intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Địa lý các châu 2 - ĐH Phạm Văn Đồng

Chia sẻ: Đồng Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

144
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Địa lý các châu 2 gồm 3 chương, cung cấp cho người học các kiến thức: Châu Nam Cự, Châu Đại Dương, Châu Á và mỗi chương cung cấp thêm một số hình ảnh, bảng số liệu để người đọc có thể tiện theo dõi và trực quan hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Địa lý các châu 2 - ĐH Phạm Văn Đồng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br /> KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN<br /> *************<br /> <br /> BÀI GIẢNG<br /> <br /> ĐỊA LÝ CÁC CHÂU 2<br /> <br /> Biên soạn: ThS. Trương Thị Thu Hường<br /> <br /> Tháng 5 / 2017<br /> <br /> LỜI NÓI ĐẦU<br /> Môn Địa lý các châu lục 2 ở trường Cao đẳng Sư phạm là một môn khoa học<br /> bắt buộc, với thời lượng là 3 tín chỉ (45 tiết), gồm 3 chương:<br /> Chương 1: Châu Nam Cực<br /> Chương 2: Châu Đại Dương<br /> Chương 3: Châu Á<br /> Trong mỗi chương tác giả đều đề cập đến các đặc điểm về tự nhiên, đặc điểm<br /> phát triển dân cư, sự phát triển kinh tế - xã hội của các châu lục, các khu vực và một<br /> số quốc gia của từng châu lục.<br /> Trong mỗi chương, tác giả cũng cung cấp thêm một số hình ảnh, bảng số liệu<br /> để người đọc có thể tiện theo dõi và trực quan hơn.<br /> Tuy nhiên, trong quá trình viết, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót,<br /> khiếm khuyết nhất định. Rất mong sự đóng góp chân thành của các bạn sinh viên và<br /> quý thầy cô. Chân thành cảm ơn.<br /> Tác giả<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> Chương I: CHÂU NAM CỰC……………………………………………...4<br /> 1.1. Khái niệm về lục địa Nam Cực và vùng Nam Cực…………………...4<br /> 1.2. Sơ lược lịch sử khám phá và nghiên cứu lục địa Nam Cực………….4<br /> 1.3. Điều kiện tự nhiên của lục địa…………………………………………6<br /> 1.4. Hiệp ước về châu Nam Cực…………………………………………..13<br /> Chương II: CHÂU ĐẠI DƯƠNG…………………………………………15<br /> A. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG<br /> 2.1. Phạm vi, vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của các lãnh thổ thuộc<br /> châu Đại Dương…………………………………………………………………..15<br /> 2.2. Cấu trúc địa chất, đặc điểm địa hình và khoáng sản Châu Đại<br /> Dương……………………………………………………………………………...16<br /> 2.3. Khí hậu………………………………………………………………….19<br /> 2.4. Sông, hồ và nước ngầm……………………………………………...…28<br /> 2.5. Các đới cảnh quan tự nhiên……………………………………………30<br /> B. Khái quát về dân cư và tình hình phát triển kinh tế - xã hôi………....34<br /> 2.1. Dân số…………………………………………………………………...34<br /> 2.2. Thành phần chủng tộc…………………………………………………34<br /> 2.3. Bản đồ chính trị………………………………………………………...35<br /> 2.4. Đặc điểm dân cư kinh tế - xã hội các quốc gia đảo Châu Đại<br /> Dương……………………………………………………………………………...36<br /> Chương III: CHÂU Á………………………………………………………43<br /> 3.1. Vị trí, hình dạng, kích thước và giới hạn của châu lục………………43<br /> 3.2. Cấu trúc địa chất, đặc điểm địa hình và khoáng sản………………...44<br /> 3.3. Khí hậu………………………………………………………………….43<br /> 3.4. Sông ngòi và hồ…………………………………………………………54<br /> 3.5. Các đới cảnh quan……………………………………………………...56<br /> B. Khái quát về địa lý nhân văn và đặc điểm phát triển kinh tế xã hội....59<br /> 3.1. Dân cư…………………………………………………………………..59<br /> 3.2. Thành phần chủng tộc…………………………………………………60<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3.3. Bản đồ chính trị………………………………………………………...60<br /> 3.4. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á………………62<br /> C. Địa lý các khu vực châu Á………………………………………………67<br /> 3.1. Bắc Á……………………………………………………………………67<br /> 3.2. Tây Á và nội Á…………………………………………………………69<br /> 3.3. Đông Á………………………………………………………………….70<br /> 3.4. Nhật Bản………………………………………………………………..72<br /> 3.5. Trung Quốc…………………………………………………………….79<br /> 3.6. Nam Á………………………………………………………………….90<br /> 3.7. Đông Nam Á……………………………………………………..........101<br /> <br /> 3<br /> <br /> CHƯƠNG 1. CHÂU NAM CỰC<br /> Mục tiêu:<br /> - Hiểu và nắm được những vấn đề cần quan tâm ở châu Nam Cực như: Bảo vệ<br /> môi trường và bảo vệ các động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng.<br /> - Phân tích được mối quan hệ giữa châu Nam Cực với các châu lục khác.<br /> 1.1. Khái niệm về lục địa Nam Cực và vùng Nam Cực<br /> - Lục địa Nam Cực<br /> Lục địa Nam Cực là phần đất nổi rộng lớn nằm ở vùng cực nam của Địa Cầu,<br /> đại bộ phận diện tích của lục địa nằm trong phạm vi của đường vòng cực Nam, chỉ<br /> có bán đảo Nam Cực hay gọi là vùng đất Graham kéo xa về phía bắc tới khoảng vĩ<br /> tuyến 630N. Diện tích của lục địa rộng gần 13,2 triệu Km2. Nếu tính cả các băng<br /> thềm và các đảo ven bờ thì rộng tới 14,3 triệu km2.<br /> Lục địa Nam Cực nằm cách xa tất cả các lục địa và được bao bọc bởi các đại<br /> dương. Do lục địa nằm ở vùng cực, việc xác định phương hướng chỉ có thể phân<br /> thành hai bộ phận: phần phía đông và phần phía tây, lấy đường kinh tuyến 00 và<br /> 1800 làm ranh giới.<br /> - Vùng Nam Cực<br /> Vùng Nam Cực là bộ phận rộng lớn bao gồm lục địa Nam Cực, các đảo và các<br /> vùng biển bao quanh lục địa. Về giới hạn, ranh giới hợp lí nhất của vùng Nam Cực<br /> là vị trí trung bình của frong cực đới, tức là ranh giới phân biệt giữa khối khí nam<br /> cực với khối khí ôn đới. Ở vị trí đó, nó cũng phù hợp với đường phân chia nước<br /> giữa vùng cực thường xuyên lạnh với nước các đại dương ấm hơn. Trong phạm vi<br /> đó, vùng Nam Cực phù hợp với vòng đai địa lí nam cực. Đường ranh giới đó đi qua<br /> giữa các vĩ tuyến 480 và 600 N. (Xem hình 1.1. Lược đồ vị trí châu Nam Cực).<br /> 1.2. Sơ lược lịch sử khám phá và nghiên cứu lục địa Nam Cực<br /> Lục địa Nam Cực là lục địa có khí hậu lạnh giá khắc nghiệt, lại nằm cách xa<br /> các luc địa đông dân cư nên đây là lục địa duy nhất chưa có người ở.<br /> Vào nửa cuối thế kỷ XVIII, nhà thám hiểm người Anh là James Cook đã đi<br /> gần tới lục địa Nam Cực. Ông đã tìm ra một loạt các đảo trong vùng Nam Cực,<br /> <br /> 4<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2