intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh tế chính trị - Chương 5: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:18

27
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Kinh tế chính trị" Chương 5: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; Hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam; các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế chính trị - Chương 5: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam

  1. Chương 5 KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM
  2. 5.1 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 5.1.1 Khái niệm Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành theo những quy luật của thị trường nhằm hướng tới xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Hệ giá trị: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là hệ giá trị của xã hội tương lai mà loài người cần phải phấn đấu để trở thành hiện thực Nền KTTT định hướng XHCN là hướng tới hệ giá trị tương lai đó KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
  3. 5.1 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 5.1.2 Tính tất yếu khách quan của việc phát triển KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam Một là phù hợp với xu hướng phát triển khách quan của Việt Nam trong bối cảnh thế giới Phát triển kinh tế hàng hóa tất yếu sẽ chuyển thành kinh tế thị trường Việc xác lập mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là mong muốn chung của các quốc gia trên thế giới Mặc dù KTTT TBCN đã đạt tới giai đoạn phát triển cao, phồn thịnh nhưng không thể khắc phục được những mâu thuẫn vốn có của nó Nhân loại muốn tiếp tục phát triển thì không thể dừng lại ở KTTT TBCN mà cần phải chuyển sang KTTT định hướng XHCN
  4. 5.1 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 5.1.2 Tính tất yếu khách quan của việc phát triển KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam Hai là: Do tính ưu việt của KTTT định hướng XHCN KTTT là phương thức phân bổ nguồn lực linh hoạt và hiệu quả nhất KTTT không chỉ có ưu thế, mà còn có khuyết tật, vì vậy cần có sự can thiệp của nhà nước để sửa chữa những khuyết tật của thị trường Ba là: Phù hợp với nguyện vọng của người dân Việt Nam Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là khát vọng của nhân dân Việt Nam KTTT còn tồn tại lâu dài ở nước ta và cần thiết cho công cuộc xây dựng và phát triển KTTT sẽ phá vỡ tính chất tự cấp tự túc, lạc hậu của nền kinh tế, khuyến khích đổi mới công nghệ, nâng cao NSLĐ, thúc đẩy LLSX phát triển, mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế
  5. 5.1 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 5.1.3 Đặc trưng của KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam * Mục tiêu: KTTT định hướng XHCN hướng tới phát triển LLSX, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” Đây là sự khác biệt với KTTT TBCN Mục tiêu đó bắt nguồn từ: Sự phản ánh mục tiêu chính trị-xã hội nhân dân ta đang phấn đấu xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Phản ánh nhiệm vụ xây dựng QHSX tiến bộ phù hợp với cơ sở KT-XH ngày càng tiến bộ của chủ nghĩa xã hội
  6. 5.1 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 5.1.3 Đặc trưng của KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam * Quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế : Sở hữu là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình SX và TSX về phương diện chiếm hữu và chi phối các nguồn lực của quá trình sản xuất trong một điều kiện lịch sử nhất định Sở hữu bao hàm nội dung kinh tế và nội dung pháp lý KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh cùng phát triển theo quy định của pháp luật Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân Kinh tế nhà nước tồn tại trong mối quan hệ gắn bó với thành phần kinh tế khác Nội dung vai trò chủ đạo DNNN chỉ đầu tư vào ngành then chốt, vừa chi phối nền KT, đảm bảo QPAN và phục vụ lợi ích công cộng
  7. 5.1 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 5.1.3 Đặc trưng của KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam * Về quan hệ quản lý : Chủ thể quản lý nền kinh tế là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và sự làm chủ, giám sát của nhân dân Đảng Cộng sản lãnh đạo là yếu tố quan trọng đảm bảo định hướng XHCN cho nền KTTT ở Việt Nam Đảng lãnh đạo KTTT định hướng XHCN thông qua cương lĩnh, đường lối phát triển KT-XH, các chủ trương quyết sách lớn trong từng thời kỳ phát triển kinh tế Nhà nước quản lý nền KTTT định hướng XHCN thông qua pháp luật, chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, cơ chế chính sách…
  8. 5.1 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 5.1.3 Đặc trưng của KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam * Về quan hệ phân phối KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam thực hiện phân phối công bằng các yếu tố sản xuất, tiếp cận và sử dụng các cơ hội và điều kiện phát triển của mọi chủ thể kinh tế Về kết quả sản xuất, chủ yếu thực hiện phân phối theo kết quả lao đông, hiệu quả kinh tế và mức đóng góp về vốn và nguồn lực khác Kết hợp các hình thức phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế với các hình thức phân phối thông qua các quỹ phúc lợi xã hội và hệ thống an sinh xã hội Thực hiện nhiều hình thức phân phối tạo ra QHSX phù hợp để thúc đẩy LLSX phát triển, huy động được mọi nguồn lực và thực hiện định hướng XHCN
  9. 5.1 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 5.1.3 Đặc trưng của KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam * Về quan hệ gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội KTTT định hướng XHCN thực hiện gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội; phát triển kinh tế đi đối với phát triển van hóa xã hội; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và trong từng giai đoạn phát triển của kinh tế thị trường Đặc trưng này phán ánh thuộc tính quan trọng mang tính định hướng XHCN nền KTTT ở Việt Nam Ở nền KTTT TBCN, công bằng xã hội chỉ giải quyết khi các mâu thuẫn xã hội gay gắt, đe dọa sự tồn vong của chế độ và thực hiện nó trong khuôn khổ tính chất TBCN để duy trì chế độ tư bản chủ nghĩa Trong KTTT định hướng XHCN, công bằng xã hội không chỉ là phương tiện mà còn mục tiêu phải hiện thực hóa Trong điều kiện ngày nay, cần đa dạng hóa các hình thức thực hiện công bằng xã hội: công bằng về cơ hội, về tiếp cận nguồn lực, tiếp cận các dịch vụ xã hội… và huy động sức mạnh của cả xã hội
  10. 5.2 Hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam 5.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam Thể chế là những quy tắc, luật pháp, bộ máy quản lý và cơ chế vận hành nhằm điều chỉnh các hoạt động của con người trong một chế độ xã hội Thể chế kinh tế là hệ thống những quy tắc, luật pháp, bộ máy quản lý và cơ chế vận hành nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế, các hành vi SXKD và các quan hệ kinh tế Thể chế KTTT định hướng XHCN là hệ thống đường lối, chủ trương, chiến lược, hệ thống luật pháp, chính sách… xác lập cơ chế vận hành, điều chỉnh chức năng, mục tiêu, phương thức hoạt động, các quan hệ lợi ích, các chủ thể kinh tế nhằm hướng tới xác lập đồng bộ các yếu tố của thị trường, các loại thị trường góp phần thúc đẩy dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh
  11. 5.2 Hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam 5.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam * Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế : Hệ thống thể chế chưa đồng bộ Hệ thống thể chế chưa đầy đủ Hệ thống thể chế còn kém hiệu lực, hiệu quả
  12. 5.2.2 Nội dung hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam Hoàn thiện thể chế về sở hữu và phát triển các thành phần kinh tế Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố của thị trường và các loại thị trường Hoàn thiện thể chế để đảm bảo gắn tăng trưởng kinh tế với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, thúc đẩy hội nhập quốc tế Hoàn thiện nâng cao năng lực hệ thống chính trị
  13. 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam 5.3.1 Lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế Lợi ích là sự thỏa mãn nhu cầu của con người mà sự thỏa mãn nhu cầu này phải được nhận thức và đặt trong mối quan hệ xã hội ứng với một trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội đó Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động kinh tế của con người Về bản chất: lợi ích kinh tế phản ánh mục đích và động cơ của quan hệ giữa các chủ thể kinh tế Về biểu hiện lợi ích kinh tế: lợi nhuận, thu nhập Lợi ích kinh tế thu được phụ thuộc vào địa vị của mỗi chủ thể trong quan hệ kinh tế Vai trò của lợi ích kinh tế: là động lực trực tiếp……. Và là cơ sở để thực hiện các lợi ích khác
  14. 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam 5.3.1 Lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa các chủ thể kinh tế nhằm mục tiêu xác lập các lợi ích kinh tế trong mối liện hệ với trình độ phát triển của LLSX và kiến trúc thượng tầng tương ứng của một giai đoạn phát triển xã hội nhất định Sự thống nhất và mâu thuẫn giữa các quan hệ lợi ích kinh tế Sự thống nhất: Lợi ích của chủ thể này được thực hiện thì lợi ích của các chủ thể khác cũng trực tiếp hoặc gián tiếp được thực hiện Các chủ thể kinh tế hành động vì mục tiêu chung Sự mâu thuẫn: Mâu thuẫn về phương thức thực hiện lợi ích kinh tế dẫn đến người này thu được lợi ích kinh tế thì người kia lại mất đi
  15. 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam 5.3.1 Lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế * Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích cơ bản trong nền kinh tế Trình độ phát triển của LLSX Địa vị của mỗi chủ thể kinh tế trong hệ thống QHSX xã hội Chính sách phân phối thu nhập của nhà nước Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế
  16. 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam 5.3.1 Lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế * Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động Quan hệ lợi ích kinh tế giữa những người sử dụng lao động Quan hệ lợi ích kinh tế giữa những người lao động Quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, và lợi ích xã hội
  17. 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam 5.3.1 Lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế * Phương thức thực hiện lợi ích kinh tế trong các quan hệ lợi ích chủ yếu Thực hiện lợi ích kinh tế theo nguyên tắc thị trường Thực hiện lợi ích kinh tế theo các chính sách của nhà nước và vai trò của các tổ chức xã hội
  18. 5.3.2 Vai trò của nhà nước trong đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích của các chủ thể kinh tế Điều hòa lợi ích giữa cá nhân – doanh nghiệp – xã hội Kiểm soát và ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển xã hội Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2