intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ TÀI : NHỮNG ĐỔI MỚI NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT CỦA LÊ LỰU TRONG “CHUYỆN LÀNG CUỘI”

Chia sẻ: Phạm Đức Linh002 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

84
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bằng những số phận riêng, cuộc đời riêng, qua tiểu thuyết Chuyện làng Cuội, nhà văn đã soi chiếu hiện thực dưới nhiều chiều kích khác nhau. Những trang tiểu thuyết của ông vì thế, ánh hào quang dường như nhạt dần và có khi mất hẳn. Thay vào đó là chất đời tư của mỗi số phận, mỗi cuộc đời với những lấm lem đời thường nhất. Và đấy chính là một trong những điều mới mẻ mà Lê Lựu đóng góp cho nền tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mớ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ TÀI : NHỮNG ĐỔI MỚI NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT CỦA LÊ LỰU TRONG “CHUYỆN LÀNG CUỘI”

  1. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 NHỮNG ĐỔI MỚI NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT CỦA LÊ LỰU TRONG “CHUYỆN LÀNG CUỘI” RENOVATIONS OF LE LUU’S NOVEL FEATURES IN “CUOI VILLAGE’S TALE” SVTH: Vũ Xuân Triệu Lớp 06CVH2, Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư Phạm GVHD: PGS.TS. Nguyễn Phong Nam Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư Phạm TÓM TẮT Bằng những số phận riêng, cuộc đời riêng, qua tiểu thuyết Chuyện làng Cuội, nhà văn đã soi chiếu hiện thực dưới nhiều chiều kích khác nhau. Những trang tiểu thuyết của ông vì thế, ánh hào quang dường như nhạt dần và có khi mất hẳn. Thay vào đó là chất đời tư của mỗi số phận, mỗi cuộc đời với những lấm lem đời thường nhất. Và đấy chính là một trong những điều mới mẻ mà Lê Lựu đóng góp cho nền tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới. ABSTRACT By its own destinies, personal lives in “Cuoi village’s tale”, Le Luu has reflected the reality in many different dimensions. The halo of his novel’s pages, therefore, seems to gradually fade and sometimes clear away. Instead, that is the privacy of its own destinies, personal lives with spattering of daily life. And that is one of the new things that Le Luu contributes to Vietnam novels in the innovation era. 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Kể từ sau năm 1975, Văn học Việt Nam đứng trước nhu cầu mở rộng hơn nữa trong việc phản ánh mọi mặt cuộc sống đa dạng và phức tạp, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn nhạt dần và được thay thế bởi cảm hứng đời tư thế sự. Các vấn đề về cuộc sống, giá trị đạo đức, ý thức dân chủ, về cái tôi… đã trở thành chủ đề nổi bật khiến cho văn học càng đổi mới mạnh mẽ. Người ta hình dung lại con người, thay đổi cách miêu tả, sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu mới. Trước thực tế đầy biến động của lịch sử, tiểu thuyết “Chuyện làng Cuội” của Lê Lựu ra đời như một bức tranh sinh động, khắc hoạ chân thực những tháng ngày đất nước trong thời kỳ đổi mới. Tìm hiểu tác phẩm kể trên, ta sẽ hiểu thêm về thể loại tiểu thuyết của một thời kỳ văn học sôi động. Đồng thời qua đó hiểu được những đóng góp của nhà văn cho nền tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn này. 1.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu về Lê Lựu và các sáng tác của ông nói chung, tiểu thuyết “Chuyện làng Cuội” nói riêng có nhiều bài viết đăng trên các báo, tạp chí. Những bài viết ấy hầu hết được tác giả tuyển chọn đưa vào cuốn Tạp văn của mình một cách khá đầy đủ. Tiêu biểu có một số bài viết như: “Lê lựu” – trích Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa; “Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới” của tác giả Đỗ Hải Ninh … 183
  2. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 – 1.3. Dựa vào đặc điểm thể loại tiểu thuyết và các tác phẩm, trong đề tài này chúng tôi cố gắng chỉ ra những chuyển biến về quan niệm con người, những trăn trở tìm tòi… trên trang viết của nhà văn Lê Lựu. Đề tài sẽ không đi vào toàn bộ tác phẩm của ông mà chỉ tập trung vào một tác phẩm thời kỳ đổi mới, đó là: Chuyện làng Cuội (1991) 1.4. Phương pháp nghiên cứu Trong công trình này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau: Phương pháp lịch sử – xã hội; Phương pháp so sánh; Phương pháp phân tích. 1.5. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo đề tài được cấu trúc gồm hai chương chính. Chương một: Lê lựu và tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới Chương hai: Những nét đặc sắc của tiểu thuyết “Chuyện làng Cuội” 2. Nội dung 2.1. Chương một NHÀ VĂN LÊ LỰU VÀ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI 2.1.1. Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới a. Có thể hiểu tiểu thuyết là: “hình thức tự sự cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận đại và hiện đại. Với những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật, tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [14, tr.387]. b. Tiểu thuyết Việt Nam trước thời kỳ đổi mới Cảm hứng chủ đạo của tiểu thuyết thời kỳ này là cảm hứng lãng mạn cách mạng. Gạt ra ngoài những vướng bận đời thường, những nỗi buồn cá nhân, vượt lên trên những hy sinh mất mát, văn xuôi giai đoạn này phản ánh khí thế hào hùng, những chiến công hiển hách của dân tộc, hướng con người về phía ánh sáng và tương lai. c. Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới Văn học đã thực sự được cởi trói, cho nên chủ đề, đề tài được mở rộng, không bị gò ép, không bị giới hạn. Văn học đã tìm về với “con người đời thường”, “con người cá nhân” nhưng vẫn “mới”, vẫn không dẫm chân lên lối cũ mà đầy sáng tạo trong sự vận động không ngừng của cuộc sống mới. Văn học được trả lại “thiên chức” của mình trong việc phản ánh đời sống và điều ấy tạo nên giọng điệu đa thanh trong mỗi tác phẩm, trong từng tác giả. 2.1.2. Sự nghiệp sáng tác văn học của Lê Lựu a. Vài nét về tác giả Nhà văn Lê Lựu sinh ngày 12/12/1942 tại một làng ngoài đê sông Hồng, thôn Mẫn Hoà, xã Tân Châu, huyện Khoái Châu - Hưng Yên. Ông hiện nay đang đảm nhiệm chức Giám đốc của Trung tâm Văn hóa Doanh nhân tại Hà Nội. 184
  3. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 b. Sự nghiệp sáng tác Trước khi trở thành nhà tiểu thuyết có tên tuổi, Lê Lựu đã từng là một cây bút truyện ngắn. Là một nhà văn - chiến sỹ, trực tiếp đứng trong hàng ngũ của những anh lính cụ Hồ, nếm trải bao nhiêu đắng cay của cuộc chiến tranh, cho nên sáng tác của ông thường in đậm dấu ấn chiến tranh và chất chứa bao suy tư trăn trở về tình người, tình đời. Tác phẩm tiểu biểu của ông: Người cầm súng (1970) - giải nhì báo Văn nghệ; Mở rừng (1976); Thời xa vắng (1986) - giải A Hội nhà văn Việt Nam; Chuyện làng Cuội (1991); Sóng ở đáy sông (1994); Truyện ngắn Lê Lựu (2003). 2.2. Chương hai NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC CỦA TIỂU THUYẾT “CHUYỆN LÀNG CUỘI” 2.2.1. Tóm tắt tác phẩm “Chuyện làng Cuội” Câu chuyện xoay quanh cuộc đời đầy đau khổ của bà Đất. Chuyện bắt đầu và kết thúc bằng cái chết của bà. Từ đấy, tác giả cho các nhân vật tái hiện lại dòng quá khứ thông qua những mối tình. 2.2.2. Cảm hứng bi kịch thay thế cho chất sử thi và cảm hứng ngợi ca a. Khái niệm cảm hứng - Cảm hứng bi kịch Tác phẩm nghệ thuật chính là kết quả của cảm hứng. Điều này được Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương triển khai một cách cụ thể và đi đến kết luận: “Cảm hứng là sự thiết tha và nhiệt tình nồng cháy gợi nên bởi một tư tưởng nào đó” [7, tr.208- 209]. Cuộc sống con người là thế giới muôn màu, chính vì thế, cảm hứng cũng mang nhiều dạng thức khác nhau. Có cảm hứng bi kịch, cảm hứng hài kịch, cảm hứng lãng mạn, cảm hứng châm biếm... b. Cảm hứng bi kịch trong văn học Việt Nam trước và sau thời kỳ đổi mới Nói đến cảm hứng bi kịch trong văn học Việt Nam “trước thời kỳ đổi mới” là nói đến một chặng đường dài mà tác phẩm đầu tiên chính là truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy... Cảm hứng bi kịch được tiếp nối trong nền văn học viết cho đến trước năm 1945, ở giai đoạn này bi kịch chính là mối xung đột giữa khát vọng chính đáng riêng tư của con người và khả năng không thể thực hiện được những khát vọng đó trong cuộc sống. Văn học giai đoạn từ 1945 đến trước thời kỳ đổi mới với nhiệm vụ động viên cổ vũ nên được viết hoàn toàn bởi chất sử thi và cảm hứng lãng mạn. Cảm hứng bi kịch hầu như không xuất hiện, không được khơi nguồn. Sau năm 1986, văn học ở giai đoạn này không chỉ có bi kịch của sự mất mát mà các nhà văn thời kỳ đổi mới còn khắc hoạ tấn bi kịch lạc lõng của người lính sau cuộc chiến. Không chỉ dừng lại mối quan hệ giữa con người với hoàn cảnh, văn học thời kỳ đổi mới còn khám phá bi kịch trong mối quan hệ giữa con người với con người ở những cung bậc khác nhau. c. Cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết “Chuyện làng Cuội” Nhà văn Lê Lựu đã khắc hoạ đậm nét những bi kịch xuất phát từ hoàn cảnh xã hội. Bà Đất - nhân vật chính của tiểu thuyết Chuyện làng Cuội rơi vào thảm kịch hoàn toàn do hoàn cảnh mang lại. Bằng cảm hứng bi kịch, Lê Lựu đã tinh tế khám phá tận cùng chiều 185
  4. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 sâu của nỗi đau mà người phụ nữ đáng thương ấy phải trải qua. Từng dòng chữ như thấm đẫm nước mắt của người cầm bút. Nhà văn đã đẩy bi kịch lên đến đỉnh điểm bằng cái chết đầy bất ngờ và “không bình thường” chút nào của người mẹ đáng thương. 2.2.3. Một cách nhìn mới về hiện thực nông thôn Việt Nam Ở tác phẩm Chuyện làng Cuội, những sắc màu khác nhau của bức tranh làng quê Việt Nam được nhà văn phản ánh khá sắc nét. Lần theo cuộc đời của mỗi nhân vật, “sắc màu nông thôn” cứ hiển hiện một cách tự nhiên, ăm ắp sức sống. Hơn thế nữa, những tập tục, lề thói, phong vị, tập quán của làng quê Việt Nam được miêu tả một cách chân thực với một chất giọng đằm thắm, yêu thương hồn hậu. 2.2.4. Sự đổi mới trong kết cấu tác phẩm a. Tình huống truyện Khi đọc Chuyện làng Cuội của Lê Lựu, chúng ta thấy nơm nớp lo sợ, hồi hộp cho số phận của nhân vật. Và dường như đã mở những trang sách đầu tiên thì không ai có thể gấp sách lại mà phải tiếp tục đọc, tiếp tục theo dõi diễn biến câu chuyện. Có được điều này là do tác giả đã khéo léo xây dựng những tình huống truyện bất ngờ, gay cấn. b. Kết thúc truyện Trong tác phẩm, ta nhận thấy nhà văn đã gây được sự bất ngờ cho người đọc trong cách kết thúc tác phẩm. Với kiểu kết này thực sự đã cho người đọc cảm giác yên lòng vì nhân vật mà mình yêu thích cuối cùng cũng về được “bến đỗ”. 2.2.5. a. Giọng điệu hài hước, trào tiếu Có thể nói giọng điệu hài hước là một trong những chất giọng được Lê Lựu thể hiện đậm nét trong tác phẩm của mình. Chính chất giọng đó đã giúp nhà văn đưa những yếu tố của văn học trào tiếu dân gian vào tác phẩm. Chính chất giọng hài hước tếu táo giúp cho tác phẩm của ông gần gũi hơn với bạn đọc. Ở đó, không còn chỗ cho giọng điệu sử thi, mà ngôn ngữ suồng sã đời thường được nhà văn sử dụng một cách tài tình, đậm nét, nhiều hơn trong các tác phẩm. b. Giọng triết lý, ngậm ngùi xót thương Ngoài giọng hài hước hóm hỉnh tạo nên những trang viết “sắc ngọt”, “lém lỉnh”, Lê Lựu còn trần thuật với chất giọng triết lý, ngậm ngùi xót thương. Chất giọng này thường là trần thuật những suy nghĩ của nhân vật và chính giọng điệu mang tính suy tư triết lý đã góp phần làm cho sức khái quát của tác phẩm sâu sắc hơn. 3. Kết luận Có thể nhận thấy chính những thay đổi quan niệm về cách nhìn hiện thực, con người cũng như những nỗ lực trong sáng tạo nghệ thuật khiến tác phẩm của Lê Lựu thời kỳ đổi mới đã góp phần tích cực trong việc đổi mới nền tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Về mặt nội dung, ta thấy rằng, với cái nhìn sắc bén, Lê Lựu thực sự đã có những đóng góp to lớn cho nền tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Chuyện làng Cuội đã đối thoại được với cuộc sống. Hơn thế nữa, những nhân vật như bà Đất, Lưu Minh Hiếu… vừa 186
  5. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 mang những nét riêng lại vừa mang tính khái quát sâu sắc đặc điểm của một lớp người thuộc “thời xa vắng”. Về mặt nghệ thuật, chúng ta thấy rõ, dường như chuyển động đằng sau các sự kiện, sự việc là dòng tư tưởng, là những chiêm nghiệm mà ông muốn gửi gắm tới bạn đọc. Đặc biệt, những tư tưởng ấy được người cầm bút khéo léo đưa vào giữa các dòng, các chương, giữa các sự kiện, chi tiết ngồn ngộn của đời sống. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. (2005), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, H. [2] [3] Nguyễn Văn Hạnh - Huỳnh Như Phương (1999), Lý luận văn học - vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục, H. [4] Trần Đăng Khoa (1994), Chân dung và đối thoại, Nxb Thanh Niên. [5] Nguyễn Văn Long, Nguyễn Đăng Mạnh (đồng chủ biên) (2002), Lịch sử văn học Việt Nam (Tập 3), Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. [6] Phương Lựu, Trần Đình Sử, Lê Ngọc Trà (1987), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, H. [7] Lê Lựu (2003), Tạp văn, Nxb Văn hoá thông tin, H. [8] Lê Lựu (2006), Chuyện làng Cuội, Nxb Văn học, H. [9] Đỗ Hải Ninh (2006), “Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 7- 2006. [10] Nguyễn Khắc Sính (2008), “Đi tìm phong cách chung của Văn học”, Tạp chí nghiên cứu Văn học, số 2-2008. 187
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2