Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 8)
lượt xem 10
download
Hạt cơm (warts) hay còn gọi là mụn cóc, là một bệnh thường gặp. Nguyên nhân do Human papilloma virut (HPV) gây nên. Có nhiều hình thái hạt cơm, trong đó hay gặp là hạt cơm phẳng (flat wart). Tổn thương là các sẩn nhỏ, đường kính 13mm, đôi khi lớn hơn do các tổn thương cụm thành một sẩn lớn. Vị trí khu trú: hay bị ở mặt (trán, má, cằm), mu tay, mu chân, cổ tay, đầu gối. Số lượng thường rất nhiều, hàng trăm hoặc hàng nghìn sẩn. Sẩn nổi cao hơn bề mặt da chừng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 8)
- Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 8): Hạt cơm phẳng - Chữa thế nào? Hạt cơm (warts) hay còn gọi là mụn cóc, là một bệnh thường gặp. Nguyên nhân do Human papilloma virut (HPV) gây nên. Có nhiều hình thái hạt cơm, trong đó hay gặp là hạt cơm phẳng (flat wart). Tổn thương là các sẩn nhỏ, đường kính 1- 3mm, đôi khi lớn hơn do các tổn thương cụm thành một sẩn lớn. Vị trí khu trú: hay bị ở mặt (trán, má, cằm), mu tay, mu chân, cổ tay, đầu gối. Số lượng thường rất nhiều, hàng trăm hoặc hàng nghìn sẩn. Sẩn nổi cao hơn bề mặt da chừng 1- 2mm, bề mặt sẩn mềm mại, bằng phẳng. Màu sắc hơi hồng, nâu nhạt. Có một số trường hợp có màu đen xạm hẳn, khi tổn thương bị ở trên mặt thì trông giống như bị xạm da. Thường thì bệnh nhân không ngứa hoặc ngứa nhẹ. Bệnh hay phát ở tuổi trẻ, thường đa số dưới 30 tuổi. Bệnh lây sang người khác do tiếp xúc trực tiếp với tổn thương. Chăm sóc tại chỗ: Vệ sinh sạch sẽ bằng nước muối hòa loãng ngày 2 lần. Tránh gãi, cạo, chà xát làm trầy xước tổn thương vì có thể gây nhiễm trùng bồi phụ và lây nhiễm virut sang vùng khác. Tránh tiếp xúc trực tiếp chỗ có tổn thương với người khác, không sử dụng chung bít tất, giày dép, vật dụng cá nhân để hạn chế lây lan cho người khác.
- Điều trị: Các trường hợp tổn thương ít và nhỏ thì có thể chấm các chế phẩm làm bạt sừng, bong vảy đồng thời lấy đi luôn tổ chức bị bệnh và virut như: salicylic 5-10%, acid trichloracetic 33%, duofilm, các thuốc pha chế... Có thể thể đốt điện hoặc lấy tổn thương đi bằng plasma. Nhưng tốt nhất là dùng laser CO2. Có thể bôi tê hoặc tiêm thuốc tê trước khi phẫu thuật bằng laser CO2. Rất nhiều ưu điểm khi sử dụng laser CO2: ít gây chảy máu, ít gây phù nề do tia laser CO2 hàn kín luôn các mạch máu và mạch bạch huyết trong quá trình trị liệu. Đặc biệt sau laser CO2 ít gây nhiễm trùng và không để lại sẹo. Tuy nhiên, laser CO2 chỉ được áp dụng ở các cơ sở y tế hiện đại và có thể tái phát bệnh ở 20- 40% các trường hợp.
- Đừng mất cảnh giác! Để điều trị đau, viêm trong các bệnh xương khớp thì nhóm chống viêm không steroid chúng tôi có ưu thế hơn cả. Chúng tôi có tác dụng làm giảm đau, chống viêm và cả hạ sốt nữa. Nhưng khác với phần lớn thuốc chống viêm không steroid trước đây, celecoxib tôi không ức chế cox-1 với các nồng độ điều trị ở người mà ức chế chọn lọc lên Cox-2 (Cyclooxygenase-2). Các bạn có biết không, Cox-1 tham gia vào tạo huyết khối (như thúc đẩy tiểu cầu ngưng tập) duy trì hàng rào niêm mạc bảo vệ của dạ dày và chức năng thận (như duy trì tưới máu thận). Do không ức chế Cox-1 nên tôi ít có nguy cơ gây các tác dụng phụ đối với tiểu cầu hay niêm mạc dạ dày, nhưng lại có thể gây các tác dụng phụ ở thận tương tự như các thuốc chống viêm không steroid không chọn lọc. Tôi được chỉ định điều trị triệu chứng thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp ở người lớn; điều trị đau cấp, kể cả đau sau phẫu thuật, nhổ răng và giảm đau trong những trường hợp thống kinh nguyên phát.
- Một số người cho rằng tôi ra đời sau, khắc phục được tác dụng phụ trên đường tiêu hóa của các anh em đi trước nên dùng an toàn, nhưng chỉ an toàn hơn một chút thôi nhé. Thực tế cho thấy điều không mong muốn của tôi lại liên quan chủ yếu tới đường tiêu hóa đấy. Khó tiêu, đau bụng... là những triệu chứng khiến người bệnh phải ngừng thuốc nhiều nhất. Ngoài ra bạn cũng có thể gặp hiện tượng tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn hoặc viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên hay chóng mặt, nhức đầu... thậm chí là suy tim sung huyết, viêm tĩnh mạch huyết khối, chảy máu đường tiêu hóa, viêm đại tràng chảy máu... Nếu có biểu hiện bất thường như trên, bạn nên ngừng thuốc. Mặc dù tôi được coi là gây tai biến đường tiêu hóa do ức chế có chọn lọc cox-2 nhưng vẫn cần thận trọng với người có tiền sử loét dạ dày tá tràng hoặc chảy máu đường tiêu hóa. Trong điều trị thoái hóa xương khớp, liều dùng phải điều chỉnh theo nhu cầu và đáp ứng của từng người bệnh, nên tìm liều thấp nhất mà có hiệu quả.
- Dũng sĩ diệt nấm! Hình ảnh nấm candida trên kính hiển vi. Nếu bạn bị nấm Candida ở miệng hay đường tiêu hóa hoặc nhiễm khuẩn nấm toàn thân nặng, các bạn hãy tìm đến với amphotericin B tôi nhé. Nhưng nếu bạn bị bệnh do vi khuẩn, Richkettsia hay virut... thì đừng tìm đến tôi vì tôi sẽ chẳng giúp được gì cho bạn cả. Tôi là một kháng sinh chống nấm nhờ gắn vào sterol (chủ yếu là ergosterol) ở màng tế bào nấm làm biến đổi tính thấm của màng. Ngoài tác dụng trên tôi còn được dùng để phòng nhiễm nấm cho người bệnh sốt rét kéo dài và giảm bạch cầu trung tính đã điều trị lâu bằng kháng sinh phổ rộng hoặc sau điều trị ung thư bằng hóa chất. Tôi cũng gắn với sterol bào chất của người (chủ yếu cholesterol) nên giải thích được một phần độc tính của tôi đối với người. Để làm tăng hoạt tính chống
- nấm và làm giảm độc tính của thuốc, các nhà bào chế đã sản xuất tôi dưới dạng liposom hoặc phức hợp với lipid. Tôi hấp thu kém qua đường tiêu hóa nên chủ yếu được dùng dưới dạng tiêm truyền tĩnh mạch (để điều trị các trường hợp nhiễm nấm nặng toàn thân) và chỉ dùng đường uống để điều trị tại chỗ (nhiễm nấm đường tiêu hóa và niêm mạc miệng). Đối với dạng tiêm khi điều trị lâu dài, nhiều phản ứng có khả năng nguy hiểm nên người bệnh cần nằm bệnh viện hoặc được theo dõi chặt chẽ. Nếu ure huyết hoặc creatinin huyết cao gấp đôi bình thường, cần ngừng thuốc hoặc giảm liều cho tới khi chức năng thận tốt lên. Hàng tuần phải đếm số lượng hồng cầu và định lượng kali huyết, magie huyết. Hãy ngừng thuốc khi chức năng gan của bạn bất thường như tăng phosphatase kiềm, biliburin và tăng enzym gan. Thận trọng đối với người chiếu xạ toàn thân (nguy cơ bệnh não trắng). Các corticosteroid (trừ khi cần thiết), các thuốc chống ung thư hoặc kháng sinh có độc tính với thận nên tránh dùng cùng một lúc với tôi nhé. Khi dùng tôi, các sự cố mà các bạn thường gặp là rét run và sốt, đau đầu, đau cơ hoặc khớp; thiếu máu đẳng sắc, kích thước hồng cầu bình thường và hồi phục được; rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đi ngoài, buồn nôn, nôn, chán ăn; rối loạn điện giải, giảm kali huyết, giảm magie huyết, viêm tĩnh mạch huyết khối, đau vùng tiêm. Đối với dạng bôi tại chỗ có thể da bị kích ứng, ngứa, phát ban... Vì vậy tôi sẽ mách cho các bạn cách khắc phục một số điều không mong muốn này như để giảm phản ứng sốt, rét run có thể cho thuốc giảm sốt
- (paracetamol, ibuprofen và kháng histamin) trước khi truyền tĩnh mạch; giảm độc tính thận, phải điều trị trước tình trạng mất nước hoặc mất muối ở người bệnh trước khi truyền. Tránh dùng thuốc lợi tiểu. Trường hợp có hạ magie huyết đồng thời hạ kali huyết thì nên chữa hạ magie huyết trước. Để xử trí thiếu máu, ngừng sử dụng thuốc. Nhưng nếu không thể ngừng thuốc được và thiếu máu nặng có thể truyền máu. Tôi có thể gây ra ngừng tim, hô hấp. Nếu nghi quá liều, ngừng dùng thuốc và theo dõi tình trạng người bệnh (chức năng tuần hoàn, hô hấp, gan, thận, tình trạng máu, điện giải) và điều trị hỗ trợ theo yêu cầu. Trước khi điều trị lại, tình trạng người bệnh phải được ổn định.
- Rối loạn tiêu hóa do thuốc Tôi đang dùng thuốc colchicin để điều trị bệnh gút. Khi dùng thuốc, tôi thấy có hiện tượng buồn nôn, đau bụng và đi ngoài. Vậy tôi có nên tiếp tục dùng thuốc này nữa hay không? Colchicin là loại thuốc được dùng để điều trị bệnh gút, được chỉ định dùng trong đợt cấp của bệnh gút, phòng tái phát viêm khớp do gút và điều trị dài ngày bệnh gút... Tuy nhiên, trong quá trình dùng thuốc ở một số người có thể gặp các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, đau bụng, nôn và tiêu chảy. Với liều cao có thể gây tiêu chảy nặng, chảy máu dạ dày-ruột, nổi ban... Đây là những tác dụng không mong muốn của thuốc. Khi gặp các triệu chứng rối loạn nhẹ về tiêu hóa như trường hợp của bác, cần ngừng dùng thuốc (vì đây có thể là những dấu hiệu báo động sớm về khả năng sẽ bị ngộ độc nặng hơn). Trị liệu chỉ được tiếp tục khi hết các triệu chứng trên (thường sau 24- 48 giờ) hoặc có thể thay thế điều trị bằng loại thuốc khác (cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị). Có thể dùng thuốc chống tiêu chảy hay thuốc làm chậm nhu động ruột để điều trị tiêu chảy do colchicin gây ra.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kiến thức về sức khoẻ phụ nữ: Bài thuốc cho phụ nữ sau sinh
6 p | 293 | 72
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe – Kỳ 1
14 p | 179 | 39
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe – Kỳ 2
7 p | 145 | 31
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 4)
9 p | 132 | 26
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 3)
8 p | 111 | 20
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 7)
8 p | 118 | 17
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 5)
7 p | 123 | 15
-
Kiến thức cần biết về thuốc: Không phải thuốc nào cũng dùng ngày 2 lần
6 p | 99 | 15
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 10)
9 p | 100 | 13
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 9)
10 p | 103 | 13
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 6)
8 p | 94 | 12
-
Vani trong đời sống và sức khỏe
5 p | 135 | 11
-
Cảnh báo dị ứng thuốc
5 p | 117 | 11
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 11)
6 p | 120 | 10
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 12)
10 p | 111 | 10
-
Chế ngự “lưỡi thứ hai” của thuốc
5 p | 97 | 9
-
Thuốc trị cảm hiệu quả 1 trong 2
4 p | 110 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn