intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

THOÁI HÓA KHỚP XƯƠNG (Kỳ 4)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

103
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lớp lông bình thường, lớp chuyển tiếp bị phù nề và các sợi collagen bị tách ra. - Nứt ở bề mặt sụn, tế bào sụn phì đại nhân lên và đứng từng chùm. - Nứt sâu đến tận lớp xương dưới sụn, tế bào sụn ít đi và hoạt động giảm. - Mất hết sụn, xương trơ ra. IV- TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG: 1- Đau: Đau ở vị trí khớp bị thoái hóa, đau tại chỗ ít khi lan (ngoại trừ ở cột sống khi có chèn ép rễ và dây thần kinh). - Đau âm ỉ, ở cột sống có thể có cơn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: THOÁI HÓA KHỚP XƯƠNG (Kỳ 4)

  1. THOÁI HÓA KHỚP XƯƠNG (Kỳ 4) III- GIẢI PHẪU BỆNH CỦA NHỮNG GIAI ĐOẠN THOÁI HÓA KHỚP: - Lớp lông bình thường, lớp chuyển tiếp bị phù nề và các sợi collagen bị tách ra. - Nứt ở bề mặt sụn, tế bào sụn phì đại nhân lên và đứng từng chùm. - Nứt sâu đến tận lớp xương dưới sụn, tế bào sụn ít đi và hoạt động giảm. - Mất hết sụn, xương trơ ra. IV- TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG: 1- Đau: Đau ở vị trí khớp bị thoái hóa, đau tại chỗ ít khi lan (ngoại trừ ở cột sống khi có chèn ép rễ và dây thần kinh).
  2. - Đau âm ỉ, ở cột sống có thể có cơn đau cấp. Đau thường xuất hiện và tăng khi vận động hay thay đổi tư thế. Thường xuất hiện từng đợt kéo dài rồi giảm và hết, sau đó lại xuất hiện đợt khác sau khi vận động nhiều. - Đau nhiều có co cơ phản ứng. 2- Hạn chế vận động: Các động tác của khớp bị thoái hóa có hạn chế, mức độ hạn chế không nhiều và có thể chỉ hạn chế một số động tác. Hạn chế động tác chủ động và thụ động. Do hạn chế vận động, cơ vùng thương tổn có thể bị teo. Một số bệnh nhân có dấu hiệu “phá gỉ khớp” vào buổi sáng hoặc lúc mới bắt đầu hoạt động. 3- Biến dạng: Không biến dạng nhiều như ở các khớp khác (viêm khớp, goutte). Biến dạng ở đây do các gai xương mọc thêm ở đầu xương, ở cột sống biến dạng hình thức gù, vẹo, cong lõm. 4- Các dấu hiệu khác: - Teo cơ: do ít vận động. - Tiếng lạo xạo khi vận động: ít có giá trị vì có thể thấy ở người bình thường hoặc ở các bệnh khác.
  3. - Tràn dịch khớp: đôi khi thấy ở khớp gối, do phản ứng xung huyết và tiết dịch ở màng hoạt dịch. V- CẬN LÂM SÀNG: 1- X quang có ba dấu hiệu cơ bản: - Hẹp khe khớp: Hẹp không đồng đều, bờ không đều. Ở cột sống biểu hiện bằng chiều cao đĩa đệm giảm. Hẹp nhưng không dính khớp. - Đặc xương dưới sụn: phần đầu xương, hõm khớp, mâm đốt sống có hình đậm đặc, thấy một số hốc nhỏ sáng hơn. - Mọc gai xương: gai mọc ở phần tiếp giáp giữa xương sụn và màng hoạt dịch, ở rìa ngoài của thân đốt sống. Gai xương có hình thô và đậm đặc. 2- Các xét nghiệm khác: - Các xét nghiệm toàn thân không có gì thay đổi. - Dịch khớp: biểu hiện tính chất tràn dịch cơ giới có màu vàng chanh, các thành phần cũng tương đối ở mức bình thường. - Nội soi khớp: chỉ mới được soi ở khớp gối. Thấy những tổn thương thoái hóa của sụn khớp, phát hiện các mảnh sụn rơi trong ổ khớp. - Sinh thiết màng hoạt dịch: thấy các hiện tượng xung huyết và xơ hóa.
  4. VI- ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH THEO YHHĐ: A. ĐIỀU TRỊ: Không có thuốc điều trị quá trình thoái hóa, chỉ có thể điều trị triệu chứng, phục hồi chức năng và phòng bệnh bằng cách ngăn ngừa, hạn chế các động tác cơ giới quá mức ở khớp và cột sống. 1. Điều trị nội khoa: dùng các thuốc giảm đau và chồng viêm không steroid như Aspirine, Indomethacine, Voltaren, Profenid, Felden, Meloxicam … 2. Các phương pháp vật lý: - Các bài thể dục cho từng vị trí thoái hóa. - Điều trị bằng tay: xoa bóp - kéo nắn, ấn huyệt, tập vận động thụ động. - Điều trị bằng nước khoáng. - Sử dụng các dụng cụ chỉnh hình. 3. Điều trị ngoại khoa: - Chỉnh lại dị dạng các khớp bằng cách đục và khoét xương. - Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cách cắt vòng cung sau hay lấy phần thoát vị.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2