩa là các dự án đều có sức thuyết phục như nhau? Rõ ràng là không phải như vậy, vì trong trường hợp dự án A vào năm 0 chúng ta phải chi ra 1.000 triệu $ hay nói cách khác chúng ta đang cho vay tiền với mức lãi suất là 50%. Trong trường hợp dự án B khi vào năm 0 chúng ta có dòng tiền +1.000 hay nói khác đi chúng ta đang đi vay tiền với mức lãi suất là 50%. Khi cho vay tiền thì mọi người đều muốn một mức tỷ suất hoàn vốn cao và khi đó IIR > chi phí sử dụng vốn làm cho NPV > 0. Còn khi đi vay thì chúng ta sẽ muốn ngược lại, vì lời của người cho vay chính là lỗ của người đi vay. Trong trường hợp B, NPV gia tăng khi lãi suất chiết khấu gia tăng. Rõ ràng là tiêu chuẩn tỷ suất thu nhập nội bộ IRR như chúng ta đề cập trước đây không thể áp dụng trong trường hợp này. Chúng ta đang tìm kiếm một IRR thấp hơn chi phí sử dụng vốn. Trong trường hợp này, NPV < 0 nên dự án này sẽ không được chấp nhận. Nhược điểm thứ hai: IRR đa trị Có thể một dự án có nhiều IRR. Khi đồng tiền của dự án đổi dấu nhiều lần, dự án có khả năng có nhiều IRR, vì vậu không biết chịn IRR nào,\ CF 0 CF 1 CF 2 CF 3 CF 4 Năm -300 200 200 200 -200 Dự án này có 2 IRR là -39,07% và 27,73%. 9
- Tài chính doanh nghiệp GVHD: TS Nguyễn Hòa Nhân Lý do cho việc xuất hiện hai giá trị IRR là do dòng tiền của dự án đã đổi dấu hai lần. Một dự án đầu tư có dòng tiền đổi dấu bao nhiêu lần thì sẽ có thể có tối đa số lần như vậy các giá trị IRR khác nhau. Nguyên nhân dẫn đến việc dòng tiền đổi dấu có thể là do sự cho phép nộp chậm thuế hoăc nhiều dự án phải gánh chi phí khá lớn vào thời điểm ngừng hoạt động dự án chẳng hạn như các dự án khai thác mỏ. Những dự án này khi ngừng hoạt động phải tốn nhiều chi phí cải tạo đất khi đóng cửa theo yêu cầu bảo vệ môi trường. Do vậy các dự án khai thác mỏ thường có hai IRR vì dòng tiền của nó bị đổi dấu hai lần (lần thứ nhất trong năm đầu tiên và lần thứ hai khi kết thúc dự án). Và cũng có những trường hợp dự án không có IRR. Ví dụ dự án D có dòng tiền như sau: Dòng tiền ($) CF 0 CF 1 CF 2 IRR (%) NPV Năm Luôn luôn +1.000 -3.000 +2.500 Không có dương Dự án này không có IRR và có NPV luôn luôn dương với bất kì mức lãi suất chiết khấu nào. Tóm lại trong những trường hợp như vậy tiêu chuẩn IRR đã bộc lộ những khuyết điểm và giải pháp đơn giản nhất là sử dụng tiêu chuẩn NPV. Nhược điểm thứ ba: Mâu thuẫn trong trường hợp hai dự án loại trừ nhau. Trong trường hợp phải có sự lựa chọn một trong số các dự án loại trừ lẫn nhau, NPV và IRR không phải lúc nào cũng dẫn đến sự lựa chọn giống nhau, đây là điều dễ nhầm lẫn nhất trong thực tiễn thẩm định dự án đầu t ư. Để đạt được mục tiêu là chọn lựa dự án tốt nhất từ các dự án đầu tư được đề xuất, chúng ta phải cần phân loại chúng và lựa chọn dự án nào được xếp loại cao nhất. Nhưng tiêu chuẩn NPV và IRR lại không dẫn đến những kết quả giống nhau. Bây giờ chúng ta hãy cùng xem xét những lý do dẫn đến những khả năng khác nhau: Khác nhau về kích thước, quy mô đầu tư. - Khác nhau về mẫu hình của dòng tiền CF. - Khác nhau về quy mô đầu tư và mẫu hình CF: Một sự khác nhau về quy mô đầu t ư cũng đủ gây ra những xếp loại mâu thuẫn bởi tiêu chuẩn NPV và IRR. Để thấy rõ điều này, giả định chi phí sử dụng vốn là 8% và xem xét hai dự án đầu tư C, D. Năm Dự án 0 1 2 NPV (8%) IRR C -10.000 5.917 5.917 558,58 12% D -20.000 11.834 11.834 1117,16 12% 10
- Tài chính doanh nghiệp GVHD: TS Nguyễn Hòa Nhân Nếu xét theo phương diện đầu tư ban đầu và dòng tiền của hai dự án thì dự án D gấp đôi dự án C. Tỷ suất sinh lợi mà hai dự án tạo được giống nhau (12%), do đó việc xếp loại hai dự án này bằng IRR là giống nhau. Nhưng khi dự án C tạo ra một khoản thu nhập là 12% trên 10.000$, thì dự án D là 12% trên 20.000$. NPV của dự án D gấp đôi dự án C. Nếu xét theo tiêu chuẩn NPV thì dự án D phải được xếp loại cao hơn. IRR được diễn đạt bằng một tỷ lệ %, trong khi tình hình tài chính của doanh nghiệp lại được đo bằng tiền. Như vậy, IRR của một dự án không thể giải thích trực tiếp được vấn đề, nếu xét theo ý nghĩa của sự gia tăng giá trị doanh nghiệp. Một khoản đầu t ư tạo ra thu nhập 50% trong một năm nghe rất hấp dẫn, nhưng tỷ suất sinh lợi chỉ tính trên 100$ thì quả thật chúng không là gì cả. Một ví dụ khác nữa về mẫu hình của dòng tiền làm gia tăng khả năng mâu thuẫn việc xếp loại bằng tiêu chuẩn NPV và IRR.. Trong khi dòng tiền của dự án X là không đổi theo thời gian, thì dự án Y có dòng tiền giảm dần. Năm Dự án 0 1 2 3 NPV (10%) IRR X -23.000$ 10.000$ 10.000$ 10.000$ 1.896$ 14,6 Y -8.000$ 7.000$ 2.000$ 1.000$ 768$ 17,7 X -Y -15.000$ 3.000$ 8.000$ 9.000$ 1.101$ 13,5 Ở tại mức thu phí sử dụng vốn là 10% , dự án X có NPV cao hơn dự án Y. Do đó, nếu xét theo tiêu chuẩn NPV, dự án X tốt hơn dự án Y. còn khía cạnh khác, IRR của dự án Y là 17.7% cao hơn dự án X (14.6%), vì thế nếu xét theo tiêu chuẩn IRR, dự án Y tốt hơn dự án X. Ở tại mức lãi suất 10% (chi phí sử dùng vốn) giá định ở ví dụ trên, một mâu thuẫn trong xếp loại dự án xảy ra. Dự án X được xếp loại cao hơn bằng tiêu chuẩn NPV, nhưng dự án Y lại được xếp loại cao hơn theo tiêu chuẩn IRR. Tuy nhiên, tiêu chuẩn NPV sẽ dẫn đến kết luận chính xác đối với nhữ ng doanh nghiệp hướng mục tiêu của mình vào tối đa hóa lợi nhuận. Để phân tích rõ tình huống trên, chúng ta tiến hành trừ dòng tiền của Y và X. Điều này sẽ xảy tạo ra một dự án khác là “dự án”(X-Y). Dự án này được giả đinh ra để phân tích (đây không phải là dự án thật) và chúng ta có thể sử dụng nó cho những lập luận tiếp theo. Hãy chú ý là NPV của (X – Y) trên bảng 10.4 chính là sự khác biệt giữa NPVx và NPVy 1.869$ - 768$ = 1.101$. Cũng bởi vì NPV(X-Y)>0, chắc chắn rằng IRR(X-Y)>r.(thật vậy 13.5%>10%). Dòng tiền của dự án X bao gồm dòng tiền của Y cộng thêm dòng tiền của dự án (X-Y):X =Y + (X-Y). Bởi vì X và Y là hai dự án loại trừ lẫn nhau, chúng ta chỉ có thể chấp nhận 1 trong 2 là Y hoặc X. Nếu chúng ta chọn Y, NPV sẽ là 768$ và dự án sẽ tạo ra một thu nhập là 17.7% tỷ suất sinh lợi. do đó chúng ta có thể lập luận về việc lựa chọn dự án X và Y như một sự lựa chọn bản thân Y cộng với một dự án khác là (X-Y). chúng ta có thể nhận xét sau: Nếu (X-Y) là dự án chấp nhận được thì dự án Y + (X-Y) phải tốt hơn là Y một mình. 11
- Tài chính doanh nghiệp GVHD: TS Nguyễn Hòa Nhân Nếu dự án (X-Y) là dự án không chấp nhận được, thì Y một mình lại tốt hơn Y + (X-Y). Bởi vì NPV(X-Y)= NPVX-NPVY, và bởi vì NPVX> NPVY nên rõ ràng NPV(X-Y)>0. Thật vậy, NPV(X-Y) là 1.101$ và chúng ta cũng biết rằng nếu NPV là dương tính cũng có nghĩa là IRR lớn hơn lãi suất chiết khấu r (IRR > r). Lập luận này rất quan trọng, bởi vì nó cho chúng ta thấy là (X-Y) là dự án chấp nhận được bằng cả 2 tiêu chuẩn NPV và IRR. Rõ ràng dự án Y+ (X-Y) phải tốt hơn Y một mình. Chúng ta có thể kết luận vấn đề, khi có một mâu thuẫn xảy ra giữa 2 tiêu chuẩn NPV và IRR thì tiêu chuẩn NPV sẽ thích hợp hơn, nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Nhược điểm thứ tư: Lãi suất ngắn hạn có thể khác lãi suất trong dài hạn. Trong thảo luận về quyết định ngân sách vốn đầu tư, chúng ta đã đơn giản hóa khi cho rằng chi phi cơ hội của vốn là như nhau cho các dòng tiền ở các năm CF1, CF2…CFn... trong phạm vi đề cập ở đây chúng ta sẽ không đi sâu vào vấn đề yếu tố lãi suất thay đổi theo thời gian nhưng đối với tiêu chuẩn IRR cần có những nhận định rõ ràng hơn khi lãi suât ngắn hạn khác với lãi suất dài hạn Ta có công thức tổng quát nhất để tính hiện giá thuần: CFn CF1 CF2 NPV ... I 1 2 (1 rn ) n (1 r1 ) (1 r2 ) Nói cách khác ta sẽ chiết khấu CF1 với r1 chi phí cơ hội của vốn trong năm 1, r2 chi phí cơ hội của vốn trong năm 2….theo tiêu chuẩn IRR ta sẽ chấp nhận 1 dự án nếu IRR lớn hơn chi phí cơ hội. Nhưng thật khó khi so sánh IRR với r1, r2, r3…? Điều này có ý nghĩa gì với quyết định ngân sách vốn đầu tư? Nó có ý nghĩa là IRR trở nên khó sử dụng khi chúng ta cho rằng cấu trúc lãi suất theo thời gian là quan trọng. Nhiều công ty trên thực tế sử dụng tiêu chuẩn IRR vì họ đã ngầm giả định rằng không có gì khác biệt giữa lãi suất dài hạn và lãi suất ngắn hạn. Họ làm điều này với cùng 1 lí do: đơn giản hóa vấn đề, bỏ qua yếu tố lãi suất thay đổi theo thời gian. Chúng ta đã liệt kê 4 trường hợp mà IRR có thể dẫn đến những kết luận sai lầm. Vậy tiêu chuẩn IRR là không đáng tin cậy? Ngược lại hoàn toàn, tiêu chuẩn IRR là một nguồn gốc rất đáng tôn trọng và tuy nó là 1 tiêu chuẩn không dể dàng sử dụng bẳng tiêu chuẩn NPV, nhưng nếu được sử dùng đúng đắn tiêu chuẩn IRR sẽ cho ra cùng 1 câu trả lời. 1.4 Ý nghĩa - Nếu giá trị này lớn hơn giá trị suất chiết khấu (chi phí cơ hội) thì dự án đáng giá. - Tỉ lệ nội bộ hoàn vốn càng cao thì khả năng thực thi dự án càng cao. IRR còn được sử dụng để đo lường, sắp xếp các dự án có triển vọng theo thứ tự, từ đó có thể dễ dàng hơn trong việc cân nhắc nên thực hiện dự án nào. Nói cách khác, IRR là tốc độ tăng trưởng mà một dự án có thể tạo ra được. Nếu giả định rằng tất cả các yếu tố khác của dự án là như nhau thì dự án nào có tỷ suất hoàn vốn nội bộ cao nhất thì dự án đó có thể ưu tiên thực hiện đầu tiên. - IRR dễ tính toán vì không phụ thuộc vào chi vốn, rất thuận tiện cho việc so sánh 12
- Tài chính doanh nghiệp GVHD: TS Nguyễn Hòa Nhân cơ hội đầu tư vì cho biết khả năng sinh lợi dưới dạng %. Ý nghĩa cốt lõi của IRR là cho nhà đầu tư biết được chi phí sử dụng vốn cao nhất có thể chấp nhận được. Nếu vượt quá thì kém hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên IRR không được tính toán trên cơ sở chi phí sử dụng vốn do đó có thể dẫn tới nhận định sai về khả năng sinh lời của dự án. Nhà đầu tư sẽ không biết mình có bao nhiêu tiền trong tay. 2 Thời gian thu hồi vốn PBP ( PayBack Period ) Trước khi bước vào thực hiện một dự án nào đó, nhà đầu tư luôn luôn quan tâm đến thời gian hoàn vốn, sẽ mất bao lâu để một phi vụ đầu t ư có thể thu hồi lại số vốn đã bỏ ra một cách nhanh nhất. 1.1 Khái niệm Thời gian hoàn vốn PBP(Payback period) là thời gian để dòng tiền tạo ra từ dự án đủ bù đắp chi phí đầu tư ban đầu. Cơ sở để chấp nhận dự án dựa trên tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn là thời gian hoàn vốn phải thấp hơn hoặc bằng thời gian hoàn vốn yêu cầu hay còn gọi là ngưỡng thời gian hoàn vốn. Thời gian hoàn vốn càng ngắn thì dự án đầu tư càng hấp dẫn. Phương pháp lựa chọn dự án dựa vào chỉ tiêu PBP: - Chấp nhận đầu tư dự án nếu PBP < thời gian yêu cầu - Từ chối đầu tư dự án nếu PBP > thời gian yêu cầu 1.2 Phân loại Thời gian thu hồi vốn có thể được chia thành hai loại: thời gian thu hồi vốn không chiết khấu và thời gian thu hồi vốn có chiết khấu. 2.2.1 Thời gian thu hồi vốn không chiết khấu Thời gian thu hồi vốn không chiết khấu được xác định một cách đơn giản dựa vào dòng tiền tự do của dự án mà không tính đến yếu tố thời gian tiền tệ. Phương pháp xác định thời gian hoàn vốn: Để áp dụng phương pháp thời gian hoàn vốn, trước tiên cần tính số năm hay hay thời gian hoàn vốn của dự án. Trường hợp 1: Dòng tiền thuần (thu nhập do đầu tư mang lại) hàng năm bằng nhau, tạo nên một dòng tiền đồng nhất. Khi đó: Chi phí đầu tư ban đầu Thời gian hoàn vốn = 13
- Tài chính doanh nghiệp GVHD: TS Nguyễn Hòa Nhân Dòng tiền thuần hàng năm Ví dụ1: Một công ty quyết định mua một dây chuyền sản xuất trị giá $70000. Mỗi năm công ty này thu về $20000. Khi đó thời gian ho àn vốn là $70000/$20000 = 3.5 năm. Trường hợp 2: Dòng tiền thuần hàng năm không bằng nhau, khi đó thời gian thu hồi vốn hay hoàn vốn được tính như sau: |Σnt=0 NCFt| PBP = n + NCFn+1 Trong đó n là số năm để dòng tiền tích lũy của dự án < 0, nhưng dòng tiền tích lũy đến năm n+1 sẽ > 0, tức là: Σnt=0 NCFt 0 và Ví dụ 2: Công ty ABC đang đánh giá lựa chọn dự án đầu tư với số liệu sau: Dòng tiền vào của dự án đầu tư sẽ là $10000, $12000, $15000, $10000 và $10000, tương ứng với các năm từ 1 đến 5 năm. Chi phí đầu t ư ban đầu sẽ là $40000. Đơn vị: $1000 0 1 2 3 4 5 Năm NCF - 10 12 15 10 10 40 Dòng tiền vào tích lũy 10 22 37 47 57 |- 40 + 10 + 12 + 15| Thời gian hoàn vốn = 3+ = 3.3 10 Giả sử nhà quản lí đưa ra độ dài thu hồi vốn mong đợi của dự án là 3,5 năm thì dự án vẫn được chấp nhận vì công ty sẽ thu hồi vốn đầu tư ban đầu với thời gian nhỏ hơn 3,5 năm (3,3 năm < 3,5 năm). Ví dụ 3: Thời gian hoàn vốn cho một dự án khác của công ty ABC có dòng tiền như sau: 0 1 2 3 4 5 Năm NCF -700 200 200 200 200 300 Dòng tiền vào 200 400 600 800 1100 14
- Tài chính doanh nghiệp GVHD: TS Nguyễn Hòa Nhân tích lũy |-700 + 200 + 200 + 200| Thời gian hoàn vốn = 3 + = 3.5 200 Nếu thời gian hoàn vốn yêu cầu là 4 năm thì dự án được chấp nhận. Ưu, nhược điểm: * Ưu điểm: - Đơn giản, dễ sử dụng - Thể hiện khả năng thanh khoản và rủi ro của dự án. Nếu thời gian hoàn vốn ngắn, thanh khoản của dự án càng cao và rủi ro đối với vốn đẩu tư của dự án càng thấp. - Được áp dụng nhiều cho các dự án cần thu hồi vốn nhanh. * Nhược điểm: - Không xem xét dòng tiền sau thời gian hoàn vốn vì vậy sẽ gặp sai lầm khi lựa chọn và xếp hạng dự án theo tiêu chuẩn này. - Không quan tâm đến giá trị của tiền theo thời gian. - Chỉ xem xét được lợi ích ngắn hạn. Ta sẽ thấy rõ qua dự án sau: Chúng ta giả định chi phí sử dụng vốn là 10%/ năm và chính sách của doanh nghiệp là sẽ không chấp nhận dự án thời gian thu hồi vốn vượt quá 3.5 năm DỰ NPV IRR PBP N ĂM (10%) (%) ÁN 0 1 2 3 4 5 (năm) A -10.000 1.000 2.000 3.000 4.000 10.000 3.757 19.7 4 B -10.000 5.000 3.000 2.000 1.000 1.000 -169 9.1 3 C -10.000 9.000 500 500 1.000 1.000 275 11.9 3 15
- Tài chính doanh nghiệp GVHD: TS Nguyễn Hòa Nhân Qua bảng số liệu ở bảng trên ta đã thấy tiêu chuẩn PBP mâu thuẩn với cả hai chỉ tiêu NPV, IRR khi đánh giá dự án. Dự án B đáng lý bị từ chối bở i vì NPV < 0 (-169 < 0), IRR < chi phí sử dụng vốn (9.1% < 10%). Tu y nhiên PBP của B là 3 năm, do đó dự án được chấp nhận theo tiêu chuẩn PBP. Dự án A thì ngược lại phải được chấp nhận vì NPV > 0 (3.757 > 0), IRR > chi phí sử dụng vố n (19.7% > 10%) Do đó chỉ tiêu này chưa phải là một chỉ số biểu thị hiệu quả kinh tế của một dự án một cách hợp lí. 2.2.2 Thời gian thu hồi vốn có chiết khấu Chúng t a thấ y rằng một trong những khiếm khu yết của tiêu chuẩ n PBP không chiết khấu là nó đã bỏ qua tính chất giá trị tiền lệ theo thời gian và tiêu chuẩn PBP có c hiết k hấu sẽ khắc phục nhược điểm nà y. Phương pháp x á c đ ị n h thời gia n thu hồi vốn có chiết khấu - PBP c ó c h i ế t k h ấ u là khoảng thờ i gian cần thiết để thu hồi vốn đầu tư ban đầu được tính theo dòng tiền đã được chiết khấu về hiện tại. - Công thức tính hoàn toàn giống với PBP không chiết khấu, nhưng dòng tiền để tính đã được chiết khấu về hiện tại. * Ví dụ: 0 1 2 3 4 Năm NCF -500 200 200 200 250 Tỷ suất chiết -500 178,57 159,44 142,36 158,88 khấu 12% |- 500 + 178,57 + 159,44 + 142,36| Thời gian hoàn vốn =3 + = 3.12 năm 158,88 Hay nói cách khác: nếu PBP không chiết khấu là khoản thời g ian cần thiết mà dự án có thể thu hồ i lại được vốn đầu tư ban đầu dướ i góc độ kế toán thì tiêu chuẩn P BP có chiết khấu là kho ản thời gian cần thiết mà dự án có thể hoàn lại được vốn đầu tư bỏ ra ban đầu được cảm nhận dưới góc độ tài chính. Ví dụ: Giả định rằng một dự án đầu tư đòi hỏi 12. 5% lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư bỏ ra. Dự án có số vốn đầu tư ban đầu là 300$ và mỗ i năm tạo ra dòng tiền dương là 100$ trong 5 năm. Áp dụng tiêu chuẩn thời gian thu hồ i vố n có chiết khấu chúng ta sẽ chiết khấu dòng t iền mỗ i năm với mức lãi suất chiết khấu là 12,5% và tính giá trị hiện tại lũy kế của dòng t iền này. Bảng sau thể hiện kết quả tính toán của hai dòng tiền có chiết khấu và không có chiết khấu và nhìn vào kết quả của cột dòng tiền lũy t iến ta thấ y t iêu chuẩn PBP không chiết khấu cho thời gian thu hồ i vốn đúng 3 năm trong khi chỉ t iêu chuẩn thờ i gian thu hồi vốn có chiết khấu cho kết quả thờ i gian 16
- Tài chính doanh nghiệp GVHD: TS Nguyễn Hòa Nhân thu hồ i vốn hồ i vốn là 4 năm. Chúng ta có thể hiểu về t iêu chuẩn thờ i gian thu hồ i vốn có chiết khấu như thế nào? Nếu xe m t iêu chuẩn thời gian thu hồi vốn PBP khô ng có chiết khấu là khoản thời gian cần thiết mà dự án có thể thu hồ i lại được vốn đầu tư ban đầu dướ i góc độ kế toán thì tiêu chuẩn thời gian thu hồi vố n PBP có chiết khấu là kho ản thời gian cần thiết mà dự án có thể hoàn lại được vốn đầu tư bỏ ra ban đầu được cảm nhận dưới góc độ tài chính. Nói rõ hơn, trong ví dụ nà y t iêu chuẩn thờ i gian thu hồi vốn có chiết khấu cho thấy chúng ta sẽ cần thời gian là 4 năm để thu hồ i lại vốn đầu tư đã có tính đến cơ hội chi phí của việc sử dụng vốn đầu tư, khoản sinh lợi mà số vốn này có thể kiếm được từ những dự án khác. Thời gian thu hồi vốn theo phương pháp PBP có chiết khấu Dòng tiền Dòng tiền lũy kế Không chiết Chiết Không chiết Chiết Năm khấu khấ u khấu khấ u 1 100$ 89$ 100$ 89$ 2 100$ 79$ 200$ 168$ 3 100$ 70$ 300$ 238$ 4 100$ 62$ 400$ 300$ Ưu, nhược điểm * Ưu điểm: - Thời gian hoàn vốn có chiết khấu cho nhà đầu tư biết được thời gian thu hồi vốn thực sự của dự án( có tính đến yếu tố giá trị tiền tệ theo thời gian). * Nhược điểm: - Tính toán phức tạp hơn PBP không chiết khấu - Không xét đến toàn bộ dòng tiền của dự án, dòng tiền phía sau dự án sẽ bị bỏ qua khi giới hạn thời gian thu hồi vốn đã xác định. - Một dự án có thời gian thu hồi vốn có chiết khấu ngắn hơn của một dự án khác nhưng điều này không có nghĩa là có NPV lớn hơn, dẫn đến dễ dẫn đến sai lầm khi quyết định đầu tư nếu không kết hợp chặt chẽ với các chỉ tiêu khác. 17
- Tài chính doanh nghiệp GVHD: TS Nguyễn Hòa Nhân 1.3 Ý nghĩa Sau bao lâu sẽ thu hồi được toàn bộ vốn đầu tư. Xem xét được độ linh hoạt của vốn đầu t ư. Là mốc để so sánh giữa các phương án đầu tư. Thống kê % giám đốc tài chính các công ty lớn sử dụng các phương pháp thẩm định dự án đầu tư khác nhau Luôn luôn hoặc thường xuyên sử dụng (%) NPV 74,9 IRR 75,6 PP 56,7 DPP 29,5 PI 11,9 Các phương 30,3 pháp khác T ỷ lệ thống kê % của các công ty đa quôc gia lớn trên thế giới sử dụng các phương pháp thẩm định dự án đầu tư khác nhau Sử dụng chính Sử dụng phụ trợ 3 PP 5% 37,6% 4IRR 65,3% 14,6% NPV 16,5% 30% 5Khác 13,2% 17,8% 6Tổng cộng 100% 100% 7 8 * Kết luận Nên sử dụng chỉ tiêu nào để quyết định đầu tư? Nhiều nghiên cứu thực tiễn đã đưa ra bằng chứng kết luận cho thấy rằng ba chỉ tiêu NPV, IRR, PBP thường được sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư.Trong ba chỉ tiêu này chúng ta nên sử dụng kết hợp để có cái nhìn toàn diện hơn về sự khả thi về mặt tài chính của dự án.Chẳng hạn NPV cho chúng ta biết dự án có sinh lợi hay không nhưng không cho biết khả năng sinh lợi tương đối của dự án là bao nhiêu phần trăm.Do đó nó phải được bổ sung bằng chỉ tiêu IRR.Thế nhưng cả NPV và IRR chỉ cho biết về khả năng sinh lợi chứ không cho biết được bao giờ thì thu hồi được vốn đầu tư từ dự án, cho nên, cần bổ sung thêm chỉ t iêu PBP.Sự kết hợp ba chỉ tiêu này sẽ cho chúng ta một cái nhìn toàn diện hơn về dự án. 18
- Tài chính doanh nghiệp GVHD: TS Nguyễn Hòa Nhân Tài liệu tham khảo: 1. Giáo trình Lập dự án đầu tư – PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt – Nxb Đại học kinh tế Quốc Dân. 2. Giáo trình DỰ ÁN ĐẦU TƯ – Lập, thẩm định hiệu quả tài chính – Đinh Thế Hiển. 3. Tài chính doanh nghiệp – TS.Nguyễn Minh Kiều http://vietsourcing.edu.vn/ban-tin-chuyen-nganh/541-tham-dinh-du-an-dau-tu- lap-du-toan-von-npv-va-irr.html 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn