Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 6)
lượt xem 12
download
Làm đẹp - đừng kỳ vọng quá vào tôi! Tự nhiên bạn thấy mình bị giảm phản xạ, dáng đi bất thường, giảm nhạy cảm với những rung động và cảm thụ bản thân, hay tự nhiên bị liệt cơ mắt, bị bệnh võng mạc nhiễm sắc tố, thoái hóa sợi trục thần kinh... nhưng bạn có bao giờ nghĩ rằng nguyên nhân là do thiếu vitamin E tôi không? Có thể bạn sẽ ít nghĩ tới tình huống này, nhưng đấy chính là những dấu hiệu chính do thiếu tôi đấy. Trong thực tế, các bạn thường nghĩ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 6)
- Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 6): Làm đẹp - đừng kỳ vọng quá vào tôi! Tự nhiên bạn thấy mình bị giảm phản xạ, dáng đi bất thường, giảm nhạy cảm với những rung động và cảm thụ bản thân, hay tự nhiên bị liệt cơ mắt, bị bệnh võng mạc nhiễm sắc tố, thoái hóa sợi trục thần kinh... nhưng bạn có bao giờ nghĩ rằng nguyên nhân là do thiếu vitamin E tôi không? Có thể bạn sẽ ít nghĩ tới tình huống này, nhưng đấy chính là những dấu hiệu chính do thiếu tôi đấy. Trong thực tế, các bạn thường nghĩ tới tác dụng chống lão hóa của tôi nhiều hơn. Rất nhiều phụ nữ đã dùng tôi và dùng thường xuyên với hy vọng "trẻ mãi không già". Đó là do các nhà khoa học đã phát hiện thấy tôi có tác dụng ngăn cản ôxy hóa các thành phần thiết yếu trong tế bào, ngăn cản tạo thành các sản phẩm ôxy hóa độc hại nên ngoài việc làm mất những triệu chứng do thiếu tôi nói trên thì vitamin E tôi còn được dùng làm thuốc chống ôxy hóa và sẽ tốt hơn khi kết hợp tôi với các vitamin A, C và selenium. Tuy nhiên, các bạn cũng đừng kỳ vọng quá vào tôi ở lĩnh vực này nhé. Trong lĩnh vực sản khoa, các bác sĩ còn dùng tôi trong các trường hợp sảy thai tái diễn, vô sinh, nhiễm độc thai nghén... nhưng lợi ích của tôi trong lĩnh vực này qua các nghiên cứu lâm sàng vẫn chưa chứng minh được. Có một điều rất thuận lợi cho các bạn là tôi có mặt trong rất nhiều thực phẩm mà hàng ngày ta ăn uống. Nơi tôi có mặt nhiều nhất là dầu thực vật, đặc biệt là dầu mầm lúa mì, dầu hướng dương, dầu hạt bông, ngũ cốc và trứng. Mặt khác
- tôi lại không bị phân hủy khi nấu nướng nên sẽ không bị hao hụt trong quá trình chế biến thức ăn. Nếu bữa ăn của bạn đa dạng, giàu các thực phẩm trên sẽ không phải lo thiếu tôi đâu nhưng vì một lý do nào đó như chế độ ăn kém, trẻ em bị xơ nang tuyến tụy hoặc kém hấp thu mỡ do teo đường dẫn mật, trẻ sơ sinh thiếu tháng rất nhẹ cân khi đẻ... thì phải cần bổ sung tôi dưới dạng thuốc. Các bạn cần dùng đúng liều chỉ định của bác sĩ nhé, không nên dùng thừa vì lượng vitamin E tôi hấp thu sẽ bị giảm khi liều dùng tăng lên đấy. Ngoài ra người ta còn thấy có mối tương quan giữa tôi và vitamin A như tôi làm tăng sự hấp thu vitamin A qua ruột và bảo vệ vitamin A khỏi bị thoái hóa do ôxy hóa làm cho nồng độ vitamin A trong tế bào tăng lên. Tôi cũng bảo vệ chống lại tác dụng của chứng thừa vitamin A. Bình thường tôi dung nạp tốt. Tuy nhiên nếu dùng liều cao tôi có thể gây tiêu chảy, đau bụng và các rối loạn tiêu hóa khác. Bạn cũng có thể cảm thấy mệt mỏi, yếu, thậm chí bị viêm da tiêp xúc (sau khi bôi thuốc).
- Viêm da tiếp xúc kích ứng và thuốc chữa Nguyên nhân gây bệnh thường do tiếp xúc với các chế phẩm có chứa các hóa chất, có tác dụng tẩy hoặc bào mòn da như các acid, chất xút. Các chế phẩm này được dùng trong sinh hoạt như: xà phòng, bột giặt, chất tẩy rửa; các vật liệu xây dựng như: xi-măng, chất đánh bóng...; các hóa chất sử dụng trong các phòng thí nghiệm... Điều kiện phát bệnh: Thời gian tiếp xúc kéo dài hoặc tiếp xúc các chất có hoạt tính mạnh, khi tiếp xúc không đeo găng bảo hộ. Biểu hiện bệnh: Sau khi tiếp xúc với các hóa chất nêu trên thì da bàn tay, bàn chân bị đỏ lên, căng rát, khó chịu, đôi khi đau và sưng phồng. Vài ngày sau sưng bớt đi, da bị bong tróc, nhẹ thì bong các vảy nhỏ như phấn, nặng thì tróc thành các vảy lớn. Nếu vẫn tiếp tục tiếp xúc với các hoá chất thì sự bong tróc da ngày càng tăng lên, có thể nứt nẻ, chảy máu, làm cho bệnh nhân bị đau và ảnh hưởng đến sinh hoạt, làm việc, tổn thương da sẽ lan rộng lên cả mu bàn tay, cẳng tay. Cùng với khô da, tróc vảy có thể xuất hiện cả mụn nước, sẩn đỏ. Lúc đầu chỉ có cảm giác châm chích da, đau rát sau đó sẽ bị ngứa. Nếu bệnh nhân gãi nhiều thì sẽ bị nhiễm trùng bồi phụ với các mụn mủ, sưng nề, tấy đỏ. Về nguyên tắc khi bệnh nhân ngừng tiếp xúc các chất gây bệnh thì bệnh cũng đỡ dần đi, trong số này có trường hợp khỏi hoàn toàn nhưng nhiều trường hợp bệnh vẫn còn tồn tại dai dẳng một thời gian dài.
- Chăm sóc da: Không dùng xà phòng, không ngâm nước. Hạn chế rửa tay. Ngày chỉ rửa chân 1 lần cùng với tắm. Đi tất thường xuyên. Bôi một trong các chế phẩm làm mềm da, dịu da như: cream vitamine E, physiogel, lacticare... Ngày bôi nhiều lần, quan trọng nhất là bôi sau tắm và sau rửa tay, chân. Các chế phẩm trên có thể bôi kéo dài để khắc phục tình trạng da khô. Điều trị viêm da tiếp xúc kích ứng: Trước hết phải ngừng tiếp xúc với các chất nghi ngờ gây kích ứng. Nếu có tình trạng viêm kèm theo như: da sần lên, đỏ, cộm, hoặc mụn nước thì bôi một trong các chế phẩm có chứa corticoid hoạt phổ nhẹ như: eumovate, elomet, fucicort, fobancort... Bôi ngày 2 lần trong 1-2 tuần. Có thể uống một đợt các vitamin E, C.
- Đẩy lùi cơn sốt rét Các bạn chắc là ai cũng biết, sốt rét là một bệnh truyền nhiễm gây nên bởi ký sinh trùng sốt rét do loại muỗi Anophen truyền sang, thường hay gặp vào mùa hè- thu. Đây cũng là thời điểm thuận lợi cho muỗi hoạt động. Cơn sốt rét điển hình với các triệu chứng bắt đầu rét run rồi sốt cao, kèm theo nhức đầu, khát, bồn chồn không yên, khớp xương đau nhức, có khi buồn nôn và nôn. Có thể sốt cao 40 - 41 độ C, rồi mồ hôi toát ra, sốt hạ. Các bạn cần nắm rõ điều này để phân biệt với sốt bình thường. Khi bạn bị sốt rét, artemisinin tôi sẽ góp sức giúp bạn. Tôi được dùng điều trị sốt rét do tất cả các loại plasmodium, kể cả sốt rét nặng do chủng P. falciparum đa kháng. Tôi có hiệu quả trong điều trị sốt rét nhưng chỉ dùng khi các thuốc chống sốt rét khác không có tác dụng và phải dùng đủ liều. Nguồn gốc của tôi được phân lập từ cây thanh hao hoa vàng. Loại cây này ở nước ta có nhiều, thậm chí có nơi còn chuyên canh trồng tôi để sản xuất thuốc nữa. Tác dụng chữa sốt rét của tôi thì nhiều người biết nhưng cơ chế tác dụng thì cho đến bây giờ các nhà khoa học cũng chưa biết rõ lắm. Chỉ biết rằng tôi tập trung chọn lọc vào tế bào nhiễm ký sinh trùng và phản ứng với hemin (hemozoin) trong ký sinh trùng. Phản ứng này hình như sinh ra các gốc hữu cơ tự do độc hại có thể phá hủy các màng của ký sinh trùng. Trong nhiều thử nghiệm lâm sàng của Trung Quốc và Việt Nam, so sánh tôi với nhiều thuốc sốt rét khác thì ưu việt của tôi là thời gian cắt sốt và thời gian sạch
- ký sinh trùng trong máu của tôi nhanh hơn cloroquin, quinin, mefloquin hoặc phối hợp mefloquin/ sulphaduxxin/ pyrimethamin ở người bệnh sốt rét do P. falciparum không biến chứng. Tuy nhiên, một trong những vấn đề chủ yếu của tôi là tỷ lệ tái phát cao trong vòng 1 tháng sau khi điều trị, vì thế nên có khuynh hướng phối hợp tôi với mefloquin để tránh tái phát sớm và phải dùng đủ liều. Hiện hàng triệu người đã dùng tôi nhưng chưa thấy có khuyến cáo về các phản ứng có hại nghiêm trọng. Các tác dụng có hại thường là nhẹ và thoáng qua, thường gặp trên hệ tiêu hóa (buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu bụng), nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, đặc biệt là sau khi uống và những cơn sốt ngắn do thuốc cũng đã được báo cáo trong một vài nghiên cứu. Đối với dạng thuốc đạn dùng đường hậu môn, người bệnh có thể bị đau mót, đau bụng và tiêu chảy.
- Bị cảm, cúm có nên dùng kháng sinh? Cảm là tên gọi chung để chỉ tình trạng cơ thể bị sốt, có thể có ho, đau người do nhiều loại virut gây ra nhưng không lây lan nhanh như cúm. Còn bệnh cúm là do người bị nhiễm virut cúm (có rất nhiều chủng khác nhau) có các triệu chứng như sốt cao, ho khan, nhức đầu, đau họng, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu, có thể bị nôn hoặc tiêu chảy... và đặc biệt là virut cúm rất dễ lây lan qua đường hô hấp với tốc độ nhanh. Bệnh cúm thường xảy ra theo mùa vào một chu kỳ nhất định trong năm, thường là mùa lạnh. Còn bệnh cảm sốt có thể mắc bất kỳ lúc nào, khi cơ thể bị nóng lạnh đột ngột do thay đổi thời tiết như trời quá nắng nóng (cảm nắng) hoặc sau một cơn mưa (cảm lạnh). Hiện nay, các loại thuốc cảm, cúm có rất nhiều loại với các tên khác nhau bán tự do trên thị trường mà không cần đơn. Các thuốc này có thể là đơn chất hoặc phối hợp thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm với các hoạt chất chống dị ứng, kháng histamin, chống phù nề, sung huyết. Các thuốc như decolgen, tiffy, pamin... đều có chung một hoạt chất có tác dụng hạ sốt, giảm đau là paracetamol.
- Khi sử dụng cần lưu ý là chỉ uống một loại thuốc có paracetamol để tránh quá liều có thể gây độc cho gan. Với các thuốc cảm, cúm phối hợp nhiều thành phần cần thận trọng với những người có tiền sử tăng huyết áp hoặc có các vấn đề về tim mạch, vì thuốc có thể gây tai biến nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Các bệnh do nhiễm virut nói chung và bệnh cảm sốt, bệnh cúm nói riêng đều không nên uống các loại thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh chỉ tiêu diệt hoặc kìm hãm được các vi khuẩn chứ không có tác dụng đối với virut. Thuốc kháng sinh chỉ được dùng nếu có biểu hiện của nhiễm khuẩn và phải dùng theo chỉ định của thầy thuốc. Người bị cảm, cúm cần nghỉ ngơi, hạn chế tiếp xúc với mọi người chung quanh để tránh lây lan virut và dùng các thuốc giảm đau, hạ sốt, các vitamin để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp này để tránh lãng phí và làm cho tình trạng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn đang có nguy cơ ngày càng gia tăng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kiến thức về sức khoẻ phụ nữ: Bài thuốc cho phụ nữ sau sinh
6 p | 293 | 72
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe – Kỳ 1
14 p | 179 | 39
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe – Kỳ 2
7 p | 145 | 31
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 4)
9 p | 132 | 26
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 3)
8 p | 112 | 20
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 7)
8 p | 118 | 17
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 5)
7 p | 123 | 15
-
Kiến thức cần biết về thuốc: Không phải thuốc nào cũng dùng ngày 2 lần
6 p | 99 | 15
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 10)
9 p | 100 | 13
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 9)
10 p | 103 | 13
-
Cảnh báo dị ứng thuốc
5 p | 117 | 11
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 11)
6 p | 120 | 10
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 12)
10 p | 111 | 10
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 8)
8 p | 116 | 10
-
Chế ngự “lưỡi thứ hai” của thuốc
5 p | 97 | 9
-
Thuốc trị cảm hiệu quả 1 trong 2
4 p | 110 | 8
-
Tài liệu cập nhật kiến thức chuyên môn về Dược: Phần 3 - Kỹ năng & Kỹ thuật trong hành nghề Dược
98 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn