Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 10)
lượt xem 13
download
Tôi là Griseofulvin. Trong chuyên khoa da liễu, tôi là một vũ khí đắc lực của các bác sĩ trong điều trị các bệnh nấm da, tóc và móng. Nếu kể ra thì nó bao gồm nhiều loại, nôm na là nấm da thân, nấm da chân, da đùi, nấm râu, nấm móng và nấm da đầu... Khi vào cơ thể, tôi lập tức phá vỡ cấu trúc thoi gián phân tế bào nên làm ngừng pha giữa của phân bào. Ngoài ra tôi còn tạo ra DNA khiếm khuyết không có khả năng sao chép vì thế mà...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 10)
- Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 10): Chỉ dùng tôi khi các thuốc tại chỗ không đáp ứng Tôi là Griseofulvin. Trong chuyên khoa da liễu, tôi là một vũ khí đắc lực của các bác sĩ trong điều trị các bệnh nấm da, tóc và móng. Nếu kể ra thì nó bao gồm nhiều loại, nôm na là nấm da thân, nấm da chân, da đùi, nấm râu, nấm móng và nấm da đầu... Khi vào cơ thể, tôi lập tức phá vỡ cấu trúc thoi gián phân tế bào nên làm ngừng pha giữa của phân bào. Ngoài ra tôi còn tạo ra DNA khiếm khuyết không có khả năng sao chép vì thế mà nấm không phát triển được. Tôi tích luỹ vào các tế
- bào tiền thân keratin và có ái lực cao với các mô nhiễm bệnh, tạo ra môi trường bất lợi cho nấm xâm nhập. Da, tóc và móng bị nhiễm bệnh sẽ được thay thế bằng các mô lành không bị nhiễm nấm. Vì thế tôi chỉ được dùng theo đường uống vì nếu dùng dạng bôi trên da, tôi sẽ không thấm vào được lớp mô keratin này nên hiệu quả kém hơn. Nhưng các bạn cần nhớ rằng tôi chỉ có tác dụng ức chế phát triển các nấm da mà không có tác dụng trên vi khuẩn (vì thế không dùng tôi điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra đâu nhé). Biết được tác dụng chữa bệnh của tôi nhưng các bạn không nên tự ý sử dụng. Bởi khi dùng không hợp lý, không đúng bệnh, bệnh sẽ không khỏi mà các bạn có thể gặp thêm nhiều rắc rối do tác dụng không mong muốn của tôi gây ra đấy. Hay gặp nhất là đau đầu (có khoảng 50% người bệnh khi dùng tôi gặp triệu chứng này). Ngoài ra có thể cảm thấy biếng ăn, hơi buồn nôn... Trường hợp nhức đầu rối loạn hệ tuần hoàn trung ương và rối loạn tiêu hóa nặng cần phải ngừng thuốc điều trị và xin ý kiến của thầy thuốc chuyên khoa. Trong quá trình dùng tôi mà các bạn phơi nắng (ngay cả trong một thời gian ngắn) có thể sẽ bị phát ban, ngứa, đỏ hoặc biến màu da hoặc bị bỏng nắng nặng (là do đôi khi tôi gây phản ứng mẫn cảm với ánh sáng) nên trong thời gian dùng thuốc các bạn cần tránh phơi nắng (tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp), nên mặc quần áo bảo vệ, đội mũ, đeo kính râm, bôi kem chống nắng khi ra đường nhé. Không dùng tôi đồng thời với rượu (vì nếu dùng đồng thời có thể làm cho tim đập nhanh, đỏ bừng, vã mồ hôi), với phenobarbital (sẽ làm giảm tác dụng của
- tôi), thuốc tránh thai dạng uống (giảm hiệu quả của thuốc tránh thai)...và các bạn nên nhớ, do có nhiều tác dụng phụ không mong muốn và có khả năng gây độc nặng nên phải thận trọng khi dùng. Đối với những trường hợp nhiễm nấm nhẹ, hoặc đáp ứng với các thuốc chống nấm bôi tại chỗ thì không nên sử dụng đến tôi.
- Cần chú ý tương tác của haloperidol với thuốc khác Haloperidol là thuốc an thần kinh và được sử dụng chủ yếu trong chuyên khoa tâm thần như trạng thái hưng cảm, cơn hoang tưởng cấp, mê sảng, run do rượu, các trạng thái loạn thần mạn tính (hoang tưởng mạn tính, hội chứng paranoid, hội chứng paraphrenia, bệnh tâm thần phân liệt, trạng thái mê sảng, lú lẫn kèm theo kích động, hành vi gây gổ, tấn công, các bệnh tâm căn và cơ thể tâm sinh có biểu hiện lo âu (dùng liều thấp). Ngoài ra thuốc còn được dùng để chống nôn, gây mê, làm dịu các phản ứng sau liệu pháp tia xạ và hóa trị liệu bệnh ung thư... Tuy nhiên khi dùng thuốc này cần chú ý: do thuốc chuyển hóa chủ yếu qua cytocrom P450 của microsom gan (bằng cách khử ankyl ôxy hóa). Vì vậy có sự tương tác khi thuốc được điều trị đồng thời với những thuốc gây cảm ứng hoặc ức chế những enzym ôxy hóa thuốc ở gan. Ví dụ như carbamazepin, rifampicin - các thuốc này gây cảm ứng enzym ôxy hóa thuốc ở gan (cytocrom P450) và dẫn đến giảm nồng độ haloperidol trong huyết tương. Đối với người đang dùng thuốc an thần nói chung và haloperidol nói riêng nếu dùng đồng thời với rượu có thể xảy ra chứng nằm ngồi không yên và loạn trương lực (vì rượu có thể hạ thấp ngưỡng kháng lại tác dụng phụ gây độc thần kinh). Dùng đồng thời haloperidol với các thuốc chống trầm cảm có thể kéo dài và làm tăng tác dụng an thần, kháng acetylcholin của mỗi thuốc đó hoặc của
- haloperidol, với lithi có thể gây độc với thần kinh hoặc triệu chứng ngoại tháp, với methyldopa có thể gây tác dụng tâm thần không mong muốn như mất khả năng định hướng, chậm suy nghĩ, với levodopa có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng rối loạn tâm thần và haloperidol có thể làm giảm tác dụng điều trị của levodopa, với cocain người nghiện cocain có thể tăng nguy cơ phản ứng loạn trương lực cấp sau khi uống haloperidol và với thuốc chống viêm không steroid có thể gây ngủ gà và lú lẫn nặng... Vì vậy, cần tránh dùng hoặc thận trọng dùng haloperidol đồng thời với các thuốc trên.
- Vệ sĩ chống lại “kẻ giết người thầm lặng”! Các bạn đã từng nghe nói đến bệnh tăng huyết áp là "kẻ giết người" thầm lặng chưa? Đây là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh tim mạch, nó không gây triệu chứng gì ồn ào, nhưng lại dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm: ngoài tác hại trên tim, nó còn là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới đột quỵ, suy thận, mất trí và tử vong... Bệnh lại đang có xu hướng gia tăng, tỷ lệ thuận với tuổi tác. Tuổi càng cao, tỷ lệ bị tăng huyết áp càng nhiều. Atenolol tôi là loại thuốc thuộc nhóm chẹn chọn lọc trên thụ thể giao cảm beta-1 nguyện sẽ là một vệ sĩ giúp người bệnh kiểm soát được huyết áp, phòng tránh các tai biến trên. Nếu cần có thể kết hợp tôi với thuốc chống tăng huyết áp khác thuộc nhóm thuốc lợi niệu và/ hoặc thuốc giãn mạch ngoại biên. Để điều trị hiệu quả tăng huyết áp, các bạn cần dùng chúng tôi theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, nghĩa là thường xuyên hằng ngày, đều đặn giống như các bạn ăn cơm, uống nước vậy. Phải uống thuốc đầy đủ và phải hiểu rằng việc uống thuốc vẫn cần thiết ngay cả khi các bạn cảm thấy khỏe trong người. Ngoài ra, các bạn còn phải tuân thủ cả giờ uống thuốc nữa. Nếu bác sĩ chỉ định uống 2 lần/ngày thì nhất thiết phải chia đều trong 24 giờ nhé. Nghĩa là cứ 12 giờ thì uống một lần. Khi
- định ngừng điều trị thuốc (điều này phải do bác sĩ quyết định), phải ngừng từ từ bằng cách giảm dần liều trong vòng 7-10 ngày mà không được ngừng thuốc đột ngột. Trên thực tế, có nhiều người bệnh không tuân thủ nguyên tắc này, dùng chúng tôi tùy tiện: lúc huyết áp lên thì dùng, huyết áp xuống lại thôi... nên đã gặp các tai biến đáng tiếc như tai biến mạch máu não, đột quỵ lúc nửa đêm, gà gáy... Ngoài chống tăng huyết áp, tôi còn được sử dụng để điều trị đau thắt ngực mạn tính ổn định, nhồi máu cơ tim sớm (trong vòng 1 giờ đầu) và dự phòng sau nhồi máu cơ tim, loạn nhịp nhanh trên thất. Và không dùng trong các trường hợp sốc tim, suy tim không bù trừ, blog nhĩ thất độ 2 và độ 3, chậm nhịp tim có biểu hiện lâm sàng. Phải rất thận trọng khi dùng tôi trong các trường hợp: hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn khác; dùng đồng thời với thuốc gây mê theo đường hô hấp; điều trị kết hợp với digitalis hoặc với các thuốc chống loạn nhịp tim nhóm I, vì có thể gây chậm nhịp tim nặng (tác dụng hiệp đồng trên cơ tim); người bị chứng tập tễnh cách hồi; suy thận nặng. Tuy nhiên, điểm yếu của tôi gây ra cho các bạn thường gặp nhất là mệt mỏi, bao gồm yếu cơ chiếm khoảng 0,5 - 5% số người bệnh dùng thuốc. Ngoài ra cũng có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng tình dục...
- “Dũng sĩ” làm giảm đường máu ăn sau Như các bạn đã biết, đái tháo đường là một bệnh không lây nhiễm nhưng lại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Biểu hiện của bệnh là mức đường trong máu luôn luôn cao. Acarbose tôi là một dũng sĩ giúp các bạn kiểm soát đường trong máu đấy. Bí quyết của tôi là, ức chế men alpha-glucosidase ruột, đặc biệt là sucrase, làm chậm tiêu hóa và hấp thu carbohydrate làm cho đường máu tăng chậm hơn sau khi ăn. Tôi sẽ hỗ trợ đắc lực đối với các trường hợp đái tháo đường týp 2 (không phụ thuộc insulin), đặc biệt ở những người tăng đường máu sau ăn mà không kiểm soát được bằng chế độ ăn và tập luyện hoặc có thể phối hợp với nhóm sulfonylurea như một thuốc phụ trợ chế độ ăn và tập luyện để điều trị đái tháo đường týp 2 ở người bệnh tăng glucose máu không kiểm soát được khi dùng tôi hoặc sulfonylurea đơn độc. Tuy nhiên khác với các anh em chống đái tháo đường nhóm sulfonylurea, tôi không làm tăng tiết insulin, cũng không gây giảm đường máu lúc đói khi dùng đơn độc. Vì cơ chế tác dụng của tôi và của các thuốc chống đái tháo đường sulfonylurea khác nhau. Hai chúng tôi có tác dụng cộng hợp khi dùng phối hợp. Tuy nhiên vì tôi chủ yếu làm chậm hơn là ngăn cản hấp thu glucose nên không làm mất nhiều calo và không gây sụt cân ở cả người bình thường và người đái tháo đường. Tôi cũng có thể thêm vào để giúp cải thiện kiểm soát glucose máu ở người bệnh điều trị ít kết quả bằng các liệu pháp thông thường.
- Người đái tháo đường cần uống tôi vào đầu bữa ăn để giảm nồng độ glucose máu sau ăn. Liều phải do thầy thuốc điều chỉnh cho phù hợp từng trường hợp cụ thể, vì hiệu quả và dung nạp tôi thay đổi tùy từng người bệnh. Phải nhai tôi cùng với miếng ăn đầu tiên hoặc nuốt cả viên cùng với ít nước ngay trước khi ăn. Khi dùng tôi, phần lớn các bạn thường gặp các triệu chứng: đầy bụng, phân nát, tiêu chảy, buồn nôn, bụng trướng và đau... Tác dụng không mong muốn có thể giảm khi vẫn tiếp tục điều trị và chỉ cần giảm lượng đường ăn (đường mía). Để giảm thiểu các tác dụng phụ về tiêu hóa, nên bắt đầu điều trị tăng liều thấp nhất và tăng dần cho tới khi đạt được kết quả mong muốn. Tuyệt đối không dùng thuốc chống acid để điều trị các tác dụng phụ về tiêu hóa này nhé.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe – Kỳ 1
14 p | 179 | 39
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe – Kỳ 2
7 p | 144 | 31
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 4)
9 p | 132 | 26
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 3)
8 p | 108 | 20
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 7)
8 p | 117 | 17
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 5)
7 p | 122 | 15
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 9)
10 p | 102 | 13
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 6)
8 p | 91 | 12
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 8)
8 p | 115 | 10
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 11)
6 p | 119 | 10
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 12)
10 p | 110 | 10
-
kiến thức chăm sóc sức khỏe ở nông thôn: phần 1 - nxb hồng Đức
112 p | 72 | 6
-
Mức độ tuân thủ dùng thuốc và kiến thức về thuốc sử dụng điều trị đái tháo đường type 2
6 p | 42 | 4
-
Kiến thức về ảnh hưởng sức khỏe và ý định từ bỏ hút thuốc lá ở người bệnh xơ vữa động mạch ngoại biên
8 p | 24 | 3
-
Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành về sức khỏe sinh sản ở học sinh thuộc các trường trung học phổ thông tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng năm 2021
8 p | 10 | 3
-
Đánh giá kiến thức về bệnh và hiệu quả của việc giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ có con bị tiêu chảy kéo dài tại khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi Trung ương
7 p | 2 | 1
-
Kiến thức, thái độ và thực hành về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng ở cán bộ chiến sĩ Công an tỉnh Nam Định năm 2019-2020
7 p | 4 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn