intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 11)

Chia sẻ: Xeko Xeko | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

121
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sản xuất thuốc tại công ty Dược Ampharco Đây là một thuốc kháng sinh với nhiều loại hàm lượng khác nhau tùy thuộc loại dùng cho người lớn hay trẻ em, khá phổ biến trên thị trường, giá thành rẻ, dễ sử dụng và có tác dụng đặc hiệu đối với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như: các vi khuẩn nhiễm lậu cầu, nhiễm trùng đường tiểu cấp, trừ trực khuẩn lao và trực khuẩn mủ xanh. Thuốc được chỉ định trong các nhiễm khuẩn đường tiết niệu - sinh dục, đặc biệt là viêm nhiễm tuyến tiền liệt;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 11)

  1. Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 11): Thuốc kháng sinh bactrim Sản xuất thuốc tại công ty Dược Ampharco Đây là một thuốc kháng sinh với nhiều loại hàm lượng khác nhau tùy thuộc loại dùng cho người lớn hay trẻ em, khá phổ biến trên thị trường, giá thành rẻ, dễ sử dụng và có tác dụng đặc hiệu đối với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như: các vi khuẩn nhiễm lậu cầu, nhiễm trùng đường tiểu cấp, trừ trực khuẩn lao và trực khuẩn mủ xanh. Thuốc được chỉ định trong các nhiễm khuẩn đường tiết niệu - sinh dục, đặc biệt là viêm nhiễm tuyến tiền liệt; viêm phế quản, phổi, viêm tai, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, nhiễm vi khuẩn thương hàn và được dùng phổ biến trong điều trị viêm đại tràng sigma.
  2. Thuốc chống chỉ định với các trường hợp: trẻ đẻ non, trẻ sơ sinh dưới hai tháng tuổi, người mẫn cảm với các sulfamid, người bị rối loạn chức năng gan, thận, phụ nữ có thai và cho con bú... Lâu nay, trong nhân dân nhiều người có quan niệm bactrim là một kháng sinh nhẹ nên dùng khá thoải mái và "vô tư". Đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Bởi vì, ngay ở liều điều trị và ngay ở những người có thể dùng được thuốc, bactrim vẫn là một thuốc có khá nhiều tác dụng phụ thậm chí có những tác dụng phụ, nguy hiểm đến tính mạng người dùng thuốc. Các tai biến hay gặp là: gây buồn nôn, nôn, đau dạ dày, thiếu máu tán huyết, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính, mất bạch cầu hạt, bất sản tủy., sốc phản vệ, phù Quincke, tăng thân nhiệt, suy giảm chức năng thận. Ở một số người dùng bactrim những phản ứng trên da còn có thể nặng hơn gây nguy hiểm đến tính mạng. Theo ý kiến của các nhà chuyên môn, khi thấy có bất kỳ một biểu hiện khác thường nào sau khi dùng thuốc, người bệnh nên dừng ngay thuốc và thông tin cho các thầy thuốc biết để xử trí kịp thời. Phản ứng dị ứng của cơ thể có thể xảy ra với thuốc, nhóm thuốc này nhưng không chắc sẽ xảy ra với thuốc, nhóm thuốc khác. Vì vậy, khi cần phải dùng bất kể một loại thuốc nào, người bệnh cũng cần thông báo cho các bác sĩ biết mình đã từng bị dị ứng thuốc bactrim để hạn chế những tai biến không đáng có.
  3. Không phải cứ uống là khỏi! Loperamid tôi là một thuốc trị tiêu chảy cấp không rõ nguyên nhân và một số tình trạng tiêu chảy mạn tính. Thế nhưng các bạn biết không trong điều trị tiêu chảy, bù nước và chất điện giải phải là điều trị đầu tiên và phải được điều trị nguyên nhân chứ không đơn thuần chỉ là cầm tiêu chảy. Ấy vậy mà có nhiều người khi bị tiêu chảy là nghĩ đến việc này và nghĩ đến tôi. Dùng tôi điều trị tiêu chảy không phải là việc đơn giản cứ uống là khỏi đâu nhé! Ở bệnh nhân tiêu chảy cấp, nếu lâm sàng không cải thiện trong vòng 48 giờ, không nên dùng tiếp loperamid tôi mà phải xem xét lại nguyên nhân tiêu chảy để có thể điều trị dứt điểm. Phải ngưng ngay việc dùng tôi điều trị khi có hiện tượng trương phồng ở bụng hay xuất hiện các triệu chứng bất thường khác ở người bệnh. Bệnh nhân viêm ruột kết (nặng), bệnh lỵ, bệnh gan cần tránh dùng tôi. Người ta đã khuyến cáo không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi và người già, người mẫn cảm với tôi. Ở trường hợp bệnh nhân chức năng gan bị suy giảm, nếu sử dụng tôi sẽ dẫn đến dùng quá liều do thuốc tích lũy và không được thải trừ qua gan. Không được dùng tôi như liệu pháp chủ yếu trong hội chứng lỵ với các triệu chứng như đau quặn, mót rặn, phân nhày máu mũi. Tôi không được dùng ở người bệnh viêm loét đại tràng cấp hoặc viêm đại tràng giả mạc do kháng sinh phổ rộng. Và đặc biệt là,
  4. phải ngưng dùng tôi ngay khi bị táo bón, căng chướng bụng hay có dấu hiệu bán tắc ruột tiến triển. Mặc dù nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng tôi không gây ra ung thư, không gây khuyết tật ở thai nhi hay làm giảm khả năng thụ thai dù đã sử dụng với liều cao hơn liều dùng cho người. Song cũng cần thận trọng và cân nhắc giữa lợi ích điều trị với tôi và nguy cơ tiềm tàng khi dùng cho phụ nữ có thai, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ. Tôi có thể được bài tiết qua sữa, do đó không khuyến khích việc sử dụng tôi ở phụ nữ cho con bú. Các bạn lưu ý nhé! Có một số các triệu chứng như táo bón hay căng chướng bụng (liên quan đến tắc ruột) thì rất hiếm gặp và phần lớn xảy ra do không tuân theo hướng dẫn sử dụng. Một số khác than phiền đau hay khó chịu vùng bụng, buồn nôn và nôn, mệt, buồn ngủ hoặc choáng váng, khô miệng. Tuy nhiên, các triệu chứng này khó phân biệt với các triệu chứng liên quan đến hội chứng tiêu chảy. Hiếm gặp những trường hợp mẩn đỏ trên da, mề đay, sốc phản vệ, hoại tử thượng bì da do nhiễm độc chỉ xảy ra ở các cơ địa mẫn cảm đặc biệt với thuốc. Một vài bệnh nhân dùng tôi quá liều đã có những dấu hiệu ức chế hệ thần kinh trung ương (sững sờ, bất thường trong điều phối vận động, buồn ngủ, co đồng tử, giảm trương lực cơ, ức chế hô hấp) và tắc ruột. Các hiệu ứng ảnh hưởng trên thần kinh trung ương ở trẻ em nhạy cảm hơn ở người lớn.
  5. Làm gì khi bị dị ứng kháng sinh? Tổn thương da do dị ứng. Dùng kháng sinh có bị dị ứng không? Nếu có phải làm thế nào? Ngô Đức Mạnh (Bắc Giang) Bạn Mạnh thân mến! Trên thực tế, tất cả các loại thuốc đều có thể gây dị ứng. Kháng sinh cũng không nằm ngoài khả năng này. Các kháng sinh họ bêta - lactam với khoảng hơn 50 dẫn xuất như amoxycillin, penicillin, cephalexin... đều có tác dụng điều trị và độ an toàn tương đối cao. Tuy nhiên, đây cũng là nhóm nguyên nhân chủ yếu gây ra các phản ứng dị ứng do thuốc. Các phản ứng phụ đáng lo ngại nhất của nhóm thuốc này là những phản ứng dị ứng tức thì gây ra do kháng thể IgE đặc hiệu với thuốc. Những phản ứng này thường xảy ra trong vòng
  6. vài phút đến vài giờ sau khi dùng thuốc. Biểu hiện nhẹ thường là nổi ban đỏ ngứa, phù mắt, môi. Những trường hợp nặng có thể gây tụt huyết áp, co thắt phế quản hoặc phù nề thanh quản. Một số phản ứng dị ứng muộn cũng có thể xảy ra sau dùng các kháng sinh bêta-lactam như thiếu máu tan máu, hội chứng Stevens- Johnson và viêm da. Riêng ampicillin và amoxycillin thường gây ra ban dạng sởi. Đây là một dạng ban đỏ xảy ra tương đối muộn, không nguy hiểm đến tính mạng và chưa rõ cơ chế, thường xảy ra hơn ở những người có nhiễm virut Epstein-Barr hoặc cytomegalovirus. Để dự phòng và hạn chế các phản ứng dị ứng do nhóm kháng sinh bêta - lactam, cần khai thác kỹ tiền sử dị ứng trước đây của người bệnh và thử test dị ứng với thuốc và các dị nguyên của thuốc trước khi sử dụng. Với những người bệnh trước đây đã bị các thể dị ứng nặng do các kháng sinh bêta - lactam như sốc phản vệ, hội chứng Stevens-Johnson, nên tránh dùng lại các kháng sinh trong họ này và tìm các thuốc thay thế thích hợp. Nếu không có các thuốc thay thế thích hợp, có thể cân nhắc điều trị giảm mẫn cảm tại các cơ sở chuyên khoa dị ứng. Có thể xảy ra dị ứng chéo giữa các kháng sinh cephalosporin và penicillin, đặc biệt là các kháng sinh cephalosporin thế hệ 1.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2