Kiến thức về thuốc và sức khỏe – Kỳ 2
lượt xem 31
download
Có thuốc làm tăng trí nhớ? Cứ đến mỗi kỳ ôn thi, nhìn con cứ bò ra học, tôi rất thương cháu. Tôi nghe nói có thuốc piracetam có thể làm tăng trí nhớ. Tôi muốn mua cho cháu uống hy vọng cháu học sẽ đỡ vất vả, nhưng không biết thực hư thế nào? Nguyễn Thị Nhã Hạnh(Hải Dương) Trước hết phải khẳng định rằng không có thuốc nào có tác dụng trực tiếp làm tăng trí nhớ, mà chỉ có thuốc hỗ trợ, điều hòa các chức năng của trí tuệ. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kiến thức về thuốc và sức khỏe – Kỳ 2
- Kiến thức về thuốc và sức khỏe – Kỳ 2: Có thuốc làm tăng trí nhớ? Cứ đến mỗi kỳ ôn thi, nhìn con cứ bò ra học, tôi rất thương cháu. Tôi nghe nói có thuốc piracetam có thể làm tăng trí nhớ. Tôi muốn mua cho cháu uống hy vọng cháu học sẽ đỡ vất vả, nhưng không biết thực hư thế nào? Nguyễn Thị Nhã Hạnh(Hải Dương) Trước hết phải khẳng định rằng không có thuốc nào có tác dụng trực tiếp làm tăng trí nhớ, mà chỉ có thuốc hỗ trợ, điều hòa các chức năng của trí tuệ. Piracetam là loại thuốc hưng trí được dùng điều trị suy giảm trí nhớ, chóng mặt, kém tập trung hoặc thiếu tỉnh táo, rối loạn hành vi, sa sút trí tuệ... ở người cao tuổi; đột qụy thiếu máu cục bộ cấp; dùng bổ trợ trong điều trị giật rung cơ có nguồn gốc vỏ não; điều trị hỗ trợ chứng khó đọc ở trẻ em. Đây là thuốc có tác dụng cải thiện chuyển hóa của tế bào thần kinh. Ở người bình thường và người bị suy giảm chức năng piracetam tác dụng trực tiếp đến não để làm tăng hoạt động của vùng đoan não (vùng não tham gia vào cơ chế nhận thức, học tập, trí nhớ, sự tỉnh táo và ý thức). Thuốc có thể làm thay đổi sự
- dẫn truyền thần kinh và góp phần cải thiện môi trường chuyển hóa để các tế bào thần kinh hoạt động tốt. Trên thực nghiệm piracetam có tác dụng bảo vệ chống lại những rối loạn chuyển hóa do thiếu máu cục bộ nhờ làm tăng đề kháng của não đối với tình trạng thiếu ôxy. Khi tế bào não được nuôi dưỡng tốt thì các hoạt động về tư duy, trí tuệ đều được cải thiện. Tuy nhiên, đây không phải là thuốc bổ, càng không phải là thuốc uống vào mà trí nhớ của con bạn tăng lên. Khi dùng cần phải có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Chốc - Dùng thuốc gì? Con tôi bị chốc thành từng đám ở trên đầu, chảy mủ mùi rất khó chịu. Bệnh này có nguy hiểm không và phải dùng thuốc như thế nào? Nguyễn Thanh Loan (Hà Nam) Bệnh chốc là một trạng thái nhiễm khuẩn lớp nông của da, do liên cầu và tụ cầu vàng gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ em và ở cả người lớn. Vị trí thường găp là đầu, mặt, cổ và từ đó lan ra những chỗ khác như chân, tay, thân, mình... Bệnh rất dễ lây nên còn gọi là bệnh chốc lây. Bệnh bắt đầu bằng một bọng nước nhỏ, lùng nhùng hình tròn, xung quanh có quầng viêm đỏ. Nước ban đầu trong, sau trở nên đục thành mủ. Khi bọng mủ vỡ thành vết trợt đỏ nông trên phủ vẩy tiết vàng
- kiểu mật ong. Sau 7-10 ngày lành thường không để lại sẹo. Ở trẻ em, chốc ở vùng đầu thành từng đám vảy vàng sẫm, dính bết tóc, dưới lớp vảy mủ là trợt đỏ rớm ướt. Chốc có thể kèm theo sốt, hạch sưng vùng tương ứng, đôi khi chốc ở trẻ em có biến chứng viêm cầu thận cấp. Điều trị ban đầu, đắp gạc chấm rửa bằng dung dịch sát khuẩn như natri clorid 0,9%, dung dịch rivanol 0,1%, berberin 0,1%, yarish. Sau đó bôi dung dịch xanh-methylen 1% hoặc milian. Bôi mỡ kháng sinh như neomycin, bactroban, fucidin cho đến khi khỏi. Nếu cần thiết có thể kết hợp dùng kháng sinh theo đường uống như cephalexin, amoxicillin... Thức ăn có ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc? Chúng ta ai cũng đã một vài lần phải dùng đến thuốc. Rất nhiều người đã từng uống thuốc vào trong bữa ăn hoặc sau khi ăn... nhưng ít ai biết rằng chính thức ăn lại làm ảnh hưởng (làm thay đổi) tới sự hấp thu của thuốc. Trong bộ máy tiêu hóa, dạ dày không phải là nơi để hấp thu thuốc nhưng sự hấp thu của thuốc lại phụ thuộc vào thời gian rỗng của dạ dày. Nếu uống thuốc vào lúc đói (bụng rỗng), thuốc chỉ giữ lại trong dạ dày khoảng từ 10 - 30 phút. Nếu chúng ta uống thuốc vào lúc no, thuốc sẽ bị giữ lại trong dạ dày lâu hơn, khoảng 1 - 4 giờ. Vì thế, đối với những thuốc ít tan khi uống vào lúc no sẽ có thời gian để tan, khi xuống ruột sẽ được hấp thu nhanh hơn (penicilin V). Tuy nhiên, đối với những thuốc dễ tạo phức với những thành phần của thức ăn như tetracyclin
- (tạo phức với Ca++ và một số cation hoá trị 2 khác) sẽ bị giảm hấp thu khi uống vào lúc no. Các thuốc kém bền vững trong môi trường acid (ampicilin, erythromycin) nếu bị giữ lâu ở dạ dày sẽ bị phá huỷ nhiều hoặc đối với dạng viên bao tan trong ruột sẽ bị vỡ ra khi lưu lại lâu trong dạ dày không nên uống vào lúc no. Những loại thuốc này cần uống trước bữa ăn từ 30 phút - 1giờ hoặc sau bữa ăn 1 - 2 giờ. Đối với những thuốc dễ kích ứng đường tiêu hóa, nên uống vào lúc no (để tránh tác dụng phụ do thuốc gây ra tại dạ dày). Ngoài ra, thức ăn cũng có thể ảnh hưởng đến enzym chuyển hóa thuốc của gan, ảnh hưởng đến pH của nước tiểu và qua đó ảnh hưởng đến chuyển hóa và bài xuất thuốc. Tuy nhiên sự ảnh hưởng này không lớn. Táo bón và thuốc dùng Tôi năm nay 55 tuổi, bị mắc chứng táo bón. Tôi đã uống nhiều nước và ăn nhiều rau quả nhưng tình trạng vẫn không cải thiện. Xin hỏi tôi có thể uống thuốc gì để chữa bệnh này? Nguyễn Văn Hân (Nam Định) Các thuốc chống táo bón tác động lên nhiều yếu tố khác nhau như làm thay đổi tính chất của phân, làm tăng thêm khối lượng hoặc làm thay đổi độ đặc, tác
- động lên nhu động ruột, tác động lên phản xạ đi đại tiện... Thông thường, người ta chia ra làm 5 loại chính đó là các chất xơ và nhầy, thuốc nhuận tràng làm trơn và mềm phân, thuốc nhuận tràng thẩm thấu, thuốc nhuận tràng kích thích và thuốc nhuận tràng có tác dụng tại chỗ. Trong đó các thuốc nhuận tràng kích thích nhu động là các acid ricinoleic, acid mật, dẫn xuất diphenylmethan, tác dụng qua nhiều cơ chế khác nhau như ức chế không cạnh tranh với các men ruột đặc biệt là natri, kali ATPase làm gia tăng AMP vòng, gia tăng tính thấm tế bào, giảm hấp thu nước và tăng tiết dịch trong lòng đại tràng. Các thuốc này không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú. Phenolphtalein: Liều 0,1g/ngày, gây đại tiện sau 6 - 8 giờ, làm rối loạn hấp thu nước ở tiểu tràng và đại tràng. Bisacodyl gây ra chuyển động đại tràng và gây tiết dịch đại tràng bằng cách tác động trực tiếp lên niêm mạc đại tràng. Dung nạp tốt, có thể dùng từng đợt ngắn. Viên nén 5mg, 10mg; viên bọc đường 10mg; liều dùng 5 - 15mg trước khi đi ngủ hoặc nửa giờ trước bữa ăn sáng. Nhóm anthraquinolic có các sản phẩm tự nhiên là các aglycol của các cây cascara, rhubarbe... những thuốc xổ thực vật này không hấp thu ở ruột non, chúng chỉ hoạt động khi đến đại tràng, gia tăng sự tống phân bằng cách kích thích tiết prostaglandin nội sinh, tuy nhiên thuốc bị phân huỷ bởi các vi khuẩn ở đại tràng nên các thuốc này mất tác dụng khi dùng kháng sinh diệt vi khuẩn chí ở ruột. Các
- thuốc này có thể dùng đơn độc hay phối hợp, thuốc cascara sagrada viên nang 30mg dùng 1 - 2v/ngày trước đi ngủ. Táo bón là một triệu chứng thông thường trong cuộc sống, đa số người ta cho rằng nó không phức tạp và đã coi nhẹ triệu chứng, tự điều trị vì nghĩ rằng chỉ cần sử dụng thuốc nhuận tràng là đủ. Tình trạng đó kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như bị trĩ, sa niêm mạc trực tràng... Trong trường hợp của bác, tốt nhất nên đến chuyên khoa tiêu hóa để được bác sĩ khám bệnh xem nguyên nhân gây táo bón là gì? Có tổn thương thực thể không? Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra một phác đồ điều trị hợp lý. Bác chớ nên tự uống thuốc vì nếu không được kiểm soát rất có thể dẫn đến biến chứng có hại. Thuốc chữa viêm kết mạc dị ứng Viêm kết mạc dị ứng gây khó chịu với các biểu hiện như: nhìn mờ nhất thời, cảm giác khô rát, khó mở mắt buổi sáng, chảy nước mắt, ra gỉ nhiều, mắt bị ngứa, kích thích, cảm giác có sạn trong mắt... người bệnh thường hay có phản ứng dụi hoặc gãi... Biến chứng gây giảm thị lực chỉ do sẹo hay loét giác mạc. Tháng 4, 5, 6 và 7 là những tháng đỉnh điểm hoành hành của căn bệnh này bởi lẽ các dị nguyên như phấn hoa, bụi cỏ, nấm mốc sẽ đạt đậm độ cao nhất trong môi trường. Bên cạnh đó là nhiệt độ và độ ẩm dao động mạnh. 80% bệnh nhân là những người trẻ, đang độ tuổi lao động.
- Sử dụng thuốc trong trường hợp này sẽ giúp bạn sống thoải mái hơn với dị ứng chứ không giải quyết tận gốc vấn đề. Đa phần các bệnh nhân hài lòng với các thuốc kháng histamin và bền màng mastocyte loại nhỏ mắt như opconA, allergysal... Cyclosporine loại nhỏ mắt tỏ ra an toàn và khá hiệu quả đã được dùng khoảng 7 năm nay, dành cho nhóm bệnh nhân khó tính hơn. Kết hợp với nước mắt nhân tạo các loại, các sản phẩm bôi trơn bề mặt nhãn cầu luôn là sự lựa chọn đúng cho căn bệnh này, vừa điều trị dị ứng, vừa chống khô mắt. Các sản phẩm có corticoid không nên dùng liên tục hay kéo dài, thêm nữa phải luôn thận trọng với các biến chứng của chúng như: glocom, đục thủy tinh thể. Rất ít bệnh nhân phải dùng thuốc đường toàn thân trừ khi bị kèm theo viêm mũi xoang hay hen suyễn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kiến thức về sức khoẻ phụ nữ: Bài thuốc cho phụ nữ sau sinh
6 p | 293 | 72
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe – Kỳ 1
14 p | 179 | 39
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 4)
9 p | 132 | 26
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 3)
8 p | 112 | 20
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 7)
8 p | 118 | 17
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 5)
7 p | 123 | 15
-
Kiến thức cần biết về thuốc: Không phải thuốc nào cũng dùng ngày 2 lần
6 p | 99 | 15
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 10)
9 p | 100 | 13
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 9)
10 p | 103 | 13
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 6)
8 p | 94 | 12
-
Cảnh báo dị ứng thuốc
5 p | 117 | 11
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 11)
6 p | 120 | 10
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 12)
10 p | 111 | 10
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 8)
8 p | 116 | 10
-
Chế ngự “lưỡi thứ hai” của thuốc
5 p | 97 | 9
-
Thuốc trị cảm hiệu quả 1 trong 2
4 p | 110 | 8
-
Tài liệu cập nhật kiến thức chuyên môn về Dược: Phần 3 - Kỹ năng & Kỹ thuật trong hành nghề Dược
98 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn