Bài giảng Chương V: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh Ngoại tệ và vàng bạc
lượt xem 13
download
Cùng tìm hiểu "Bài giảng Chương V: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh Ngoại tệ và vàng bạc" để nắm bắt một số thông tin cơ bản về: kế toán kinh doanh ngoại tệ, kế toán nghiệp vụ kinh doanh vàng bạc, đá quý;... Hy vọng tài liệu là nguồn thông tin hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của các bạn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Chương V: Kế toán nghiệp vụ kinh doanh Ngoại tệ và vàng bạc
- Chương V Kế toán nghiệp vụ kinh doanh Ngoại tệ và vàng bạc 1. Kế toán kinh doanh ngoại tệ 1.1. Những vấn đề chung về kế toán kinh doanh ngoại tệ 1.1.1. Khái quát nội dung kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thưng mại Kinh doanh ngoại tệ là một trong những nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng thưng mại bởi vì thông qua nghiệp vụ này, một mặt tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng thưng mại, mặt khác để các ngân hàng thưng mại (đặc biệt là hệ thống ngân hàng thưng mại Nhà nước) góp phần điều hoà cung cầu ngoại tệ trên thị trường, ổn định tỷ giá, thực hiện chính sách qun lý ngoại hối của Nhà nước, từ đó có tác động tích cực đến hoạt động xuất, nhập cũng như các hoạt động khác trong nền kinh tế. Các ngân hàng thưng mại kinh doanh ngoại tệ phi được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép và chấp hành quy định của Nhà nước về qun lý ngoại hối. - Kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thưng mại có các hình thức chủ yếu sau: + Mua bán ngoại tệ: Mua bán trao ngay (Spot) Mua bán theo hợp đồng kỳ hạn (Forward) Nghiệp vụ hoán đổi kép (Swap). v..v... Việc mua bán có thể thực hiện trực tiếp giữa các ngân hàng với khách hàng là các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân hoặc thực hiện ở thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. + Chuyển đổi ngoại tệ hay kinh doanh giữa các loại ngoại tệ với nhau. Chuyển đổi ngoại tệ là việc đổi loại ngoại tệ này lấy một loại ngoại tệ khác: Nghiệp vụ này được áp dụng đối với khách hàng trong nước và chuyển đổi ngoại tệ ở nước
- ngoài. Thực chất của chuyển đổi ngoại tệ cũng là nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng thưng mại. + Bo qun chứng từ có giá trị ngoại tệ. Bo qun chứng từ có giá trị ngoại tệ như các loại séc, các giấy tờ có giá khác của ngân hàng thưng mại nhằm thu phí hoặc mua lại dưới hình thức chiết khấu. Đây cũng là nghiệp vụ sinh lời của ngân hàng thưng mại. - Tỷ giá trong mua, bán kinh doanh ngoại tệ và chuyển đổi ngoại tệ: Đối với nghiệp vụ mua, bán, chuyển đổi ngoại tệ trong nước hạch toán theo tỷ giá thực mua, thực bán; đối với các các nghiệp vụ khác hạch toán theo tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Hàng ngày các ngân hàng niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ gồm tỷ giá trao ngay và tỷ giá có kỳ hạn trên c sở tham chiếu tỷ giá ở thị trường liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố hàng ngày. Tỷ giá mua, bán ngoại tệ phi đm bo cho ngân hàng thưng mại kinh doanh có l•i nhưng không được vượt quá biên độ điều hoà cho phép của ngân hàng Nhà nước so với tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố (hiện nay ở Việt Nam đang trong quá trình tiến tới tự do hoá về tỷ giá do vậy vẫn phi căn cứ vào tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước công bố để định tỷ giá mua, bán ngoại tệ). - Các khoản thu nhập, chi phí của ngân hàng từ hoạt động đầu tư vốn, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ được thực hiện bằng tỷ giá thực mua, thực bán của ngân hàng tại thời điểm phát sinh thu nhập, chi phí thông qua nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ để chuyển thành đồng Việt Nam, trên c sở đó để xác định nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước và các quan hệ khác. Như vậy, đối với khoản thu nhập bằng ngoại tệ, ngân hàng mua của khách hàng khoản ngoại tệ mà lẽ ra khách hàng phi mang ra thị trường ngoại tệ bán đi để lấy VND tr l•i, phí cho ngân hàng. Đối với khoản chi phí bằng ngoại tệ thì lẽ ra ngân hàng phi đưa ra thị trường ngoại tệ bán đi lấy VND để tr cho khách hàng nhưng ngân hàng thưng mại có chức năng kinh doanh ngoại tệ nên thực hiện luôn nghiệp vụ này.
- 1.1.2. Nguyên tắc hạch toán kinh doanh ngoại tệ 1.1.2.1. Loại tiền ghi sổ Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ liên quan đến nhiều loại tiền của các quốc gia. Việc sử dụng loại tiền nào chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu mua, bán, chuyển đổi ngoại tệ và thanh toán quốc tế của khách hàng. Yêu cầu đối với kế toán kinh doanh ngoại tệ là phi phản ánh chính xác từng loại tiền trên chứng từ kế toán cũng như sổ kế toán phân tích và tổng hợp. Ví dụ: Khách hàng bán cho ngân hàng USD để lấy VND thì trên chứng từ kế toán và sổ hạch toán phân tích, hạch toán tổng hợp phi phản ánh được rõ ràng USD và VND. Hoặc khách hàng đổi EURO lấy USD thì trên chứng từ cũng như sổ sách phi phản ánh rõ ràng hai loại đồng tiền trên. 1.1.2.2. Hạch toán phân tích và hạch toán tổng hợp Hạch toán phân tích và hạch toán tổng hợp trong kế toán kinh doanh ngoại tệ phụ thuộc vào phưng pháp hạch toán của loại nghiệp vụ này. Có hai phưng pháp hạch toán kinh doanh ngoại tệ, theo đó có hai cách tổ chức hạch toán phân tích và hạch toán tổng hợp. a. Phưng pháp hạch toán quy đổi ngoại tệ ra Việt Nam đồng Theo phưng pháp này khi mua, bán ngoại tệ được quy đổi ngay ra Việt Nam đồng theo tỷ giá mua, bán thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Trên chứng từ kế toán vừa phản ánh ngoại tệ (nguyên tệ) mua vào hoặc bán ra, vừa phản ánh tiền Việt Nam đ• quy đổi. Từ phưng pháp hạch toán quy đổi ra Việt Nam đồng, hạch toán phân tích và hạch toán tổng hợp được tổ chức như sau:
- - Hạch toán phân tích: Vừa ghi sổ bằng nguyên tệ, vừa ghi sổ bằng Việt Nam đồng theo từng nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ (mỗi nghiệp vụ ghi một dòng sổ hạch toán phân tích). Sổ hạch toán phân tích ngoài các cột chung, cột doanh số phát sinh và số dư chia thành hai cột nhỏ là nguyên tệ và đồng Việt Nam. - Hạch toán tổng hợp: Ghi bằng đồng Việt Nam. Phưng pháp hạch toán vừa bằng nguyên tệ vừa bằng VND rất phức tạp dễ gây ra sai sót vì cùng một lúc vừa phản ánh bằng nguyên tệ, vừa phản ánh bằng VND, Chứng từ và hạch toán phân tích phản ánh theo nguyên tệ và VND nhưng hạch toán tổng hợp thì chỉ phản ánh theo VND. Mặt khác dễ gây ra chênh lệch khi tỷ giá biến động. Từ những nhược điểm này nên từ 01/ 4/ 1989 đến nay hầu hết các ngân hàng thưng mại đ• chuyển sang hạch toán theo nguyên tệ. b. Phưng pháp hạch toán theo nguyên tệ Theo phưng pháp này, quá trình mua, bán được hạch toán theo nguyên tệ, không quy đổi về VND. Trên chứng từ kế toán, chỉ phản ánh loại nguyên tệ mua vào, bán ra: - Hạch toán phân tích: Theo nguyên tệ - Hạch toán tổng hợp: Theo nguyên tệ Phưng pháp hạch toán theo nguyên tệ đ• khắc phục được những nhược điểm của phưng pháp hạch toán quy đổi ra VND nên hiện nay nó là phưng pháp được áp dụng phổ biến trong kế toán kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thưng mại. Khi áp dụng phưng pháp hạch toán theo nguyên tệ phi lưu ý một số nội dung sau:
- - Hạch toán nguyên tệ phi bo đm cân đối từng loại ngoại tệ trên chứng từ kế toán và từng bút toán phát sinh, trên c sở đó đm bo cân đối từng loại ngoại tệ trong từng bút toán và cân đối ngoại tệ trong toàn bng. - Hàng ngày hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp bằng nguyên tệ đến cuối tháng quy đổi số dư, doanh số thành VND theo tỷ giá mua, bán thực tế liên ngân hàng của ngày cuối tháng để tổng hợp và phản ánh đầy đủ hoạt động trên bng cân đối tài khoản hàng tháng bằng VND. - Xuất phát từ đặc điểm của kế toán kinh doanh ngoại tệ là vừa hạch toán ngoại tệ vừa hạch toán theo đồng Việt Nam nên khi lập cân đối tài khoản phi chia thành hai phần là cân đối ngoại tệ và cân đối Việt Nam đồng (các loại ngoại tệ quy ra USD, từ USD quy ra VND theo tỷ giá mua ngày cuối tháng - ngày lập bng cân đối). Phần cân đối ngoại tệ đ• đm bo tổng tài sn có ngoại tệ cân bằng với tổng tài sn nợ ngoại tệ nên không phi sử lý phần chênh lệch do quy đổi tỷ giá. Phần cân đối VND, do số dư đầu tháng là số dư của cuối tháng trước chuyển sang, số dư này đ• được quy đổi ra đồng VN theo tỷ giá mua cuối tháng trước. Về nguyên tắc lập cân đối thì số dư cuối tháng trước phi bằng số dư đầu của tháng lập cân đối nhưng do việc quy đổi ra VND áp dụng tỷ giá ngày cuối tháng của tháng lập cân đối nên có sự chênh lệch. Để đm bo cân đối toàn bng, số chênh lệch này được đưa vào doanh số của bng cân đối (thực chất số chênh lệch này không có ý nghĩa về mặt kinh tế). 1.2. Tài khoản và chứng từ dùng trong kế toán kinh doanh ngoại tệ 1.2.1. Tài khoản sử dụng 1.2.1.1. Tài khoản nội bng a. Nhóm tài khoản tiền mặt và chứng từ có giá trị ngoại tệ - TK “Ngoại tệ tại đn vị” (SH 1031) Tài khoản này dùng để hạch toán số ngoại tệ tại quỹ của ngân hàng thưng mại thông qua các nghiệp vụ có liên quan đến ngoại tệ như mua, bán ngoại tệ .
- Kết cấu của tài khoản 1031: Bên Nợ ghi: - Giá trị ngoại tệ nhập quỹ Bên Có ghi: - Giá trị ngoại tệ xuất quỹ Số dư Nợ: - Phản ánh giá trị ngoại tệ hiện có tại quỹ của ngân hàng thưng mại Hạch toán phân tích: mở một tài khoản chi tiết theo từng loại ngoại tệ. - TK “Chứng từ có giá trị ngoại tệ tại đn vị” (SH: 1041) Tài khoản này dùng để hạch toán các loại chứng từ có giá trị ngoại tệ như séc, hối phiếu của ngân hàng thưng mại. Kết cấu của tài khoản 1041 giống kết cấu của tài khoản 1031. - Tài khoản “Chứng từ có giá trị gửi đi nhờ thu” (SH:1043) Tài khoản này được dùng để hạch toán chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi ngân hàng khác để nhờ tiêu thụ. Kết cấu của tài khoản 1043: Bên Nợ ghi: - Giá trị chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nhờ tiêu thụ Bên Có ghi: - Giá trị chứng từ có giá trị đ• được tiêu thụ Số dư Nợ: - Phản ánh giá trị chứng từ có giá trị ngoại tệ đang gửi đi nhờ tiêu thụ Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo đn vị nhận chứng từ có giá trị ngoại tệ để tiêu thụ. - TK “Chứng từ có giá trị ngoại tệ đang vận chuyển” (SH: 1049) TK này dùng để hạch toán số chứng từ có giá trị ngoại tệ chuyển cho các đn vị khác đang trên đường đi. Trường hợp đn vị nhận chứng từ có giá trị ngoại tệ đến nhận trực tiếp tại đn vị mình thì không hạch toán vào tài khoản này. Kết cấu của TK 1049:
- Bên Nợ ghi: - Giá trị chứng từ có giá trị ngoại tệ chuyển đến đn vị nhận . Bên Có ghi: - Giá trị chứng từ có giá trị ngoại tệ đn vị nhận thanh toán (căn cứ vào biên bn giao nhận hoặc giấy báo của đn vị nhận). Số dư Nợ: - Phản ánh giá trị chứng từ có giá trị ngoại tệ ở đn vị đang vận chuyển trên đường. Hạch toán chi tiết: Mở một tài khoản chi tiết theo từng đn vị nhận chứng từ có giá trị ngoại tệ vận chuyển đến. b. Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ ở nước ngoài- NOSTRO (SH:1331) Tài khoản này dùng để phản ánh số ngoại tệ của ngân hàng thưng mại gửi tại các ngân hàng ở nước ngoài. Kết cấu của tài khoản 1331: Bên Nợ ghi: - Giá trị ngoại tệ gửi vào các ngân hàng ở nước ngoài Bên Có ghi: - Giá trị ngoại tệ lấy ra. Số dư Nợ: - Phản ánh giá trị ngoại tệ của ngân hàng thưng mại đang gửi tại các ngân hàng nước ngoài. Hạch toán chi tiết: Mở TK chi tiết theo từng ngân hàng ở nước ngoài nhận tiền gửi. c. Nhóm tài khoản phản ánh mua bán ngoại tệ kinh doanh -Tài khoản “Mua bán ngoại tệ kinh doanh” (SH 4711) Dùng để hạch toán số ngoại tệ mua vào bán ra trong kỳ kế toán Bên Có ghi: - Giá trị ngoại tệ mua vào
- Bên Nợ ghi: - Giá trị ngoại tệ bán ra Số dư Có: - Phản ánh số ngoại tệ mua vào chưa bán ra trong kỳ kế toán Hạch toán chi tiết: mở tài khoản chi tiết theo loại ngoại tệ . - Tài khoản “Thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh” (SH 4712) Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền Việt Nam mà ngân hàng bỏ ra để mua ngoại tệ hoặc thu về do bán ngoại tệ trong kỳ kế toán. Bên Nợ ghi: - Số tiền Việt Nam chi ra để mua ngoại tệ (tính theo tỷ giá thực tế mua vào) - Kết chuyển số chênh lệch tăng giá trị ngoại tệ kinh doanh khi đánh giá lại số dư ngoại tệ trên tài khoản 4711 ngày cuối tháng (đối ứng với bên Có TK 631 “ Chênh lệch tỷ giá hối đoái”). Bên Có ghi: - Số tiền Việt Nam thu về do bán ngoại tệ (tính theo tỷ giá thực tế bán ra) - Kết chuyển số chênh lệch gim giá trị ngoại tệ kinh doanh khi đánh giá lại số dư ngoại tệ trên tài khoản 4711 ngày cuối tháng (đối ứng với bên nợ của tài khoản 631). Số dư Nợ: - Phản ánh số tiền Việt Nam ngân hàng bỏ ra để mua ngoại tệ kinh doanh (đối ứng số dư TK 4711). Hạch toán chi tiết: Mở một tài khoản chi tiết. d- Tài khoản mua, bán ngoại tệ từ các nguồn khác -Tài khoản “Ngoại tệ bán ra từ các nguồn khác” (SH 4721) Tài khoản này dùng để hạch toán số ngoại tệ bán ra cho khách hàng từ các nguồn ngoại tệ khác (huy động, vay...), không thuộc nguồn ngoại tệ mua vào để kinh doanh. Sau khi bán ngoại tệ ra phi tìm cách mua vào để bù đắp số ngoại tệ đ• bán từ
- các nguồn khác. Trong trường hợp tài khoản 4721 có số dư Nợ mà tài khoản 4711 có số dư Có thì phi chuyển số dư Có từ tài khoản 4711 sang tài khoản 4721 để bù đắp cho đến khi tài khoản 4721 hết số dư. Kết cấu của tài khoản 4721: Bên Nợ ghi: - Giá trị ngoại tệ từ các nguồn khác đ• bán ra Bên Có ghi: - Giá trị ngoại tệ mua vào bù đắp số ngoại tệ đ• bán ra - Chuyển số dư Có của tài khoản 4711 “mua, bán ngoại tệ kinh doanh” sang Số dư Nợ: - Phản ánh giá trị ngoại tệ từ các nguồn khác bán ra mà chưa mua vào được để bù. Hạch toán chi tiết: mở một tài khoản chi tiết. - Tài khoản “Thanh toán mua, bán ngoại tệ từ các nguồn khác” (SH 4722) Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền VND thu vào do bán ngoại tệ từ các nguồn khác (tưng ứng tài khoản 4721, không thuộc nguồn ngoại tệ mua vào để kinh doanh ) và số tiền VND chi ra mua ngoại tệ để bù vào số ngoại tệ đ• bán ra. Kết cấu của tài khoản 4722: Bên Có ghi: - Số tiền Việt Nam thu về do bán ngoại tệ từ các nguồn khác. Bên Nợ ghi: - Tiền Việt Nam chi ra mua ngoại tệ bù vào số ngoại tệ bán ra từ các nguồn khác. Số dư Có: - Phản ánh số tiền Việt Nam thu vào do bán ngoại tệ từ các nguồn khác nhiều hn số tiền chi ra mua ngoại tệ để bù đắp. Hạch toán chi tiết: Mở 01 tài khoản chi tiết. Cuối kỳ kế toán, xác định số chênh lệch giữa giá trị ngoại tệ đ• bán theo tỷ giá thực tế bán ra với giá trị ngoại tệ đ• bán theo tỷ giá thực tế bình quân trong tháng, sau đó
- chuyển khoản chênh lệch này vào tài khoản Thu nhập hay Chi phí về kinh doanh ngoại tệ cho phù hợp. e- Nhóm tài khoản phản ánh chuyển đổi ngoại tệ - Tài khoản “Chuyển đổi ngoại tệ thanh toán trong nước” (SH479). Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chuyển đổi từ ngoại tệ này sang ngoại tệ khác do khách hàng trong nước yêu cầu: Kết cấu của tài khoản 479: Bên Có ghi: - Giá trị ngoại tệ khách hàng trích tài khoản hoặc nộp tiền mặt để chuyển đổi ra ngoại tệ khác. Bên Nợ ghi: - Giá trị ngoại tệ đ• chuyển đổi cho khách hàng. Số dư Có: - Phản ánh giá trị ngoại tệ của khách hàng chưa chuyển đổi được. Hạch toán chi tiết: Nợ TK chi tiết theo từng khách hàng chuyển đổi ngoại tệ. - Tài khoản “Chuyển đổi ngoại tệ thanh toán với các ngân hàng nước ngoài” (SH 561) Tài khoản này mở tại các ngân hàng có quan hệ thanh toán với ngân hàng nước ngoài, dùng để phản ánh số ngoại tệ ngân hàng thưng mại yêu cầu ngân hàng nước ngoài trích tài khoản tiền gửi của mình (TK NOSTRO) chuyển đổi ra ngoại tệ khác để thanh toán, kinh doanh. Kết cấu của tài khoản 561: Bên Nợ ghi: - Giá trị ngoại tệ ngân hàng thưng mại yêu cầu ngân hàng nước ngoài trích tài khoản tiền gửi (NOSTRO) chuyển đổi ra ngoại tệ khác. Bên Có ghi: - Giá trị ngoại tệ đ• được ngân hàng nước ngoài trích tài khoản tiền gửi của mình (NOSTRO) chuyển đổi ra ngoại tệ khác. Số dư Nợ: - Phản ánh giá trị ngoại tệ ngân hàng thưng mại đang nhờ ngân hàng nước ngoài chuyển đổi.
- Hạch toán chi tiết: Mở 01 tài khoản chi tiết theo từng ngân hàng ở nước ngoài nhận chuyển đổi ngoại tệ. g- Tài khoản "Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại váo thới điểm lập báo cáo (SH 6311). Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chênh lệch do thay đổi tỷ giá hối đoái qua việc đánh giá lại các tài khoản ngoại tệ, hạch toán bằng đồng Việt Nam. Kết cấu của tài khoản 6311: Bên Có ghi: - Số chênh lệch tăng do đánh giá lại số dư các tài khoản ngoại tệ theo tỷ giá mua thực tế của ngày cuối tháng. - Kết chuyển số chênh lệch tỷ giá cuối năm (lỗ tỷ giá) vào TK chi phí. Bên Nợ ghi: - Số chênh lệch gim do đánh giá lại số dư các tài khoản ngoại tệ theo tỷ giá mua thực tế của ngày cuối tháng. - Kết chuyển số chênh lệch tỷ giá cuối năm (l•i tỷ giá) vào TK thu nhập. Số dư Có: (hoặc số dư Nợ) - Phản ánh số chênh lệch Có hoặc số chênh lệch Nợ tỷ giá ngoại tệ phát sinh trong năm chưa xử lý. Hạch toán chi tiết: mở một tài khoản chi tiết. Ngoài các tài khoản nội bng như trên, trong kế toán kinh doanh ngoại tệ còn liên quan đến các tài khoản “Thuế giá trị gia tăng phi nộp”, tài khoản “thu nhập”, tài khoản “chi phí”. Những tài khoản này sẽ được trình bày ở chưng VIII “kế toán thu nhập, chi phí và kết qu kinh doanh”. 1.2.1.2. Tài khoản ngoại bng Các tài khoản ngoại bng cấp 3 phản ánh nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ được bố trí trong tài khoản cấp 2 số 923- các cam kết giao dịch hối đoái. - Tài khoản “Cam kết Mua ngoại tệ trao ngay”- Spot (SH 9231) - Tài khoản “Cam kết Bán ngoại tệ trao ngay”- Spot (SH 9232)
- Hai tài khoản này dùng để hạch toán những khoản thanh toán mà ngân hàng thưng mại sẽ thực hiện theo cam kết hợp đồng Mua (TK 9231) hoặc bán (TK 9232) ngoại tệ thanh toán trao ngay để Mua hoặc Bán ngoại tệ theo tỷ giá tho thuận đ• ghi trong hợp đồng; việc thanh toán này được người bán thực hiện trong vòng 02 ngày kể từ ngày giao dịch. - Tài khoản “Cam kết Mua ngoại tệ có kỳ hạn”- Forward (TK 9233). - Tài khoản “Cam kết Bán ngoại tệ có kỳ hạn”- Forward (TK 9234). Hai tài khoản này dùng để hạch toán những khoản thanh toán mà ngân hàng thưng mại sẽ thực hiện theo cam kết hợp đồng Mua (TK 9233) hoặc Bán (TK 9234) ngoại tệ thanh toán có kỳ hạn để Mua hoặc Bán theo tỷ giá tho thuận ghi trong hợp đồng, việc thanh toán này được người bán thực hiện tại các thời điểm trong tưng lai (theo quy định ký hạn tói thiểu là 7 ngày, thời hạn tối đa là 180 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng giao dịch). Các tài khoản ngoại bng có kết cấu chung: Bên Nhập ghi: - Số tiền cam kết thanh toán Bên Xuất ghi: - Số tiền cam kết đ• thanh toán (hoặc huỷ cam kết hợp đồng giao dịch) Số còn lại: - Phản ánh số tiền cam kết còn phi thanh toán với khách hàng. Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng hợp đồng và khách hàng cùng cam kết. 1.2.2. Chứng từ kế toán Sử dụng các loại chứng từ thông dụng như phiếu thu, phiếu chi, phiếu chuyển khoản, uỷ nhiệm chi... Ngoài ra có các hợp đồng mua, bán ngoại tệ được dùng làm chứng từ gốc. 1.3. Quy trình kế toán kinh doanh ngoại tệ (theo phưng pháp nguyên tệ) 1.3.1. Kế toán mua, bán ngoại tệ
- 1.3.1.1. Kế toán mua, bán ngoại tệ kinh doanh a. Kế toán mua, bán ngoại tệ trực tiếp từ khách hàng Các ngân hàng thưng mại mua, bán ngoại tệ trực tiếp với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân (ngoài thị trường ngoại tệ liên ngân hàng) phi tuân theo quy chế qun lý ngoại hối của Nhà nước. Các hình thức mua, bán chủ yếu được áp dụng là hợp đồng giao ngay (Spot), hợp đồng có kỳ hạn (Forward) và hợp đồng hoán đổi kép (Swap). Ngoài ra, trong một số trường hợp mua, bán không có hợp đồng bằng văn bn mà chỉ tho thuận trực tiếp giữa người mua và người bán (trường hợp này cũng được coi là hợp đồng trao ngay). - Kế toán mua, bán ngoại tệ hợp đồng trao ngay (Spot). Hợp đồng giao ngay xác định quyền và nghĩa vụ giữa ngân hàng và khách hàng về việc mua, bán ngoại tệ với thời gian thực hiện không vượt quá 2 ngày kể từ khi ký hợp đồng. Trong hợp đồng cần ghi rõ tên ngân hàng, tên khách hàng mua, bán; số lượng ngoại tệ mua, bán; loại ngoại tệ; tỷ giá mua, bán; ngày thực hiện hợp đồng... + Kế toán mua ngoại tệ trao ngay: Căn cứ vào hợp đồng đ• ký giữa ngân hàng và khách hàng, kế toán lập chứng từ để hạch toán ngoại bng: Ghi Nhập tài khoản “Cam kết mua ngoại tệ trao ngay” (TK 9231) Đến thời điểm ngân hàng chính thức mua ngoại tệ của khách hàng. Kế toán lập chứng từ hạch toán: Ghi Xuất TK “Cam kết Mua ngoại tệ trao ngay” (TK 9231) Đồng thời hạch toán nội bng: Bút toán 1: Thu ngoại tệ của khách hàng. Nợ: - TK tiền mặt ngoại tệ (Nếu mua bằng tiền mặt ngoại tệ), hoặc tk tiền gửi ngoại tệ của người bán (nếu mua bằng chuyển khoản)
- Có: - TK mua bán ngoại tệ kinh doanh (SH 4711) Bút toán 2: Chi VND cho người bán theo tỷ giá mua. Nợ: - TK thanh toán mua bán ngoại tệ (SH 4712) Có: - TK tiền mặt tại quỹ (nếu mua bằng tiền mặt), hoặc TK tiền gửi nội tệ của người bán (nếu mua bằng chuyển khoản) + Kế toán bán ngoại tệ trao ngay. Căn cứ vào hợp đồng, kế toán lập chứng từ hạch toán: Ghi Nhập: - TK “Cam kết Bán ngoại tệ trao ngay” (TK 9232) Khi thực hiện hợp đồng, kế toán lập chứng từ hạch toán: Ghi Xuất: - TK “Cam kết Bán ngoại tệ trao ngay” (TK 9232) Đồng thời hạch toán nội bng: Bút toán 1: Ngân hàng thu VND từ người mua (theo tỷ giá bán). Nợ: - TK tiền mặt (nếu bán bằng tiền mặt), hoặc TK tiền gửi của người bán (nếu mua bằng chuyển khoản). Có: - TK thanh toán mua bán ngoại tệ (SH 4712) Bút toán 2: Ngân hàng chi ngoại tệ cho người mua. Nợ: - TK mua bán ngoại tệ kinh doanh (SH 4711) Có: - TK tiền mặt (nếu bán bằng tiền mặt), hoặc TK tiền gửi của người bán (nếu bán bằng chuyển khoản) - Kế toán mua, bán ngoại tệ hợp đồng có kỳ hạn (Forward)
- Cũng như mua, bán hợp đồng trao ngay, khi mua, bán ngoại tệ có kỳ hạn , giữa ngân hàng và khách hàng ký hợp đồng để xác định số lượng ngoại tệ mua, bán trong kỳ, tỷ giá áp dụng, thời gian thực hiện... Căn cứ vào hợp đồng, kế toán lập chứng từ để hạch toán vào các tài khoản ngoại bng thích hợp: Nếu là hợp đồng Mua ngoại tệ: Ghi Nhập: - TK “Cam kết mua ngoại tệ có kỳ hạn” (SH 9233) Nếu là hợp đồng Bán ngoại tệ: Ghi Nhập: - TK “Cam kết Bán ngoại tệ có kỳ hạn” (SH 9234) Khi hợp đồng được thực hiện, kế toán lập chứng từ để hạch toán xuất các tài khoản ngoại bng thích hợp, đồng thời hạch toán nội bng giống hình thức mua, bán trao ngay (Spot). b. Kế toán mua, bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thực hiện quan hệ mua, bán ngoại tệ giữa các ngân hàng thưng mại và Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức và chỉ đạo nhằm phát huy vai trò chủ đạo trong việc điều hoà và ổn định tỷ giá các loại ngoại tệ, đặc biệt là các loại ngoại tệ mạnh như USD, EUR, JPY... Khi có nhu cầu mua, bán ngoại tệ các ngân hàng thành viên tham gia thị trường chủ động giao dịch với nhau (trực tiếp hoặc thông qua điện thoại, Fax, mạng tin học...) để ký các hợp đồng mua, bán ngoại tệ theo hình thức trao ngay (Spot) hay có kỳ hạn (Forward)... - Căn cứ hợp đồng, kế toán lập chứng từ để hạch toán vào các tài khoản ngoại bng thích hợp như đ• trình bày ở phần kế toán hình thức trao ngay và có kỳ hạn. - Về hạch toán nội bng: Số tiền thanh toán mua, bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đều thông qua tài khoản tiền gửi nội, ngoại tệ của ngân hàng thành viên tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước . Tại ngân hàng thành viên mua ngoại tệ :
- Lập chứng từ, hạch toán: Bút toán 1: Chi VND để mua ngoại tệ . Nợ: - TK Thanh toán mua, bán ngoại tệ (SH 4712) Có: - TK Tiền gửi VND tại Ngân hàng Nhà nước . Bút toán 2: Thu ngoại tệ do mua vào Nợ: - TK Tiền gửi ngoại tệ tại Ngân hàng Nhà nước Có: - TK mua bán ngoại tệ kinh doanh (SH 4711) Tại ngân hàng thành viên bán ngoại tệ . Lập chứng từ, hạch toán: Bút toán 1: thu VND do bán ngoại tệ. Nợ: - TK Tiền gửi VND tại Ngân hàng Nhà nước . Có: - TK Thanh toán mua, bán ngoại tệ (SH 4712) Bút toán 2: Chi ngoại tệ do bán ra Nợ: - TK mua bán ngoại tệ kinh doanh (SH 4711) Có: - TK Tiền gửi ngoại tệ tại Ngân hàng Nhà nước 1.3.1.2. Kế toán mua, bán ngoại tệ từ các nguồn khác Ngoại tệ từ các nguồn khác là số ngoạ i tệ mà ngân hàng thưng mại có được thông qua các hoạt động huy động vốn ngoại tệ, vay ngoại tệ ở các ngân hàng khác. Số ngoại tệ từ nguồn khác được sử dụng để bù đắp số ngoại tệ đ• bán ra. Hình thức mua, bán ngoại tệ từ các nguồn khác cũng giống hình thức mua bán ngoại tệ kinh doanh (ký hợp đồng giao ngay hoặc hợp đồng kỳ hạn...) nên về phưng pháp hạch toán c bn giống hạch toán mua, bán ngoại tệ kinh doanh . a. Kế toán khi bán ngoại tệ thuộc các nguồn khác Bút toán 1: Thu VND theo tỷ giá bán ngoại tệ .
- Nợ: - TK- 1011(Nếu bán bằng tiền mặt), hoặc TK tiền gửi của người mua (nếu bán bằng chuyển khoản) Có: - TK thanh toán mua bán ngoại tệ từ các nguồn khác (SH 4722) Bút toán 2: chi ngoại tệ cho người mua. Nợ: - TK ngoại tệ bán ra từ các nguồn khác (SH 4721) Có: - TK- 1031 (nếu bán bằng tiền mặt ngoại tệ), hoặc TK tiền gửi ngoại tệ của người mua (nếu bán bằng chuyển khoản) b. Kế toán khi mua ngoại tệ để bù đắp số ngoại tệ đ• bán ra thuộc các nguồn khác. Bút toán 1: Chi VND để mua ngoại tệ theo tỷ giá mua Nợ: - TK thanh toán mua bán ngoại tệ từ các nguồn khác (SH 4722). Có: - TK- 1011 (nếu mua bằng tiền mặt), hoặc TK tiền gửi của khách hàng bán (nếu mua bằng chuyển khoản) Bút toán 2: Thu ngoại tệ do mua vào để bù đắp ngoại tệ từ các nguồn khác. Nợ: - TK- 1031 (Nếu mua bằng tiền mặt), hoặc TK tiền gửi của khách hàng bán (nếu mua bằng chuyển khoản) Có: - TK ngoại tệ bán từ các nguồn khác (SH 4721) 1.3.2. Kế toán chuyển đổi ngoại tệ Nghiệp vụ chuyển đổi ngoại tệ của ngân hàng thưng mại nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi ngoại tệ này (như EUR) lấy một loại ngoại tệ khác (như USD) của khách hàng. Nghiệp vụ chuyển ngoại tệ đổi không những phục vụ nhu cầu thanh toán của khách hàng mà còn là nghiệp vụ sinh lời của ngân hàng thưng mại (vì
- ngân hàng thưng mại áp dụng tỷ giá bán đối với ngoại tệ đổi đi và tỷ giá mua đối với ngoại tệ nhận đổi). 1.3.2.1. Kế toán chuyển đổi ngoại tệ trong nước Chuyển đổi ngoại tệ trong nước có thể bằng tiền mặt hoặc trích từ tài khoản tiền gửi của khách hàng. a. Kế toán chuyển đổi ngoại tệ bằng tiền mặt. Ví dụ 1: Khách hàng A cần đổi 1.000 USD ra EUR với tỷ giá: Loại ngoại tệ Mua Bán USD 15.000 đ 15.040 đ EUR 16.500 đ 16.520 đ Yêu cầu: tính số EUR cần đổi cho khách hàng A: Số EUR đổi đi = 1.000 USD x Tỷ giá mua USD Tỷ giá bán EUR Suy ra: = 1.000 USD x 15.000 đ = 907,9 EUR 16.520 đ Căn cứ vào số ngoại tệ nhận đổi và số ngoại tệ đổi đi, kế toán lập chứng từ hạch toán: Bút toán 1: Thu ngoại tệ của khách hàng (USD). Nợ: - TK Tiền mặt ngoại tệ (SH 1031) Có: - TK Chuyển đổi ngoại tệ trong nước (SH 479) Bút toán 2: Chi ngoại tệ đổi cho khách hàng (EUR) Nợ: - TK mua bán ngoại tệ kinh doanh (SH 4711) Có: - TK Tiền mặt ngoại tệ (SH 1031)
- Bút toán 3: Kết chuyển số ngoại tệ nhận đổi vào TK 4711 để tất toán TK 479 Nợ: - TK chuyển đổi ngoại tệ trong nước (SH 479) Có: - TK mua bán ngoại tệ kinh doanh (SH 4711) Bút toán 4: Quy đổi ra VND hai loại ngoại tệ chuyển đổi để phản ánh vào TK 4712 phục vụ đánh giá kết qu chuyển đổi ngoại tệ Nợ: - TK thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh (SH 4712) + Tiểu khoản của ngoại tệ nhận đổi. Có: - TK thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh (SH 4712) + Tiểu khoản của ngoại tệ đổi đi. Theo ví dụ 1 hạch toán: 1) Nợ: - TK 1031- USD Có: - TK 479 - USD 2) Nợ: - TK 4711- EUR Có: - TK 1031- EUR 3) Nợ: - TK 479 - USD Có: - TK 4711- USD 4) Nợ: - TK 4712- USD Có: - TK 4712- EUR b. Kế toán chuyển đổi ngoại tệ bằng cách trích tài khoản tiền gửi (số lượng chưa cụ thể ) để đổi lấy ngoại tệ khác có số lượng cụ thể. Ví dụ 2: Khách hàng B yêu cầu trích tài khoản tiền gửi bằng USD để đổi lấy 100.000 EUR theo tỷ giá như ví dụ 01. tính số USD cần trích tài khoản tiền gửi tưng đưng với 100.000 EUR. Số USD cần trích 100.000 EUR x Tỷ giá bán EUR
- TK tiền gửi = Tỷ giá mua USD Suy ra: = 100.000 EUR x 16.520 đ = 110.133,3 USD 15.000đ Căn cứ số lượng ngoại tệ nhận đổi và số lượng ngoại tệ đổi đi, kế toán lập chứng từ hạch toán: Bút toán 1: Nợ: - TK tiền gửi ngoại tệ của khách hàng : 110.133,3 USD Có: - TK chuyển đổi ngoại tệ trong nước (479) : 110.133,3 USD Bút toán 2: Nợ: - TK mua, bán ngoại tệ kinh doanh (4711) : 100.000 EUR Có: - TK tiền gửi ngoại tệ của khách hàng : 100.000 EUR Bút toán 3: Nợ: - TK chuyển đổi ngoại tệ trong nước (479) : 110.133,3 USD Có: - TK mua, bán ngoại tệ kinh doanh (4711) : 110.133,3 USD Bút toán 4: Nợ: - TK Thanh toán mua, bán ngoại tệ kinh doanh (4712) + Tiểu khoản USD : 1.652 tû VND Cã: - TK thanh to¸n mua, b¸n ngo¹i tÖ kinh doanh (4712) + TiÓu khoản EUR : 1.652 tû VND
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI GIẢNG CHƯƠNG III - KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG
20 p | 374 | 112
-
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN - Chương V
19 p | 157 | 44
-
Bài giảng Kế toán quản trị - Chương 3: Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận
25 p | 226 | 33
-
Bài giảng Kế toán quản trị - Chương 7: Phân tích mối quan hệ C-V-P
31 p | 924 | 24
-
Bài giảng Kế toán quản trị: Chương 6 - TS. Nguyễn Thị Lệ Hằng
64 p | 24 | 13
-
Bài giảng Kế toán quản trị: Chương 5 - Ths. Nguyễn Thành Hưng
6 p | 140 | 12
-
Bài giảng Kế toán quản trị: Chương 2 - ĐH Công nghiệp TP.HCM
27 p | 107 | 12
-
Bài giảng Phương pháp kế toán - Chương V: Kế toán tài sản cố định
26 p | 113 | 9
-
Bài giảng: Chương V: Rủi ro và lợi suất
42 p | 72 | 8
-
Bài giảng Kế toán quản trị: Chương 3 - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
43 p | 46 | 8
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 2 (tt)
94 p | 90 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn