Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 12)
lượt xem 10
download
Cấp thuốc miễn phí cho bà con xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi - Cà Mau.Ảnh: Lê Tiệp Người cao tuổi xương, khớp không còn chắc khỏe như người trẻ. Quá trình lão hóa khiến hệ thống xương khớp bị thoái hóa, mật độ xương giảm đi dẫn đến tình trạng loãng xương. Với đặc điểm như vậy nên bất kể một hoạt động thể lực nào dù nhẹ đối với người trẻ thì người già cũng dễ bị đau nhức xương khớp. Trong những trường hợp đau thông thường như vậy mà mới xảy ra (đau cấp) thì có...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 12)
- Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 12): Dùng thuốc khi đau khớp Cấp thuốc miễn phí cho bà con xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi - Cà Mau.Ảnh: Lê Tiệp Người cao tuổi xương, khớp không còn chắc khỏe như người trẻ. Quá trình lão hóa khiến hệ thống xương khớp bị thoái hóa, mật độ xương giảm đi dẫn đến tình trạng loãng xương. Với đặc điểm như vậy nên bất kể một hoạt động thể lực nào dù nhẹ đối với người trẻ thì người già cũng dễ bị đau nhức xương khớp. Trong những trường hợp đau thông thường như vậy mà mới xảy ra (đau cấp) thì có thể dùng nhóm thuốc giảm đau thông thường như paracetamol kết hợp với codein. Đây là các thuốc giảm đau phổ biến. Tuy nhiên cần lưu ý là thuốc có thể gây hại cho gan, đặc biệt là ở người già, trẻ em nếu dùng liều cao dài ngày, vì vậy không nên dùng quá 2-3g một ngày ở người khỏe mạnh và thận trọng khi dùng cho người bị suy gan, xơ gan.
- Thuốc có chứa codein còn gây ức chế trung tâm hô hấp nên tránh dùng cho những người bị bệnh hô hấp như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nhóm thứ hai gồm các thuốc giảm đau chống viêm như aspirin, diclofenac, meloxicam... cùng có tác dụng giảm đau tốt, tuy nhiên chúng có thể gây độc cho gan thận, viêm loét dạ dày - hành tá tràng, chảy máu đường tiêu hóa, đặc biệt ở người già, người có tiền sử bệnh dạ dày, bệnh gan thận. Do vậy, có thể dùng một trong hai nhóm chế phẩm trên hoặc phối hợp cả hai để giảm đau tức thời trước khi đi khám bệnh, sau khi đã loại trừ các bệnh kèm theo như lưu ý ở trên. Tuy nhiên, cần khẳng định rẳng, đau được xem như là một dấu hiệu và triệu chứng quan trọng trong quá trình chẩn đoán bệnh, phải được thầy thuốc xem xét cẩn thận trước khi bắt đầu điều trị chống đau đơn thuần. Vì vậy, nếu chỉ chú ý vào giảm đau thôi có thể sẽ bỏ qua một bệnh quan trọng cần được can thiệp điều trị. Nhứng trường hợp đau mạn tính thì nhất thiết phải đi khám, tìm ra nguyên nhân để có biện pháp điều trị thích hợp.
- Dùng trong giới hạn Tôi là thuốc chống nôn domperidol. Tôi có tác dụng làm ức chế các thụ thể dopamin ngoại biên, kích thích nhu động của ống tiêu hoá, làm tăng trương lực và biên độ mở rộng của cơ thắt môn vị sau khi ăn nhưng lại không gây ảnh hưởng đến sự bài tiết của dạ dày. Chính vì thế tôi được dùng để chống buồn nôn và nôn do dùng thuốc (như thuốc chống động kinh levodopa và bromocriptin, thuốc chống gián phân trong điều trị ung thư ). Tôi cũng được dùng trong dự phòng nôn và buồn nôn sau khi thẩm phân lọc máu. Chống một số biểu hiện của rối loạn gan - tiêu hóa: đầy bụng, chướng nặng vùng thượng vị, ợ hơi, khó tiêu sau bữa ăn (do thức ăn chậm xuống ruột), trào ngược dạ dày thực quản (nhờ tăng cường, mở rộng biên độ cơ thắt môn vị). Những bệnh nhân Parkinson (trong trường hợp không có các biện pháp chống nôn khác an toàn hơn), cũng có thể dùng tôi một cách an toàn nếu dùng không kéo dài quá 12 tuần. Các bạn ạ. Tôi ít có khả năng gây ra rối loạn ngoại tháp (rối loạn vận động và phối hợp vận động, đi lại chậm chạp, mất thăng bằng, nhai chậm, nói chậm từng tiếng một..), ít có khả năng gây mất tập trung, buồn ngủ như metoclopramat, trừ những trường hợp có rối loạn tính thấm của hàng rào máu - não (thường xảy ra ở trẻ đẻ non, tổn thương màng não, dùng quá liều). Domperidol tôi làm tăng nhu động ruột nên không được dùng cho người có tắc ruột cơ học, có chảy máu đường tiêu hoá. Để chắc chắn, người suy thận chỉ
- nên dùng tôi với liều bằng 30-50% liều người khỏe mạnh và chia ra uống nhiều lần trong ngày. Khi sử dụng tôi, các bạn cần lưu ý nhé! Bởi tôi sẽ làm tăng tiết prolactin gây chảy sữa, đau đầu vú, vú to, gây rối loạn kinh nguyệt khi dùng liều cao dài ngày. Mặc dù chưa có bằng chứng gây quái thai, nhưng cũng chưa có thông tin đầy đủ về độ an toàn cho thai, bài tiết qua sữa với nồng độ thấp, vì thế, tốt nhất phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng tôi. Bên cạnh đó, việc sử dụng tôi cho trẻ em phải hết sức thận trọng. Nếu dùng liều không thích hợp dễ gây nên rối loạn đường tiêu hoá, bởi tôi là thuốc làm tăng nhu động ruột và tôi cũng rất dễ gây độc cho đối tượng này. Với trẻ đẻ non, trẻ có tổn thương não (do bệnh hoặc các lí do khác) tính thấm của hàng rào máu- não bị rối loạn, nếu dùng tôi, trẻ dễ bị hiện tượng ngoại tháp. Không những thế, domperidol tôi còn có thể gây ra các tai biến tim mạch nguy hiểm. Vì vậy, chỉ dùng tôi khi thật cần thiết (đúng chỉ định, khi không có thuốc tốt hơn thay thế). Tôi bị các thuốc kháng cholinergic ức chế làm giảm hiệu lực, nếu cần phối hợp thì dùng tôi trước nhé. Tương tự, nếu cần phối hợp với các thuốc kháng acid hay ức chế tiết acid thì phải dùng thuốc này sau bữa ăn và dùng tôi trước bữa ăn. Hãy dùng tôi đúng chỉ định, đúng cách, trong giới hạn liều cần thiết, không kéo dài, các bạn sẽ có kết quả như mong muốn: hiệu quả và an toàn.
- Loét dạ dày tá tràng - Không dùng tôi đơn phương điều trị Bình thường trong dạ dày luôn cân bằng hai yếu tố, đó là acid clohydric (HCl- người ta hay gọi đây là yếu tố gây loét) và mucin (yếu tố bảo vệ). HCl nhiều chừng nào thì lượng mucin nhiều chừng ấy. Khi cán cân này bị lệch, yếu tố loét tiết ra nhiều mà yếu tố bảo vệ không tăng kịp sẽ gây viêm, loét dạ dày. Omeprazol hiện đang chiếm ưu thế và có mặt trong công thức chữa trị bệnh viêm loét dạ dày. Tác dụng chống loét dạ dày bằng cách ức chế sự bài tiết acid của dạ dày, do ức chế bơm proton (hệ enzym hydro-kali adenosin triphosphatase) có hồi phục ở tế bào viền của dạ dày. Chính tế bào viền (nằm ở thành của dạ dày) này tiết ra HCl là nguyên nhân gây loét. Tuy nhiên cần phải loại trừ khả năng người bệnh bị u ác tính trước khi dùng tôi vì tôi có thể che lấp các triệu chứng làm muộn chẩn đoán khối u ở người bệnh. Cũng như các anh em thuốc khác, một phần không thể không đề cập ở đây là các tác dụng không mong muốn của tôi có thể gây ra cho các bạn trong quá trình sử dụng. Thường gặp là nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt, đau bụng, táo bón, chướng bụng. Ngoài ra, các bạn có thể bị mất ngủ, rối loạn cảm giác, chóng mặt, mệt mỏi hay nổi mày đay, ngứa, lú lẫn (có hồi phục khi ngừng thuốc), và có khi gây hiện tượng vú to ở đàn ông... Khi các biểu hiện trên trở nên nặng nề, các bạn cần ngừng thuốc nhé và cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn biết để có cách xử trí thích hợp.
- Để liền sẹo lâu dài và tránh loét tái phát, cần phải loại trừ hoàn toàn vi khuẩn H.pylori và giảm hoặc ngừng dùng thuốc chống viêm không steroid (vì thuốc chống viêm không steroid sẽ ức chế sự tổng hợp prostaglandin cần cho việc bảo vệ niêm mạc dạ dày). Trong điều trị loét không được dùng tôi đơn độc, omeprazol tôi chỉ là một trong các thuốc trong trị liệu với công chức 2 hoặc 3 thuốc (đó là ức chế bơm proton, kháng sinh, thuốc chống acid). Ngoài điều trị loét dạ dày tá tràng, tôi còn được dùng trong điều trị trào ngược dịch dạ dày - thực quản hay hội chứng Zollinger-Ellison nữa đấy.
- Có thuốc chữa viêm mũi do nghề nghiệp? Tôi năm nay 28 tuổi, hiện làm tại một công ty may. Khoảng 2 tuần trở lại đây, cứ đến công ty làm việc là tôi bị hắt hơi sổ mũi liên tục, ra khỏi công ty thì triệu chứng trên lại hết. Tôi bị làm sao vậy? Có thuốc gì chữa khỏi không? Ngô Thúy Mai (Bắc Ninh) Theo như bạn mô tả thì bạn mắc chứng viêm mũi do nghề nghiệp. Đây là dạng viêm mũi gây ra do một số yếu tố trong môi trường làm việc như các loại lông súc vật, bụi gỗ, bột ngũ cốc, hóa chất... Các triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi, ngạt mũi và chảy nước mũi chỉ xảy ra khi đến nơi làm việc. Các kích thích từ môi trường như khói thuốc lá, mùi thơm, thay đổi nhiệt độ cũng có thể khởi phát hoặc làm tăng nặng triệu chứng. Điều trị tối ưu với viêm mũi do yếu tố nghề nghiệp là tránh tiếp xúc với yếu tố gây bệnh bằng cách đổi nghề hoặc mang khẩu trang có khả năng lọc không khí ở nơi làm việc. Trong trường hợp không thể cách ly được hoàn toàn yếu tố gây bệnh, cần điều trị dự phòng bằng các loại corticosteroid xịt mũi. Bên cạnh các dạng viêm mũi kể trên, rất nhiều các yếu tố vật lý và hóa học khác cũng có khả năng gây viêm mũi không theo cơ chế dị ứng như ô nhiễm môi trường, sang chấn tâm lý, trào ngược dịch vị (đặc biệt ở trẻ em)... Trong điều trị các trường hợp viêm mũi không do nguyên nhân dị ứng, biện pháp quan trọng nhất là tìm và giải quyết các nguyên nhân gây bệnh cũng như triệt
- để tránh các yếu tố làm tăng nặng bệnh. Nói chung, viêm mũi không do dị ứng thường khó điều trị hơn so với viêm mũi dị ứng. Các trường hợp viêm mũi không do dị ứng nhưng có tăng bạch cầu ái toan thường có đáp ứng với điều trị dự phòng bằng corticosteroid xịt tốt hơn so với các trường hợp không có tăng bạch cầu ái toan. Điều trị triệu chứng của viêm mũi không do dị ứng cũng tương tự như với viêm mũi dị ứng, ví dụ dùng ipratropium để giảm triệu chứng chảy nước mũi, dùng các thuốc co mạch (như ephedrin, xylomethazolin...) để giảm triệu chứng ngạt mũi. Các thuốc kháng histamin cũng có tác dụng tốt với triệu chứng hắt hơi và chảy nước mũi trong viêm mũi do virut và một số thể viêm mũi khác. Cần lưu ý hạn chế sử dụng các thuốc corticosteroid trong điều trị viêm mũi do virut vì các nghiên cứu gần đây đã cho thấy các thuốc này, kể cả đường uống và xịt tại chỗ, đều không đem lại hiệu quả nào rõ rệt mà có nguy cơ làm bệnh kéo dài. Các thuốc kháng sinh chỉ nên sử dụng khi có biểu hiện nhiễm trùng ở mũi như chảy nước mũi vàng, đặc. Bạn nên đi khám bệnh để được bác sĩ tư vấn và chỉ định dùng thuốc cụ thể.
- Ho do thuốc? Tôi 70 tuổi, bị bệnh tăng huyết áp, bác sĩ đã cho uống 2 loại thuốc là betaloc và coversyl. Tôi uống thuốc và thấy huyết áp ổn định, tuy nhiên từ khi uống thuốc, tôi thường bị ho khan. Xin cho biết, trường hợp của tôi có phải do tác dụng phụ của thuốc không? Nguyễn Thị Tân(Bắc Ninh) Rất có thể thuốc hạ huyết áp coversyl là thủ phạm gây nên triệu chứng ho của bác. Đây là dấu hiệu rất thường gặp của những người sử dụng nhóm thuốc ức chế men chuyển angiotensin nói chung và coversyl nói riêng. Tác dụng gây ho của thuốc tùy thuộc vào đáp ứng của từng bệnh nhân và mức độ ho cũng rất khác nhau với mỗi người. Cơ chế tác dụng của các thuốc ức chế men chuyển là ngăn chặn enzym xúc tác cho phản ứng chuyển từ angiotensin I (là chất không có hoạt tính sinh học) thành angiotensin II (là chất gây co mạch mạnh, tăng tiết hormon aldosterol gây tăng tái hấp thu nước và muối tại thận dẫn đến tăng huyết áp), angiotensin II còn có tác dụng khác là ức chế sự thoái biến của bradykinin (là chất gây giãn mạch, gây ho...) do vậy làm tăng nồng độ các bradykinin trong máu và gây nên triệu chứng ho ở một số trường hợp nhạy cảm. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân ho ít, cảm thấy không ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống thì người bệnh vẫn có thể tiếp tục sử dụng thuốc, nếu ho nhiều, bệnh nhân lo lắng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống thì phải thay đổi thuốc điều trị. Muốn biết cụ thể xem có phải ho do thuốc hay không, bác chỉ cần ngưng uống thuốc coversyl vài ngày và thay
- bằng một loại thuốc hạ huyết áp nhóm khác (tuy nhiên việc thay thuốc bác cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa), nếu thấy triệu chứng ho giảm dần rồi mất hẳn thì đúng là ho do thuốc coversyl; trái lại, nếu bác dừng thuốc vài ngày mà không thấy đỡ ho, hay ho lại tăng lên thì bác phải đi khám và tìm các nguyên nhân khác.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kiến thức về sức khoẻ phụ nữ: Bài thuốc cho phụ nữ sau sinh
6 p | 293 | 72
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe – Kỳ 1
14 p | 179 | 39
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe – Kỳ 2
7 p | 146 | 31
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 4)
9 p | 132 | 26
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 3)
8 p | 112 | 20
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 7)
8 p | 118 | 17
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 5)
7 p | 123 | 15
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 10)
9 p | 100 | 13
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 9)
10 p | 103 | 13
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 6)
8 p | 94 | 12
-
Cảnh báo dị ứng thuốc
5 p | 117 | 11
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 8)
8 p | 116 | 10
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 11)
6 p | 120 | 10
-
Chế ngự “lưỡi thứ hai” của thuốc
5 p | 98 | 9
-
Thuốc trị cảm hiệu quả 1 trong 2
4 p | 110 | 8
-
Kiến thức, thái độ và thực hành về sử dụng kháng sinh của sinh viên điều dưỡng
7 p | 2 | 1
-
Kiến thức về ảnh hưởng sức khỏe và ý định từ bỏ hút thuốc lá ở người bệnh xơ vữa động mạch ngoại biên
8 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn