intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Chính trị: Bài 5 - Đại úy Nguyễn Ngọc Nam

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

1.754
lượt xem
116
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Chính trị - Bài 5 CSM: Dân chủ và kỷ luật trong quân đội nhân dân Việt Nam của Đại úy Nguyễn Ngọc Nam nhằm giáo dục cho chiến sĩ mới nắm vững những vấn đề cơ bản về dân chủ, kỷ luật, nhận thức sâu sắc bản chất kỷ luật; mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Chính trị: Bài 5 - Đại úy Nguyễn Ngọc Nam

  1. LỮ ĐOÀN PB 40 TIỂU ĐOÀN PB 1 BÀI GIẢNG CHÍNH TRỊ Bài 5, CSM: DÂN CHỦ VÀ KỶ LUẬT TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM Lưu hành nội bộ CHÍNH TRỊ VIÊN TIỂU ĐOÀN Đại úy Nguyễn Ngọc Nam
  2. Ngày 15 tháng 3 năm 2013 PHÊ DUYỆT Của: TỔ TRƯỞNG TỔ CÁN BỘ GIẢNG DẠY 1. Phê duyệt bài giảng Bài 5, CSM: Dân chủ và kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. của đồng chí Đại úy Nguyễn Ngọc Nam 2. Nội dung phê duyệt a. Bố cục, nội dung ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. b. Liên hệ thực tiễn, định hướng tư tưởng, hướng dẫn hành động ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. 3. Kết luận ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. TỔ TRƯỞNG Trung tá Đỗ Đức Dũng 2
  3. Phần một: Ý ĐỊNH BÀI GIẢNG I. Mục đích, yêu cầu - Nhằm giáo dục cho chiến sĩ mới nắm vững những vấn đề cơ bản về dân chủ, kỷ luật, nhận thức sâu sắc bản chất kỷ luật; mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam. - Người dạy định hướng, liên hệ, làm cho chiến sĩ có nhận thức đúng đắn; người học phát huy dân chủ, đề cao kỷ luật, xây dựng nếp sống kỷ luật tự giác, nghiêm minh, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. II. Nội dung Mục I: Dân chủ và kỷ luật trong quân đội nhân dân Việt Nam Mục II: Phát huy dân chủ, đề cao kỷ luật yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh của quân đội Trọng tâm: Mục II. Phát huy dân chủ, đề cao kỷ luật trong đơn vị - yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp của Quân đội ta. Trọng điểm - Điểm 1 (Phần I): Bản chất dân chủ và kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam. - Điểm 2 (Mục II): Trách nhiệm của quân nhân trong việc phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật. III. Đối tượng Chiến sĩ mới "®ît 1/2013" IV. Thời gian - Toàn bài 7 giờ. - Lên lớp lý thuyết 3 giờ. - Hướng dẫn thảo luận 10 phút. - Thảo luận ôn luyện 3 giờ - Xem video bổ trợ 30 phút - Kiểm tra đánh giá kết quả nắm bài 20 phút. V.Phương pháp 1. Đối với giáo viên: Sử dụng phương pháp thuyết trình nêu vấn đề, đặt câu hỏi, phân tích, giảng giải, liên hệ thực tế, lấy ví dụ minh họa; kết hợp với trình chiếu. 2. Đối với người học: Chú ý nghe giảng, ghi chép các nội dung chính và ghi theo ý hiểu; tích cực phát biểu, thảo luận, ôn luyện. VI. Tài liệu Tài liệu học tập chính trị của chiến sĩ mới. NXBQĐND, năm 2011. Tài liệu nghiên cứu, tham khảo: - "Văn kiện Nghị quyết Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam", Nhà xuất bản chính trị quốc gia - Sự thật, H. 2011; Tài liệu; phim bổ trợ học tập chính trị năm 2013; Chỉ thi 917/1999/CT-QP ngày 26/6/1999 của Bộ Quốc phòng; - Quy chế dân chủ (Ban hành kèm theo Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 1998 của Chính phủ); 3
  4. Phần hai: NỘI DUNG Thưa toàn thể các đồng chí! Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944. Quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, sự nuôi dưỡng của nhân dân, quân đội ta đã làm nên truyền thống vẻ vang "Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng". Truyền thống đó thể hiện ở 9 nét tiêu biểu mà ngay từ bài học đầu tiên của Chương trình giáo dục chính trị đối với chiến sĩ mới các đồng chí đã được biết. Ở các bài học trước chúng ta đã trả lời được các câu hỏi "Ai là người tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện Quân đội nhân dân Việt Nam", "Bản chất giai cấp, mục tiêu lý tưởng chiến đấu, chức năng, nhiệm vụ của Quân đội", "Sự cần thiết phải giữ vững và tăng cường mối quan hệ đoàn kết quân dân". Hôm nay chuyển sang trao đổi, tìm hiểu vấn đề mới trong Quân đội đó là Dân chủ và kỷ luật thông qua bài học thứ 5 "Dân chủ và kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam". Sau đây chúng ta đi vào nội dung của bài! I. DÂN CHỦ VÀ KỶ LUẬT TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 1. Bản chất, nội dung dân chủ và kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam * Định nghĩa Dân chủ và kỷ luật. - Định nghĩa về dân chủ. Theo từ điển tiếng Việt Dân chủ có nghĩa là có quyền tham gia bàn bạc vào công việc chung, được tôn trọng quyền lợi của từng thành viên trong xã hội: quyền tự do, dân chủ, chế độ làm việc vừa tập trung, vừa dân chủ. Chế độ chính trị theo đó quyền làm chủ thuộc về nhân dân: mở rộng dân chủ. - Định nghĩa về kỷ luật. Theo từ điển Tiếng Việt Kỷ luật là toàn thể những điều quy định cần phải theo để giữ gìn trật tự: Kỷ luật nhà trường; Kỷ luật quân đội. Kỷ luật sắt. Kỷ luật chặt chẽ, nghiêm minh. Thi hành Kỷ Luật. Trừng phạt một người không theo Pháp luật của nhà nước hay điều lệ của đoàn thể: thi hành kỷ luật đối với cán bộ tham ô. Câu hỏi 1: Bản chất, nội dung dân chủ trong Quân đội nhân dân Việt Nam được thể hiện như thế nào? Trả lời: Được thể hiện như sau: 4
  5. a. Bản chất, nội dung dân chủ trong Quân đội nhân dân Việt Nam - Bản chất dân chủ trong quân đội: + Dân chủ trong Quân đội nhân dân Việt Nam là dân chủ xã hội chủ nghĩa được thể hiện trong quân đội. Dân chủ trong quân đội mang bản chất dân chủ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đó là quyền làm chủ trên tất cả các lĩnh vực đều thuộc về nhân dân. + Bản chất dân chủ trong quân đội là mọi quân nhân đều có quyền làm chủ đối với cuộc sống và mọi hoạt động quân sự tại đơn vị quân sự trên tất cả các lĩnh vực, thông qua các tổ chức: Đảng, chỉ huy, quần chúng và cơ chế hoạt động lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ cũng như mọi nề nếp, chế độ sinh hoạt, học tập tại đơn vị. Thực chất, đó là cụ thể hóa các giá trị dân chủ xã hội chủ nghĩa vào quân đội và hoạt động quân sự. Ví dụ: quyền làm chủ trên các lĩnh vực chính trị, quân sự - chuyên môn và kinh tế - đời sống thông hội đồng quân nhân - tập thể quân nhân (phân tích!) Chiến sĩ có quyền làm chủ trên lĩnh vực chính trị đó là quyền được học tập, quyền được trình bày tâm tư, tình cảm nguyện vọng của mình, được tham gia các hoạt động của đơn vị, được giải quyết mọi quyền lợic chính đáng … Thực hiện các quyền đó thông qua các tổ chức trong đơn vị: tổ chức Đảng (chi bộ), chỉ huy, quần chúng (chi đoàn, phụ nữ), hội đồng quân nhân; Khi đơn vị tổ chức sinh hoạt chi đoàn thì được quyền phát biểu ý kiến tham gia đóng góp vào những nội dung, chỉ tiêu, phương hướng hoạt động của chi đoàn trong tháng tới hoặc quý tới hoặc một nội dung hoạt động cụ thể nào đó của chi đoàn như tham gia thực hiện chương trình tiết kiệm xây dựng "Ngôi nhà 100 đồng", chương trình vận động không hút thuốc lá … Khẳng định Bản chất dân chủ trong quân đội ta – quân đội xã hội chủ nghĩa thể hiện sự tiến bộ hơn hẳn so với dân chủ trong quân đội tư sản. Giải thích Vì, dân chủ trong quân đội tư sản chỉ thuộc về thiểu số, là dân chủ của một nhóm chỉ huy, của sĩ quan. Số đông người lính không làm chủ các hoạt động trong đơn vị quân đội; chỉ là “lính đánh thuê”, phục vụ lợi ích của chỉ huy. Còn quân đội ta là quân đội cách mạng của dân, do dân, vì dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, chúng ta phục vụ cho lợi ích của nhân dân của dân tộc. Mục tiêu lý tưởng chiến đấu của quân đội ta là vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. 5
  6. - Nội dung cơ bản của dân chủ trong Quân đội ta được thể hiện: + Về chính trị: Đó là quyền được tôn trọng, được bình đẳng về chính trị của mọi quân nhân. Mọi quân nhân đều có quyền tham gia vào mọi hoạt động sinh hoạt của đơn vị, đều có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm như nhau đối với Tổ quốc, đối với nhân dân. Mọi người đều phải trung thành với Đảng, nhà nước xã hội chủ nghĩa, với Tổ quốc và nhân dân, bình đẳng trước pháp luật, điều lệnh, điều lệ của quân đội, quy định của đơn vị. Mọi quân nhân đều có quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ đóng góp ý kiến, sức lực của mình vào việc xây dựng tổ chức đảng, xây dựng đơn vị, tham gia đóng góp và thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ của quân đội và đơn vị. Ví dụ: Mọi quân nhân đều được hưởng các chế độ, chính sách theo Nghị định số 88/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 09 năm 2011 của Chính phủ Về chế độ, chính sách đối với gia đình hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ Điều 1. Đối tượng áp dụng Nghị định này quy định chế độ, chính sách đối với gia đình, thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ gồm: Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ. Điều 2. Quyền lợi của gia đình, thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ 1. Học sinh là con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ được miễn học phí khi học ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập theo quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015. 2. Gia đình và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được trợ cấp khó khăn đột xuất, trong các trường hợp sau đây: a) Gia đình của hạ sĩ quan, binh sĩ gặp tai nạn, hỏa hoạn, thiên tai dẫn đến bị sập nhà, trôi nhà, cháy nhà hoặc gia đình phải di dời chỗ ở thì được trợ cấp mức 2.000.000 đồng/suất/lần. b) Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp ốm đau từ một tháng trở lên hoặc điều trị một lần tại bệnh viện từ 7 ngày trở lên thì được trợ cấp mức 500.000 đồng/suất/lần. 6
  7. Chế độ trợ cấp quy định tại điểm a và điểm b khoản này được thực hiện không quá 2 lần trong một năm đối với một đối tượng. c) Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích thì được trợ cấp mức 1.000.000 đồng/suất. Tất cả HSQ, CS đều được thực hiện theo Nghị định trên. Đó chính là thể hiện quyền làm chủ về chính trị + Về quân sự: Đó là quyền tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch huấn luyện, công tác, phương án chiến đấu và thực hành chiến đấu; chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao. Ví dụ: Trong quá trình huấn luyện bắn súng tiểu liên AK phát hiện điều gì chưa hợp lý thì có quyền đóng góp để điều chỉnh cho hợp lý hoặc có sáng kiến gì thì đề xuất với chỉ huy. Hiện nay Trung đội 2 - Đại đội 3 được Tiểu đoàn tin tưởng giao cho thực hiện một chỉ tiêu trong Nghị quyết lãnh đạo của Đảng ủy Tiểu đó là "Kết quả kiểm tra 3 tiếng nổ thật đạt giỏi". bây giờ để đạt được chỉ tiêu đó thì tất cả các đồng chí chiến sĩ trong Đại đội 3 nói chung và chiến sĩ trong Đại đội 2 nói riêng đều có quyền tham gia ý kiến đóng góp và phương pháp duy trì luyện tập của cán bộ trung đội, tiểu đội như thế nào đó để đạt được chỉ tiêu trên. Thời gian tổ chức như thế nào, xoay vòng đổi tập ra sao? phân công kèm cặp giúp đỡ ai? ai giúp đỡ tôi … Đó chính là thể hiện quyền làm chủ trên lĩnh vực quân sự. + Về kinh tế: Đó là quyền được chăm lo đời sống mọi mặt, tham gia ý kiến về kế hoạch, chỉ tiêu lao động sản xuất; đóng góp ý kiến và kiểm tra việc quản lý cơ sở, vật chất kỷ thuật, tài chính, hậu cần, chống tham ô, lãng phí trong đơn vị. Ví dụ: khi thấy khẩu phần ăn, chất lượng ăn uống không đảm bảo so với tiểu chuẩn định lượng thì được kiến nghị với chỉ huy các cấp thông sinh hoạt tài chính công khai, Hàng tháng Tiểu đoàn ta đều tổ chức Hội nghị công khai tài chính, tất cả mọi quân nhân trong Tiểu đoàn đều tham gia. Tại buổi sinh hoạt này các đồng chí được phát biểu ý kiến đóng góp về mọi vấn đề xung quang việc bảo đảm ăn, uống cho các đồng chí: nếu đồng chí thấy các đồng chí nuôi quân tổ chức quản lý vật chất, dụng cụ cấp dưỡng của nhà ăn nhà bếp chưa tốt thì đồng chí được ý kiến đề nghị chỉ huy chẩn chỉnh bộ phận quản lý, nếu đồng chí thất việc chế biến món ăn chưa ngon thì đồng chí có thể ý kiến và đề xuất công thức chế biến món ăn được ngon hơn … Đó chính là thể hiện quyền dân chủ trên lĩnh vực kinh tế. 7
  8. + Về văn hóa - tinh thần: Là quyền được học tập nâng cao nhận thức và trình độ mọi mặt, quyền được nghiên cứu, sáng tạo và hưởng thụ những tác phẩm văn học, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, kỷ thuật… phục vụ đời sống tinh thần của đơn vị, góp phần xây dựng môi trường văn hóa, lối sống có văn hóa, nếp sống chính quy trong đơn vị… Ví dụ: Tham gia đề xuất các hoạt động, trò chơi vui chơi giải trí; viết tin bài; làm thơ; viết nhạc, kịch … Nhân dịp 26 tháng 3 sắp tới, chi đoàn có tổ chức Diễn đàn thanh niên với chủ đề "Tuổi trẻ sống đẹp, nói không với thuốc lá" và vận động đoàn viên làm thơ, viến nhạc, viết văn theo chủ đề trên, thi mọi quân nhân đều có quyền tham gia, đồng chí nào có khả năng sáng tác được các cấp ủng hộ, động viên, và được bạn bè nể phục. Trong buổi diễn đàn đó được tham gia phát biểu ý kiến trình bày, quan điểm, thái độ của mình, được đề xuất các biện pháp, trao đổi các kinh nghiệm bỏ thuốc lá của mình cho đồng chí, đồng đội cùng nghe… Đó là biểu hiện quyền dân chủ trên lĩnh vực văn hóa. b, Bản chất, nội dung kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam Bản chất kỷ luật trong quân đội ta là “kỷ luật tự giác Sáng ngày 14 tháng 3, từ tàu HQ 604 đang thả và nghiêm minh” thể hiện sâu sắc bản chất cách mạng neo tại Gạc Ma, Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 146, phát hiện thấy bốn chiếc tàu lớn của giai cấp công nhân Việt Nam, là kỷ luật dựa trên của Trung Quốc đang tiến lại gần. Tổ 3 người cơ sở tự giác cao về ý thức chính trị, sự giác ngộ về gồm thiếu uý Trần Văn Phương và hai chiến sĩ Nguyễn Văn Tư, Nguyễn Văn Lanh được cử lên mục tiêu và lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, về trách đảo bảo vệ lá cờ Việt Nam đang cắm trên bãi. nhiệm của quân nhân. Phía Trung Quốc cử 2 xuồng chở 8 lính có vũ khí lao thẳng về phía đảo. Chỉ huy Trần Đức Thông Ví dụ: Trong 9 nét truyền thống của Quân đội ta: ra lệnh cho các thủy thủ từ tàu 604 tiến về bảo vệ bãi để hình thành tuyến phòng thủ, không cho đối - Trung thành vô hạn với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với phương tiến lên. 6h sáng, Hải quân Trung Quốc Đảng, Nhà nước và nhân dân thả 3 thuyền nhôm và 40 quân đổ bộ lên đảo giật - Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng cờ Việt Nam.. - Gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh bị lê đâm và bắn bị thương. Thiếu úy Trần Văn Phương bị bắn tử - Nội bộ đoàn kết cán bộ, chiến sĩ bình đẳng thương yêu giúp đỡ nhau, thương, trước khi chết ông đã hô: "Thà hy sinh trên dưới đồng lòng, thống nhất ý chí và hành động chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của - Kỷ luật tự giác, nghiêm minh mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng - Độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây Hải quân". dựng đất nước, tô trong và bảo vệ của công Trung Quốc chiếm đá Gạc Ma từ - Lối sống trong sạch, lành mạnh, có văn hóa, khiêm tốn, giản dị, lạc ngày 16 tháng 3 năm 1988 và vẫn quan giữ cho đến nay. - Tinh thần ham học, cầu tiến bộ, có ý chí vươn lên - Đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung, chí nghĩa, chí tình Có nét truyền thống thứ 5 "Ký luật tự giác, nghiêm minh đã nói lên Bản chất của Ký luật trong quân đội ta đó chính là Tự giác và nghiêm minh. * Bản chất kỷ luật quân đội ta khác hẳn về chất với kỷ luật của quân đội tư sản, mang bản chất của giai cấp tư sản, đại biểu cho quyền lợi của một thiểu số bóc lột dựa trên cơ sở mua chuộc, cưỡng bức, thuê mướn. 8
  9. Còn bản chật kỷ luật trong quân đội ta dựa trên cơ sở tự giác cao về ý thức chính trị, sự giác ngộ về mục tiêu và lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, về trách nhiệm của quân nhân. Bản chất kỷ luật Quân đội nhân dân Việt Nam được thể hiện: Một là, kỷ luật trong quân đội ta thống nhất chặt chẽ giữa tính tự giác và tính nghiêm minh + Tự giác là tự mình thấu suốt vai trò đặc biệt quan trọng của kỷ luật quân đội, tự khép mình vào khuôn khổ tổ chức, kỷ luật của đơn vị. Ví dụ: Nhận thức về việc thực hiện 11 chế độ trong ngày, 3 chế độ trong tuần. * Chế độ trong ngày - Treo Quốc kỳ hàng ngày - Thức dậy - Thể dục sáng - Kiểm tra sáng - Học tập - Ăn uống - Lau vũ khi, khí tài, trang bị - Thể thao tăng gia sản xuất - Đọc báo, nghe tin - Điểm danh, điểm quân số - Ngủ, nghỉ * Chế độ trong tuần - Chào cờ, duyệt đội ngũ - Thông báo chính trị - Tổng vệ sinh doanh trại Tự mình ghi nhớ các chế độ trên và thời gian biểu và tự mình ghép mình vào khuôn khổ, tự giác thực hiện. Đó chính là thể hiện bản chất của Ký luật trong quân đội Phân tích: Việc chấp hành nghiêm kỷ luật quân đội, các quy định của đơn vị trở thành nếp nghĩ, cách sống thường trực, thành thói quen của mỗi quân nhân và toàn đơn vị. + Nghiêm minh là mang tính bắt buộc phải chấp hành, nếu vi phạm, dù bất luận là ai cũng đều phải xử phạt như nhau. Phân tích: Tính bắt buộc của quân đội thống nhất với yêu cầu “sống và làm việc theo Hiến pháp , pháp luật Nhà nước”, đồng thời có những đòi hỏi cao và nghiêm ngặt, do tính chất của tổ chức quân đội và hoạt động quân sự; thể hiện bằng những quy định rất chặt chẽ, cứng rắn, mỗi quân nhân trong từng suy nghĩ, hành động của mình đều phải bắt buộc chấp hành không vi phạm từ những điều nhỏ nhất. Ví dụ: việc bắt buộc phải thực hiện 11 chế độ trong ngày, 3 chế độ trong tuần. Chế độ ngày tuần đã được phổ biến và thực hiện trong toàn quân vì vậy bắt buộc mọi quân nhân đều phải 9
  10. có nghĩa vụ thực hiện và bị bắt buộc thực hiện, quân nhân nào không thực hiện theo các chế độ đó sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của Điều lệnh quản lý bộ đội * Hình thức xử phạt đối với HSQ – BS. 1. Khiển trách. 2. Giữ tại trại (không cho rời khỏi tàu đối với Hải quân) trong ngày nghỉ. 3. Cảnh cáo. 4. Phạt giam kỷ luật từ 1 đến 10 ngày (không áp dụng đối với quân nhân nữ). 5. Giáng chức. 6. Cách chức. 7. Giáng cấp bậc quân hàm. 8. Tước danh hiệu quân nhân. Mong rằng trong chúng ta, không ai bị áp dụng các hình thức trên. + Tính nghiêm minh còn thể hiện ở chỗ kỷ luật quân đội được quy định rõ ràng, cụ thể trên từng mặt công tác; Học tập, huấn luyện, trong mọi điều kiện hoàn cảnh… để điều chỉnh hành vi của mọi quân nhân, đồng thời thường xuyên giáo dục, quán triệt để mọi người biết và tự giác chấp hành. + Tính tự giác và nghiêm minh thống nhất chặt chẽ với nhau, trong đó, tự giác là yếu tố cơ bản, ngày càng giữ vai trò chủ đạo, vì nó được xây dựng cơ sở sự giác ngộ cao về chính trị, thống nhất về mục tiêu, lý tưởng chiến đấu; sự thấu suốt và quyết tâm thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ quân đội, nhiệm vụ đơn vị, chức trách quân nhân; gắn với phát triển ngày càng cao ý thức và năng lực làm chủ của mỗi quân nhân trong sự tập trung thống nhất, chính quy về ý chí và hành động trong từng tập thể quân nhân và toàn quân. Sự kết hợp đó bảo đảm kỷ luật quân đội ta thực sự là “kỷ luật sắt, nghĩa là nghiêm túc và tự giác”. Hai là, kỷ luật tự giác và nghiêm minh là bản chất và truyền thống quý báu của quân đội ta, là phẩm chất tốt đẹp “Bộ đội cụ Hồ” Ngay từ đầu thành lập và trong suốt quá trình xây dựng chiến đấu và trưởng thành, quân đội ta luôn được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh chăm lo xây dựng về mọi mặt; có tổ chức chặt chẽ, thống nhất; có kỷ luật tự giác, nghiêm minh. Đây là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của quân đội trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. 10
  11. Vi deo: về chiến tranh giải phóng hoàn toàn Miền Nam (30/4/1075) 3' Phân tích định hướng: về tính tự giác và nghiêm minh đã làm nên tinh thần quả cảm của Bộ đội Cụ Hồ mang lại hòa bình, thống nhất cho dân tộc ta. Ba là, với bản chất của “kỷ luật tự giác và nghiêm minh”, kỷ luật quân đội là thước đo trình độ giác ngộ chính trị, là chuẩn mực về nhân cách, đạo đức, là mục tiêu rèn luyện để trở thành người quân nhân cách mạng, con người mới xã hội chủ nghĩa. Ví dụ Nguyễn Phan Vinh và tàu 235 21 tuổi nhập ngũ, 35 tuổi hy sinh, đó là hai dấu ấn trong quân ngũ của Trung úy, thuyền trưởng tàu Hải quân Nguyễn Phan Vinh (1933 - 1968). Năm 1970, anh đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa đã được mang tên anh, đảo Phan Vinh. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chúng ta đã có một con đường xẻ dọc Trường Sơn mà hễ nhắc đến là lại liên tưởng tới những sự tích thần kỳ. Song ngoài con đường ấy, còn có một con đường khác nữa, đó là con đường vận chuyển vũ khí từ Bắc vào Nam trên biển Đông với một nét độc đáo, sáng tạo như thần thoại, với biết bao kỳ tích cảm động về lòng dũng cảm, sự hy sinh quên mình của những người chiến sĩ “Đoàn tàu không số” và tình cảm gắn bó keo sơn với quân dân các bến đỗ ở miền Nam. Đó là con đường huyền thoại: Đường Hồ Chí Minh trên biển và tên tuổi Phan Vinh liền với tên đường. Phan Vinh, người con ưu tú của mảnh đất Điện Nam, Điện Bàn, Quảng Nam (cũ) sinh ra trong một gia đình cách mạng. Tháng 3/1968, anh hy sinh ở Hòn Hèo thì cuối năm ấy, cha của anh, người du kích tên là Nguyễn Đức Mẫn cũng hy sinh trong một trận chống càn tại quê nhà. Mẹ anh mất trước đó 5 năm, (năm 1963) vì bị địch bắt, đánh đập, tra khảo dã man. Năm bà ra đi cũng là năm người con trai thứ hai, Nguyễn Đức Lân ngã xuống trên chiến trường Quảng Nam. Người duy nhất còn lại trong gia đình là anh Nguyễn Đức Xử nói về người em trai của mình: “Phan Vinh tuy là con út trong gia đình, nhưng ngay từ nhỏ đã là người cứng cỏi, quyết đoán, và đặc biệt là giàu lý tưởng”. Chính từ cái cứng cỏi, quyết đoán và giàu lý tưởng cách mạng đó đã làm nên một Phan Vinh với chiến công trên vùng biển Hòn Hèo. Phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ được đo bằng, lý tưởng cách mạng hành động thực tiễn dám xả thân vì Tổ quốc. - Nội dung kỷ luật trong quân đội: Kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam được xây dựng trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng quân đội. Nội dung cụ thể kỷ luật của quân đội bao gồm điều lệnh, điều lệ, chế độ, chỉ thị, quy định…về tổ chức, duy trì, quản lý, xử lý kỷ luật trong quân đội và ở từng đơn vị. Ví dụ: Nội dung củaChỉ thị 82/CT-BTL của Bộ Tư lệnh Quân đoàn ngày 24/01/2008 về việc sử dụng rượu, bia và quản lý, sử dụng mô tô, xe gắn máy trong Quân đoàn; Quyết định 2530/2000/QĐ-BQP ngày 02/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về xử lý đối với những hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách 11
  12. nhiệm hình sự; Chỉ thị 572/CT-LĐ ngày 29/9/2006 của Lữ đoàn trưởng về việc quản lý sử dụng điện thoại trong Lữ đoàn. "Hạ sĩ quan, chiến sĩ không được xử dụng điện thoại di động" Chính là nội dung cụ thể của kỷ luật, tất cả HSQ, CS trong Lữ đoàn phải chấp hành. 2. Mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam Câu hỏi 2: Dân chủ và kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam có mối quan hệ như thế nào? Trả lời: Có mối quan hệ như sau: - Dân chủ và kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam là hai mặt của mục tiêu xây dựng quân đội vững mạnh toàn diện; có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất và tác động lẫn nhau. Thực hiện tốt dân chủ vừa phát huy được năng lực, trí tuệ, tình cảm và trách nhiệm của mọi quân nhân vào tổ chức, thực hiện mọi nhiệm vụ; vừa là cơ sở quan trọng để nâng cao giác ngộ chính trị, tính tự giác trong việc chấp hành kỷ luật, bảo đảm cho kỷ luật quân đội được thực hiện một cách nghiêm minh; đồng thời, là cơ sở để hạn chế, đấu tranh với tệ quan liêu, quân phiệt, bệnh độc đoán, gia trưởng của cán bộ và mọi hành vi vi phạm dân chủ tại đơn vị. Ví dụ: Đơn vị tổ chức thường xuyên thực hiện ngày Chính trị và văn hóa tình thần hàng tháng hoặc ngày dân chủ quý là điều kiện tốt để thực hiện dân chủ, mọi quân nhân được phát biểu ý kiến, kiến nghị những vướng mắc về tiêu chuẩn, chế độ về phương pháp, cách thức duy trì điều hành đơn vị của chỉ huy, bảo đảm của chuyên môn … Như thế là phát huy được quyền làm chủ của mọi quân nhân trong các hoạt động của đơn vị. Khi được giải quyết mọi vướng mắc thì quân nhân sẽ tin tưởng vào chỉ huy các cấp thêm yêu mến, gắn bó với đơn vị, yên tâm thực hiện nghĩa vụ quân sự, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của đơn vị. Một đồng chí chiến sĩ mới có cỡ chân quá to không đi được cỡ dày to nhât, thì được cấp đổi và thực hiện đúng lễ tiết tác phong quân nhân. Đó là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật. Duy trì kỷ luật tự giác, nghiêm minh vừa bảo đảm tính thống nhất ý chí và hành động trong toàn quân, tập trung sức mạnh vào hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; vừa góp phần mở rộng dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quân đội, bảo đảm cho việc thực hiện dân chủ được đầy đủ, triệt để, thống nhất và đúng đắn, tránh được những khuynh hướng nhận thức và hành động sai trái, biểu 12
  13. hiện của dân chủ cực đoan, tự do, tùy tiện, thói vô tổ chức, vô kỷ luật… Phân tích: Mọi quân nhân có nhận thức đúng và chấp hành tốt Điều lệnh, điều lệ của quân đội chế độ, quy định của đơn vị thì đơn vị chắc chắn vững mạnh. Ví dụ: về phong cách quân nhân, tác phong mang mặc; quy định thực hiện về đóng quân canh phòng. - Phát huy dân chủ phải gắn liền với tăng cường kỷ luật; tăng cường kỷ luật phải kết hợp với phát huy dân chủ mới mang lại hiệu quả, góp phần tạo nên sức mạnh to lớn của quân đội ta. II. PHÁT HUY DÂN CHỦ, ĐỀ CAO KỶ LUẬT YẾU TỐ QUAN TRỌNG TẠO NÊN SỨC MẠNH TỔNG HỢP CỦA QUÂN ĐỘI 1. Tầm quan trọng và những biện pháp cơ bản phát huy dân chủ, đề cao kỷ luật trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam Câu hỏi 3: Việc phát huy dân chủ, đề cao kỷ luật trong Quân đội ta hiện nay có tầm quan trọng như thế nào? Trả lời: Thể hiện trên ba nội dung sau: Một là, phát huy dân chủ, đề cao kỷ luật là mục tiêu xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện + Phát huy dân chủ, đề cao kỷ luật được xác định là một trong những tiêu chuẩn xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện; là chỉ tiêu chuẩn xây dựng đơn vị vững mạnh về chính trị tư tưởng “Nội bộ đơn vị đoàn kết thống nhất, dân chủ tốt, chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội”. Ví dụ: Tiểu chuẩn xây dựng đơn vị vững toàn diện theo chỉ thị 917? - Vững mạnh về chính trị - Tổ chức biên chế đúng quy định, duy trì các chế độ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện giỏi. - Xây dựng nền nếp chính quy và quản lý kỷ luật tốt. - Bảo đảm hậu cần, tài chính, đời sống xã hội. - Bảo đảm tốt công tác kỹ thuật. Khẳng định: Để thực hiện được tốt các nội dung của tiểu chuẩn trên thì cần phải phảt huy dân chủ và tăng cường kỷ luật. + Phát huy dân chủ, đề cao kỷ luật là quyền lợi, đồng thời là nghĩa vụ, trách nhiệm và nhiệm vụ thường xuyên của mọi quân nhân. Mỗi tập thể quân nhân xây dựng được nếp sống thực sự dân chủ - kỷ luật mới có tiền đề, cơ sở để tổ chức thực hiện và hoàn thành có chất lượng cao các kế hoạch công tác và mọi nhiệm vụ, chức trách được 13
  14. giao, góp phần quan trọng vào việc xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Hai là, phát huy dân chủ, đề cao kỷ luật góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp của quân đội, hoàn thành nhiệm vụ được giao trong tình hình mới Phát huy dân chủ rộng rãi trên cơ sở chấp hành kỷ luật nghiêm túc và tự giác là cơ sở tạo nên sức mạnh tổng hợp của quân đội ta. Trong tình hình mới, trước yêu cầu cao của nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng chính quy, trong khi nhiều đơn vị quân đội và quân nhân phải hoạt động trong điều kiện, hoàn cảnh khó khăn, phức tạp, trước sự tác động của tệ nạn, tội phạm và tiêu cực xã hội… thì việc phát huy dân chủ, đề cao kỷ luật càng trở nên cấp thiết, nhằm phát huy trí tuệ và sức lực của cán bộ, chiến sĩ; đồng thời nâng cao sự thống nhất ý chí, thống nhất hành động trong toàn quân, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong mọi tình huống. Ba là, phát huy dân chủ, đề cao kỷ luật là mục tiêu, nội dung phấn đấu, rèn luyện nhân cách người chiến sĩ và bỗi dưỡng, nâng cao phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” Một quân nhân tốt, trước hết phải có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực hành động, huấn luyện, công tác tốt. Muốn vậy, trước hết phải biết phát huy quyền làm chủ của mình đối với đơn vị, cùng với ý thức tự giác chấp hành nghiêm kỷ luật quân đội. Chính thông qua việc phát huy dân chủ, đề cao kỷ luật sẽ trực tiếp rèn luyện, bồi dưỡng và hoàn thiện nhân cách quân nhân cách mạng, con người mới xã hội chủ nghĩa trong lực lượng vũ trang nhân dân cho mỗi cán bộ, chiến sĩ. Câu hỏi 4: Để phát huy dân chủ, đề cao kỷ luật trong đơn vị hiện nay cần chú trọng những biện pháp nào? Trả lời: Các đơn vị cần chú trọng những biện pháp sau: Một là, phải thường xuyên quán triệt để bộ đội nhận thức sâu sắc về dân chủ và kỷ luật trong quân đội, xác định tốt nghĩa vụ, trách nhiệm quân nhân, tự giác, tích cực tham gia vào các hoạt động ở đơn vị. Hai là, phải coi trọng duy trì thường xuyên các chế độ, nề nếp, nội dung, hình thức sinh hoạt dân chủ trong đơn vị; khuyến khích động viên cán bộ, chiến sĩ phát huy quyền làm chủ của mình đối với đơn vị trên mọi lĩnh vực, tự giác chấp hành nghiêm kỷ luật quân đội. 14
  15. Ba là, kết hợp chặt chẽ giáo dục, động viên khuyến khích phát huy dân chủ, đề cao kỷ luật tự giác của mỗi quân nhân với duy trì nghiêm kỷ luật, nền nếp chế độ chính quy; xử lý nghiêm minh công bằng mọi vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội trong đơn vị, đấu tranh kiên quyết với mọi biểu hiện vi phạm dân chủ, dân chủ hình thức…, nhằm tạo sự thống nhất cao trong đơn vị. Bốn là, cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, chỉ huy, cơ quan cấp trên và cán bộ, đảng viên phải gương mẫu thể hiện trách nhiệm và quyền làm chủ đơn vị mình, tự giác rèn luyện về đạo đức, lối sống, chấp hành nghiêm kỷ luật; đồng thời, thường xuyên đối thoại, lắng nge, giải đáp và giải quyết và kịp thời mọi tâm tư nguyện vọng chính đáng của cấp dưới và chiến sĩ. Nghị quyết Trung ương IV kháo XI chỉ ra 3 vấn đề cấp bách đó là: - Một là, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng. - Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. - Ba là, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. 4 nhóm giải pháp là: 1. Nhóm giải pháp về tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của cấp trên 2. Nhóm giải pháp về tổ chức, cán bộ và sinh hoạt đảng 3. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách 4. Nhóm giải pháp về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng Năm là, coi trong xây dựng, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy, tổ chức quần chúng và Hội đồng quân nhân, làm cơ sở thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của mọi quân nhân phát huy dân chủ, chấp hành kỷ luật tự giác, nghiêm minh. Sáu là, tăng cường quản lý, kiểm tra, bảo đảm đúng, đủ các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn hưởng thụ vật chất, tinh thần của quân nhân; đồng thời, quan tâm chăm lo cải thiện nâng cao đời sống mọi mặt trong đơn vị; xây dựng môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh. 15
  16. 2. Trách nhiệm của quân nhân trong việc phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật Câu hỏi 5: Mỗi quân nhân phải làm gì để phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện? Trả lời: Mỗi quân nhân phải: - Tích cực học tập nâng cao nhận thức chính trị, trình độ hiểu biết về pháp luật Nhà nước, kỷ luật, điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định của quân đội. Thường xuyên rèn luyện, xây dựng tinh thần làm chủ, ý thức chấp hành nghiêm kỷ luật trong mọi chế độ sinh hoạt và hoạt động hằng ngày, cả trong và ngoài đơn vị. Xây dựng lối sống lành mạnh có văn hóa , “Sống theo pháp luật, hành động theo điều lệnh”. - Tích cực tham gia xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Nắm vững và thực hiện đúng các yêu cầu, nội dung về dân chủ và kỷ luật. - Tự giác chấp hành nghiêm chỉnh và vận động mọi người chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định của quân đội, đơn vị, mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên, 10 lời thề danh dự, 12 điều kỷ luật và chức trách quân nhân. - Tôn trọng, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong đơn vị; theo sự hướng dẫn của cấp trên, tham gia các hoạt động phối hợp với các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương trong việc phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật, xây dựng quân đội, củng cố mối đoàn kết quân dân. - Kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện tiêu cực, vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội; ngăn chặn, không để xảy ra hiện tượng tự do tùy tiện, thoái thác nhiệm vụ, gây mất đoàn kết, các hành vi thoái hóa biến chất…; đồng thời, kiên quyết, tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm, đề cao cảnh giác không để kẻ xấu và địch lợi dụng. *Tóm lại: việc phát huy dân chủ, đề cao kỷ luật là một tiêu chuẩn quan trọng xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Phát huy dân chủ, đề cao kỷ luật là quyền lợi đồng thời là nghĩa vụ, trách nhiệm và nhiệm vụ thường xuyên của mỗi quân nhân. Do đó mỗi quân nhân thường xuyên rèn luyện, xây dựng tinh thần làm chủ, ý thức chấp hành nghiêm kỷ luật trong mọi chế độ sinh hoạt và hoạt động hàng ngày, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. 16
  17. KẾ HOẠCH THẢO LUẬN Thời Ng. phụ Ghi TT Nội Dung Phương pháp gian trách Chú 1 Thế nào là dân chủ 30' - Tổ trưởng nêu Trung đội trong quân đội? vấn đề, đặt câu hỏi, trưởng Làm gì để thực hiện gợi ý thảo luận. quyền làm chủ đối với + Dẫn dắt người cuộc sống và mọi hoạt thảo luận vào nội động quân sự tại đơn dung trọng tâm. vị? + Kết luận nội // Để thực hiện quyền 20' dung và địng làm chủ của mình về hướng tư tưởng, chính trị thì đồng chí nhận thức. thực hiện như thế nào? - Người học: Thảo Nếu có ai nói "Đồng 10' luận theo phương chí không đủ tư cách pháp truy trao, đặt phục vụ quân đội thì câu hỏi để đồng đội đồng chí xử trí thế nào? trả lời. Thế nào là tự giác? + Nhận thức về 2 Làm thế nào để có tự 20' những nội dung kết // giác luận của tổ trưởng. Có đồng chí nào sẵn + Định hướng tư sàng tự giác học bài tưởng bộ đội bám Chính trị không? sát vào nội dung 3 Thế nào là nghiêm 20' của bài. // minh? Để thực hiện nghiêm minh một quy định nào đó thì trước hết phải làm gì? Căn cứ vào đâu để biết được hành động của ai đó có nghiêm minh hay không nghiêm minh? Đồng chí hiểu thế nào 10' 4 là Kỷ luật? // Có phải "Kỷ luật" là sức mạnh của quân đội không? Ai làm ra kỷ luật? 5 Mối quan hệ giữa dân 20' // 17
  18. chủ và kỷ luật trong quân đội nhân dân Việt Nam ? Tầm quan trọng của việc phát huy dân chủ, đề cao kỷ luật trong QĐNDVN? 6 Biện pháp phát huy dân 20' // chủ, đề cao kỷ luật trong QĐNDVN? 7 Trách nhiệm của quân 30' // nhân trong việc phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật? 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2