intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 7)

Chia sẻ: Xeko Xeko | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

118
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi nào cần nuốt nguyên viên thuốc? Năm nay tôi 66 tuổi, bị thoái hóa các khớp và loãng xương nên thường xuyên phải uống viatril-S. Cứ cách 4 tháng tôi lại uống 3 lọ (mỗi lọ 80 viên), mỗi ngày uống 4 viên trước bữa ăn 15 phút theo chỉ định của bác sĩ. Xin hỏi tôi có thể mở viên nhộng lấy bột bên trong uống và vứt vỏ đi có được không? Nếu uống cả vỏ (viên nang) kéo dài như vậy có ảnh hưởng gì không? Nguyễn Thị Thìn (Hà Nội) Viatril-S với hoạt chất...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 7)

  1. Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 7): Khi nào cần nuốt nguyên viên thuốc? Năm nay tôi 66 tuổi, bị thoái hóa các khớp và loãng xương nên thường xuyên phải uống viatril-S. Cứ cách 4 tháng tôi lại uống 3 lọ (mỗi lọ 80 viên), mỗi ngày uống 4 viên trước bữa ăn 15 phút theo chỉ định của bác sĩ. Xin hỏi tôi có thể mở viên nhộng lấy bột bên trong uống và vứt vỏ đi có được không? Nếu uống cả vỏ (viên nang) kéo dài như vậy có ảnh hưởng gì không? Nguyễn Thị Thìn (Hà Nội) Viatril-S với hoạt chất chính là glucosamin được chỉ định điều trị các bệnh thoái hóa xương khớp, thoái hóa khớp nguyên phát và thứ phát như thoái khớp gối, khớp háng, cột sống, khớp vai, viêm quanh khớp, loãng xương, gãy xương teo khớp, viêm khớp mạn và cấp. Như vậy, thuốc của bác đang uống đã được bác sĩ chỉ định rất đúng. Bác cứ yên tâm dùng thuốc và tuân thủ theo đúng chỉ dẫn trên.
  2. Khi uống thuốc viên cần phải nuốt nguyên viên thuốc không nên mở viên nhộng ra lấy bột bên trong để uống. Tình trạng này sẽ gây hao hụt dược chất, đôi khi còn làm hỏng mục đích điều trị. Thực tế, khi nghiên cứu một dạng thuốc nào đó các nhà dược học đã có những nghiên cứu, tính toán liều, đưa thuốc theo ý muốn đến nơi cần tác dụng (giải phóng hoạt chất) để tránh các tương tác ảnh hưởng đến hiệu lực của thuốc, tránh kích ứng. Đôi khi còn để che lấp mùi vị khó chịu của thuốc nữa... Như vậy nếu bệnh nhân ngại uống, có thể dùng dạng thuốc tiêm (tác dụng nhanh, ít hao hụt, nhưng không tiện sử dụng). Nếu ngại uống viên nang, có thể dùng dạng bột gói (tan nhanh, nhưng dễ bị hao hụt, có mùi vị...). Thành phần chủ yếu nguyên liệu làm ra vỏ nang là gelatin, không ảnh hưởng gì, không gây độc với cơ thể, thải trừ bình thường, không có tích lũy. Tuy nhiên, ngoài dùng thuốc (hóa trị liệu) bác nên phối hợp với nhiều phương pháp điều trị khác (vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, các thiết bị hỗ trợ) để tăng tác dụng và giảm lượng thuốc đưa vào cơ thể.
  3. Loạn dưỡng móng và thuốc trị Gần đây, các móng tay của tôi cứ bị dày lên và sần sùi, khi sinh hoạt rất hay bị đau. Đi khám làm xét nghiệm không có nấm. Xin hỏi tôi mắc bệnh gì? Cách chữa trị? Thu Huệ (Bình Định) Qua mô tả rất có thể bạn bị loạn dưỡng móng. Loạn dưỡng móng là một bệnh hay gặp. Thường thì tự nhiên các móng bị dày lên, sần sùi, khô ráp. Sờ vào cứng và hơi đau. Màu của móng trở nên vàng xỉn hoặc thâm đen. Khi bệnh nhân cầm nắm hoặc các thao tác bằng tay có chạm đến móng thì đau, nhất là khi ấn vào đầu móng. Đôi khi có xước mang rô (bong tróc các vảy da khô) ở xung quanh móng. Bệnh không do nấm gây nên. Nguyên nhân chính xác của bệnh chưa được biết rõ. Bệnh được cho là do rối loạn các yếu tố bên trong cơ thể. Chăm sóc móng: Kiêng ngâm nước, xà phòng. Không cắt sát móng quá, không giũa móng. Làm như vậy sẽ tạo nên các sang chấn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bồi phụ. Không cần ăn kiêng gì. Điều trị: Không có thuốc điều trị đặc hiệu. Bôi một trong các chế phẩm làm mềm móng như: cream vitamin E, physiogel, lacticare... Ngày bôi nhiều lần, quan trọng nhất là sau tắm và sau rửa tay, chân. Các chế phẩm này bôi kéo dài. Để chống viêm thì có thể bôi một trong các chế phẩm có chứa corticoid hoạt phổ mạnh như: dermovate, temproson, gentrison, diproson... Bôi ngày 2 lần trong 1-2
  4. tuần. Nếu có nhiễm trùng bồi phụ thì phải sử dụng một đợt kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
  5. Tác dụng của nitroglycerin Tôi năm nay 65 tuổi, thi thoảng xuất hiện những cơn đau thắt ngực, mỗi lần như vậy tôi thường dùng một viên nitroglycerin 0,5mg ngậm dưới lưỡi thì đỡ. Tôi nghe nói ngoài tác dụng điều trị cơn đau thắt ngực, thuốc còn được sử dụng trong điều trị tăng huyết áp có đúng không? Huyết áp tối đa của tôi thường dao động quanh 120mmHg, dùng thuốc đó có bị ảnh hưởng gì không? Hoàng Trọng Chanh (Bắc Giang) Nitroglycerin là một thuốc chống cơn đau thắt ngực và là dẫn xuất của nitrat. Thuốc dễ hấp thu qua đường tiêu hóa, tuy nhiên lại bị chuyển hóa qua gan lần đầu nên sinh khả dụng thấp, vì vậy thường được sử dụng dưới dạng ngậm dưới lưỡi. Nếu đặt dưới lưỡi, thuốc có tác dụng ngay sau 1 - 2 phút và đạt nồng độ tối đa sau 4 phút. Ngoài dạng ngậm dưới lưỡi, thuốc còn có dạng uống, dạng tiêm hoặc dạng dùng ngoài da, tuy nhiên dùng các dạng thuốc này ở liều cao dễ dẫn đến quen thuốc. Nitroglycerin làm giãn tất cả các cơ trơn, nhưng không ảnh hưởng đến cơ vân và cơ tim, đặc biệt tác dụng rất rõ trên cả động mạch và tĩnh mạch lớn nên làm giảm lượng máu tĩnh mạch trở về, đồng thời làm giãn động mạch lớn, vì vậy làm giảm sử dụng ôxy cơ tim và giảm công năng tim, làm giãn mạch vành và làm lưu lượng vành tăng tạm thời. Bên cạnh đó, thuốc còn làm thay đổi phân phối máu cho tim, tăng tuần hoàn phụ cho vùng tim thiếu máu có lợi cho vùng dưới nội tâm mạc, thuốc còn chống kết tập tiểu cầu cản trở fibrrinogen bám vào tiểu cầu để hình
  6. thành huyết khối, nhất là ở vùng nội tâm mạc bị tổn thương, chính vì vậy thuốc có tác dụng để điều trị cơn đau thắt ngực. Ngoài ra, thuốc làm giãn mạch toàn thân trực tiếp và thoảng qua nên làm giảm lưu lượng tim, giảm sức cản ngoại vi và lưu lượng tâm thu nên thuốc còn có tác dụng gây hạ huyết áp. Đây là thuốc đầu bảng dùng để điều trị cơn đau thắt ngực ở mọi tư thế, cắt cơn đau nhanh chóng; ngoài ra còn dùng để điều trị dự phòng cơn đau thắt ngực, điều trị nhồi máu cơ tim hay điều trị tăng huyết áp. Với điều trị cấp cứu cắt cơn đau thắt ngực thường dùng loại 0,25mg hoặc 0,75mg ngậm dưới lưỡi; để điều trị dự phòng thường dùng loại 2,5mg hoặc 7,5mg để uống; có thể dùng dạng dán ngoài da vùng ngực trái hoặc dạng mỡ bôi. Tuy nhiên, cần chú ý khi sử dụng thuốc có thể gây ra tình trạng giãn mạch ngoại vi làm đỏ bừng da nhất là vùng ngực, mặt, mắt, có thể gây tăng nhãn áp; thuốc có thể gây giãn mạch não làm cho bệnh nhân bị nhức đầu, có thể làm tăng áp lực nội sọ; làm hạ huyết áp tư thế đứng; gây tăng tiết dịch vị, làm tăng nhịp tim; nếu sử dụng liều cao kéo dài sẽ gây quen thuốc; do đó thuốc không được sử dụng cho bệnh nhân huyết áp thấp (huyết áp tối đa < 100mmHg), bệnh nhân bị tăng nhãn áp hoặc tăng áp lực nội sọ.
  7. Sử dụng colchicine với một số bệnh da liễu Colchicine được chiết xuất từ hạt cây thuộc loài Colchicum và được sử dụng điều trị gút từ những năm 1810, nhưng với tác dụng chống viêm và có ảnh hưởng lên hệ miễn dịch nên colchicine cũng được sử dụng nhiều trong da liễu để kết hợp điều trị một số bệnh như: vảy nến, viêm mao mạch, vảy nến khớp, vảy nến thể mụn mủ, Leukocytoclastic vasculitis, hội chứng Behcet, aphthous, viêm da dạng Herpes, Pyoderma gangrenosum, bệnh bọng nước IgA thành dải, hội chứng Sweet, sarcoidosis, fibromatosis, xơ cứng bì và một số bệnh khác... Colchicine được bào chế dưới dạng viên và tiêm truyền. Trong da liễu chủ yếu dùng dạng viên, hàm lượng 0,5 - 0,6mg. Trước khi điều trị cần thận trọng cân nhắc đối với các trường hợp người già, phụ nữ cho con bú, người có bệnh về gan, thận, tim, tiêu hóa, máu. Không dùng colchicine ở những người suy thận, phụ nữ có thai, mẫn cảm với thuốc. Tuy nhiên, colchicine cũng có nhiều tác dụng phụ nên cần lưu ý trong quá trình điều trị. Tác dụng phụ thường gặp nhất khi dùng liều cao colchicine là trên đường tiêu hóa với các biểu hiện như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy. Các triệu chứng này thường xuất hiện vài giờ sau khi uống thuốc. Ngoài ra, colchicine có thể gây xuất huyết tiêu hóa, yếu cơ, mệt mỏi, run, co giật khi dùng liều cao; có thể gây thiếu máu, chảy máu, xuất hiện sau khoảng 3-8 ngày nếu dùng liều cao hoặc dùng thời gian dài.
  8. Colchicine gây ảnh hưởng tới thận, có thể gây suy thận và các cơ quan khác, gây đái máu, thiểu niệu. Một số thuốc sau đây cần tránh dùng trong thời gian dùng colchicine vì gây tương tác thuốc như thuốc trợ tim, kháng viêm không steroid, thuốc chống trầm cảm, kháng sinh, chống nấm... Do có nhiều tác dụng phụ nên cần cân nhắc thận trọng giữa lợi ích và nguy cơ trong chỉ định điều trị để đạt kết quả mong muốn mà hạn chế tác dụng phụ của thuốc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2