BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ<br />
KHOA QUỐC TẾ HỌC<br />
<br />
BÀI GIẢNG HỌC PHẦN<br />
<br />
DI TÍCH VÀ THẮNG CẢNH Ở VIỆT NAM<br />
(Tài liệu dùng cho sinh viên người nước ngoài<br />
Chuyên ngành: Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam)<br />
Biên soạn: Nguyễn Ngọc Chinh<br />
(Lưu hành nội bộ)<br />
<br />
Đà Nẵng, tháng 11 năm 2015<br />
<br />
1<br />
<br />
Lời nói đầu<br />
<br />
Tập bài giảng cho học phần “Di tích và thắng cảnh ở Việt Nam” là tập bài<br />
giảng bao gồm 8 bài được giảng dạy bao gồm lý thuyết, thảo luận và đi thực tế trong<br />
30 tiết (2 tín chỉ), gồm: Dẫn nhập - 4 tiết; Đặc điểm và vai trò của hệ thống di tích,<br />
danh thắng Việt Nam - 4 tiết; Hệ biểu tượng trong hệ thống di tích danh thắng Việt<br />
Nam - 4 tiết; Một số di tích danh thắng tiêu biểu Bắc bộ - 4 tiết; Một số di tích danh<br />
thắng tiêu biểu Trung bộ - 4 tiết; Một số di tích danh thắng tiêu biểu Nam bộ - 2 tiết;<br />
Một số di tích danh thắng tiêu biểu của Đà Nẵng - Quảng Nam - 2 tiết; Giải pháp bảo<br />
tồn và phát triển di tích danh thắng - 2 tiết; và Ôn tập thảo luận - 4 tiết.<br />
Mỗi bài, ngoài phần lý thuyết, còn có phần bài tập nhằm củng cố kiến thức đã<br />
học.<br />
Đây là tập bài giảng được tích lũy, bổ sung và điều chỉnh qua quá trình lên lớp,<br />
giảng dạy sinh viên ngành Tiếng Việt và Văn hóa học các khóa 2008, 2009, 2010,<br />
2011 và 2012. Trong quá trình biên tập chắc hẳn còn những thiếu sót và sẽ được hiệu<br />
chỉnh trong những lần tiếp theo.<br />
Người biên soạn<br />
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chinh<br />
<br />
2<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
Dẫn nhập<br />
<br />
4<br />
<br />
Đặc điểm và vai trò của hệ thống di tích, danh thắng Việt Nam<br />
<br />
10<br />
<br />
Hệ biểu tượng trong hệ thống di tích danh thắng Việt Nam<br />
<br />
20<br />
<br />
Một số di tích danh thắng tiêu biểu Bắc bộ<br />
<br />
29<br />
<br />
Một số di tích danh thắng tiêu biểu Trung bộ<br />
<br />
46<br />
<br />
Một số di tích danh thắng tiêu biểu Nam bộ<br />
<br />
51<br />
<br />
Một số di tích danh thắng tiêu biểu của Đà Nẵng – Quảng Nam<br />
<br />
55<br />
<br />
Giải pháp bảo tồn và phát triển di tích danh thắng<br />
<br />
96<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
<br />
124<br />
<br />
3<br />
<br />
Bài 1 (4 tiết)<br />
DẪN NHẬP<br />
1.Di tích là gì<br />
Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý<br />
nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử<br />
Di tích: Cái của thời xưa còn để lại (tr 246, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng<br />
và Trung tâm Từ điển học, 1997)<br />
2.Di tích lịch sử, di tích văn hoá, di tích cách mạng, di tích khảo cổ, di tích kiến<br />
trúc nghệ thuật<br />
Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật,<br />
bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. Di<br />
tích lịch sử - văn hoá phải có một trong các tiêu chí sau đây:<br />
<br />
Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá<br />
trình dựng nước và giữ nước. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như đền Hùng, Cổ<br />
Loa, cố đô Hoa Lư, chùa Thiên Mụ, Cột cờ...<br />
<br />
Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng<br />
dân tộc, danh nhân của đất nước. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như khu di tích<br />
lịch sử Kim Liên, đền Kiếp Bạc, Đền Mẫu Đợi, Lam Kinh, đền Đồng Nhân...<br />
<br />
Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời<br />
kỳ cách mạng, kháng chiến. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như khu di tích chiến<br />
thắng Điện Biên Phủ, Địa đạo Củ Chi, khu di tích lịch sử cách mạng Pắc Bó...<br />
Năm 2014, ở Việt Nam có hơn 32.839 di tích, trong đó hơn 3.591 di tích quốc<br />
gia, 4.404 di tích cấp tỉnh. Trong số di tích cấp quóc gia có 62 di tích đặc biệt, 8 di sản<br />
thế giới. Di tích lịch sử chiếm 51.2% số di tích được xếp hạng.<br />
Di tích cách mạng - kháng chiến là một bộ phận cấu thành hệ thống các di tích<br />
lịch sử - văn hoá, tuy nhiên, nó có những điểm khác với các di tích tôn giáo tín ngưỡng<br />
như đình, đền, chùa, miếu… ở chỗ: đó là những địa điểm cụ thể, công trình kiến trúc<br />
có sẵn (nhà ở, đường phố…), là những công trình được con người tạo nên phù hợp với<br />
mục đích sử dụng (địa đạo, hầm bí mật…) gắn liền với những sự kiện cụ thể, nhân vật<br />
lịch sử cụ thể mà trở thành di tích. Loại hình di tích này rất đa dạng, phong phú, có<br />
mặt ở khắp mọi nơi, khó nhận biết, đồng thời cũng rất dễ bị lãng quên, dễ biến dạng<br />
theo mục đích sử dụng, theo thời tiết và theo thời gian. Bởi vậy các di tích này vừa khó<br />
bảo tồn vừa khó phát huy tác dụng nếu không được quan tâm đặc biệt.<br />
Di tích khảo cổ là những địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai<br />
đoạn phát triển của các văn hoá khảo cổ. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này<br />
như Hoàng thành Thăng Long, hang Con Moong, di chỉ Đông Sơn, động Người<br />
<br />
4<br />
<br />
Xưa, thánh địa Mỹ Sơn. Năm 2010, di tích khảo cổ chiếm 1,3% các di tích được xếp<br />
hạng.<br />
Di tích kiến trúc nghệ thuật là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc<br />
đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến trúc<br />
của dân tộc. Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá<br />
trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử. Các di tích<br />
tiêu biểu loại này như phố cổ Hội An, nhà thờ Phát Diệm, chùa Keo,... Năm 2010, di<br />
tích kiến trúc nghệ thuật chiếm 44.2% tổng số di tích được xếp hạng.<br />
3.Thắng cảnh là gì<br />
Di tích thắng cảnh (danh lam thắng cảnh) là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa<br />
điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch<br />
sử, thẩm mỹ, khoa học. Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây:<br />
<br />
Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên<br />
nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu. Các di tích quốc gia đặc<br />
biệt tiêu biểu thuộc loại này như 3 danh lam thắng cảnh Tràng An - Tam Cốc - Bích<br />
Động, vịnh Hạ Long, động Phong Nha.<br />
<br />
Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa<br />
dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích<br />
vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này<br />
như vịnh Hạ Long, cao nguyên Đồng Văn, các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển<br />
thế giới ở Việt Nam. Danh lam thắng cảnh chiếm khoảng 3.3% số di tích được xếp<br />
hạng.<br />
Ở mỗi quốc gia, cùng với những di tích lịch sử - văn hóa, không nhiều thì ít,<br />
còn những giá trị văn hóa do thiên nhiên ban tặng, đó là các danh lam thắng cảnh.<br />
Về cụm từ danh lam thắng cảnh, trước hết, chữ lam được gọi rút gọn từ chữ<br />
tăng già lam, hoặc tịnh lam, có nghĩa là ngôi chùa. Ở thời Lý, các ngôi chùa được phân<br />
ra làm ba hạng: Đại danh lam (chùa nổi tiếng nhất), trung danh lam (chùa nổi tiếng<br />
vừa) và tiểu danh lam (chùa ít nổi tiếng). Cũng ở thời Lý, nơi nào có núi cao, cảnh<br />
đẹp, thường được dựng chùa thờ phật. Từ đó hình thành nên khái niệm danh lam thắng<br />
cảnh, như vậy danh lam thắng cảnh là nơi có cảnh đẹp và chùa nổi tiếng. Cho đến nay,<br />
phần lớn các danh lam thắng cảnh ở nước ta đều có chùa thờ phật.<br />
4.Di tích và thắng cảnh trên thế giới và ở Việt Nam<br />
4.1.Di tích và thắng cảnh ở Việt Nam<br />
Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam<br />
thắng cảnh (gọi chung là di tích) được chia thành:<br />
<br />
Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương. Chủ tịch Uỷ<br />
ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh.<br />
<br />
5<br />
<br />