Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 4)
lượt xem 26
download
Ergotamin là một trong những thuốc được sử dụng trong điều trị đau nửa đầu (migraine) và chỉ dùng khi cơn đau không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường (paracetamol, aspirin, ibuprofen...). Thuốc được dùng ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của cơn đau. Đặt thuốc dưới lưỡi tới khi tan hết. Không được nhai hoặc nuốt viên thuốc (vì khi ngậm, thuốc được hấp thu vào máu nhanh hơn). Không ăn, uống hoặc hút thuốc lá trong khi thuốc đang còn dưới lưỡi. Vì một lý do nào đó người bệnh không dùng được...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 4)
- Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 4): Lưu ý khi dùng ergotamin chữa đau nửa đầu Ergotamin là một trong những thuốc được sử dụng trong điều trị đau nửa đầu (migraine) và chỉ dùng khi cơn đau không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường (paracetamol, aspirin, ibuprofen...). Thuốc được dùng ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của cơn đau. Đặt thuốc dưới lưỡi tới khi tan hết. Không được nhai hoặc nuốt viên thuốc (vì khi ngậm, thuốc được hấp thu vào máu nhanh hơn). Không ăn, uống hoặc hút thuốc lá trong khi thuốc đang còn dưới lưỡi. Vì một lý do nào đó người bệnh không dùng được theo đường ngậm hoặc uống có thể dùng thuốc đặt trực tràng. Tuy nhiên, dùng thuốc này không dễ bởi những tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra cho người bệnh. Ngay ở liều điều trị thuốc có thể gây nôn và buồn nôn, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra thuốc có thể gây yếu cơ và đau cơ ở các chi, tê và đau nhói dây thần kinh ở ngón và có thể gây hoại tử đầu chi (do thuốc gây co mạch ngoại vi mạnh)... Dùng liều cao có thể gây thiếu máu cục bộ ruột, co thắt mạch mạc treo và gây hoại tử một phần lưỡi. Do có nhiều tác dụng phụ nên không được dùng thuốc quá liều khuyến nghị. Không được dùng thuốc này để dự phòng nhức nửa đầu. Đối với người dùng thuốc trong thời gian dài có thể trở nên phụ thuộc thuốc với các biểu hiện như suy nhược thần kinh, mệt mỏi và tăng tần suất đau đầu. Để
- giảm nguy cơ lệ thuộc vào thuốc không dùng thuốc quá 2 lần/tuần (tốt nhất là cách nhau ít nhất 5 ngày).
- Ergometrine có ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ? Có thông tin phụ nữ dùng các thuốc chống xuất huyết sau sinh, cụ thể là dùng các thuốc chống đông máu như oxytocin, ergometrine... có thể ảnh hưởng đến khả năng nuôi con bằng sữa mẹ. Điều đó có chính xác? Tìm hiểu những nguồn thông tin đáng tin cậy như website Wikipedia, free encyclopedia, sách MIMS (cẩm nang sử dụng thuốc) đều không nêu tác dụng phụ nào của oxytocine và ergometrine đến khả năng nuôi con bằng sữa mẹ. Ergometrine (ergonovine, methylergonovine) có nguồn gốc từ cựa lúa mạch (do nấm gây nên) và là một alkaloid tương tự LSD về mặt hoá học (Lysergic acid diethylamide, thuốc gây ảo giác). Thuốc có tác dụng kích thích mạnh đến tử cung nên được dùng trong sản khoa ở giai đoạn xổ nhau, phòng ngừa chảy máu
- sau khi sinh do làm co hẹp các cơ nhẵn của thành mạch, nhờ đó giảm lưu lượng máu. Ergometrine thường phối hợp với oxytocin (syntocynon) và dạng phối hợp này có tên là syntometrine. Ergometrine có thể gây ra co thắt các động mạch vành cho nên đôi khi được dùng để chẩn đoán phân biệt với cơn đau thắt ngực. Ergometrine có tác dụng giống như LSD ở nồng độ 2-10mg nhưng liều dùng trong lâm sàng thấp hơn khoảng 10 lần. Dùng quá liều có thể gây ngộ độc, gây co mạch kéo dài dẫn đến hoại thư và phải cắt chi, gây ảo giác, sa sút tâm trí và sảy thai. Cũng hay xảy ra rối loạn tiêu hoá (tiêu chảy), buồn nôn và nôn. Không được dùng khi có thai, có bệnh về mạch máu và rối nhiễu tâm trí. Ergonovine (biệt dược có tên methergine) dùng trong điều trị chảy máu tử cung nặng, nuốt hay đặt dưới lưỡi, cách nhau từ 6 - 12 giờ, trong vòng 48 giờ. Cũng có loại dùng tiêm bắp hay tĩnh mạch có hàm lượng 0,2mg. Lưu ý khi sử dụng “cồn iot” Povidon iod là một phức hợp của iod với polyvinylpirrotidon là thuốc được dùng ngoài, để khử khuẩn và sát khuẩn các vết thương, sát khuẩn da, niêm mạc trước khi phẫu thuật và lau rửa các dụng cụ y tế trước khi tiệt khuẩn...
- Trên thị trường povidon có nhiều dạng thuốc và nồng độ khác nhau: dạng dung dịch 1%, 7,5%, 10%; dạng mỡ 10%; gel 10%; viên đặt âm đạo, bột phun xịt 2,5%... Do thuốc có nhiều dạng dùng với các nồng độ khác nhau nên khi dùng cần chú ý. - Đối với dạng dung dịch povidon 10% được dùng để bôi lên da (sát khuẩn) hoặc bôi vào vùng tổn thương (để tránh nhiễm khuẩn). Khi bôi không cần pha loãng. Dung dịch povidon iod giải phóng iod dần dần, do đó kéo dài tác dụng sát khuẩn diệt khuẩn, nấm, virut, động vật đơn bào, kén và bào tử. - Đối với dung dịch 1% (dùng để súc miệng): có thể dùng dung dịch không pha hoặc pha loãng một nửa với nước ấm. Mỗi lần súc khoảng 10ml trong 30 giây và không được nuốt. Mỗi đợt dùng có thể kéo dài tới 14 ngày. Chỉ dùng cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi. Tuy nhiên khi dùng thuốc có thể gây kích ứng tại chỗ, dị ứng như viêm da do iod, đốm xuất huyết (không dùng cho người có tiền sử quá mẫn với iod). Lượng iod quá thừa sẽ gây bướu giáp, nhược giáp hoặc cường giáp. Dùng chế phẩm nhiều lần trên vùng da tổn thương rộng sẽ gây nhiều tác dụng không mong muốn (vị kim loại, tăng tiết nước bọt, đau rát hơn). Bên cạnh đó có thể gây phản ứng toàn thân, gây nhiễm acid chuyển hoá, tăng natri huyết và tổn thương chức năng thận. Không được dùng thuốc này cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nhất là sơ sinh.
- Xin đừng quá tin tưởng Amitriptylin tôi là thuốc chống trầm cảm 3 vòng có tác dụng chống tiết cholin và an thần. Các bạn biết không? Tôi được các nhà dược học khoác lên mình 3 loại áo thật đặc biệt. Đó là dạng nén, ống tiêm và dung dịch (uống giọt). Với các thể bệnh u sầu, các thể trầm cảm, trẻ đái dầm, tôi có tác dụng khá tốt. Song, ở các dạng bệnh tâm thần phân liệt kèm kích động, glôcôm, bí đái, bệnh ở tuyến tiền liệt, động kinh, bệnh nhân đang dùng IMAO, bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim, suy tim sung huyết, phụ nữ có thai, nuôi con bú, trẻ em dưới 2 tuổi, người ta cấm tuyệt đối dùng tôi. Người ta nhắc nhiều đến việc tránh sử dụng tôi cho người mắc bệnh tim mạch, người già, cường giáp đang dùng thuốc, co giật, bí đái, glôcôm góc hẹp hoặc tăng nhãn áp nội nhãn, bệnh nhân suy gan, thận, rối loạn tạo máu, người đang vận hành máy... Sử dụng tôi sẽ có những tương tác khi kết hợp với thuốc ức chế tác dụng hạ huyết áp của guanethidin và chất tương tự, tăng tác dụng rượu, barbiturat, kháng cholinergic, thuốc ức chế thần kinh trung ương, thuốc giao cảm khác; ngược lại cimetidin lại làm tăng chuyển hoá của thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Các bạn nên lưu ý nhé!
- Nhiều người trong khi sử dụng tôi đã gặp những tác dụng phụ như: hoa mắt, suy nhược, nhức đầu, ù tai, triệu chứng ngoại tháp, ngầy ngật, mệt, kích động, hưng cảm nhẹ, hạ huyết áp hay tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, ngất, buồn nôn, nôn, chán ăn, rối loạn tiêu hoá, ợ chua, đau bụng, tiêu chảy. Các bạn chớ lo lắng khi gặp phải những triệu chứng này, vì chúng sẽ hết khi bạn ngừng dùng thuốc. Như những anh chị em khác, trong tôi cũng có cái xấu, cái tốt, những điều còn phải học hỏi nhiều. Vì thế, hãy đối xử với tôi bình thường như những loại thuốc khác, chớ nên quá lạm dụng và cũng không nên quá tin tưởng tuyệt đối vào các tác dụng chính mà quên đi những yêu cầu khi sử dụng thuốc. Xin hãy đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng và tuân thủ tuyệt đối chỉ định của thầy thuốc! Xin đừng tùy tiện Nói đến họ hàng kháng sinh nói chung là các bạn nghĩ ngay tới công dụng diệt khuẩn để chữa bệnh. Đúng vậy. Bởi tất cả các bệnh do vi khuẩn gây ra đều cần đến họ hàng kháng sinh nhà chúng tôi. Clarithromycin tôi cũng vinh dự được nằm trong một họ lớn danh tiếng của dòng kháng sinh. Tôi được chỉ định thay thế cho penicillin ở người bị dị ứng với penicillin khi bị nhiễm vi khuẩn nhạy cảm như viêm amidan, viêm tai giữa, viêm xoang cấp, viêm phế quản mạn có đợt cấp, viêm phổi, viêm da và các mô mềm. Ngoài ra tôi còn được dùng với một thuốc ức
- chế bơm proton hoặc một thuốc đối kháng thụ thể histamin H2 và đôi khi với một thuốc kháng khuẩn khác để tiệt trừ H.Pylori trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng tiến triển. Là kháng sinh họ macrolid bán tổng hợp, tôi ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn, có tác dụng kìm khuẩn và diệt khuẩn ở liều cao hoặc với vi khuẩn nhạy cảm. Khi uống, tôi được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, bền vững trong môi trường acid và hấp thu tốt khi có hoặc không có thức ăn nên có thể dùng vào lúc nào cũng được. Thời gian điều trị còn tùy thuộc vào loại nhiễm khuẩn và mức độ nặng nhẹ của bệnh nhưng thường kéo dài từ 7-14 ngày. Cũng giống như các thuốc kháng sinh khác, trong quá trình sử dụng có thể tôi sẽ gây ra những phiền phức như rối loạn tiêu hóa, phản ứng dị ứng ở mức độ khác nhau từ mày đay đến phản vệ và hội chứng Stevens-Johnson. Cũng có thể có người bệnh khi dùng tôi bị viêm đại tràng màng giả từ nhẹ đến đe dọa tính mạng. Ngoài ra còn có thể gặp các triệu chứng ứ mật (đau bụng trên, đôi khi đau nhiều), buồn nôn, nôn và điếc nếu dùng liều cao (nhưng có thể hồi phục khi ngưng thuốc). Một điều quan trọng mà các bạn cần chú ý là vấn đề tương tác thuốc. Tương tác quan trọng nhất của kháng sinh macrolid chúng tôi với các thuốc khác là do chúng tôi có khả năng ức chế chuyển hóa trong gan của các thuốc khác. Tác dụng ức chế cytocrom P450 thấy rõ sau khi uống thuốc. Với các thuốc trị động kinh tôi ức chế sự chuyển hóa của carbamazepin và phenytoin làm tăng tác dụng phụ của chúng nên tiếp tay gây độc. Với loại thuốc giãn phế quản theophylin, tôi
- ức chế chuyển hóa theophylin ở gan và vì thế làm tăng nồng độ theophylin trong huyết tương dẫn đến nguy cơ gây ngộ độc. Tôi cũng làm giảm sự hấp thụ của zidovudin. Các nghiên cứu dược động học đã chứng minh rằng tôi và các kháng sinh macrolid khác ảnh hưởng đến chuyển hóa của terfenadin dẫn đến tăng tích lũy thuốc này. Thật lòng mà nói, tôi tự nhận thấy mình lắm tài nhưng cũng nhiều tật. Ấy vậy mà cho dù là thuốc phải được kê đơn và bán theo đơn, nhưng thực tế tôi luôn được người bệnh sử dụng một cách tùy tiện: tự ý mua dùng, dùng không đúng liều, đặc biệt là không đủ thời gian nên dễ làm cho vi khuẩn nhờn với tôi và tôi trở nên bất lực trước bệnh tật.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kiến thức về sức khoẻ phụ nữ: Bài thuốc cho phụ nữ sau sinh
6 p | 293 | 72
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe – Kỳ 1
14 p | 179 | 39
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe – Kỳ 2
7 p | 145 | 31
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 3)
8 p | 111 | 20
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 7)
8 p | 118 | 17
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 5)
7 p | 123 | 15
-
Kiến thức cần biết về thuốc: Không phải thuốc nào cũng dùng ngày 2 lần
6 p | 99 | 15
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 10)
9 p | 100 | 13
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 9)
10 p | 103 | 13
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 6)
8 p | 94 | 12
-
Cảnh báo dị ứng thuốc
5 p | 117 | 11
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 11)
6 p | 120 | 10
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 12)
10 p | 111 | 10
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 8)
8 p | 116 | 10
-
Chế ngự “lưỡi thứ hai” của thuốc
5 p | 97 | 9
-
Thuốc trị cảm hiệu quả 1 trong 2
4 p | 110 | 8
-
Tài liệu cập nhật kiến thức chuyên môn về Dược: Phần 3 - Kỹ năng & Kỹ thuật trong hành nghề Dược
98 p | 10 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn