9/16/2010<br />
<br />
Chương 4: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ<br />
<br />
CHƯƠNG 4<br />
<br />
THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Chương 4: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ<br />
<br />
I. Khái niệm về công nghệ<br />
* Mô hình hệ thống hoá khái niệm công nghệ:<br />
<br />
I. Khái niệm về công nghệ<br />
* Công nghệ:<br />
- Công là công cụ, máy móc, nhà xưởng.<br />
- Nghệ là trí tuệ, cách thức, phương pháp, chế tạo ra sản phẩm.<br />
* Công nghệ có bốn yếu tố chính:<br />
- Nguyên liệu: đặc điểm của nguyên liệu và những biến đổi<br />
của nguyên liệu trong quá trình chế biến.<br />
- Quy trình công nghệ: phương pháp, cách thức, để làm ra sản<br />
phẩm (phần mềm) → Quy trình công nghệ có thể thay đổi.<br />
- Máy móc, thiết bị, dụng cụ (trang bị kỹ thuật): có nhiều loại<br />
sản phẩm không có máy móc, thiết bị thì không cho ra sản<br />
phẩm được. Trang bị kỹ thuật là phần cứng.<br />
- Kinh tế: quản lý, điều hành xí nghiệp, tiêu thụ sản phẩm : nói<br />
đến hiệu quả sản xuất, quảng cáo, đào tạo, ... Công nghệ<br />
không có tính kinh tế sẽ không thành công.<br />
<br />
Chương 4: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ<br />
<br />
I. Khái niệm về công nghệ<br />
* Công nghệ: để làm ra sản phẩm cụ thể: làm như thế<br />
nào, bắt chước hay sáng tạo<br />
Công nghệ có thể mua bán, trao đổi được.<br />
* Ví dụ:<br />
● Từ bột mì → bột nhào : gia công.<br />
● Từ bột mì → bánh mì : chế biến.<br />
● Chiên mì ăn liền : dầu gì, lượng dầu chiên, nhiệt độ<br />
chiên, thời gian chiên → bí quyết công nghệ.<br />
<br />
1<br />
<br />
9/16/2010<br />
<br />
Chương 4: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ<br />
<br />
II. Thiết kế công nghệ<br />
1. Lựa chọn năng suất<br />
a. Định nghĩa: Năng suất là lượng sản phẩm mà nhà máy có<br />
thể sản xuất ra trong một đơn vị thời gian.<br />
Ví dụ : tấn/h, tấn/ngày, tấn/năm, m3/h, m3/ngày, ...(thường<br />
dùng là h, ca, năm).<br />
b. Các loại năng suất:<br />
- Năng suất lý thuyết: là năng suất lớn nhất mà nhà máy có thể<br />
đạt tới trong điều kiện sản xuất lý tưởng → không dùng<br />
trong thực tế sản xuất.<br />
- Năng suất thiết kế: là năng suất nhà máy có thể đạt được<br />
trong những điều kiện sản xuất bình thường thời gian sản<br />
xuất khoảng 300 ngày/năm, (số ngày còn lại nhà máy sẽ<br />
nghỉ lễ, đại tu, tiểu tu, vệ sinh thiết bị).<br />
<br />
Chương 4: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Chương 4: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ<br />
<br />
II. Thiết kế công nghệ<br />
1. Lựa chọn năng suất<br />
b. Các loại năng suất:<br />
NS thiết kế = NS lý thuyết (h) x giờ/ca x ca/ngày x ngày/năm<br />
Lượng sản phẩm/năm<br />
→ NS thiết kế trong thực tế khó đạt được.<br />
- Năng suất thực tế: Năng suất thực tế chỉ lấy 90% năng suất<br />
thiết kế có khả năng đạt được. Trong thực tế cũng không đạt<br />
tới 90% trong thời gian đầu.<br />
- Năng suất tối thiểu: là năng suất tương ứng với năng suất hoà<br />
vốn. (Lượng sản phẩm sản xuất ra khi tiêu thụ, tiền lời đủ<br />
bù lại chi phí trong quá trình hoạt động). Khi chọn năng suất<br />
thiết kế cho nhà máy không thể nhỏ hơn năng suất hoà vốn.<br />
<br />
Chương 4: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ<br />
<br />
II. Thiết kế công nghệ<br />
1. Lựa chọn năng suất<br />
<br />
II. Thiết kế công nghệ<br />
1. Lựa chọn năng suất<br />
<br />
c. Cơ sở để lựa chọn năng suất thiết kế:<br />
Dựa vào các yếu tố :<br />
- Nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm (hiện tại,<br />
tương lai, thành phố, nông thôn, trong nước, quốc<br />
tế).<br />
- Khả năng chiếm lĩnh thị trường của nhà máy.<br />
- Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào (nhất là<br />
nguyên liệu) : phải đạt số lượng, chất lượng, ít nhất<br />
> 10 năm.<br />
- Khả năng mua công nghệ và thiết bị có năng suất<br />
phù hợp.<br />
- Năng lực tổ chức, điều hành nhà máy, nhân công, ...<br />
<br />
c. Cơ sở để lựa chọn năng suất thiết kế:<br />
- Khả năng vốn đầu tư : thường phân kỳ đầu tư (đầu tư từng<br />
giai đoạn) :<br />
● Năm 1 : 50% Năng suất thiết kế<br />
● Năm 2 : 75% Năng suất thiết kế<br />
● Năm 3 : 90% Năng suất thiết kế<br />
→ Ưu điểm : giảm rủi ro khi thị trường biến động, có thời<br />
gian để đào tạo công nhân, củng cố bộ máy tổ chức, giảm<br />
vốn đầu tư ban đầu.<br />
→ Nhược điểm : có thể bị cạnh tranh.<br />
► Trong thiết kế chiến lược sản xuất cho nhà máy phải chú<br />
ý phân kỳ đầu tư.<br />
<br />
2<br />
<br />
9/16/2010<br />
<br />
Chương 4: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ<br />
<br />
II. Thiết kế công nghệ<br />
2. Lựa chọn mặt hàng sản xuất:<br />
Khi thiết kế năng suất nhà máy, thì chọn một sản phẩm để làm<br />
cơ sở thiết kế nhưng khi thực hiện thì một nhà máy không<br />
nên chọn một sản phẩm, mà phải chọn nhiều sản phẩm<br />
nhưng các sản phẩm này có mối quan hệ với nhau.<br />
Ví dụ : nhà máy sản xuất mì ăn liền, kết hợp với cháo ăn liền,<br />
phở ăn liền, ...<br />
3. Nguyên liệu - Sản phẩm:<br />
a. Nguyên liệu:<br />
- Giới thiệu tổng quát các nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ,<br />
phụ gia của nhà máy.<br />
Ví dụ : nhà máy sản xuất bia có nguyên liệu chính là nước,<br />
malt, nguyên liệu phụ là gạo, phụ gia là chất cho vào để cải<br />
thiện về hương vị, màu sắc (caramel).<br />
<br />
Chương 4: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ<br />
<br />
II. Thiết kế công nghệ<br />
4. Quy trình công nghệ:<br />
a. Những nguyên tắc để lựa chọn quy trình công nghệ:<br />
- QTCN phải thể hiện được mức độ hiện đại, mới, được thiết lập<br />
từ những kết quả, thành tựu của nghiên cứu khoa học, sáng<br />
tạo, đồng thời phải được qua thực tế sản xuất chứng minh có<br />
hiệu quả.<br />
- QTCN có khả năng sử dụng nguyên liệu tối đa, hiệu suất cao,<br />
tốn ít thiết bị và năng lượng.<br />
- QTCN có thể tận dụng các phế liệu một cách hợp lý đồng thời<br />
có khả năng xử lý phế liệu đó thành sản phẩm mới.<br />
Ví dụ : nhà máy xay xát → cám → trích ly dầu.<br />
- QTCN phải có mức độ cơ giới hoá cao, sản xuất liên tục.<br />
- QTCN có giá thành chuyển nhượng thấp, phù hợp với vốn đầu<br />
tư.<br />
► Hiện nay có nhiều QTCN trong nước vẫn sản xuất được, giá<br />
chuyển nhượng thấp, phù hợp với điều kiện Việt Nam.<br />
<br />
Chương 4: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ<br />
<br />
II. Thiết kế công nghệ<br />
3. Nguyên liệu - Sản phẩm:<br />
a. Nguyên liệu:<br />
- Giới thiệu thành phần, tính chất, đặc điểm, tiêu chuẩn của<br />
nguyên liệu, cách và nguồn thu mua nguyên liệu, cách bảo<br />
quản nguyên liệu.<br />
Ví dụ:<br />
* Thóc, bột mì thì phải bảo quản nơi có mái che → nguy cơ bị<br />
mối mọt, sâu bọ.<br />
* Chế biến rau quả tươi, cá lạnh đông → phải có kho lạnh<br />
- Kiểm tra chất lượng nguyên liệu của nhà máy : tuỳ theo từng<br />
loại nguyên liệu mà đưa ra các thông số cần kiểm tra,<br />
phương pháp kiểm tra và yêu cầu: kiểm tra chính xác,<br />
nhanh, và đề ra chu kỳ kiểm tra<br />
b. Sản phẩm: chính phẩm, thứ phẩm, phế phẩm, cách xử lý,<br />
thời gian bảo quản, phương pháp bảo quản.<br />
<br />
Chương 4: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ<br />
<br />
II. Thiết kế công nghệ<br />
4. Quy trình công nghệ:<br />
b. Cơ sở để lựa chọn QTCN:<br />
- Tham khảo sách giáo khoa, sách chuyên môn, tạp chí khoa<br />
học công nghệ<br />
- Tài liệu :<br />
● Lấy từ catolog, trong các cuộc hội thảo, hội nghị, triển lãm.<br />
● Thu thập trong quá trình tham quan nhà máy, xí nghiệp<br />
trong nước và nước ngoài.<br />
- Từ tài liệu tìm được, phân tích ưu nhược điểm của từng<br />
QTCN → lựa chọn QTCN thích hợp.<br />
c. Cách mô tả QTCN: QTCN được mô tả bằng các quá trình,<br />
và liên hệ có logic giữa đầu vào và đầu ra.<br />
- Cách 1 : Dạng sơ đồ khối<br />
- Cách 2 : Dạng sơ đồ thiết bị → biểu diễn sự kết nối của các<br />
thiết bị.<br />
<br />
3<br />
<br />
9/16/2010<br />
<br />
Chương 4: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ<br />
<br />
II. Thiết kế công nghệ<br />
4. Quy trình công nghệ:<br />
c. Cách mô tả QTCN :<br />
Ví dụ : Quy<br />
trình công<br />
nghệ sản<br />
xuất nước<br />
tương bằng<br />
phương<br />
pháp hoá<br />
học<br />
<br />
Chương 4: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ<br />
<br />
II. Thiết kế công nghệ<br />
4. Quy trình công nghệ:<br />
<br />
d. Thuyết minh QTCN:<br />
Ví dụ: Trong quá trình sản xuất tinh bột từ khoai mì<br />
- Giai đoạn ngâm rửa :<br />
● Mục đích : làm sạch, khi ngâm nước vào → Dễ xay nghiền và<br />
khi nghiền hạt tinh bột dễ tách ra.<br />
● Các biến đổi : vật lý.<br />
- Giai đoạn cắt khúc :<br />
● Mục đích : nhỏ → Dễ xay nghiền<br />
● Các biến đổi : vật lý (thay đổi hình dạng)<br />
► Dựa vào mục đích của từng quá trình, những biến đổi của<br />
nguyên liệu trong quá trình ấy → Lựa chọn thiết bị thích hợp.<br />
Ví dụ :<br />
- Các quá trình phân riêng : lắng, lọc, ly tâm, ...<br />
- Các quá trình làm nhỏ : xay, nghiền, ...<br />
<br />
Chương 4: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ<br />
<br />
II. Thiết kế công nghệ<br />
4. Quy trình công nghệ:<br />
<br />
d. Thuyết minh QTCN: nhằm nêu mục đích, nhiệm vụ,<br />
chỉ tiêu cần đạt được.<br />
Yêu cầu: Rõ ràng, mạch lạc, tránh sự trùng lắp. Có thể<br />
thuyết minh từ khâu nguyên liệu đến sản phẩm hoặc<br />
trình bày từng công đoạn.<br />
- Nguyên liệu : tính chất và yêu cầu chất lượng của<br />
nguyên liệu.<br />
- Ở mỗi công đoạn :<br />
* Mục đích và bản chất của quá trình.<br />
* Các quá trình biến đổi.<br />
* Các thông số của quá trình đó.<br />
* Thiết bị.<br />
<br />
Chương 4: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ<br />
<br />
III. Tính cân bằng vật chất<br />
<br />
◙ Khi tính cân bằng vật chất có nhiều cách tính:<br />
- Dựa vào công thức tính toán có sẵn.<br />
- Dựa vào số liệu có sẵn của nguyên liệu ban đầu.<br />
- Dựa vào số liệu có sẵn của sản phẩm rồi tính ngược từ<br />
dưới lên.<br />
◙ Ý nghĩa:<br />
- Tính được lượng đầu vào và đầu ra của từng công đoạn<br />
→ Chọn thiết bị.<br />
- Xác định được lượng nguyên liệu, phụ liệu cần cho sản<br />
xuất → Đề ra kế hoạch sản xuất.<br />
- Xác định tổn thất, lượng phế liệu → Xác định kho chứa<br />
hợp lý.<br />
- Từ số liệu cân bằng phục vụ cho tính toán về kinh tế,<br />
điện, nước.<br />
<br />
4<br />
<br />
9/16/2010<br />
<br />
Chương 4: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ<br />
<br />
III. Tính cân bằng vật chất<br />
Phân xưởng<br />
sản xuất mì ăn<br />
liền năng suất<br />
40 – 45<br />
tấn/ngày với<br />
bốn dây<br />
chuyền hoạt<br />
động liên tục<br />
trong 3 ca<br />
(mỗi ca 8<br />
tiếng).<br />
1. Sơ đồ quy<br />
trình công<br />
nghệ :<br />
<br />
Chương 4: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ<br />
<br />
IV. Tính toán và lựa chọn thiết bị:<br />
1. Nguyên tắc tính toán và lựa chọn thiết bị:<br />
● Khi tính toán, lựa chọn thiết bị cần chú ý:<br />
* Năng suất phù hợp. Sau đó xét đến diện tích chiếm chỗ,<br />
năng lượng tiêu hao cho máy hoạt động.<br />
* Máy cho sản phẩm có chất lượng đạt yêu cầu.<br />
* Tuổi thọ của máy phù hợp với hoạt động của máy, dễ sử<br />
dụng, dễ sửa chữa, thay thế phụ tùng.<br />
* Máy móc phải được trang bị đầy đủ thiết bị kiểm tra, đo<br />
lường.<br />
* Phải lựa chọn thiết bị chính trước. Sau đó căn cứ vào khoảng<br />
cách của các thiết bị trong nhà máy ta chọn thiết bị trung<br />
gian (băng tải, gàu tải, băng chuyền), vựa chứa.<br />
<br />
Chương 4: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ<br />
<br />
IV. Tính toán và lựa chọn thiết bị: Phân biệt:<br />
◙ Thiết bị là không có động cơ<br />
◙ Máy là thiết bị có động cơ<br />
◙ Dụng cụ là bộ phận đi kèm<br />
1. Nguyên tắc tính toán và lựa chọn thiết bị:<br />
● Dựa vào lượng bán thành phẩm và thành phẩm → Xác định<br />
năng suất của thiết bị → Lựa chọn và dựa vào kinh nghiệm.<br />
● Tại sao phải tính và lựa chọn thiết bị:<br />
* Cùng một quá trình sẽ có nhiều nhóm thiết bị khác nhau.<br />
* Có nhiều hãng cung cấp (cùng một máy).<br />
* Tuổi thọ và năng suất của thiết bị: lựa chọn sao cho tránh<br />
thiết bị hư hỏng trước khi dự đoán.<br />
<br />
Chương 4: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ<br />
<br />
IV. Tính toán và lựa chọn thiết bị:<br />
1. Nguyên tắc tính toán và lựa chọn thiết bị:<br />
<br />
● Sau khi lựa chọn xong, ta lập bảng tổng hợp, ghi chép<br />
lại các thông số:<br />
* Nhãn hiệu, nơi sản xuất, năm sản xuất.<br />
* Năng suất.<br />
* Kích thước chính của thiết bị: chiều dài, chiều rộng,<br />
chiều cao, đường kính, trọng lượng<br />
* Công suất, số vòng quay, ..., nếu trong nhà máy đã có<br />
sẵn động cơ thì phải ghi lại các thông số chính của động<br />
cơ.<br />
* Đối với các thiết bị điện cần ghi bề mặt truyền nhiệt (để<br />
sau này tính lại cân bằng nhiệt, nhiên liệu tiêu thụ).<br />
* Ghi các đường kính của ống dẫn nước, hơi nước, nhiên<br />
liệu, khí, để lập hồ sơ và chọn ống thích hợp.<br />
<br />
5<br />
<br />