intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài chuyên đề cuối khóa: Nghiên cứu và phân tích thực trạng của hoạt động trách nhiệm xã hội tại Công ty cổ phần Dệt may Đầu tư Thương mại Thành công

Chia sẻ: Nguyễn Ngoc Tuấn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:28

106
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu vai trò then chốt của hệ thống luật pháp, các tiêu chuẩn về đạo đức được quy định thành tiêu chuẩn pháp luật để thực hiện trách nhiệm xã hội của cá nhân và doanh nghiệp nhằm chế ngự lòng tham và kiểm soát các hành vi làm giàu vô đạo đức, gây nguy hại cho cộng đồng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài chuyên đề cuối khóa: Nghiên cứu và phân tích thực trạng của hoạt động trách nhiệm xã hội tại Công ty cổ phần Dệt may Đầu tư Thương mại Thành công

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG & XàHỘI LỚP CĐ07NL MÔN HỌC : CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN SÂU BÀI CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA TÊN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG  CỦA HOẠT ĐỘNG TRÁCH NHIỆM XàHỘI TẠI  CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY­ĐẦU TƯ­ THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG GVHD :  NGUYỄN NGỌC TUẤN SVTH :  NGUYỄN THỊ LỆ DIỄM LỚP CĐ07NL
  2. Cảm ơn thầy Nguyễn Ngọc Tuấn đã tận tình giúp chúng em  hoàn thành tốt bài chuyên đề này. Xin cảm ơn thầy!
  3. MỤC LỤC Phần I  MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3. Phương pháp nghiên cứu Phần II  NỘI DUNG I.  LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM XàHỘI CỦA DOANH  NGHIỆP 1. Một số khái niệm a. Trách nhiệm xã hội ở doanh nghiệp. b. Tiêu chuẩn SA8000. 2. Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội ở nước ta. c. Áp dụng ở Việt Nam d. Áp dụng ở Doanh nghiệp II. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN SA8000 Ở CÔNG TY DỆT  MAY THÀNH CÔNG 1. Thực trạng áp dụng tại công ty. a. Quy trình áp dụng b. Phân tích thực trạng c. Các bước triển khai của SA8000. d. Kinh phí thực hiện. e. Lợi ích đem lại f. Khó khăn, trở ngại. 2. So sánh các bộ tiêu chuẩn với quy định của Pháp luật ở Việt Nam. 3. Nhận xét. III.  GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ 1. Một số điểm cần lưu ý 2. Kiến nghị PHẦN III  KẾT LUẬN
  4. PHẦN I : MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đường lối đổi mới và mở cửa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của  Đảng và Nhà nước đã đưa lại những thành tựu đầy ấn tượng trong phát triển  kinh tế ­ xã hội nước ta, làm thay đổi căn bản của hình ảnh Việt Nam trên  trường quốc tế. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu hướng khách quan tạo nhiều cơ  hội phát triển cho các quốc gia, nhất là duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao,  sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, trước hết là nguồn nhân lực, tạo nhiều công  ăn việc làm, giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.  Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh và cạnh tranh,  vừa có nhiều cơ hội và không ít thách thức.  Cùng với việc ban hành Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài và một  loạt các văn bản pháp luật hỗ trợ quá trình hội nhập, Việt Nam đã cam kết thực  hiện AFTA trong khối ASEAN, gia nhập diễn đàn APEC, mở rộng quan hệ  thương mại và đầu tư với EU, Nhật Bản, kí hiệp định Thương mại Việt Nam ­  Hoa kỳ và đang trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế  giới (WTO). Điều này đã mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ  hội cũng như thách thức mới cùng với những "luật chơi" mới.  Một trong những luật chơi mới đó là thực hiện "Trách nhiệm của Xã hội  của Doanh nghiệp" liên quan đến một số nội dung chủ yếu thuộc lĩnh vực lao  động và môi trường, thông qua những "Bộ Quy tắc ứng xử" (Code of Conduct).  Thời gian gần đây, dư luận đang quan tâm chặt chẽ và bức xúc đối với  hàng loạt vụ vi phạm đạo đức kinh doanh, xâm hại môi trường và sức khỏe con 
  5. người ở mức độ nghiêm trọng; điển hình là vụ sữa nhiễm melamine ở công ty  Tam Lộc của Trung Quốc và vụ xả trực tiếp chất thải không qua xử lý ra sông  Thị Vải của công ty Vedan ở Việt Nam. Sự đúng – sai trong những vụ việc trên  là rõ ràng. Tuy nhiên, đối với xã hội và hàng ngàn doanh nghiệp đang hoạt động  khác, bài toán về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) lại được đặt ra  và cần được thảo luận nghiêm túc cả về mặt lý luận chính sách và thực tiễn.  Hiện nay, ở Việt Nam đã có 25 doanh nghiệp được cấp chứng nhận đạt  tiêu chuẩn SA 8000, như: Công ty Dệt may Việt Thắng, Công ty dệt may Thành  Công, Công ty Xuất nhập khẩu dệt may Việt Tiến, Castrol Vietnam,  Legamex...Chính vì vậy nên em muốn nghiên cứu xem thực trạng của các công  ty trên đã áp dụng tiêu chuẩn SA8000 này như thế nào. Qua đó nhằm tìm hiểu  những kết quả tích cực trong thời gian qua cũng như những mặt hạn chế,  những điểm khó khăn cần giải quyết trong lĩnh vực này. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ­ Bộ tiêu chuẩn thực hiện Trách Nhiệm Xã Hội (TNXH). ­ Quy định Pháp luật ở Việt Nam.  2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ­ Không gian : ở tại Công ty dệt may Thành Công. ­ Thời gian : 9/4 đến 10/5/2010.  III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ­ Sưu tầm, thống kê tài liệu trên internet. ­ Phỏng vấn giám đốc công ty. ­ Phỏng vấn người lao động. ­ Phỏng vấn công ty dịch vụ cung ứng. ­ Hỏi ý kiến chuyên gia. PHẦN II. NỘI DUNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM XàHỘI  CỦA DOANH NGHIỆP 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM a. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
  6.  Năm 1973 Keith Davis đã đưa ra một khái niệm khá rộng: “CSR là sự  quan tâm và phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài  việc thoả mãn những yêu cầu pháp lý, kinh tế, công nghệ”.  Archie Carroll (1999) còn cho rằng CSR có phạm vi rộng lớn hơn: “CRS  bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng  từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định”.  Theo Matten và Moon (2004) lại cho rằng: “CSR là một khái niệm chùm  bao gồm nhiều khái niệm khác nhau như đạo đức kinh doanh, doanh  nghiệp là từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm  môi trường. Đó là một khái niệm động và luôn được thử thách trong từng  bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù”…  Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là điều kiện ràng buộc đối với các hợp  đồng xuất khẩu sang các nền kinh tế phát triển, buộc phải tuân thủ khi  ký kết hợp đồng.  Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thể hiện qua các yêu cầu về tuân thủ    chế độ lao động tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm, sản phẩm sạch và bảo  vệ môi trường.  Hội đồng Doanh nghiệp thế giới vì sự phát triển bền vững: "CRS là sự  cam kết trong việc ứng xử hợp đạo lý và đóng góp vào sự phát triển kinh  tế, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và  gia đình họ, cũng như của cộng đồng địa phương và của toàn xã hội nói  chung”   Phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng Thế giới (WB): “CRS là sự cam  kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững,  thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao  động và các thành viên trong gia đình họ; cho cộng đồng và toàn xã hội,  hội”…   theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã  Theo ông Thomas Thomas, CEO – Singapore Compact.  Mục tiêu kinh doanh của DN đang thay đổi dần theo xu hướng:   Lợi nhuận or (hoặc) môi trường + con người   Lợi nhuận and (và) môi trường + con người  Lợi nhuận is (là) môi trường + con người.    CSR được coi là 1 yếu tố quan trọng như những yếu tố truyền thống  khác như chi phí, chất lượng và giao hàng trong kinh doanh. CSR được  lồng ghép vào chiến lược của DN và trở thành điều kiện bắt buộc để  DN tồn tại và phát triển. 
  7.  Tuy nhiên, khái niêm CSR còn mới với nhiều DN tại VN (Việt Nam) và  năng lực quản lý, kiến thức chuyên môn trong thực hiện CSR ở DN còn  hạn chế.   Diễn giải cụ thể tất cả nội dung trên về CSR trong thời hội nhập toàn  cầu hoá kinh tế hiện nay có thể hiểu như sau về nội hàm yêu cầu của  nó:  1. Trách nhiệm với thị trường và người tiêu dùng   2. Trách nhiệm về bảo vệ môi trường  3. Trách nhiệm với người lao động   4. Trách nhiệm chung với cộng đồng.   Một số chứng chỉ quốc tế về trách nhiệm xã hội của DN SA 8000: tiêu chuẩn lao động trong các nhà máy sản xuất. WRAP: trách nhiệm toàn cầu trong ngành sản xuất may mặc. ISO 9001: hệ thống quản lý chất lượng. ISO 14001: hệ thống quản lý môi trường trong DN. CSR: cam kết của DN đóng góp cho sự phát triển bền vững, thông  qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống người lao động  và các thành viên gia đình họ.  Ngoài ra, những tập đoàn lớn như: Nike, Timberland, Gap, IKEA...  đều có các bộ quy tắc ứng xử (CoC) riêng.  b. Khái niệm về SA8000 Đã có một thời gian dài  ở  nước ta, hai phạm trù kinh doanh và trách nhiệm  xã hội không đi liền với nhau trong nhận thức của xã hội. Kinh doanh, buôn bán, thương mại (hóa) gắn liền với lợi nhuận và các mánh   khóe trên thương trường, và là phương tiện để các nhà kinh doanh đạt được các  lợi ích cá nhân của mình. Nhưng cho đến đây kinh doanh vẫn chưa có ý nghĩa xấu và chỉ xấu khi xuất   hiện mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân của nhà doanh nghiệp với các lợi ích chung   của cộng đồng, xã hội, và nhà doanh nghiệp quyết định đánh đổi lợi ích chung 
  8. để  tối đa hóa lợi ích cá nhân. Mâu thuẫn loại này khá phổ  biến trong đời sống  xã hội, biểu hiện  ở  các hình thức như  trốn thuế, sản xuất gây ô nhiễm môi  trường, sản xuất sản phẩm kém chất lượng, hối lộ  nhằm chiếm đoạt các lợi   ích chung thành của riêng mình, lừa gạt khách hàng, người tiêu dùng… Thật ra, không chỉ   ở  Việt Nam, các vấn đề  này thu hút sự  chú ý và tranh  luận của hầu hết quốc gia trên thế  giới, nó dẫn đến các nghiên cứu lý luận và  thực nghiệm  ở  nhiều quốc gia về vấn đề  này. Từ  đây hình thành một trào lưu  trong khoa học quản trị  và tiếp thị  ­ trào lưu trách nhiệm xã hội trong kinh   doanh. Nội hàm chính của trào lưu này là để  có thể  phát triển lâu dài và thịnh  vượng, các doanh nghiệp không chỉ  hướng đến phục vụ  thật tốt khách hàng ­  mục tiêu của mình ­ mà còn phải tuân thủ tốt các giá trị, qui định (tập quán, luật   pháp) của cộng đồng/xã hội, đồng thời đóng góp cho sự  phát triển lành mạnh  của cộng đồng/xã hội mà doanh nghiệp đang là thành viên. Rất nhiều quan sát  và nghiên cứu đều chỉ ra mối quan hệ dương tính giữa trách nhiệm xã hội và lợi   nhuận, mức độ phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cách đặt vấn đề của các nhà kinh doanh thành đạt lại không phải  là liệu chúng ta có thể  dung hòa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội (như  cách đặt vấn đề ở trên) mà là chỉ khi các doanh nghiệp cam kết và thực hiện tốt   trách nhiệm với khách hàng và cộng đồng thì khi đó doanh nghiệp phát triển và  thịnh vượng. Nghĩa là trách nhiệm xã hội đã không còn là trách nhiệm, nó trở  thành sứ mệnh (mission) và mục tiêu định hướng cho các hoạt động của doanh   nghiệp. Đến đây rất nhiều doanh nghiệp băn khoăn, đành rằng các giá trị  cộng  đồng/xã hội là điều tốt, nên làm, nhưng thực hiện chúng liệu có cải thiện kết   quả  kinh doanh của doanh nghiệp hay chỉ  làm gia tăng các chi phí cho doanh   nghiệp? Kinh nghiệm của các doanh nghiệp cho thấy trong ngắn hạn chi phí có   thể  gia tăng, nhưng về  lâu dài chi phí giảm xuống đi kèm theo sự  gia tăng của  các lợi ích.
  9. Doanh nghiệp nhận được lợi ích gì từ  việc thực hiện các trách nhiệm xã   hội? Đầu tiên và quan trọng nhất là xây dựng một hình  ảnh tốt về  doanh nghiệp   trong cộng đồng ­ một nền tảng quan trọng của lợi thế  cạnh tranh. Một hình  ảnh tốt chính là cơ sở để hình thành và xây dựng các thương hiệu mạnh. Thực   hiện nghiêm túc các giá trị, qui định của xã hội giúp doanh nghiệp có được một   môi trường kinh doanh (bên trong và bên ngoài) lành mạnh, một đội ngũ nhân  viên tận tụy, cam kết và đạo đức ­ yêu cầu tất yếu của phát triển. Các yêu cầu  về  trách nhiệm xã hội hiện nay đã trở  thành các tiêu chuẩn phải có trong kinh   doanh chẳng hạn như  SA8000 của dệt may. Thực hiện các tiêu chuẩn này là  điều kiện để  tham gia các thị  trường lớn như  EU, Nhật, Mỹ. Thực tiễn  ở các  doanh nghiệp ban đầu khi chưa quen các tiêu chuẩn thì còn nhiều khó chịu và  khúc mắc, nhưng khi đi vào vận hành thì các tiêu chuẩn này còn giúp gia tăng   năng suất lao động và cải tiến chất lượng sản phẩm, vì các tiêu chuẩn này liên   quan rất nhiều đến quyền lợi người lao động, vệ sinh môi trường làm việc, an   toàn lao động…  (1) nền kinh tế thị trường chưa phát triển một cách hoàn chỉnh với đầy đủ  cơ  chế, thể  chế, tác nhân và nguồn lực của nó (luật pháp chưa đầy đủ, đồng  bộ, thị  trường còn phân tán, qui mô nhỏ, thông tin thị  trường chưa minh bạch,   can thiệp quá sâu của chính phủ  vào thị  trường thông qua các mệnh lệnh hành  chính…). (2) đi kèm với sự non trẻ của cơ chế thị trường là nhận thức chưa chính xác  và đầy đủ (một số trường hợp thì cố tình lợi dụng để trục lợi) của các nhà kinh  doanh và cả xã hội về chức năng và trách nhiệm kinh doanh.  Vậy để  giải quyết các hiện tượng không lành mạnh hiện nay, yêu cầu đầu  tiên là đầu tư  phát triển đồng bộ  nền kinh tế  thị  trường. Một thị  trường lành 
  10. mạnh, khỏe khoắn chính là một cơ chế hoàn thiện để nhận diện các khối u và   loại trừ chúng. Thực tế  chúng ta có thể  tự  hào và tự  tin về  những đóng góp của các doanh  nghiệp cho các hoạt động xã hội. Rõ ràng chúng ta không thiếu những tấm lòng.   Nhưng trách nhiệm xã hội không đơn thuần là lòng từ  thiện. Trách nhiệm xã   hội phải gắn với một tầm nhìn xa để tạo ra những cơ hội phát triển. Vậy, SA8000 là gì? 
  11. ̀ ̉ SA 8000 la tiêu chuân quôc tê ban hanh năm 1997, đ ́ ̀ ưa cac yêu câu v ́ ̀ ề  ̉ ̣ ̣ ̀ ̉ ̣ ̀ ̣ ̀ ̣ Quan lý Trách nhiêm Xã hôi nhăm cai thiên điêu kiên lam viêc trên toan câu. SA  ̀ ̀ 8000 được Hôi đông Công nhân Quyên  ̣ ̀ ̣ ̀ ưu tiên Kinh tế thuôc Hôi đông  ̣ ̣ ̀ Ưu tiên  kinh tế (CEP) xây dựng dựa trên cac Công  ́ ươc cua T ́ ̉ ổ chưc lao đông Quôc t ́ ̣ ́ ế,  Công ươc cua Liên Hiêp Quôc v ́ ̉ ̣ ́ ề Quyên Tr ̀ ẻ em và Tuyên bố Toan câu v ̀ ̀ ề Nhân  ̣ quyên. Hôi đông Công nhân Quyên  ̀ ̀ ̣ ̀ ưu tiên Kinh tế la môt t ̀ ̣ ổ chưc Phi chinh ph ́ ́ ủ,  ̣ chuyên hoat đông ṿ ề cac linh v ́ ̃ ực hợp tac trach nhiêm xã hôi, đ ́ ́ ̣ ̣ ược thanh lâp  ̀ ̣ ́ ụ sở đăt tai New York năm 1969, co tr ̣ ̣ . SA 8000 có 9 điều khoản gồm: 1. Lao động trẻ em : Không có công nhân làm việc dưới 15 tuổi, tuổi tối thiểu   cho các nước đang thực hiện công  ước 138 của ILO là 14 tuổi, ngoại trừ  các   nước đang phát triển; cần có hành động khắc phục khi phát hiện bất cứ trường   hợp lao động trẻ em nào. 2. Lao động cưỡng bức  : Không có bất kỳ  hình thức lao đông bắt buộc, bao   gồm các hình thức lao động trả nợ hoặc lao động nhà tù, không yêu cầu đặt cọc   giấy tờ tuỳ thân hoặc bằng tiền khi được tuyển dụng;  3. Sức khỏe và sự an toàn : Môi trường làm việc phải đảm bảo an toàn và lành  mạnh, đưa ra những biện pháp phòng ngừa tai nạn và tổn hại đến sức khoẻ,   tiến hành các khóa đào tạo thường xuyên cho công nhân viên về an toàn lao động   và sức khỏe, các hệ thống nhằm bảo vệ những mối nguy hại đối với sức khỏe  và sự an toàn;  4.  Tự  do  đoàn thể  và quyền thương lượng tập thể  :  Người làm việc có  quyền thành lập và tham gia công đoàn theo sự  lựa chọn và có quyền thương  lượng tập thể theo sự lựa chon của người lao động;
  12. 5. Phân biệt đối xử : Không phân biệt đối xử về các vấn đề chủng tộc, địa vị  xã hội, nguồn gốc, tôn giáo, người khuyết tật, giới tính, quan niệm về giới tính,   thành viên công đoàn hay quan điểm chính trị, hay tuổi tác, không quấy rối tình  dục...  6.  Hình thức kỉ  luật  :   Không áp dụng các hình phạt về  thể  xác, tinh thần,   không lăng mạ, sỉ nhục; 7. Thời giờ làm việc : Phải tuân thủ theo luật pháp hiện hành, trong mọi trường  hợp­ thời gian làm việc không vượt quá 48 giờ/tuần, có ít nhất một ngày nghỉ  trong bảy ngày; làm thêm ngoài giờ  phải được  ưu đãi và không vượt quá 12  giờ/tuần trong ngày thường; làm ngoài giờ có thể bắt buộc nếu trong hợp đồng  có thỏa thuận. 8. Tiền lương :  Lương của người lao động phải đáp ứng các tiêu chuẩn và quy   định của pháp luật và phải đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người lao động và  gia đình của họ; không trừ lương do bị kỷ luật; 9. Các hệ thống quản lý : Tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng và duy trì chứng   nhận nhằm hoà hợp với tiêu chuẩn trong hệ thống quản lý và thực hành của họ. Điều 9 đưa ra yêu cầu về hệ thống quản lý các vấn đề liên quan tới trách  nhiệm xã hội của cơ sỏ. Hệ thống quản lý này được xây dựng tương thích với  hệ thống quản lý chất lượng, nghĩa là cũng có các yêu cầu về hoạch định chính  sách, xem xét của lãnh đạo, hành động khắc phục, kiểm soát người cung ứng,  trao đổi thông tin... ̉ ̀ ́ ể ap dung cho các Công ty  Tiêu chuân nay co th ́ ̣ ở mọi qui mô lớn, nhỏ ở  cả cac n ́ ươc công nghiêp phát tri ́ ̣ ển và cac n ́ ươc đang phat triên ́ ́ ̉ . Tiêu chuân SA  ̉ ̀ ơ sở cho cac công ty cai thiên đ 8000 la c ́ ̉ ̣ ược điêu kiên lam viêc.  ̀ ̣ ̀ ̣ ̣ ́ ̉ ̉ ể khuyên khich hay châm d Muc đich cua SA 8000 không phai đ ́ ́ ́ ứt hợp  ̀ ơi cac nhà cung câp, ma cung câp h đông v ́ ́ ́ ̀ ́ ỗ trợ về kỹ thuât và nâng cao nhân  ̣ ̣ thưc nhăm nâng cao điêu kiên sông và lam viêc. ́ ̀ ̀ ̣ ́ ̀ ̣ SA 8000 giúp cac doanh nghiêp đ ́ ̣ ạt được muc tiêu đăt ra và đam bao l ̣ ̣ ̉ ̉ ợi  ̣ ̣ ̣ ̉ ́ ể được thực hiên tôt khi co môt môi tr nhuân liên tuc. Công viêc chi co th ̣ ́ ́ ̣ ường  ̣ ợi, và sự ra đời cua tiêu chuân quôc t thuân l ̉ ̉ ́ ế SA 8000 chinh la đ ́ ̀ ể tao ra môi  ̣ trương đó. ̀
  13. 2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XàHỘI  Ở NƯỚC TA. a. Áp dụng ở Việt Nam Hiện nay, khó khăn và cũng là áp lực lớn nhất của ngành Dệt may là  chưa tạo được nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Nguyên liệu phục vụ cho  ngành Dệt may được nhập khẩu tới 90%. Do đó, tuy có kim ngạch XK cao  nhưng tỷ lệ thu về lại thấp, chỉ ước khoảng 35­38% tổng kim ngạch. Do đó,  ngành Dệt may phải quy hoạch vùng nguyên liệu, đặc biệt là trồng bông.  Mục tiêu chiến lược của ngành Dệt may đặt ra đến năm 2010 là phải đạt  sản lượng 20.000 tấn bông xơ, năm 2015 đạt 40.000 tấn. Tuy nhiên hiện nay,  diện tích trồng bông tại Việt Nam  không đồng đều, tập trung chủ yếu ở Tây  Nguyên (42%), vùng duyên hải miền Trung (33%), miền Bắc (20%) và Đông  Nam bộ (5%). Theo thống kê cho thấy trong niên vụ niên vụ 2007­2008 diện  tích trồng bông trên cả nước là 7.446ha  cho sản lượng 2.709 tấn, đến niên  vụ 2008­2009 diện tích trồng bông giảm mạnh còn dưới 3.000 ha. Ngành dệt  may đã khuyến khích và quy hoạch tăng thêm diện tích trồng bông. Theo kết  hoạch niên vụ 2009­2010 ước đạt khoảng 10.000 nghìn tấn. Tuy vậy con số này  vẫn còn xa với mục tiêu 20.000 tấn ngành đã đặt ra.  Mặc dù ngành Dệt may đã có kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu và có  chính sách hỗ trợ giá cho nông dân, nhưng vấn đề giá còn rất nan giải. Nếu giá  thấp hơn so với các cây trồng khác sẽ khó khuyến khích được nông dân tham  gia trồng bông, và mục tiêu 1 tỷ mét vải vào năm 2010  sẽ còn gặp nhiều khó  khăn và thách thức. Và như vậy, thách thức tiếp theo của ngành Dệt may là phải  làm thế nào tạo được vùng nguyên liệu ổn định, không bị phụ thuộc vào nước  ngoài như hiện nay. Vượt qua rào cản kỹ thuật: Không đơn giản  Không chỉ riêng có Mỹ đưa ra những rào cản kỹ thuật đối với ngành Dệt may  Việt Nam, mà hầu hết các nước có hàng Việt Nam nhập khẩu đều đưa ra  những rào cản kỹ thuật, khiến dệt may Việt Nam phải đối đầu với nhiều thách  thức. Ví dụ như với thị trường Nhật Bản (đứng sau thị trường Mỹ và EU), rào  cản kỹ thuật là việc yêu cầu các sản phẩm phải có chứng chỉ sạch và thân  thiện với môi trường. SA 8000 do tổ chức Trách nhiệm xã hội quốc tế (Social Accountability  International ­ SAI) công bố là tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu đối với các điều  kiện làm việc mà một tổ chức phải cung cấp cho các nhân viên của mình. Tiêu  chuẩn được xây dựng dựa trên các nguyên tắc chung về quyền con người. Các  yêu cầu của tiêu chuẩn phù hợp với những qui định trong các công ước của Tổ 
  14. chức lao động thế giới (ILO), Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và  Tuyên bố chung về nhân quyền.  Trước khi tiêu chuẩn SA 8000 ra đời, rất nhiều hãng lớn trên thế giới đã  xây dựng các qui phạm đạo đức, một hình thức qui định nội bộ trong việc cung  cấp các điều kiện làm việc cho nhân viên cũng như các cách thức đối xử với  nhân viên. Hội đồng ưu đãi kinh tế ­ một viện nghiên cứu các vấn đề về trách  nhiệm xã hội của công ty, một cơ quan trực thuộc SAI, đã nghiên cứu rất nhiều  qui phạm đạo đức như vậy. Kết quả các cuộc nghiên cứu cho thấy, các qui  phạm kiểu đó rất khác nhau, thiếu tính nhất quán, đặc biệt là khi so sánh với  những qui định pháp luật sở tại và khó đánh giá vì không có chuẩn mực cụ thể.  Về phía xã hội, người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn tới những yếu  tố xã hội của sản phẩm như môi trường, lao động... Các nhà sản xuất gặp phải  một sức ép xã hội trong vấn đề đối xử với người lao động. Nhu cầu chứng tỏ  một nền sản xuất sạch, cả về góc độ môi trường và xã hội, lớn lên, đòi hỏi  một sự thống nhất trong các nhà sản xuất, các nhà quản lý và giới chủ về các  dạng qui định chung về trách nhiệm xã hội. SA 8000 được xây dựng trên mô hình quản lý chất lượng theo ISO 9000  phục vụ cho việc đánh giá theo tinh thần ISO: phát hiện và tiến hành các hành  động khắc phục phòng ngừa, khuyến khích cải tiến thường xuyên, tập trung  vào hệ thống quản lý, cung cấp các tài liệu làm bằng chứng cho hiệu lực của  hệ thống quản lý đó. Ngoài ra SA 8000 bao gồm 3 yếu tố bắt buộc cho việc  đánh giá về mặt xã hội: ∙ Bộ các tiêu chuẩn áp dụng trong các lĩnh vực đặc thù với các yêu cầu tối  thiểu;  ∙ Các chuyên gia đánh giá phải tham khảo ý kiến của các bên quan tâm như các  tổ chức phi chính phủ, nghiệp đoàn và người lao động;  ∙ Cơ chế phàn nàn và khiếu nại cho phép các cá nhân người lao động, các tổ  chức và các bên quan tâm khác phản ánh các vấn đề không phù hợp tới tổ chức  chứng nhận.  b. Áp dụng ở Doanh nghiệp ( Công ty cổ phần dệt may ­ đầu tư  – thương mại Thành Công. Trong những năm qua, chính sách đổi mới và mở cửa, chủ động hội nhập  kinh tế của Đảng và Nhà nước đã mang lại những thành tựu to lớn trong sự phát 
  15. triển kinh tế – xã hội nước ta, làm thay đổi căn bản hình ảnh Việt Nam trên  trường quốc tế. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu hướng khách quan tạo nhiều cơ  hội phát triển cho quốc gia, cho ngành công nghiệp, trong đó có ngành Da Giầy  (phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, trước  hết là nguồn nhân lực, tạo nhiều công ăn việc làm, giải quyết tốt hơn các vấn  đề xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống cho người lao động…). Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu  tranh và cạnh tranh, có nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Một trong  những thách thức lớn đối với các DN ngành Da Giầy là thực hiện “Những yêu  cầu về lao động”, đáp ứng yêu cầu của các nhà nhập khẩu và thoả mãn nhu cầu  người tiêu dùng.  Với lợi thế hướng ra xuất khẩu, hàng năm ngành Da Giầy có đóng góp  lớn cho sự phát triển xuất khẩu của cả nước, năm 2003 kim ngạch xuất khẩu  của toàn ngành đạt 2,267 tỷ USD, tăng gần 20% so với năm 2002, đứng thứ 3  sau dầu khí và Dệt May, thu hút gần 500.000 lao động, năm 2004 khả năng  ngành sẽ đạt kim ngạch 2,6 tỷ USD đưa Việt nam trở thành 1 trong 10 nước  sản xuất và xuất khẩu giầy dép lớn trên thế giới. Song để duy trì sản xuất và có các đơn hàng ổn định, hiện tại các DN  ngành Da Giầy VN đã và đang phải thực hiện rất nhiều yêu cần và đòi hỏi khác  nhau từ khách hàng thông qua các bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct – CoC) … Những bộ quy tắc này không đồng nhất, có nhiều sự khác biệt tuỳ theo mức  độ chấp nhận của từng thị trường, từng khu vực và khả năng của đối tác làm  cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong đầu tư và thực hiện đáp ứng  các yêu cầu. Đặc biệt đối với các DN vừa và nhỏ khả năng thực hiện rất hạn  chế. Nhằm giúp các DN trong ngành vượt qua những khó khăn hạn chế nêu  trên, vươn lên thực hiện tốt những yêu cầu về “ Trách nhiệm xã hội DN”, được  sự hỗ trợ của tổ chức ActionAid Việt nam, Hiệp hội Da Giầy Việt nam phối  hợp với Viện Nghiên cứu Da Giầy xây dựng “Tiêu chuẩn lao động áp dụng  trong ngành Da Giầy Việt nam”.  Tiêu chuẩn này được xây dựng trên cơ sở khảo sát thực trạng công tác  quản lý lao động tại các DN, tham khảo các tài liệu nghiên cứu về Trách nhiệm  xã hội doanh nghiệp, các bộ CoC hiện đang được thực hiện tại các doanh  nghiệp, những quy định hiện hành và các điều khoản cụ thể trong Bộ luật lao  động. Đồng thời, thu hút sự tham gia soạn thảo của các chuyên gia đầu ngành 
  16. thông qua mạng lưới cộng tác viên, những ý kiến đóng góp của Ban tư vấn và  Ban chỉ đạo dự án. Tiêu chuẩn lao động áp dụng trong ngành Da Giầy Việt nam được hoàn  thiện và phê duyệt sẽ giúp ích cho các DN trong ngành, đặc biệt các DN vừa và  nhỏ trong thực hiện tốt Trách nhiệm xã hội DN và đáp ứng mọi yêu cầu của  khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh và sự phát triển bền vững của doanh  nghiệp cũng như mục tiêu vì người lao động. Chính vì thế Công ty dệt may Thành Công đã sớm áp dụng SA8000 vào  chính sách chất lượng của công ty và đã gặt hái được nhiều thành công. III. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN SA8000 Ở CÔNG TY  DỆT MAY THÀNH CÔNG. 1. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY a. Quy trình áp dụng Trong bối cảnh toàn cầu hoá, các doanh nghiệp luôn phải quan tâm đến  môi trường xã hội trong công việc sản xuất kinh doanh của mình. Ngày nay xu  hướng trên toàn thế giới là người ta ngày càng chú ý nhiều hơn tới những nhân  tố khuyến khích doanh nghiệp đối xử có trách nhiệm, nhất là trách nhiệm trong  cải thiện quan hệ xã hội, môi trường và đạo đức, văn hoá ở doanh nghiệp.  Công ty Cổ phần Dệt may ­ Đầu tư ­ Thương mại Thà nh Cô ng  (Thành Công Group) là một trong những công ty dệt may hàng đầu tại Việt  Nam. Với một quy trình sản xuất theo chiều dọc, nhiều năm kinh nghiệm trong  sản xuất và kinh doanh sợi, vải dệt, vải đan và các sản phẩm may mặc, được  tín nhiệm bởi hầu hết các khách hàng của chúng tôi trên khắp thế giới. Chiến  lược phát triển của Thành Công đảm bảo rằng chất lượng và thời gian được  kiểm soát trong suốt quá trình sản xuất.   Sản phẩm của Công ty CP Dệt may ­ Đầu tư ­ Thương mại Thành Công  đã được phân phối tới hơn 50 khách hàng ở nhiều nước trên thế giới ... Với  doanh thu hàng năm là 1,000 tỷ đồng (khoảng 65 triệu USD) từ năm 2006 đến  nay, trong đó 600.000.000.000 đồng (khoảng 40 triệu USD) thu được từ xuất 
  17. khẩu, chúng tôi là một đối tác đáng tin cậy cho tất cả những khách hàng muốn  hợp tác làm ăn với chúng tôi. Vào đầu tháng 11 năm 2009,  TCG hoàn tất việc phát hành 6 triệu cổ phiếu TCM cho cổ đông chiến  lược, E­Land Asia Holdings (Singapore) thuộc tập đoàn E­Land Group (Hàn  Quốc). Đây là đợt phát hành lần thứ hai và tăng cổ phần sở hữu của E­land tại  TCG lên đến 16 triệu cổ phiếu tương đương 37% vốn điều lệ của Thành Công.  Kết quả là, E­Land không chỉ trở thành cổ đông chiến lược mà còn trực tiếp  tham gia trong vai trò lãnh đạo tại TCG.  Có thể nói rằng với bước ngoặt quan trọng này, Thành Công, lại một lần  nữa, là một trong những doanh nghiệp dệt may đầu tiên hợp tác và huy động  vốn cũng như kinh nghiệm quản lý từ các nhà đầu tư nước ngoài.  b. Phân tích thực trạng Công ty Cổ phần Dệt May ­ Đầu tư ­ Thương mại Thành Công cam  kết sẽ đem lại lợi ích cho cộng đồng, các cổ đông và cán bộ công nhân viên của  Công ty, đồng thời cũng cam kết cung cấp sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn yêu  cầu, mong đợi về chất lượng và tạo giá trị cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi  người.  Chính sách chất lượng cụ thể của công ty được xác định cụ thể  như sau: 1. Công ty áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và HTQL  TNXH theo tiêu chuẩn SA 8000: 2008, đảm bảo chất lượng sản phẩm  đáp ứng yêu cầu khách hàng.  2. Hệ thống chất lượng ISO 9001:2008, HTQL TNXH SA 8000: 2008 của  công ty được huấn luyện, được thấu hiểu và là trách nhiệm trong công  việc của mỗi thành viên.  3. Chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao, đảm bảo độ đồng  đều và ổn định.  4. Tất cả sản phẩm do công ty sản xuất trong môi trường làm việc phù hợp  với các yêu cầu về trách nhiệm xã hội và điều kiện lao động của pháp  luật nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và các Công Ước  quốc tế.  Tầm nhìn sứ mệnh của công ty: CÔNG TY NHẬN THẤY…
  18. Bằng cách làm việc sáng tạo từng ngày, công ty đóng góp cho xã hội đồng thời  phát triển con người và kinh doanh trên nền tảng tri thức và tính chính trực  CÔNG TY LÀM VIỆC CHO… Khách hàng Mang đến lợi ích cho khách hàng bằng sản phẩm và dịch vụ chất  lượng cao Nhà Đầu Tư Mang đến lợi nhuận cho nhà đầu tư tin tưởng vào tri thức và tính  chính trực của chúng tôi. Nhân Viên Mang đến sự tự tin trong cuộc sống cho nhân viên thông qua sự  đóng góp đầy ý nghĩa của họ Nhà Cung Cấp Mang đến sự hài lòng cho nhà cung cấp qua các giao dịch công  bằng và minh bạch . LÝ DO CÔNG TY LÀM VIỆC… Duy trì lợi nhuận bền vữngcho nhà đầu tư cũng như nâng cao vị thế của Công  ty.  Trung thực trong môi trường kinh doanh. Nơi làm việc cũng là trường học về tri thức và tính cách. Cung cấp lợi ích cho khách hàng qua các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao. Sứ mệnh này được xác định và được thấu hiểu trong tập thể.  CB­CNV VỚI MỤC TIÊU: Mang đến lợi ích cho khách hàng bằng sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao. Mang đến lợi nhuận cho nhà đầu tư tin tưởng vào tri thức và tính chính trực  của chúng tôi. Mang đến sự tự tin trong cuộc sống cho nhân viên thông qua sự đóng góp đầy  ý nghĩa của họ. Mang đến sự hài lòng cho nhà cung cấp qua các giao dịch công bằng và minh  bạch.  ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG:
  19. Với tinh thần hướng tới cộng đồng, khẩu hiệu của TCG "Cho thành  công của Bạn"được nhấn mạnh từ Bạn thể hiện giá trị cao nhất mà công ty  hướng tới là mang lại lợi ích cho cộng đồng, ý thức sâu sắc về tầm quan trọng  của bảo vệ môi trường và cộng đồng. Thành Công đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn  người lao động với chế độ đãi ngộ thỏa đáng.   ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN: Thành Công là một doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực Dệt May. Với  chứng nhận Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và  Hệ thống trách nhiệm xã hội theo SA 8000:2001; công ty là một trong những  công ty tạo được một môi trường làm việc tốt với tác phong công nghiệp.  Không ngừng phát triển nguồn nhân lực cũng là một trong chính sách của chúng  tôi để xây dựng nền tảng của Thành Công. Thành Công đã trang bị hệ thống  phòng khám hiện đại phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cho hơn 4,600 nhân  viên.  ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG: Thành Công hướng tới hình ảnh của một công ty thân thiện với môi  trường. Công ty tôn trọng, thực hiện và cam kết kiểm soát nghiêm ngặt quy  trình sản xuất để không vi phạm các tiêu chuẩn về môi trường. TCG đã đầu tư  dự án hệ thống xử lý nước thải với sự phê duyệt của Bộ Công nghiệp, giá trị  tổng mức đầu tư lên đến 30 tỷ đồng, do Công ty Seen thiết kế và lắp đặt. Chất  lượng nước thải đầu ra đạt TCVN: 5945­1995 và TCVN 5.984 ­2.001. Ngoài ra,  tất cả các lò đốt phục vụ các công đoạn sản xuất Dệt – Nhuộm – May khép kín  đều được trang bị hệ thống thiết bị xử lý khói, bui. Cùng với quá trình phát triển sản xuất, Thành Công vẫn tiếp tục thực  hiện các biện pháp giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng tác động xấu đến môi  trường. Về lâu dài, công ty có kế hoạch di dời một số nhà máy đến các khu  công nghiệp được quy hoạch cho ngành công nghiệp nhuộm, không ảnh hưởng  đến khu vực dân cư xung quanh. Trước mắt, công liên tục đầu tư và ứng dụng  các chương trình nâng cấp hệ thống xử lý nước thải và khói thải để đạt được  sự ổn định và kết quả tốt hơn. ­ Kí hợp đồng. ­ Nâng cao chất lượng sản phẩm, uy tín Doanh nghiệp.
  20. ­ Cải thiện điều kiện làm việc của người lao động. ­ Thực hiện theo yêu cầu của đối tác : mua sản phẩm, đặt hàng gia  công,… Các nhà đầu tư nước ngoài (bên mua ) thường quan tâm tới những yếu tố  cơ bản như kinh tế vĩ mô, quản trị đất nước và uy tín của doanh nghiệp họ trên  những thị trường với những tiêu chuẩn cao. Từ đó thực hiện trách nhiệm xã hội  của doanh nghiệp với động lực của thị trường trên cơ sở nâng cao tiêu chuẩn  lao động có thể mang lại lợi ích kinh tế, sự cân bằng hài hoà giữa mục tiêu kinh  tế và xã hội và như vậy sẽ nâng cao được thương hiệu của mình. Còn đối với  các nhà cung cấp (bên bán ) lợi ích trong thực hiện trách nhiệm xã hội là duy trì  được các hợp đồng hoặc thu hút thêm được các hợp đồng mới. c. Các bước triển khai của SA8000: ­ Lãnh đạo cam kết.  ­ Đánh giá và lập kế hoạch.  ­ Thiết lập hệ thống trách nhiệm xã hội và tài liệu.  ­ Áp dụng hệ thống.  ­ Đánh giá, cải tiến.  ­ Chứng nhận. d. Kinh phí thực hiện DN, nhà máy để đạt được SA 8000 sẽ phải tốn thêm chi phí ( khoảng  10.000USD và cứ 3 năm làm lại một lần). Nhưng chi phí này trước tiên phục vụ  cho lợi ích của chính DN, nhà máy và nó cũng thể hiện trách nhiệm của họ đối  với xã hội. e. Lợi ích đem lại
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2