Bài giảng Chính sách ngoại thương: Bài 3 - Vũ Thành Tự Anh
lượt xem 3
download
Bài giảng "Chính sách ngoại thương: Bài 3 - Mô hình RICARO" bao gồm các nội dung chính sau đây: mô hình Ricardo cơ bản; định mức lao động (năng suất); đường giới hạn khả năng sản xuất của nước nhà; đường giới hạn khả năng sản xuất; mô thức chuyên môn hóa;... Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Chính sách ngoại thương: Bài 3 - Vũ Thành Tự Anh
- Vũ Thành Tự Anh Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright 5/3/2018
- Nội dung trình bày Giải thích mô thức thương mại? Lợi thế tuyệt đối sv. lợi thế so sánh Liệu các nước có thể cùng có lợi từ thương mại? Một số sai lầm phổ biến về thương mại quốc tế Tác động phân phối của thương mại quốc tế Bằng chứng thực nghiệm http://atlas.cid.harvard.edu/
- Mô hình Ricardo cơ bản Hai quốc gia: Nước nhà và Nước ngoài Hai hàng hóa: Pho-mát và rượu vang Một nhân tố sản xuất: Lao động Thị hiếu của người tiêu dùng đồng nhất
- Định mức lao động (năng suất) Định mức lao động: 1 pound pho-mát: aLC = 1 giờ 1 gallon rượu vang: aLW = 2 giờ Đường giới hạn khả năng sản xuất: aLCQC + aLWQW = L QW = sản lượng rượu vang QC = sản lượng pho-mát L = tổng cung lao động.
- Đường giới hạn khả năng sản xuất của Nước Nhà
- Đường giới hạn khả năng sản xuất Đường giới hạn khả năng sản xuất biểu thị các tổ hợp hàng hóa khác nhau mà nền kinh tế có thể sản xuất. Tuy nhiên, để xác định xem nền kinh tế trên thực tế sẽ sản xuất bao nhiêu, ta cần xem xét giá tương đối của hai hàng hóa. Vì lao động là yếu tố sản xuất duy nhất, cung phô- mai và rượu vang sẽ được xác định qua sự dịch chuyển lao động vào khu vực nào trả lương cao nhất. Nếu Pc = 4 USD/pound, Pw = 7 USD/gallon? Nếu Pc = 3 USD/pound, Pw = 7 USD/gallon?
- Mô thức chuyên môn hóa Tiền lương lao động trung bình ($/giờ) Trong ngành pho-mát: PC /aLC Trong ngành rượu vang: PW /aLW Nền kinh tế sẽ chuyên môn hóa pho-mát nếu: 𝑃𝐶 𝑃𝑊 𝑃𝐶 𝑎 𝐿𝐶 > ↔ > 𝑎 𝐿𝐶 𝑎 𝐿𝑊 𝑃𝑊 𝑎 𝐿𝑊 (giá tương đối của pho-mát cao hơn chi phí cơ hội của pho-mát) Ngược lại, nền kinh tế chuyên sản xuất rượu vang nếu 𝑃𝐶 𝑎 𝐿𝐶 > 𝑃𝑊 𝑎 𝐿𝑊 𝑃𝐶 𝑎 𝐿𝐶 Chỉ khi = thì cả hai hàng hóa mới cùng được SX. 𝑃 𝑊 𝑎 𝐿𝑊
- Định mức lao động Pho-mát Rượu vang Nước nhà aLC = 1 aLW = 2 Nước ngoài a*LC = 6 a*LW = 3
- Chi phí cơ hội Định mức lao động Chi phí cơ hội Pho- Rượu Rượu Pho-mát mát vang vang Nước Nước ½ gallon 2 pound aLC = 1 aLW = 2 nhà nhà rượu pho-mát Nước Nước 2 gallon ½ pound a*LC = 6 a*LW = 3 ngoài ngoài rượu pho-mát
- Cơ hội cho ngoại thương Mô thức chuyên môn hóa Chi phí cơ hội Nước nhà Rượu Nếu 𝑃𝐶 𝟏 > , nước nhà CMH pho-mát Pho-mát 𝑃 𝑊 𝟐 vang 𝑃𝐶 𝟏 Nếu < , nước nhà CMH rượu vang Nước ½ gallon 2 pound 𝑃 𝑊 𝟐 nhà rượu pho-mát Nước ngoài 𝑃∗𝐶 ½ Nếu ∗ > 𝟐 , nước ngoài CMH pho-mát 𝑃𝑊 Nước 2 gallon pound ngoài rượu pho-mát 𝑃∗𝐶 Nếu ∗ < 𝟐 , nước ngoài CMH rượu 𝑃𝑊
- Cung tương đối và cầu tương đối của thế giới đối với pho-mát
- Hệ quả của tự do thương mại Ngoại thương tạo ra cơ hội để một nước chuyên môn hóa trong ngành nước đó có lợi thế so sánh. Nguyên lý về lợi thế so sánh: Mỗi nước sẽ xuất khẩu hàng hóa mà mình có chi phí cơ hội thấp hơn. Ngoại thương làm tăng giá tương đối của pho-mát và giảm giá tương đối của rượu vang ở Nước Nhà. Ngoại thương làm tăng giá tương đối của rượu vang và giảm giá tương đối của pho-mát ở Nước Ngoài.
- Lợi ích tương hỗ từ ngoại thương Chi phí cơ hội PC/PW trước khi giao thương Rượu Pho-mát vang ½ gallon 2 pound Nước nhà Nước RS rượu pho-mát Ngoài 2 Nước 2 gallon ½ pound ngoài rượu pho-mát Chi phí cơ hội trước khi giao thương 1 Rượu RD Pho-mát Nước vang Nhà ½ ½ gallon 1 pound Nước nhà rượu pho-mát 0 Nước 1 gallon ½ pound 𝐿/𝑎 𝐿𝐶 𝑄 𝐶 + 𝑄 ∗𝐶 ngoài rượu pho-mát 𝐿∗ /𝑎∗𝐿𝑊 𝑄 𝑊 + 𝑄 ∗𝑊
- Lợi ích tương hỗ từ ngoại thương Tiêu dùng bên ngoài đường PPF
- Lợi ích tương hỗ từ ngoại thương Mức lương tương đối tăng Nước Nhà: Mức lương tương đối tính bằng số pound pho mát không đổi, nhưng tính theo số gallon rượu tăng. Nước Ngoài: Mức lương tương đối tính bằng số gallon rượu không đổi, nhưng tính theo số pound pho mát tăng. Tổng quát: Mức lương tương đối tính theo số đơn vị hang xuất khẩu không đổi, nhưng tính theo số đơn vị hang nhập khẩu lại tăng (do giá hàng nhập khẩu giảm khi có thương mại tự do), do đó làm tăng sức mua của người tiêu dùng.
- Tóm tắt về lương tương đối trước và sau khi có thương mại tự do Định mức lao động Lương khi có giao thương Pho-mát Rượu vang Pho-mát Rượu vang 1 pound > ½ gallon Nước nhà aLC = 1 aLW = 2 Nước nhà pho-mát rượu >1/6 pound 1/3 gallon Nước ngoài a*LC = 6 a*LW = 3 Nước ngoài pho-mát rượu Năng suất lao động Lương khi chưa giao thương Pho-mát Rượu vang Pho-mát Rượu vang 1 pound ½ gallon 1 pound ½ gallon Nước nhà Nước nhà pho-mát rượu pho-mát rượu 1/6 pound 1/3 gallon 1/6 pound 1/3 gallon Nước ngoài Nước ngoài pho-mát rượu pho-mát rượu
- Hiểu nhầm về lợi thế so sánh (1) Một nước chỉ hưởng lợi từ thương mại tự do nếu như nước ấy có năng suất cao hơn nước khác. Phản biện: Năng suất thấp do sử dụng nguồn lực kém hiệu quả Một nước không nhất thiết phải sản xuất hàng hóa mình có năng suất tương đối thấp, mà nên tập trung vào các hàng hóa mình có năng suất tương đối cao. Lợi ích từ thương mại tự do không phụ thuộc vào lợi thế tuyệt đối, mà phụ thuộc vào lợi thế tương đối. Lợi thế so sánh của một ngành không chỉ phụ thuộc vào năng suất tương đối so với nước ngoài, mà còn phụ thuộc vào mức lương tương đối so với nước ngoài.
- Hiểu nhầm về lợi thế so sánh (2) Các nước có mức lương cao sẽ bị tổn thất khi giao thương với các nước có mức lương thấp Phản biện: Tiền lương thấp của Nước Ngoài không liên quan đến việc liệu Nước Nhà có hưởng lợi từ ngoại thương hay không Ngay cả khi thương mại tự do có thể tác động tiêu cực đến một bộ phận công nhân, nhưng lợi ích tổng thể luôn luôn dương vì nó mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và nhiều công nhân khác. Vai trò của chính phủ là bù đắp cho các nhóm bị thiệt.
- Hiểu nhầm về lợi thế so sánh (3) Tự do thương mại có tính bóc lột và làm các nước nghèo sa sút hơn vì người lao động hưởng lương thấp hơn nhiều so với các nước khác Phản biện: Thế nhưng nếu nước nghèo từ chối giao thương với nước giàu (hay khăng khăng đòi tiền lương cao hơn) thì hệ quả thế nào? Có giải pháp thay thế nào tốt hơn hay không? Bên cạnh đó, người tiêu dùng và các lao động còn lại được hưởng lợi từ giá hang nhập khẩu rẻ hơn và mức lương thực cao hơn.
- Tóm tắt kết quả của mô hình Ricardo Cơ hội thương mại quốc tế xuất hiện khi có sự khác biệt giữa các quốc gia (công nghệ), và do đó mọi quốc gia đều có lợi thế so sánh. Cơ hội thương mại quốc tế không phụ thuộc vào lợi thế tuyệt đối mà phụ thuộc vào lợi thế tương đối. Tất cả các nước – giàu hay nghèo, năng suất cao hay thấp – đều có thể được hưởng lợi từ ngoại thương. Mức độ hưởng lợi giữa các quốc gia phụ thuộc vào giá tương đối thế giới sau khi ngoại thương. Mức độ hưởng lợi trong một quốc gia phụ thuộc vào: Khả năng và chi phí di chuyển lao động Khả năng tập hợp và mức độ vận động của nhóm lợi ích
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Chính sách ngoại thương: Bài 7 - James Riedel
14 p | 130 | 15
-
Bài giảng Chính sách ngoại thương: Bài 10 - James Riedel
8 p | 105 | 12
-
Bài giảng Chính sách ngoại thương: Bài 6 - James Riedel
13 p | 111 | 10
-
Bài giảng Chính sách ngoại thương: Bài 8 - James Riedel
13 p | 94 | 10
-
Bài giảng Chính sách ngoại thương: Bài 5 - James Riedel
8 p | 78 | 7
-
Bài giảng Chính sách ngoại thương: Bài 9 - James Riedel
10 p | 99 | 7
-
Bài giảng Chính sách ngoại thương: Bài 4 - James Riedel
10 p | 94 | 7
-
Bài giảng Chính sách ngoại thương: Bài 1 - Vũ Thành Tự Anh
26 p | 9 | 4
-
Bài giảng Chính sách ngoại thương: Bài 6 - Vũ Thành Tự Anh
24 p | 9 | 4
-
Bài giảng Chính sách ngoại thương: Bài 3 - Ari Kokko
15 p | 10 | 3
-
Bài giảng Chính sách ngoại thương: Bài 5 - Vũ Thành Tự Anh
22 p | 5 | 3
-
Bài giảng Chính sách ngoại thương: Bài 2 - Ari Kokko
30 p | 11 | 3
-
Bài giảng Chính sách ngoại thương: Bài 7 - Vũ Thành Tự Anh
13 p | 8 | 3
-
Bài giảng Chính sách ngoại thương: Bài 9 - Vũ Thành Tự Anh
23 p | 7 | 3
-
Bài giảng Chính sách ngoại thương: Bài 8 - Vũ Thành Tự Anh
18 p | 14 | 2
-
Bài giảng Chính sách ngoại thương: Bài 10 - Vũ Thành Tự Anh
53 p | 9 | 2
-
Bài giảng Chính sách ngoại thương: Bài 1 - Ari Kokko
29 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn