YOMEDIA

ADSENSE
Bài giảng chương 3: Glycosid và dược liệu chứa glycosid - PGS. TS. Đỗ Quyên
1
lượt xem 0
download
lượt xem 0
download

Bài giảng chương 3 "Glycosid và dược liệu chứa glycosid", được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Đại cương về glycoside; Dược liệu chứa glycoside tim; Dược liệu chứa Anthranoid; Dược liệu chứa Saponin; Dược liệu chứa Flavonoid; Dược liệu chứa Lignan, xanthon, coumarin; Dược liệu chứa Tanin;... Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng chương 3: Glycosid và dược liệu chứa glycosid - PGS. TS. Đỗ Quyên
- BỘ MÔN DƯỢC LIỆU CHƯƠNG 3. GLYCOSID VÀ DƯỢC LIỆU CHỨA GLYCOSID PGS. TS. Đỗ Quyên, giảng viên Bộ môn Dược liệu Phòng Quản lý Khoa học
- NỘI DUNG: Glycosid và dược liệu chứa glycosid 1. Đại cương về glycoside: 1 tiết 2. Dược liệu chứa glycoside tim: 2 tiết 3. Dược liệu chứa Anthranoid: 3 tiết 4. Dược liệu chứa Saponin: 4 tiết 5. Dược liệu chứa Flavonoid: 4 tiết 6. Dược liệu chứa Lignan, xanthon, coumarin: 2 tiết 7. Dược liệu chứa Tanin: 1 tiết
- BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ GLYCOSID Mục tiêu – Nội dung chính 1. Định nghĩa glycosid. 2. Các loại dây nối glycosid : O-glycosid, C-glycosid, các loại dây nối khác (S-glycosid, N-glycosid, liên kết ester). Mỗi loại dây nối cho 1 ví dụ cụ thể (tên hợp chất, công thức cấu tạo, nguồn gốc). 3. Tính chất lý học, hóa học của các hợp chất glycosid và tác dụng của enzym lên glycosid.
- ĐẠI CƯƠNG VỀ GLYCOSID: Định nghĩa - Glycosid : là hợp chất hữu cơ tạo thành do sự ngưng tụ giữa 1 phân tử đường với 1 phân tử hữu cơ khác, với điều kiện nhóm hydroxy bán acetal của phần đường phải tham gia vào sự ngưng tụ. - Oligosaccharid hay polysaccharid là Glycosid, được gọi là “Holosid”.
- ĐẠI CƯƠNG VỀ GLYCOSID: Định nghĩa - Glycosid : chất tạo thành do sự ngưng tụ giữa một phần là đường và một phần không phải là đường, được gọi là “heterosid”. OH CH2OH CH2OH OH H O O H HO O H H OH H OH + HOAr(R) H O-Ar(R) OH OH OH OH H OH H OH CH2OH
- ĐẠI CƯƠNG VỀ GLYCOSID: Định nghĩa - Phần không đường được gọi là aglycon hoặc genin, có cấu trúc hóa học khác nhau, tác dụng sinh học phụ thuộc vào phần này [phân loại thành nhóm hợp chất: glycoside tim, anthranoid, flavonoid …] - Glucosid : đường là Glucose → Glycosid - Rhamnosid, Galactosid …
- O O glc O OH O 18 12 17 O 11 16 O CH3 19 13 Liquiritin (Flavonoid) C D 1 9 15 O 2 14 10 8 A B OH 3 7 5 O 4 6 Oleand. Oleandrin (Glycoside tim) Acid glycyrrhizic (saponin)
- ĐẠI CƯƠNG VỀ GLYCOSID: Các dây nối glycoside 1. O-glycosid : nhóm OH bán acetal của đường ngưng tụ với nhóm OH alcol hoặc phenol của aglycon tạo thành cầu nối Oxy. 2. C-glycosid : phần aglycon và đường liên kết bằng dây nối C-C. 3. Các dây nối khác: (i) S-glycosid : nhóm OH bán acetal của đường ngưng tụ với nhóm thiol; (ii) N-glycosid : có nhóm amin liên kết với phần đường; (iii) pseudo-glycoside (giả glycoside/ liên kết ester).
- Dây nối O-glycosid Dây nối acetal OH OAr(R) OAr(R) + OH - Ar(R) R CH + OH - Ar(R) R CH R CH OH OH OAr(R) Ose ở dạng bán acetal nội OH OH CH2OH CH2OH OH OH O HO H H O HO O H HO O H OH OH H OH OH OH OH H H OH OH OH H CH2OH CH2OH Glucose Glucopyranose Glucofuranose
- Dây nối O-glycosid Phần đường - Cùng aglycon nhưng phần đường khác nhau tạo nên glycosid khác nhau - Phụ thuộc vào cấu hình C1 của đường: tạo nên α- hay β-glycosid. - Phụ thuộc vào cấu tạo vòng pyran hay furan: đồng phân pyranosid và furanosid. CH2OH CH2OH CH2OH CH2OH O OCH3 O H HO H H HO H OCH3 H H O O H H OH H H OH H OH H OH OH H OH OCH3 OCH3 H H H H OH H OH OH OH H H 4 dẫn chất của methylglycosid (β, α – pyranosid và furanosid)
- Dây nối O-glycosid Mạch đường: - có thể là monosaccharid hoặc gồm nhiều đơn vị đường nối với nhau theo di hoặc trisaccharid (có thể đến 6 đường). - có thể phân nhánh (saponin) - có thể có 2 mạch đường nếu aglycon có 2 nhóm OH trở nên : diglycosid hay bidesmosid (desmos : mạch).
- Dây nối O-glycosid Solanin Ginsenosid Rb1
- - Saponin, phân lập từ cây Đu đủ rừng (Trevesia palmata) Le Thi Thanh Thao, Do Quyen, Duong Binh Vu, Bui Huu Tai, Phan Van Kiem, New Acetylated Saponins from the Leaves of Trevesia palmate, Natural Product communications, 2018, 13(4): 407-410,
- Dây nối O-glycosid Phần aglycon - quyết định tác dụng dược lý của glycosid. - tùy theo cấu tạo hóa học: anthraglycosid (nhân anthraquinon); flavonoid (cấu trúc C6-C3-C6) …. - aglycon thân dầu nên ít tan trong nước. Ở dạng glycosid dễ tan hơn (nhờ phần đường) nên tan được trong dịch tế bào.
- Ví dụ. Dây nối O-glycosid - Neriolin (trúc đào)
- Dây nối C-glycosid C-glycosid: glycosid có phần đường nối với aglycon theo dây nối C-C. OH O OH CH2OH CH2OH H O Puerarin (rễ Sắn dây) H OH H Barbaloin (nhựa Lô Hội) OH H OH Tính chất C-glycosid - Khó thủy phân - C-glycosid có phổ UV và IR gần giống với O-glycosid.
- Dây nối S-glycosid S-glycosid : thioglycosid hoặc hợp chất glucosinolat - Glucosinolat là hợp chất glycoside chứa S và N, là thành phần chính có vị cay trong các cây họ Cải, Cải ngựa hay mù tạt. - Glucosinolat không vị cay, khi gặp enzyme myrosinase có trong tế bào, thủy phân thành isothiocyanat. - Có khoảng 50 thioglycosid, phần lớn trong họ Brassicaceae, Capparidaceae. - Isothiocyanat có vị hăng cay, nồng, có tác dụng kháng khuẩn, cản trở hấp thu Iod.
- Dây nối S-glycosid S - glucose R C X:K N-O-SO2OX Myrosinase (thio-D-glucosidase) Hydrosulfat, R-N=C=S (isothiocyanat) và β-D-glucopyranose
- Dây nối N-glycosid - Nucleosid là những N-β-D-glycosid : có đường: ribose hoặc 2-desoxyribose; nối với các gốc purin như adenin, hoặc gốc pyrimidin như cytosin - Phần lớn N-glycoside được phân lập từ thực vật bậc thấp như tảo, nấm, vi khuẩn
- Dây nối pseudo-glycoside - Pseudo : giả - Pseudoglycosid (giả glycosid) : dây nối giữa đường và aglycon là dây nối ester. - Ví dụ : asiaticosid (saponin trong cây rau má); tanin của ngũ bội tử.

ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:

Báo xấu

LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
