intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Cơn đau bão thận - TS. BS. Nguyễn Văn Ân

Chia sẻ: Nguyễn Tình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

39
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Cơn đau bão thận - TS. BS Nguyễn Văn Ân" giới thiệu cơn đau bão thận, sinh lý bệnh cơn đau bão thận, chẩn đoán cơn đau bão thận, điều trị cơn đau bão thận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Cơn đau bão thận - TS. BS. Nguyễn Văn Ân

  1. CƠN ĐAU BÃO THẬN TS. BS. Nguyễn Văn Ân
  2. Mục lục  Giới thiệu  Sinh lý bệnh  Chẩn đoán  Điều trị  Kết luận
  3. GIỚI THIỆU  Đau bão thận là một cấp cứu ngoại khoa rất thường gặp mà hầu như phòng cấp cứu của các bệnh viện đều có tiếp nhận.  Đây là một trong những cơn đau dữ dội nhất mà con người từng chịu đựng. Xuất hiện đột ngột không báo trước, mức độ đau của cơn đau bão thận được cho là tệ hơn đau đẻ, gãy xương, đạn bắn, phỏng, hoặc phẫu thuật …
  4. GIỚI THIỆU (tt)
  5. GIỚI THIỆU (tt)  Còn gọi là đau quặn thận (renal colic pain) (colique néphétique), vì cơ chế cơn đau là do sự căng dãn, co thắt của niệu quản, bể thận.  Tuy nhiên, dùng từ đau quặn là không đúng (misnomer) vì cơn đau có khuynh hướng ổn định (constant) về cường độ, khác với đau quặn của đường mật hay đường tiêu hoá là có những đợt gián cách (intermittent)
  6. SINH LÝ BỆNH  Cơ chế:  Do sự căng chướng đột ngột của đài - bể thận,  Hoặc do nước tiểu bị dồn đột ngột theo hướng bể thận – mô kẽ  căng dãn vỏ bọc thận
  7. SINH LÝ BỆNH (tt)  Nguyên nhân:  Bít tắc đột ngột đường bài niệu (cổ đài thận, khúc nối BT-NQ, niệu quản, khúc nối NQ-BQ) do sỏi, mô bướu, cục máu, cục mủ …  Ngược dòng đột ngột NQ-BT (thường do bơm thuốc hay bơm nước trong các thao tác chẩn đoán và điều trị) như chụp UPR, tán sỏi nội soi …
  8. SINH LÝ BỆNH (tt)  Sự liên quan của hệ thần kinh chi phối đường niệu trên  Với các nhánh của TK tạng  giải thích các triệu chứng đi kèm thường gặp trong cơn đau bão thận  Với TK gian sườn, TK chậu-bẹn & TK chậu-hạ vị  giải thích hướng lan ra trước bụng, xuống bẹn
  9. CHẨN ĐOÁN  LÂM SÀNG  CẬN LÂM SÀNG
  10. LÂM SÀNG  Cơn đau bão thận điển hình: đau dữ dội xuất hiện đột ngột, khởi phát từ vùng góc sườn lưng hoặc dưới sườn, thường có hướng lan ra xuống dưới, ra trước, và hướng về phía bẹn.
  11. LÂM SÀNG (tt)  Diễn tiến cơn đau bão thận - Thường có 3 giai đoạn:  Gđ khởi phát: cơn đau điển hình thường bộc phát lúc sáng sớm hay trong đêm, khiến b/n thức giấc. Khi xảy ra vào ban ngày, thường b/n miêu tả khởi phát chậm và âm thầm. Cơn đau sẽ tăng dần một cách liên tục về cường độ, đạt tới đỉnh điểm sau ~ 30 phút  ~ 6 giờ (TB ~ 1 – 2 giờ)  Gđ ổn định: cơn đau giữ ở mức độ cực đại trong ~ 1 – 4 giờ, lâu nhất ~ 12 giờ. Hầu hết các b/n đến phòng cấp cứu ở giai đoạn này  Gđ giảm đau: Mức độ đau giảm nhanh chóng trong khoảng 1,5 – 3 giờ (sau khi b/n được dùng thuốc giảm đau, hoặc giảm đau tự nhiên không cần dùng thuốc). Sau đó b/n có thể ngủ lại, sáng hôm sau thức giấc cảm thấy cơn đau biến mất.
  12. LÂM SÀNG (tt)  Các vị trí đau liên quan đến vị trí nghẹt NQ:  Bể thận & NQ đoạn trên: vị trí đau ở vùng hông và hông lưng.  NQ đoạn giữa: đau lưng có hướng lan ra trước và xuống dưới.  NQ đoạn dưới: đau có hướng lan theo TK chậu bẹn (ilioinguinal) và TK sinh dục đùi (genitofemoral)  xuống vùng bẹn-sinh dục
  13. LÂM SÀNG (tt)  Các triệu chứng khác có thể gặp:  Buồn nôn & nôn  Chướng bụng  Ở những bệnh nhân quá nhạy cảm do đau, khám bụng có thể thấy phản ứng thành bụng ở vùng đau  Những viên sỏi (hay cục mủ, cục máu đông) ở vị trí niệu quản sát bàng quang có thể cho triệu chứng mót tiểu
  14. CẬN LÂM SÀNG  Phân tích nước tiểu  85% b/n bị cơn đau bão thận có tiểu máu (HC > 5 / QT x 40) đại thể hay vi thể.  Tuy nhiên không có tiểu máu không loại trừ khả năng cơn đau bão thận  Nếu BC > 10 / QT x 40  nghi ngờ có NT niệu  Công thức máu:  Thường không biểu hiện tình trạng nhiễm trùng  Một b/n có đau cấp tính vùng thận + sốt  khả năng thận ứ nước nhiễm trùng  XN công thức máu có SLBC ≥ 15.000  rất nghi ngờ có thận ứ nước nhiễm trùng (dù không bị sốt)
  15. CẬN LÂM SÀNG (tt)  Siêu âm bụng:  Có thể thực hiện nhanh chóng, dễ dàng, an toàn, rẻ tiền cho một trường hợp cấp vùng hông lưng  Giúp nhận định có tình trạng ứ nước thận cùng bên với cơn đau  khả năng cơn đau là đau bão thận  Nếu đau bão thận do sỏi niệu: khả năng xác định sỏi niệu kém (~ 30%)  Ưu điểm trong trường hợp sỏi kém cản quang hoặc vật gây bế tắc không phải là sỏi (như cục máu đông, cục mủ, mô bướu …)  Giúp chẩn đoán phân biệt sỏi mật …
  16. CẬN LÂM SÀNG (tt)  Chụp hệ niệu không sửa soạn (KUB):  Giúp phát hiện hình ảnh sỏi niệu có cản quang (85% sỏi niệu có cản quang; Sỏi niệu là nguyên nhân thường gặp nhất của đau bão thận).  Là phương tiện chẩn đoán truyền thống (từ 1896), nhanh chóng, rẻ tiền  Tuy nhiên không nhận định được sỏi kém cản quang hoặc các nguyên nhân gây bế tắc khác như cục máu, cục mủ, mô bướu  Có thể lầm lẫn với vôi hoá mạch máu vùng chậu, sỏi mật cản quang, sỏi phân …
  17. CẬN LÂM SÀNG (tt)  Chụp hệ niệu cản quang đường tĩnh mạch (UIV):  Giúp xác định hình ảnh dãn nở của hệ bài niệu trên vị trí bế tắc của tác nhân gây đau bão thận  Giúp khẳng định hình ảnh cản quang thuộc về hệ tiết niệu  Giúp xác định tác nhân gây bế tắc kém cản quang của hệ tiết niệu: khả năng là nguyên nhân của đau bão thận  Đánh giá chức năng của thận, cả bên bị tắc nghẽn cũng như thận bên kia
  18. CẬN LÂM SÀNG (tt)  CT scan:  Với nhiều lát cắt cách khoảng 3 – 5 mm  giúp nhận biết hình ảnh sỏi niệu tốt hơn nhiều so với KUB, kể cả những trường hợp sỏi kém cản quang (độ nhạy 94 – 100%, độ chính xác 93 – 98%).  Có thể đánh giá được mức độ bế tắc đường niệu mà không cần tiêm thuốc cản quang, một ưu điểm rõ rệt so với IVU (trường hợp b/n bị dị ứng thuốc cản quang, khoảng chống chỉ định thực hiện IVU khi urê huyết quá cao, hoặc hình ảnh thận câm do bế tắc nặng …)  Nhận định được hình ảnh những bệnh lý ngoài hệ niệu: viêm ruột thừa, viêm túi mật, viêm tụy, phình ĐM chủ bụng, u nang buồng trứng …
  19. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT  Đối với vị trí bế tắc ở NQ đoạn trên trở lên:  Bên phải có thể lầm lẫn với viêm túi mật và sỏi mật;  Bên trái cần chẩn đoán phân biệt với viêm - loét dạ dày, viêm tụy  Vị trí NQ giữa:  Dễ lầm với viêm ruột thừa cấp nếu ở bên phải  Hoặc viêm túi thừa ĐT cấp nếu ở bên trái  Vị trí NQ dưới:  Dễ lầm với các triệu chứng gây kích thích bàng quang (viêm BQ, sỏi BQ …)
  20. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT (tt)  Với những nguyên nhân khác có thể gây đau hông lưng:  Phình ĐM chủ bụng  Viêm bể thận - thận  Áp-xe thận  Nhồi máu thận  Các NN gây bế tắc niệu quản: bệnh lý khúc nối bể thận – NQ, xơ hẹp NQ, xơ hoá sau PM …  Zona (Herpes Zoster)  Đau cơ thắt lưng  Viêm rễ TK thắt lưng  Viêm màng phổi & viêm phổi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2