intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng An toàn điện - Chương 0: Khái niệm cơ bản về bảo hộ lao động Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng An toàn điện cung cấp các nội dung chính như sau: Những nhận thức về an toàn lao động; tầm quan trọng của an toàn lao động; mục đích, ý nghĩa và tính chất của công tác bảo hộ lao động; một số khái niệm cơ bản; khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng An toàn điện - Chương 0: Khái niệm cơ bản về bảo hộ lao động Việt Nam

  1. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
  2. Chương 0 KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG VIỆT NAM 2
  3. 1.1. NHỮNG NHẬN THỨC VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG NHẬN THỨC VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG - Ai là người đầu tiên chịu trách nhiệm về an toàn lao động trong phân xưởng ? - Người sử dụng lao động, người lao động?…. Đó là tất cả mọi người. 3
  4. 1.2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA AN TOÀN LAO ĐỘNG 1.2.1. Tầm quan trọng của an toàn lao động (ATLĐ) đối với các doanh nghiệp - Đem lại năng suất cao. - Tránh chi phí cho việc sửa chữa thiết bị hư hỏng do tai nạn. - Tránh chi phí về y tế do tai nạn gây ra cho người lao động. - Tránh được những thiệt hại về kinh tế khác khác do tai nạn gây ra. - Đối với những lý do luật pháp qui định. - Chi phí cho bảo hiểm ít hơn. - Tạo uy tín. 4
  5. 1.2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA AN TOÀN LAO ĐỘNG 1.2.2. Tầm quan trọng của an toàn lao động đối với công nhân - Được bảo vệ khỏi sự nguy hiểm. - Làm người lao động rất hài lòng và nâng cao nhiệt tình làm việc. - Công nhân tránh phải trả tiền thuốc men do tai nạn gây ra. - Tâm lý thoải mái, tạo hưng phấn trong công việc 1.2.3. Tầm quan trọng của an toàn lao động đối với cộng đồng - Giảm đáng kể nhu cầu về dịch vụ cho những tình trạng khẩn cấp: - Giảm những chi phí cố định - Giảm những thiệt hại khác - Tạo ra lợi nhuận cho xã hội. 5
  6. 1.3. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG 1.3.1. Mục đích ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động 1. Thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất 2. Tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi và ngày càng được cải thiện tốt hơn, để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau, giảm sút sức khỏe cũng như những thiệt hại khác đối với người lao động. 3. Đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe và tính mạng người lao động, trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tang năng suất lao động. 4. Bảo hộ lao động trước hết là một phạm trù sản xuất, nhằm bảo vệ yếu tố năng động nhất của lực lượng sản xuất là người lao động. 5. Chăm lo sức khỏe cho người lao động, mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ còn có ý nghĩa nhân đạo. 6
  7. 1.3.2. TÍNH CHẤT CỦA CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG 1. Tính chất khoa học kỹ thuật Mọi hoạt động của nó đều xuất phát từ những cơ sở khoa học và các biện pháp khoa học kỹ thuật. 2. Tính chất pháp lý: Thể hiện trong luật lao động, qui định rõ trách nhiệm và quyền lợi của người lao động. 3. Tính chất quần chúng: - Người lao động là số đông trong xã hội, ngoài những biện pháp khoa học kỹ thuật, còn có biện pháp hành chính. - Việc giác ngộ nhận thức cho người lao động hiểu rõ và thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động là cần thiết 7
  8. 1.4. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG - Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ thuật, tự nhiên thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của con người trong quá trình sản xuất. - Đánh giá, phân tích điều kiện lao động phải tiến hành đồng thời trong mối quan hệ tác động qua lại của tất cả các yếu tố trên. 8
  9. 1.4. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 2. CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM VÀ CÓ HẠI - Các yếu tố vật lý như: nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn rung động, các bức xạ có hạt, bụi. - Các yếu tố hóa học như: các chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, các chất phóng xạ. - Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như: các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng, côn trùng, rắn. - Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian chỗ làm việc, nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh. - Các yếu tố về tâm lý không thuận lợi…đều là những yếu tố nguy hiểm 9
  10. 1.4. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN (tt) 3. TAI NẠN LAO ĐỘNG - Tai nạn lao động là tai nạn gây ra tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ lao động. - Nhiễm độc đột ngột cũng là tai nạn lao động 4. BỆNH NGHỀ NGHIỆP Bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại đối với người lao động được gọi là bệnh nghề nghiệp. 10
  11. 1.5. KHOA HỌC KỸ THUẬT BẢO HỘ LAO ĐỘNG 1.5.1. Khoa học vệ sinh lao động 1. Khảo sát, đánh giá các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất. 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chúng đến cơ thể người lao động 3. Từ đó đề ra tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố có hại. 4. Đề ra các chế độ lao động nghỉ ngơi hợp lý 5. Đề xuất các biện pháp y học và các phương hướng cho các giải pháp để cải thiện điều kiện lao động. 6. Sau đó đánh giá hiệu quả của các giải pháp đó đối với người lao động. 11
  12. 1.5. KHOA HỌC KỸ THUẬT BẢO HỘ LAO ĐỘNG 1.5.2. Các ngành khoa học về kỹ thuật vệ sinh 1. Thông gió chống nóng và điều hòa không khí 2. Chống bụi và hơi khí độc, chống ồn và rung động. 3. Chống các tia bức xạ có hại, kỹ thuật chiếu sáng…là những khoa học chuyên ngành. Chúng ta đi sâu nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật để: - Loại trừ những yếu tố có hại phát sinh trong sản xuất. - Cải thiện môi trường lao động - Nhờ có người lao động làm việc dễ chịu, thoải mái và có năng suất lao động cao hơn. - Tai nạn lao động cũng giảm đi 12
  13. 1.5. KHOA HỌC KỸ THUẬT BẢO HỘ LAO ĐỘNG 1.5.3. Kỹ thuật an toàn 1. Hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa tác động của các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương trong sản xuất đối với người lao động. 2. Để đạt được điều đó khoa học về kỹ thuật an toàn đi sâu nghiên cứu và đánh giá tình trạng an toàn của các thiết bị và quá trình sản xuất. 3. Đề ra những yêu cầu an toàn để bảo vệ con người khi tiếp xúc với vùng nguy hiểm. 4. Tiến hành xây dựng các tiêu chuẩn, quy trình, hướng dẫn, nội dung an toàn để buộc người lao động phải tuần theo trong khi làm việc. 5. Áp dụng thành tựu của tự động hóa, điều khiển học để thay thế và cách ly người lao động khỏi nơi nguy hiểm và độc hại là một phương hướng hết sức quan trọng của kỹ thuật an toàn. 6. Việc chủ động loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại ngay từ đầu trong giai đoạn thiết thi công các công trình, thiết bị máy móc là một phương hướng tích cực để thực hiện việc chuyển từ “kỹ thuật an toàn” 13 sang “an toàn kỹ thuật
  14. 1.5. KHOA HỌC KỸ THUẬT BẢO HỘ LAO ĐỘNG 1.5.4. Khoa học về các phương tiện bảo vệ người lao động - Ngành khoa học này có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo những phương tiện bảo vệ tập thể hay cá nhân người lao động để sử dụng trong sản xuất nhằm chống lại những ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm và có hại, khi các biện pháp về mặt kỹ thuật vệ sinh và kỹ thuật an toàn không thể loại trừ được chúng. - Để có được những phương tiện bảo vệ hiệu quả, có chất lượng và thẩm mỹ cao, người ta đã sử dụng thành tựu của nhiều ngành khoa học từ khoa học tự nhiên như vật lý, hóa học, khoa học về vật liệu, mỹ thuật công nghiệp…đến các ngành sinh lý học, nhân chủng học…. - Ngày nay, các phương tiện bảo vệ cá nhân như mặt nạ phòng độc, kính màu chống bức xạ, quần áo chống nóng, quần áo kháng áp, các loại bao tay, giày, ủng cách điện…là những phương tiện thiết yếu trong quá trình lao động. 14
  15. 1.5. KHOA HỌC KỸ THUẬT BẢO HỘ LAO ĐỘNG Môi trường là tối ưu hóa các tác động tương hỗ - Môi trường làm việc chịu ảnh hưởng của nhều yếu tố khác nhau. - Phải chú ý đến yêu cầu bảo đảm sự thuận tiện cho người lao động khi làm việc. - Các yếu tố về ánh sáng, tiếng ồn, rung động, độ thông thoáng… tác động đến hiệu quả công việc. - Các yếu tố về tâm sinh lý, xã hội, thời gian và tổ chức lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần của người lao động 15
  16. 1.5. KHOA HỌC KỸ THUẬT BẢO HỘ LAO ĐỘNG * Thiết kế không gian làm việc và phương tiện lao động + Thích ứng với kích thước người điều khiển. + Phù hợp với tư thế của cơ thể con người, lực cơ bắp và chuyển động. + Có các tín hiệu, cơ cấu điều khiển, thông tin phản hồi * Thiết kế môi trường lao động + Môi trường lao động cần phải được thiết kế và bảo đảm tránh được tác động có hại của các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học và đạt điều kiện tối ưu cho hoạt động chức năng của con người. • Thiết kế quá trình lao động + Thiết kế quá trình lao động nhằm bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người lao động, tạo cho họ cảm giác dễ chịu, thoải mái, và dễ dàng thực hiện mục tiêu lao động. + Cần phải loại trừ sự quá tải, gây nên bởi tính chất của công việc vượt quá giới hạn trên hoặc dưới của chức năng hoạt động tâm sinh lý của người lao động 16
  17. + Đảm bảo an toàn đối với các yếu tố có hại phát sinh bởi máy móc, thiết bị công nghệ, cũng như môi trường xung quanh: bụi, khí, siêu âm, hơi nước, trường điện từ, vi khí hậu, tiếng ồn rung động, các tia bức xạ… + Những yêu cầu về thẩm mỹ, bố cục không gian, sơ đồ chỉ bảo, tạo dáng, màu sắc. + Những yêu cầu về an toàn và vệ sinh lao động ở mỗi quốc gia thường được thành lập hệ thống chứng nhận và cấp dấu chất lượng về an toàn. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2