intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Cặn lắng nước tiểu - BS. Trần Kim Cúc

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:46

372
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Cặn lắng nước tiểu do BS Trần Kim Cúc biên soạn sau đây sẽ giúp cho các bạn biết được nguyên tắc của xét nghiệm cặn lắng nước tiểu; kỹ thuật lấy nước tiểu để làm xét nghiệm; 8 bước của kỹ thuật làm cặn nước tiểu thuần thục; phần cặn HC và VC hiện diện trong nước tiểu bình thường và nước tiểu bệnh lý; giá trị của xét nghiệm cặn lắng nước tiểu trong các bệnh lý về thận - tiết niệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Cặn lắng nước tiểu - BS. Trần Kim Cúc

  1. CẶN LẮNG NƯỚC TIỂU                                BS. Trần Kim Cúc
  2. MỤC TIÊU  • Trình bày nguyên tắc của xét nghiệm CLNT. • Trình bày đúng kỹ thuật lấy nước tiểu để làm XN.  • Thực hiện 8 bước của KT làm cặn nước tiểu thuần  thục. • Nhận diện đúng một số t/phần cặn HC và VC hiện  diện trong nước tiểu b/thường và nước tiểu bệnh lý. • Đánh giá được giá trị của xét nghiệm CLNT trong các  bệnh lý về thận ­ tiết niệu. 
  3. I. PHẦN GIỚI THIỆU  1. Tại sao nên thử nước tiểu?    Là một XN cơ bản trong niệu học, giúp chẩn đoán các  bệnh về tiết niệu, gan, tuyến nội tiết, chuyển hóa các  chất trong cơ thể, thai nghén, sự bài tiết các chất thuốc  đưa vào cơ thể, nhiễm khuẩn và về ký sinh trùng. Một XN  NT đầy đủ bao gồm cả XN hóa học  và XN cặn niệu.  Là một XN quan trọng trong chăm sóc sức khỏe cho  con người. Nó giúp cho chẩn đoán, theo dõi bệnh lý và  phương thức điều trị, đồng thời cũng cung cấp thông tin  cần thiết cho sức khỏe.
  4.  Thận rất quan trọng trong sinh lý của cơ thể             khi có bệnh NT sẽ thay đổi trước khi có biểu hiện  lam sang      Phân tích NT cung cấp cho bác sĩ những thông tin có  giá trị, cho phép điều trị sớm hay ít ra là ngăn ngừa sự  tiến triển của bệnh và hạn chế tổn thương.   Lấy nước tiểu để thử dễ dàng, ko đòi hỏi kỹ thuật  hay thủ thuật đặc biệt, ko gây p/ư nơi bệnh nhân   nên XN này được sử dụng rất phổ biến nhờ tính dễ  thực hiện, thuận lợi, và ít tốn kém của nó.
  5. 2. Tính chất chung và tp hh của nước tiểu người • Màu sắc: thay đổi từ gần như ko màu  màu vàng  sậm (màu hổ phách), hoặc có thể có những màu ko  đặc trưng. • Độ trong: Bình thường trong. Các TP lơ lửng có thể  làm cho NT có một độ đục ít hay nhiều, nhưng để  lâu sẽ lắng. NT có thể trắng đục như sữa trong  những trường hợp tiểu mủ, tiểu dưỡng chấp, tiểu ra  cặn (do phosphate cao), hoặc do bệnh giun chỉ,...
  6. • Mùi: mới lấy có mùi rất nhẹ. Khi để lâu các t/phần  trong nước tiểu có thể tạo ra mùi Amoniac đặc  trưng.  NT nhiễm trùng có mùi hôi ngay khi mới lấy và giảm  khi để lâu. Một số chất bay hơi có thể có mùi đặc trưng của nó.  TD: Ceton trong NT bệnh nhân tiểu đường.
  7. Thay đổi màu sắc nước tiểu Màu nội sinh Màu ngoại sinh Trên một vài người  Đỏ Hemoglobin Đỏ sau khi ăn củ cải  Đỏ nâu Myoglobin đường Anthraquinones Hồng cầu  Đỏ đục Cam (thuốc nhuận  (không ly giải) trường), Rifadin. Vàng Hồng (Có bọt khi  Bilirubin (nếu có tính  Phenolphtalein lắc) kiềm) Xanh, xanh lá Methylen Blue Từ nâu đến  Bệnh lý đen khi để  Alkaptonuria Nâu (khi để lâu) L ­ Dopa lâu
  8. II. CÁCH LẤY MẪU NƯỚC TIỂU  • Tốt nhất nên lấy vào buổi sáng sớm lúc ngủ dậy. • Lấy nước tiểu vào một lọ sạch, khô, có nhãn dán  ghi tên BN trên lọ. • Với phụ nữ: nên rửa bộ phận SD ngoài trước khi  lấy. • Không tiểu bỏ phần nước tiểu đầu. • Nên XN ngay trong vòng 2 giờ sau khi lấy.  • B/quản NT: thêm vào 10 giọt Formol 10% cho       300 ml NT ­ ko được dùng để làm các XN khác  được.
  9. III. DỤNG CỤ ­ MÁY MÓC    THUỐC NHUỘM • Máy quay ly tâm. • Chai lọ sạch hoặc bình nón 500 ml. • Ống ly tâm đáy nhọn 15 ml. • Pipette Pasteur (50 giọt # 1ml ). • Lam kính,  phiến kính mỏng (Lammelle). • Kính hiển vi. • Formol 10%. • Thuốc nhuộm: Sternheiner Malbin Staining
  10. IV. NGUYÊN TẮC  Trong NT có lơ lửng các TP rất nhỏ:  các tế bào của tổ chức, tinh thể hóa học,...   Khi ly tâm, những TP đó tập trung lại.   Lấy một giọt cặn ly tâm đem soi KHV  giữa lam kính và lammelle. 
  11. Kỹ thuật: 8 bước 1. Lắc nhẹ bình nón (hoặc lọ) NT để các cặn phân tán  đều (H.1) 2. Rót ngay vào ống ly tâm tới khoảng 2/3 ống ly tâm  (H.2) 3. Ly tâm với tốc độ 1500 vòng / phút / 5 phút (H.3) 4. Nhẹ nhàng nghiêng ống ly tâm đổ phần NT ở trên  (H.4) 5. Nhuộm cặn lắng dưới đáy ống nghiệm bằng cách nhỏ  1 giọt Sternheiner Malbin staining (H.5) 6. Dùng pipette Pasteur hút vào thổi ra 3 ­ 4 lần sao cho 
  12. 7. Lấy 1 giọt cặn đã  “đồng nhất” để  lên lam kính ­  Đậy lammelle lên trên lam kính (nơi có giọt cặn). Ghi số trên lam (Số thứ tự của nước tiểu) (H.7) 8. Có thể xem 2 cặn NT trên cùng một lam kính (H.8) Dùng KHV với:  ­ Vật kính 10x để nhìn tổng quát quang trường. ­ Vật kính 40x để xác định loại tế bào.    Có thể hạ thấp tụ quang đủ để thấy những yếu tố  trong suốt.
  13. • mm
  14.  KY THUAT DEM  • Dếm những vật thể trên 2 ­ 3 quang trường, lấy  trung bình cộng và ghi kết quả. VD: • Hồng cầu:  2­5       • Bạch cầu:  4­8  Quang trường 40 • Tế bào bì:  2­3           • Trụ hạt thô: 1­2 Quang trường 10 • Tinh thể và vi trùng ta ghi mức độ nhận định (+), (+ +),  (+++). • Riêng tế bào ta có thể ghi nhận riêng từng loại một.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2