YOMEDIA
ADSENSE
Bài giảng HIA
94
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài giảng HIA trình bày các nội dung chính: giới thiệu về HIA, phân loại HIA, các giai đoạn trong quy trình HIA, những lí do để thực hiện HIA, ai sẽ thực hiện HIA, y tế công cộng, các yếu tố quyết định và các hệ quả sức khỏe, bất bình đẳng y tế, xác định chính sách cho HIA. Đây là bài soạn dành cho lớp cao học và chuyên khoa cấp I ngành Y tế công cộng.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng HIA
- HIA là gì? Bài soạn lớp cao học và chuyên khoa cấp I.YTCC HIA là một qui trình chính thức nhằm mục đích dự đoán những tác động tiềm tàng của các chính sách trên sức khỏe, an sinh và bất bình đẳng y tế. Nó được áp dụng để hoạch định chính sách ở mức chính quyền trung ương và địa phương và rất hiệu quả khi được áp dụng sớm trong qui trình triển khai chính sách HIA được định nghĩa là sự kết hợp các qui trình, phương pháp và công cụ để đánh giá và xét đoán một chính sách về những tác động tiềm tàng của nó trên sức khỏe quần thể và sự phân bố của những tác động đó trong quần thể Có 2 loại HIA chính: 1. HIA mức độ chính sách 2. HIA mức độ dự án HIA hiện được sử dụng ở mức độ dự án ở nhiều nước (ở New Zealand, thường trong các tiến trình quản lý nguồn tài nguyên). Hội đồng YTCC (Public Health Commission) đã xuất bản hướng dẫn về thực hiện HIA mức độ dự án khi có luật quản lý nguồn tài nguyên Tuy nhiên, điểm chính của hướng dẫn này là sử dụng HIA để hoạch định chính sách, điều này ít phổ biến hơn nhưng thuyết phục hơn nhiều. Sự đánh giá tác động về sức khỏe và an sinh ở mức chính sách vẫn chưa đứng vững ở New Zealand và là một lãnh vực tương đối mới trên bình diện quốc tế HIA ở mức độ chính sách tập trung chính vào sức khỏe và các yếu tố quyết định sức khỏe, trong khi đó nếu HIA được áp dụng cho quản lý môi trường thì sức khỏe chỉ là 1 thành tố. HIA liên quan với chính sách có nguồn gốc từ YTCC cho thấy rằng sức khỏe được quyết định chủ yếu từ các ban ngành khác. HIA giúp đạt được các mục tiêu chính sách chẳng hạn như đưa ra quyết định “dựa vào hệ quả” (outcome-based) mà quyết định đó tập trung vào những hệ quả thực sự đối với con người hơn là các đầu ra của chính sách (ví dụ: giảm tỉ lệ hiện hút thuốc lá là một hệ quả, ngược lại các chương trình cai thuốc lá là đầu ra) HIA được dựa trên việc thừa nhận rằng tình trạng sức khỏe của con người và cộng đồng bị ảnh hưởng nhiều do các yếu tố nằm ngoài ngành y tế, chẳng hạn như qua các chính sách kinh tế và xã hội. HIA là phương pháp tiếp cận tiên tiến có thể được áp dụng để hoạch định chính sách ở bất cứ ngành nào. Nó giúp xác định những phương cách mà: • có thể tăng cường các ảnh hưởng tích cực của chính sách trên sức khỏe • có thể giảm hoặc loại bỏ các ảnh hưởng tiêu cực của chính sách trên sức khỏe • có thể giảm hoặc mở rộng bất bình đẳng y tế do hậu quả của chính sách
- Một số chính sách trước đây ở New Zealand lẽ ra được điều chỉnh nếu HIA được thực hiện trước ư: khi chính sách được thông qua lần cuối. Chẳng hạn như: - quyết định tháo bỏ thuế nhập khẩu xe hơi đã qua sử dụng - quyết định tháo bỏ thuế nhập khẩu xe hơi đã qua sử dụng - hạ thấp độ tuổi uống rượu bia - hạ thấp độ tuổi uống rượu bia - đưa vào việc thử nghiệm đối với phúc lợi quốc nội - đưa vào việc thử nghiệm đối với phúc lợi quốc nội - chuyển sang cho thuê nhà Nhà nước trên thị trường - chuyển sang giá thuê thị trường đối với nhà Nhà nước - đưa ra các tiêu chuẩn về bầu không khí - đưa ra các tiêu chuẩn về bầu không khí Điều được thừa nhận là HIA mức độ chính sách diễn ra trong môi trường hành chính và chính trị rất phức tạp. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai và thực hiện chính sách trong đó chủ ý về chính trị là một yếu tố rất quan trọng Quyển chỉ dẫn này bao gồm hướng dẫn được áp dụng sắp tới khi cân nhắc những chính sách thay thế trước khi đưa ra quyết định. Lý tưởng, HIA phải là một qui trình liên tục mà bắt đầu từ giai đoạn đầu triển khai chính sách và kết luận khi thực hiện xong chính sách Bốn giai đoạn chính trong qui trình HIA là: • Sàng lọc • Xác định phạm vi • Thẩm định và báo cáo • Lượng giá Hướng dẫn này bắt đầu từng giai đoạn theo thứ tự. Mục tới xem xét về cơ sở hợp lý để thực hiện HIA
- Tại sao thực hiện HIA? HIA là một phương tiện mang tính thực tiễn giúp những nhà hoạch định chính sách áp dụng phương pháp tiếp cận công việc để phát triển bền vững. Nó là công cụ trợ giúp thực tiễn giúp tạo điều kiện tốt hơn cho hoạch định chính sách dựa vào chứng cứ, tập trung vào các hệ quả và nó kết hợp đầu vào từ các ngành và các bên có liên quan Việc sử dụng HIA là 1 phần của những bước chuyển rộng hơn hướng về phát triển bền vững, phối hợp liên ngành và tiếp cận chính phủ toàn diện Một trong những mục tiêu của chiến lược y tế New Zealand là đánh giá các chính sách công về tác động của chúng trên sức khỏe và bất bình đẳng y tế. Chiến lược cho người khuyết tật ở New Zealand là thúc đẩy hòa nhập xã hội, làm tăng sự tham gia toàn diện của những người khuyết tật. Sự áp dụng rộng rãi HIA sẽ giúp bảo đảm đạt được những mục tiêu của chiến lược Những lý do chính để thực hiện HIA 1. Giúp những nhà hoạch định chính sách sử dụng phương pháp tiếp cận phát triển bền vững Phát triển bền vững làm nổi bật tầm quan trọng những vấn đề kinh tế, môi trường, xã hội và văn hóa khi quyết định hoạch định chính sách. Chính phủ đã triển khai chương trình hành động để đảm bảo rằng tất cả hoạt động của chính quyền đều dựa vào các khái niệm phát triển bền vững. HIA là công cụ hỗ trợ làm việc này 2. Giúp những nhà hoạch định chính sách giải quyết những thủ tục pháp lý và chính sách về YTCC HIA mở ra cho chính phủ nhiều cân nhắc lựa chọn hơn trong công tác chính sách thường qui. HIA có mối liên quan mạnh với Đạo Luật Chính phủ địa phương 2002 mà nó đòi hỏi các hội đồng địa phương phải sử dụng phương thức tiếp cận phát triển bền vững để “thúc đẩy an sinh xã hội, kinh tế, môi trường và văn hóa của các cộng đồng vào hiện tại và cho tương lai”. Đạo luật cũng đòi hỏi những Hội đồng chuẩn bị các kế hoạch cộng đồng Hội đồng lâu dài (LTCCPs), điều này sẽ bắt đầu việc đánh giá của cộng đồng về những gì cần thúc đẩy an sinh và Hội đồng sẽ đóng góp như thế nào cho những hệ quả đó. Ngoài ra, Đạo luật sức khỏe 1956 nói rằng nhà cầm quyền khu vực có nghĩa vụ cải thiện, thúc đẩy và bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong quận của mình HIA là một công cụ mạnh mẽ mà Chính quyền địa phương có thể sử dụng để giúp đạt được những yêu cầu này Đạo luật quản lý giao thông đường bộ 2002 đòi hỏi các sở ngành phải tính toán làm thế nào để “bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng”. HIA có thể được sử dụng để mở rộng phạm vi lập kế hoạch giao thông vận tải vượt qua những mối quan tâm truyền thống SKCĐ gồm tiếng ồn, độ rung, và khí thải xe. Tập trung vào các yếu tố quyết định sức khỏe rộng hơn chẳng hạn như hỗ trợ xã hội, tiếp cận các dịch vụ và các nguồn tài nguyên văn hóa, sẽ làm tăng thêm đáng kể những thông tin cho những người đưa ra quyết định về những tác động SKCĐ từ các quyết định giao thông vận tải Ngoài ra, Ủy ban quyền con người (the Human Rights Commission) hiện nay đang kêu gọi đưa HIA vào trong chính sách chính quyền địa phương và trung ương
- HIA giúp tạo ra môi trường chính sách để xem xét thường qui nhiều tác động tiềm tàng. Nó không những làm nổi bật những tác động tiêu cực trên sức khỏe mà nó còn tìm kiếm sửa đổi các chính sách để tăng tối đa những ảnh hưởng tích cực trên sức khỏe 3. Giúp nhà hoạch định sách kết hợp bằng chứng để hoạch định chính sách HIA thúc đẩy việc đóng góp nghiên cứu và bằng chứng khác cho việc hoạch định chính sách. Nó có thể làm mạnh hơn mối liên kết giữa nghiên cứu và chính sách 4. Thúc đẩy sự làm việc liên ngành qua việc khuyến khích các nhà hoạch định chính sách cộng tác với các ngành khác Điều này góp phần cho sự phát triển chính sách được lồng ghép nhiều hơn và thúc đẩy toàn bộ chính quyền suy nghĩ. HIA phù hợp với những sáng kiến chính phủ chẳng hạn như the Review of the Centre, và the Growth and Innovation Framework 5. Thúc đẩy phương pháp tiếp cận tham gia, tư vấn cho việc hoạch định chính sách HIA đòi hỏi những nhà hoạch định chính sách xác định và tham vấn với nhiều bên liên quan. Trong một số trường hợp nó bao gồm những đại diện cộng đồng hay nhiều cơ quan chính phủ hoặc phi chính phủ. HIA tập trung vào việc đưa các nhóm khác hẳn nhau vào với nhau theo cách không đối đầu và quyền hạn như nhau 6. Cải thiện sức khỏe và giảm bất bình đẳng y tế HIA không phải là “viên đạn thần kỳ” (magic bullet), nhưng nó góp phần cải thiện được sức khỏe toàn bộ của quần thể qua việc bảo đảm rằng ở mức cực thấp các chính sách không tạo ra tác động xấu nghiêm trọng nào trên sức khỏe. Nó cũng đóng một vai trò làm giảm bất bình đẳng y tế bằng cách giúp bảo đảm các chính sách không làm xấu đi hoặc tiếp tục duy trì bất bình đẳng 7. Giúp nhà hoạch định chính sách xem xét Hiệp ước Waitangi Mãori mang một gánh nặng mất cân đối về bệnh và chết sớm. Mãori có ngành y tế yếu hơn ngay khi xét đến vị trí kinh tế-xã hội. Điều này có nghĩa là cần phải có những chính sách mới nhắm vào việc cải thiện sức khỏe và an sinh Mãori và làm giảm sự khác biệt về tình trạng sức khỏe giữa người Mãori và không là người Mãori. Các bất bình đẳng y tế đối với Mãori nên được đưa vào khung Hiệp ước Waitangi, khung này bảo đảm tập trung nhiều hơn vào sức khỏe người Mãori. Chính vì lý do này mà các công cụ thẩm định trong hướng dẫn này bao gồm việc thẩm định chính sách chú ý vào các nguyên lý của Hiệp ước: sự cộng tác, sự tham gia, và sự che chở và các tác động hệ quả trên sức khỏe và an sinh của các gia đình và cộng đồng Mãori
- Ai sẽ thực hiện HIA? Hướng dẫn này được triển khai một cách cụ thể cho những nhà hoạch định chính sách để ghi nhớ. Lý tưởng, các nhà hoạch định chính sách ở tất cả các ngành công nên dùng HIA cho các chính sách quan trọng Ví dụ, các nhà phân tích và tham mưu chính sách cho chính quyền trung ương trong các lãnh vực chính sách chẳng hạn như nhà ở, việc làm hoặc thuế má nên sử dụng HIA. Các quan chức chính quyền và nhà hoạch định chính sách địa phương ở các ngành như vận tải, kế hoạch, chính sách xã hội hoặc môi trường cũng sẽ thấy công cụ HIA có lợi Mặc dù hướng dẫn này nhắm vào những nhà hoạch định chính sách của chính quyền trung ương, khu vực và địa phương nhưng cả hai tổ chức cộng đồng và liên hiệp vẫn có thể sử dụng hướng dẫn này. Ở New Zealand, người ta yêu cầu phải có các quá trình tham gia, cộng tác với Hiệp ước, thành viên Hiệp ước (các tổ chức Mãori liên quan) cũng như bàn bạc rộng rãi hơn khi thích hợp Hướng dẫn này được thiết kế chủ yếu cho các chính sách ngoài ngành y tế, nhưng các nhà hoạch định chính sách y tế cũng có thể sử dụng để đánh giá các tác động tiềm tàng của các chính sách y tế trên các bất bình đẳng y tế Cần phải phân biệt giữa sở hữu (owning) và thực hiện (doing) HIA. Khuyến khích các nhà hoạch định chính sách sở hữu và chịu trách nhiệm về HIA được áp dụng cho chính sách của họ. Họ có thể tự thực hiện HIA hoặc người khác thực hiện chẳng hạn như chuyên gia YTCC hoặc sử dụng trộn lẫn 2 phương pháp tiếp cận này Sự phối hợp giữa ngành liên quan và các chuyên gia YTCC là quan trọng để bảo đảm kiến thức được chia sẻ. Một phương pháp tiếp cận ngành ngang có thể đưa kiến thức chuyên môn của cơ quan chính sách với kiến thức YTCC và kinh nghiệm HIA vào với nhau. Điều khuyến cáo những người sử dụng hướng dẫn này hoặc HIA lần đầu tiên phải dự khóa huấn luyện HIA và/hoặc cùng làm việc với người thực hành HIA có kinh nghiệm Hướng dẫn này mang quan điểm YTCC nhưng vẫn thừa nhận rằng những nhà hoạch định chính sách ở tất cả các ngành sẽ có rất nhiều quan điểm giá trị gây ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách của họ. Quyển sách này cũng khuyến khích sự cộng tác giữa các ngành theo cách kết hợp nhiều quan điểm và bảo đảm tất cả các lãnh vực được xem xét Trên bình diện quốc tế sự tham gia cộng đồng được coi như là giá trị cốt lõi của HIA. Trong khi người ta vẫn chưa nghiên cứu sâu về sự tham gia cộng đồng trong trong bối cảnh HIA nhưng sự tham gia cộng đồng đã cho thấy có ảnh hưởng tích cực trên sự phát triển và thực hiện dự án sức khỏe và trên sự thay đổi thái độ của những cá nhân về sức khỏe. Một loạt các quá trình tham gia có thể góp phần hoạch định chính sách, chẳng hạn như phỏng vấn những người cung cấp thông tin quan trọng, hội thảo các bên liên quan, các nhóm tập trung hoặc bồi thẩm đoàn nhân dân. Những người sử dung hướng dẫn này có thể sửa và cải tiến những công cụ khi áp dụng-điều này được kỳ vọng và khuyến khích khi các yếu tố theo bối cảnh sẽ ảnh hưởng các qui trình chính sách và vì thế phải dàn xếp phương pháp tiếp cận. Việc giới thiệu HIA cũng là về việc xây dựng kinh nghiệm khi áp dụng các công cụ này.
- Bạn cần biết những điều gì khác? Phần này giới thiệu một khái niệm sức khỏe cho HIA ở New Zealand và tranh luận những khái niệm về YTCC, các yếu tố quyết định sức khỏe, hệ quả sức khỏe, bất bình đẳng y tế và tầm quan trọng của Hiệp ước Waitangi, đây là phần đầy đủ của HIA. Việc hiểu các khái niệm này là nền tảng cho việc áp dụng hiệu quả hướng dẫnHIA để phát triển chính sách Khái niệm về sức khỏe Sức khỏe không chỉ là không có chấn thương hoặc bệnh về thể chất. Mô hình “Whare Tapa Wha” (coi hình 1) được chấp nhận theo khái niệm sức khỏe cho hướng dẫn này. Te Whare Tapa Wha có tầm nhìn rộng về sức khỏe, nó bao gồm tình trạng khỏe mạnh về thể chất, tâm thần, xúc cảm, xã hội và tinh thần. Khái niệm này được sử dụng rộng rãi trong môi trường sức khỏe ở New Zealand và phù hợp với những định nghĩa quốc tế chẳng hạn như định nghĩa của WHO Được thể hiện bằng một căn nhà có 4 mặt, Te Whare Tapa Wha đại diện cho sức khỏe không những theo nghĩa khỏe mạnh về tâm thần và thể chất mà còn đặt nặng các thành tố có quan hệ với nhau trong gia đình và các mối quan hệ cá nhân và chiều tinh thần (taha wairua). Tất cả 4 mặt của căn nhà cần phải chắc chắn và cân bằng để bảo đảm sức khỏe và an sinh Sức khỏe tinh thần có thể khó định nghĩa và thường được sánh ngang với tôn giáo có tổ chức. Nghĩa này ở đây rộng hơn nhiều nhưng nó có thể bao gồm lòng tin tôn giáo. Khi đo lường kết quả sức khỏe tâm thần Mãori, giáo sư Mason Durie thừa nhận rằng có nhiều thách thức khi định nghĩa chiều tinh thần (taha wairua). Ông ta miêu tả taha wairua theo kiểu không đòi hỏi phải có những điểm tham chiếu về văn hóa hoặc tôn giáo rõ ràng, điều này có thể cho phép tiếp cận được nhiều người nghe hơn Durie mô tả taha wairua là sự kết hợp “kinh nghiệm của những cuộc gặp gỡ giữa những người mang lợi ích chung, một ý nghĩa đồng cảm với môi trường, tiếp cận với di sản và toàn vẹn văn hóa” Sức khỏe tinh thần có thể bị ảnh hưởng khi hoạch định làm 1 con đường mới ở nơi thiêng liêng đối với người Mãori hay có ý nghĩa lịch sử. Sức khỏe gia đình và cộng đồng là hai hình thức có liên quan chặt chẽ nhau trong gia đình và mang ý nghĩa tự hào và liên quan đến cộng đồng nào đó
- Khái niệm whānau ora, gia đình mạnh khỏe, là trung tâm của chiến lược y tế Maori, He Korowai Oranga. Chiến lược đó nhận ra ảnh hưởng mà những chính sách công tác động trên sức khỏe và an sinh của whānau và kêu gọi ngành công cộng chịu trách nhiệm phần mình hỗ trợ tình trạng sức khỏe của whānau. Bộ y tế sẽ triển khai các công cụ đánh giá tác động dựa vào hướng dẫn này để đánh giá chuyên biệt những tác động của các chính sách trên whānau aura Y tế công cộng HIA cũng đưa ra khái niệm YTCC. YTCC là duy trì con người khỏe mạnh và cải thiện sức khỏe của các quần thể. YTCC được định nghĩa là môn khoa học và nghệ thuật phòng bệnh, kéo dài cuộc sống và nâng cao sức khỏe thông qua các nỗ lực có tổ chức của xã hội Phần lớn các tiến bộ về tuổi thọ và chất lượng cuộc sống hơn 150 năm qua có thể được cho là do các nỗ lực to lớn có tổ chức của xã hội hơn là do tiến bộ về chăm sóc sức khỏe. Các can thiệp xã hội đã góp phần quan trọng cho YTCC tốt hơn YTCC không phải tương tự như các dịch vụ y tế từ quĩ công, mặc dù 2 từ này thường bị lầm lẫn. Các dịch vụ y tế từ quĩ công bao gồm tất cả các dịch vụ sức khỏe và hỗ trợ người tàn tật có quĩ từ nguồn thuế. Gồm các dịch vụ YTCC (Ví dụ, các chương trình cai thuốc lá) và các dịch vụ sức khỏe cá nhân (các dịch vụ đến từng cá nhân-ví dụ như các dịch vụ bệnh viện) Ở New Zealand, các tổ chức như các Ban y tế quận huyện (DHB) và chính quyền địa phương ngày càng phải coi sức khỏe của cộng đồng của họ là một phần vai trò của họ. Đạo luật chính quyền địa phương 2002 đòi hỏi chính quyền địa phương phải tính toán đến an sinh cộng đồng và phải đóng một vai trò lớn hơn về mặt sức khỏe. HIA sẽ là một kỹ thuật quan trọng để hỗ trợ những tổ chức này xem xét sức khỏe quần thể Có thể tiếp cận được kỹ năng chuyên môn YTCC tại các Đơn vị YTCC của DBF, các khoa YTCC ở các trường đại học, Hiệp hội YTCC của New Zealand, Diễn đàn nâng cao sức khỏe của New Zealand, và các tổ chức phi chính phủ có liên quan chẳng hạn như Quĩ AIDS New Zealand, một số tổ chức cá nhân và Ủy ban tư vấn YTCC
- Các yếu tố quyết định và các hệ quả sức khỏe HIA đưa ra những khái niệm yếu tố quyết định sức khỏe và các hệ quả sức khỏe. Điều quan trọng là hiểu được những từ này và mối liên quan giữa chúng Điều ngày càng được chấp nhận là sức khỏe của quần thể không chủ yếu được quyết định bởi các dịch vụ sức khỏe hay sự lựa chọn lối sống cá nhân mà chủ yếu do ảnh hưởng của xã hội, văn hóa, kinh tế và môi trường. Việc hiểu rõ các loại yếu tố góp phần vào sức khỏe của quần thể có thể giúp chúng ta nhận biết cách phát triển chính sách để đạt được tối đa các tác động tích cực trên sức khỏe và an sinh của quần thể và trên các bất bình đẳng y tế Sức khỏe được quyết định bởi hàng loạt các ảnh hưởng từ độ tuổi, giới tính và các yếu tố di truyền thông qua các hành vi cá nhân, đến các bối cảnh xã hội, văn hóa và kinh tế mà con người đang sống. Những bối cảnh này có ảnh hưởng lớn nhất trên sức khỏe của quần thể Những dạng yếu tố quyết định sức khỏe có thể được xem xét khi áp dụng HIA là: • Các yếu tố xã hội và văn hóa (ví dụ: hỗ trợ, tham gia xã hội, tiếp cận tài nguyên văn hóa chẳng hạn như marae) • Các yếu tố kinh tế (ví dụ: mức thu nhập, tiếp cận việc làm) • Các yếu tố môi trường (ví dụ: sử dụng đất, chất lượng không khí) • Các dịch vụ dựa vào quần thể (các dịch vụ sức khỏe và cho người tàn tật, các dịch vụ thư giãn) • Các yếu tố cá nhân/hành vi (ví dụ: hoạt động thể chất, hút thuốc) • Các yếu tố sinh học (ví dụ: tuổi sinh học) Một số yếu tố quyết định gần gũi với cá nhân (chẳng hạn như các yếu tố sinh học hoặc lối sống), trong khi đó các yếu tố khác thì xa hơn (các yếu tố xã hội, văn hóa và kinh tế) và tác động của nó gây ra thông qua các yếu tố gần. Ví dụ: thu nhập thấp của 1 người có thể cản trở họ tiếp cận thực phẩm lành mạnh chẳng hạn như trái cây, rau mà lần lượt có thể góp phần tăng tính cảm thụ nhiễm trùng hay bệnh tim mạch và tiểu đường Từ “hệ quả sức khỏe” được dùng mang ý nghĩa là “dẫn đến tình trạng sức khỏe của các cá nhân, các nhóm trong quần thể hoặc quần thể toàn bộ”. Ví dụ: những hệ quả sức khỏe tiêu cực bao gồm những tình trạng sức khỏe như tiểu đường hoặc hen suyễn và các chấn thương từ hàng loạt nguyên nhân như đụng xe máy hoặc tai nạn thể thao. Hệ quả sức khỏe tích cực có thể đạt được mức khỏe mạnh thể chất hay tình trạng cảm xúc tích cực Các yếu tố quyết định sức khỏe góp phần đến các hệ quả sức khỏe theo nhiều cách khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp và thường phối hợp với các yếu tố nguyên nhân hoặc yếu tố trung gian khác. Ví dụ khác, một người có thể sống với điều kiện nhà ở dưới tiêu chuẩn do thu nhập thấp và lúc đó các yếu tố này kết hợp có thể dẫn đến việc làm xấu đi bệnh hô hấp đã có trước đây chẳng hạn như hen suyễn hay viêm phế quản. Chuỗi nguyên nhân thường phức tạp và do đa yếu tố- hiếm khi chỉ có vài yếu tố liên quan như trong ví dụ được đơn giản hóa này Sơ đồ sau đưa ra một số chuỗi nguyên nhân có thể giữa một sự thay đổi trong chính sách (dự thảo chính sách thuê nhà có liên quan đến thị trường) và các hệ quả sức khỏe
- Hình 2 Những chuỗi nguyên nhân có thể xảy ra giữa sự thay đổi chính sách nhà ở và hệ quả sức khỏe bất lợi Tăng số người Tăng số người Bệnh hô hấp sống khu nhà ở sống trong điều tăng lên. Ví dụ, dưới tiêu chuẩn kiện lạnh lẽo hen PQ, viêm và ẩm thấp phế quản Bấp bênh Sức khỏe tâm nhà ở stress thần xấu đi Dự thảo giá Tiếp cận thuê nhà theo giá thuê Giảm thu chăm sóc sức Sức khỏe thị trường đối cao hơn nhập còn lại khỏe giảm xấu đi với nhà ở sở hữu Nhà nước Bệnh nhiễm trùng tăng lên. Ví dụ: bệnh Quá đông não mô cầu Sức khỏe tâm stress thần xấu đi HIA có liên quan đến các hệ quả sức khỏe theo cả 2 nghĩa sức khỏe quần thể toàn bộ và những khác biệt giữa các nhóm hoặc bất bình đẳng y tế Bất bình đẳng y tế Phần quan trọng của HIA là dự báo những tác động tiềm tàng của các chính sách trên các bất bình đẳng y tế Ở New Zealand, cũng như các quốc gia khác có những bất bình đẳng y tế trong những nhóm kinh tế-xã hội, nhóm chủng tộc, những người sống ở những vùng địa lý khác nhau và giới tính nam-nữ. Những yếu tố này tương tác nhau và dẫn đến những tác động tích lũy thông qua cuộc sống và qua các thế hệ. Những bất bình đẳng y tế không phải là ngẫu nhiên. Nó là bằng chứng cho thấy những nhóm bất lợi về mặt xã hội có sức khỏe kém hơn và tiếp cận những dịch vụ sức khỏe tồi hơn Những nguyên nhân chính của bất bình đẳng y tế là những bất bình đẳng trong phân phối, và sự tiếp cận về những nguồn tài nguyên quan trọng như thu nhập, giáo dục, việc làm và nhà ở Một dạng bất bình đẳng kinh tế-xã hội là việc khám phá ở New Zealand triển vọng sống sút giảm khi sự nghèo khổ ở khu vực cư trú tăng lên. Những bất bình đẳng y tế theo địa lý có thể tác động thông qua các yếu tố như tiếp cận các dịch vụ y tế, tính sẵn có của thực phẩm an toàn, giá cả phải chăng, an toàn giao thông và mạng lưới vận tải, chất lượng và tính thích đáng về nhà ở.
- Tác động của bản sắc dân tộc có liên quan gần với yếu tố quyết định sức khỏe thuộc nhóm xã hội và kinh tế. Ở New Zealand, người Māori ở mọi mức độ kinh tế-xã hội có tình trạng sức khỏe kém hơn không phải người Māori. Những bất bình đẳng dân tộc kéo dài gợi cho thấy còn có những đặc điểm khác của xã hội chúng ta tạo ra sức khỏe kém ở Māori và các nhóm người khác như các dân tộc Thái Bình Dương. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có tổ chức, các tác động của việc thực dân hóa và tước đoạt đất đai (ví dụ: bằng cách thu hẹp nền kinh tế Māori và giảm ảnh hưởng chính trị Māori) có thể đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần tạo ra các bất bình đẳng Sự đánh giá bất bình đẳng y tế là phần cần thiết của HIA Hiệp ước Waitangi Hiệp ước Waitangi tạo thành một phần quan trọng của bối cảnh New Zealand cho HIA. Đó là văn kiện nền móng của New Zealand và có một vị trí quan trọng trong pháp lý về y tế và môi trường chính sách công rộng hơn. Hiệp ước này có ý nghĩa đối với cả hai Crown và Māori, và HIA là một phương tiện tiềm năng để giúp bảo đảm các chính sách nhằm vào các tác động này Những khác biệt giữa Māori và văn bản tiếng Anh của Hiệp ước Waitangi dẫn đến việc hiểu khác nhau về ý nghĩa của Hiệp ước. Những khác biệt này cộng với việc cần thiết áp dụng Hiệp ước vào những trường hợp hiện tại đã khiến Quốc hội phải tham khảo các nguyên tắc của Hiệp ước về mặt pháp lý, hơn là các văn bản Hiệp ước. Đạo luật YTCC và người tàn tật New Zealand 2000 phần 1 đoạn 4 nói rõ: “Để nhận biết và tôn trọng các nguyên tắc của Hiệp ước Waitangi và theo quan điểm cải thiện hệ quả sức khỏe đối với người Maori, phần 3 đưa ra những cơ chế cho phép người Maori đóng góp để ra quyết định trên và tham gia vào phân phối các dịch vụ y tế và cho người tàn tật” Không có điểm tham chiếu nào định nghĩa các nguyên tắc của Hiệp ước Waitangi. Tuy nhiên, ở ngành y tế có 3 nguyên tắc lấy từ Ủy ban Hoàng gia về chính sách xã hội (Royal Commission on Social Policy) thường được sử dụng nhất. He Korowai Oranga, chiến lược y tế Maori, soạn thảo công phu cho mỗi nguyên tắc như sau: • Sự cộng tác: cùng làm việc với các cộng đồng iwi, hapū, whānau và Māori để triển khai các chiến lược để đạt được sức khỏe Moari và các dịch vụ y tế và người tàn tật thích hợp • Sự tham gia: người Maori liên quan đến các cấp của ngành, trong quyết định, hoạch định, triển khai và phân phối các dịch vụ y tế và người tàn tật • Sự bảo vệ: làm việc để bảo đảm người Māori ít nhất có mức sức khỏe giống như không là người Māori và bảo vệ các khái niệm, giá trị và thực tiễn văn hóa Māori Đối với quan điểm mở rộng về nguyên tắc của Hiệp ước, tham khảo Te Puni Kōkiri, Chen hoặc Durie Đối với các câu hỏi giúp thẩm định một chính sách theo nguyên tắc Hiệp ước, coi phần thẩm định của tài liệu này
- Thực hiện HIA như thế nào? Phaàn naøy cuûa höôùng daãn seõ ñöa ra caùch thöïc hieän töøng giai ñoaïn sau ñaây: 1) Saøng loïc 2) Xaùc ñònh phaïm vi 3) Thaåm ñònh vaø baùo caùo – giai ñoaïn naøy bao goàm: a) Hai coâng cuï ñaùnh giaù – ngöôøi söû duïng choïn vaø aùp duïng moät trong nhöõng coâng cuï naøy b) Giai ñoaïn “ñaùnh giaù taùc ñoäng” – ñöôïc hoaøn taát sau khi aùp duïng coâng cuï thaåm ñònh c) Trieån khai vaø baùo caùo nhöõng khuyeán caùo ñeå boå sung ñeà xuaát chính saùch 4) Ñaùnh giaù Thöïc hieän HIA nhö theá naøo? Phaàn naøy thaûo luaän theo thöù töï töøng giai ñoaïn trong 4 giai ñoaïn HIA vaø ñöa ra höôùng daãn laøm theá naøo ñeå thöïc hieän töøng giai ñoaïn. Hai coâng cuï thaåm ñònh löïa choïn ñöôïc trình baøy ôû giai ñoaïn thaåm ñònh vaø baùo caùo. Ngöôøi söû duïng chæ aùp duïng moät trong 2 coâng cuï. Boán giai ñoaïn trong tieán trình HIA laø: 1.Saøng loïc 2.Xaùc ñònh phaïm vi 3.Thaåm ñònh vaø baùo caùo 4.Ñaùnh giaù Chuù yù laø giai ñoaïn thaåm ñònh vaø baùo caùo goàm 3 phaàn 1) Choïn 1 coâng cuï ñaùnh giaù, sau ñoù 2) Hoaøn taát giai ñoaïn ñaùnh giaù taùc ñoäng, vaø 3) Phaùt trieån nhöõng khuyeán caùo thöïc tieãn ñeå taêng cöôøng nhöõng taùc ñoäng tích cöïc vaø giaûm nheï taùc ñoäng tieâu cöïc Maëc duø nhöõng giai ñoaïn naøy ñöôïc trình baøy thaønh nhöõng phaàn rieâng bieät nhöng noù ñöôïc ghi nhaän laø moät tieán trình laäp ñi laäp laïi. Nhöõng giai ñoaïn coù theã truøng laáp vaø moãi giai ñoaïn coù theå ñöôïc laëp laïi Vieäc söû duïng chính thöùc nhöõng phöông phaùp tieáp caän môùi ñeå ñaùnh giaù chính saùch nhö HIA coù theå thaùch thöùc söï chuaån bò trieån khai chính saùch hieän coù. Nhöõng nhaø hoaïch ñònh chính saùch coù theå lo ngaïi ñeán vieäc keùo daøi thôøi gian phaùt trieån chính saùch hoaëc ñöa nhöõng nhoùm ngöôøi khaùc vaøo tieán trình. Moät caùch ñeå giaûm söï lo ngaïi khi söû duïng HIA vaø ñaït nhieàu lôïi ích laø baét ñaàu HIA ôû giai ñoaïn sôùm cuûa tieán trình chính saùch vôùi thôøi gian vaø nguoàn taøi nguyeân ñöôïc phaån boå cho HIA. Ñieàu cuõng quan troïng ñoái vôùi nhöõng nhaø hoaïch ñònh chính saùch laø thaáy ñöôïc giaù trò vieäc söû duïng HIA laø kyõ thuaät thích hôïp ñeå thöïc hieän coâng vieäc (baèng caùch laøm noåi baät aûnh höôûng coù theå coù treân con ngöôøi ), khaùc hôn laø caùi gì ñoù aùp ñaët töø beân ngoaøi. Xaùc ñònh chính saùch cho HIA Caàn thieát phaûi noùi roõ chính saùch tuaân thuû theo HIA. HIA luoân luoân xem xeùt ít nhaát 2 löïa choïn – ví duï, so saùnh phöông höôùng haønh ñoäng môùi vôùi vieäc giöõ nguyeân hieän traïng Troïng taâm cuaû HIA laø ñaùnh giaù heä quaû löôøng tröôùc cuûa chính saùch veà taùc ñoäng cuûa noù treân söùc khoûe coâng ñoàng Neáu chính saùch ñöôïc bieåu hieän döôùi keát quaû (Output) hôn laø daïng heä quaû (outcome), luùc ñoù caàn phaûi theâm vieäc nöõa laø môû roäng nhöõng vieãn caûnh veà nhöõng keát quaû naøo coù theå taïo ra. Nhöõng keát quaû naøy ñöôïc söû duïng laøm ñaïi dieän cho chính saùch ñeå coù theå phaân tích hieäu quaû hôn khi söû duïng HIA. Moät ví duï sau ñaây: Cấp bằng bảo hộ phát hiện DNA người Ngöôøi ta aùp duïng HIA trong nghieân cöùu veà vieäc caáp baèng bảo hộ phát hiện DNA ngöôøi, caâu hoûi sau ñaây laø cô sôû cuûa HIA:
- Chính saùch hieän haønh chaáp nhaän caáp baèng bảo hộ phát hiện chuoãi DNA ngöôøi gaây ra taùc ñoäng söùc khoûe tieàm taøng naøo vaø caùc chöùc naêng sinh hoïc cuûa chuoãi DNA? Thoaït ñaàu ngöôøi ta nghó raèng caâu hoûi naøy seõ laø cô sôû chaéc chaén cho HIA. Tuy nhieân, khi aùp duïng laêng kính söùc khoûe, ngöôøi ta thaáy roõ laø nhöõng taùc ñoäng söùc khoûe tieàm taøng seõ phuï thuoäc vaøo haønh vi hieän taïi vaø töông lai cuûa nhöõng ngöôøi giöõ baèng saùng cheá (hoï coù thöïc thi baèng saùng cheá khoâng, hoï tính giaù bao nhieâu, hay hoï haønh ñoäng treân cô sôû thöông maïi hoaøn toaøn vaø thöïc thi baèng saùng cheá ñeå ñaït lôïi nhuaän toái öu khoâng) Vì vaäy, ngöôøi ta ñoàng yù nhöõng giaû ñònh sau ñaây vaø söû duïng chuùng laøm cô sôû ñeå aùp duïng laêng kính söùc khoûe: • Giaû ñònh raèng trong töông lai nhöõng baèng saùng cheá seõ ñöôïc ñieàu khieån theo loái thöông maïi ñeå ñaït lôïi nhuaän toái ña (vieãn caûnh “tình huoáng xaáu nhaát” nhöng thöïc teá) • Giaû ñònh raèng giaù cuûa thöû nghieäm gen seõ taêng leân do vieäc caáp baèng saùng cheá Sô ñoà döôùi ñaây chæ ra caùc giai ñoaïn trong tieán trình HIA aùp duïng cho caùc chính saùch töø giai ñoaïn sôùm: Hình 3: Tieán trình HIA Quyết định 1 Bảng kiểm sàng lọc Saøng lọc Có cần HIA không ? Thêm thông tin Không chắc không XĐ Phạm vi có Quyết định 2 Mức độ HIA nào là Bảng kiểm XĐ phạm vi thích hợp nhất? Lăng kính sức khỏe Thẩm định sức khỏe Thẩm định Sử dụng công cụ đã chọn để: - Đánh giá bằng chứng - Thiết lập các tác động ưu tiên Báo cáo và tiến trình Khuyến cáo và chứng minh lượng giá của lựa chọn hành động là đúng HIA Lượng giá tác động của HIA
- Hướng dẫn Bắt đầu – – những lời khuyên thực tiễn khi áp dụng HIA Bắt đầu những lời khuyên thực tiễn khi áp dụng HIA • • Bắt đầu tiến trình HIA khi khi triển khai những lựa chọn chính sách thay thế.đề xuất chính sách Bắt đầu tiến trình HIA khi triển khai lựa chọn chính sách. Ghi nhận: một Hãy ghi nhận rằng một đề xuất chính đến hiệnthể liên quan đến hiện trạng có thể liên quan sách có trạng • • Phải hiểu rõ chính sách được đề xuất và thay thế chính sách (ví dụ: hiện trạng) Phải hiểu rõ chính sách được đề xuất và thay thế chính sách (ví dụ: hiện trạng) • • Biện minh rành mạch cho công việc và tìm kiếm người bảo trợ cấp cao có quyền quyền đối với Biện minh công việc rành mạch và tìm kiếm người bảo trợ cấp cao có thể trao với dự án. Áp dụng án. Áp dụng HIA trong vực chính sách ngoài y sách ngoài y tế có số phản kháng khi nó dự HIA trong những lãnh những lãnh vực chính tế có thể vấp một thể vấp một số phản được hiểu lànó thích đáng,là ít thíchgian hoặc tốn tiền hoặc tốn tiền kháng khi ít được hiểu tốn thời đáng, tốn thời gian • • Tập trung vào các hệ quả chính sách, hoặc nếu chưa rõ, hãy triển khai và sử dụng những viễn Tập trung vào các hệ quả chính sách, hoặc nếu chưa rõ, hãy triển khai và sử dụng những viễn ảnh ảnh • • Sử dụng những nhóm đánh giá đa khung bao gồm những chuyên gia YTCC ở nơi có thể. thể. Sử dụng những nhóm đánh giá đa khung bao gồm những chuyên gia YTCC ở nơi nào có Nếu nhóm nhómnội bộnội bộ không thànhthực hiện HIA thì hãy dùng dùng người thực hành HIA có Nếu HIA HIA không thành thạo thạo thực hiện HIA thì hãy người thực hành HIA có kinh nghiệm hoặc bảo đảm những có những người trong nhómkhóa đào khóa đào tạo HIA kinh nghiệm hoặc bảo đảm người trong nhóm tham dự tham dự tạo HIA • • Nếu người Maori không lãnh đạo nhóm thực hiện HIA thì điều quan trọng là trong nhóm HIA Nếu người Maori không lãnh đạo nhóm thực hiện HIA thì điều quan trọng là trong nhóm HIA phải có người Maori phải có người Maori • • Chuẩn bịbị để nghiên cứu 1 số vấn đề vì thường có khoảng trống thông tin và kiến thức Chuẩn để nghiên cứu 1 số vấn đề vì thường có khoảng trống thông tin và kiến thức • • Sự liên lạc có hiệu quả là phần không thể thiếu của HIA, đặc biệt là giữa nhân viên thực hiện Sự liên lạc có hiệu quả là phần không thể thiếu của HIA, đặc biệt là giữa nhân viên thực hiện HIA và các bên có liên quan HIA và các bên có liên quan • Bảo đảm mối quan hệ tốt ở mức chỉ đạo, cũng như ở mức nhân viên và công chức. Nếu 1 cơ quan hợp tác làm việc với 1 cơ quan khác về HIA, cần phải có những cuộc họp trực tiếp giữa các cơ quan chỉ đạo cũng như sự hợp tác ở mức độ công chức Điều quan trọng là phải hiểu rõ HIA có thể giúp tiến trình hoạch định chính sách của bạn như thế nào. Kemm (2000) xác định một số cách là tăng giá trị. HIA có thể: - xác định những yếu tố tích cực và tiêu cực cần phải xác định - định lượng độ lớn của các ảnh hưởng chính xác hơn - làm rõ bản chất các thỏa hiệp trong việc hoạch định chính sách - chấp nhận biện pháp tốt hơn làm giảm nhẹ những ảnh hưởng có hại và tăng cường các ảnh hưởng tích cực. - thực hiện tiến trình ra quyết định minh bạch hơn với sự tham gia các bên có liên quan - thay đổi văn hóa để các nhà hoạch định chính sách luôn luôn cân nhắc vấn đề sức khỏe Phần sau sẽ tiếp tục thảo luận từng giai đoạn trong 4 giai đoạn của HIA chi tiết hơn Giai đoạn 1: sàng lọc Sàng lọc là giai đoạn đầu tiên và căn bản trong tiến trình HIA. Nó nên được áp dụng trong tất cả các trường hợp, bất kể là chính sách đặc biệt nào được xem xét, hay các công cụ thẩm định nào được sử dụng Chức năng chủ yếu của giai đoạn sàng lọc đóng vai trò là một tiến trình chọn lựa để nhanh chóng đánh giá các chính sách có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của quần thể và từ đó xem xét có cần thiết ( hay không cần thiết) tiến hành HIA không. Bằng việc xem xét bản chất và mức độ tác động sức khỏe có thể có mà quyết định có cần thiết tiến hành HIA hay không Ai thực hiện tiến trình sàng lọc sẽ phụ thuộc vào chính sách và bối cảnh tổ chức đang được nói đến. Mặc dù theo lý tưởng, nên để một số người thực hiện qui trình sàng lọc, nhưng không có phương pháp tiếp cận đơn lẻ nào là tốt nhất. Có thể mời các chuyên gia ở bên ngoài tổ chức (ví dụ như những chuyên gia hoặc viện sĩ YTCC) cùng phối hợp thực hiện công việc sàng lọc. Điều quan trọng là phải có ít nhất một người trong nhóm sàng lọc này (tốt nhất là tất cả mọi người trong nhóm) hiểu biết rõ về các yếu tố quyết định sức khỏe (xem chương về những yếu tố quyết định sức khỏe trong « những gì bạn cần biết ? » để có bảng danh sách hoàn chỉnh hơn về những yếu tố quyết định sức khỏe được chọn ta xem bảng 3 trong phần lượng giá và báo cáo) Trong một số trường hợp, ở nhóm quan tâm đặc biệt hoặc nhóm đại diện cộng đồng xuất hiện những vấn đề mà đa số những người trong cộng đồng đặc biệt đó không có. Mặt khác trong một số
- tình huống, sự hiểu biết giới hạn về những tác động tiềm tàng trên sức khỏe đồng nghĩa với sự không quan tâm của cộng đồng. Trong trường hợp này, vẫn có thể đánh giá HIA Bảng 1 trang 25 là bảng kiểm giúp cho những người sử dụng đánh giá có cần thực hiện HIA không ? Bảng này được thiết kế để giúp bạn quyết định xem HIA có cần thiết và phù hợp không. Có thể có ba kết luận khác nhau: 1/ Cần thiết tiến hành HIA 2/ Không cần thiết tiến hành HIA nhưng có thể thực hiện những khuyến cáo để cải thiện những tác động tiêu cực trên sức khỏe 3/ Chưa thể quyết định thế này hay thế kia do thông tin chưa đầy đủ. Nếu thông tin hiện có chưa đủ để quyết định,việc sàng lọc nên được lập lại khi thu thập thông tin đầy đủ hơn Hướng dẫn : Đối với mỗi thành phần chính sách, mỗi lựa chọn chính sách, hay viễn tưởng chuỗi hệ quả chính sách: - Kiểm tra kỹ bảng kiểm sàng lọc và khoanh tròn một trong 3 câu trả lời « có », « không » ‘Không biết » - Sau đó với mỗi câu hỏi, lượng giá mức độ chắc chắn câu trả lời của bạn bằng cách phân loại « cao » « trung bình », « thấp » - Giai đoạn cuối cùng là kết luận dựa vào thông tin trong bảng. Khi mọi tình huống khác nhau, điều quan trọng là sử dụng sự khôn ngoan từ kinh nghiệm thực tế. Kết luận có nên làm HIA hay không thì dựa vào bảng gợi ý. Nếu đa số câu trả lời của bạn là có (YES) hoặc không biết (DON’T KNOW) bạn nên nghĩ đến tiến hành HIA - Nếu có nêu được những ý tưởng hay về tác động, cải tiến hoặc giảm nhẹ, hãy ghi nhận để xem xét sau này trong giai đoạn đánh giá và báo cáo - Điều quan trọng là phải suy nghĩ rất rộng về những gì ảnh hưởng đến sức khỏe và an sinh vào giai đoạn sớm này. Tham khảo bảng 3 trong phần đánh giá để giúp nhận biết những ảnh hưởng này - Viết ra quyết định là một phần trong ghi nhận tổng thể của quá trình HIA Kết quả của bảng giúp xác định có nên thực hiện HIA hay không.Thông tin nhận được có thể hữu dụng để đánh giá có quyết định thực hiện HIA không ( hoặc quyết định không tiến tới giai đoạn kế tiếp). Nếu tiến trình này đưa đến quyết định thực hiện HIA thì tiến hành giai đoạn kế tiếp là Xác định phạm vi Bảng 1 : bảng kiểm sàng lọc Đặt câu hỏi Trả lời ở đây Theo bạn biết Nên làm HIA Không cần làm HIA Đánh giá mức độ chắc chắn câu trả lời cho các câu hỏi (cao, trung bình, thấp) Việc thay đổi chính sách có/ không biết không theo đề xuất có khả năng mang những tác động tích cực đến sức khỏe hay không? (hãy suy nghĩ xem sự thay đổi chính sách sẽ tác động đến các yếu tố quyết định sức khỏe như yếu tố kinh tế xã hội, yếu tố môi trường hoặc là lối sống hay không? xem bảng 3 ở phần thẩm định) Việc thay đổi chính sách có/ không biết không theo đề xuất có khả năng mang những tác động tiêu cực đến sức khỏe hay không? Những tác động tiêu cực có/ không biết không tiềm tàng trên sức khỏe có
- thể ảnh hưởng đến số đông con người hay không?(bao gồm cả việc xem xét những tác động trong tương lai và qua nhiều thế hệ) Những tác động tiêu cực có/ không biết không tiềm tàng trên sức khỏe có thể gây chết, tàn tật hoặc nhập viện không? Những tác động tiêu cực có/ không biết không trên sức khỏe có thể gia tăng một cách bất tương xứng ở những nhóm thiệt thòi hay dễ bị nguy hiểm trong quần thể không? (Suy nghĩ những nhóm nào trong quần thể có thể bị tác động) Những tác động tiêu cực có có/ không biết không chiều hướng gia tăng một cách mất cân đối ở người Maori hay không? Có những mối quan tâm của có/ không biết không cộng đồng về những tác động tiềm tàng trên sức khỏe do sự thay đổi chính sách không? Có điều gì không chắc chắn có/ không biết không về những tác động tiềm tàng trên sức khỏe không? Có sự ủng hộ từ những có/ không biết không người hoạch định chính sách hay sự ủng hộ chính trị bên trong tổ chức thực hiện HIA hay không? Bước kế tiếp Sau khi hoàn thành bảng này, quyết định xem có cần thiết tiến hành HIA không. Nếu có, thực hiện giai đoạn kế tiếp là giai đoạn xác định phạm vi Giai đoạn 2: Xác định phạm vi Xác định phạm vi nhằm tạo cơ sở để thực hiện HIA. Mục đích là làm nổi bật các vấn đề chính cần được xem xét để xác định và định dạng HIA, và để sang một bên các vấn đề khác làm lãng phí thời gian và tiền bạc không phục vụ cho các vấn đề chính. Xác định phạm vi chỉ đơn giản là quản lý dự án tốt. Một số phương diện đặc biệt cần xem xét trong xác định phạm vi là những mối quan tâm của công đồng về việc đề xuất chính sách, cũng như mối quan tâm về kỹ thuật, và những câu hỏi thực tế về tổ chức như thế nào để thực hiện HIA. Hướng dẫn Trong giai đoạn này bạn sẽ: 1 / viết một kế hoạch đánh giá (hoặc kế hoạch dự án) để bắt đầu công việc 2 / quyết định chiều sâu của HIA và sử dụng công cụ đánh giá nào HIA là một quá trình lặp đi lặp lại và xác định phạm vi có thể liên tục trong suốt quá trình HIA. Ví dụ, nếu thông tin mới xuất hiện gây nghi ngờ những giả định trước đó, bạn có thể trở lại giai đoạn xác định phạm vi sau đó và tái- xác định phạm vi ( re- scope) công việc theo một cách nào đó. Nó giúp để nhớ rằng hiếm khi có thể xác định tất cả các vấn đề liên quan Một mục tiêu đặc thù của quá trình xác định phạm vi là xác định giới hạn của công việc (cần cả qui
- mô lẫn chiều sâu của phân tích), và mối liên quan với công việc khác như thế nào. Các mục tiêu cho công việc phải được xác định. Việc xác định các tài nguyên cần cho HIA cũng rất quan trọng, bao gồm xác định nhóm dự án Dựa trên các câu trả lời cho những câu hỏi trên (và bất kỳ những vấn đề liên quan khác), một kế hoạch đánh giá có thể được soạn thảo để đưa ra các thông số cho công việc. Điều này sẽ giúp thiết lập chính xác những gì sẽ liên quan đến công việc, những ai sẽ thực hiện công việc, và khi nào công việc sẽ được thực hiện (tức là tiến trình phân biệt với nội dung) Tiến trình HIA có hai chức năng: 1 / Quyền sở hữu (ownership), đảm bảo rằng các nhà hoạch định chính sách có ý thức về quyền sở hữu của quá trình HIA, xem HIA như một phần của chương trình nghị sự của họ và đảm bảo rằng họ nghiêm túc xem xét các kết quả của HIA 2 / Đánh giá – thực hiện công việc HIA Chức năng quyền sở hữu đòi hỏi một hoặc hai nhà hoạch định chính sách hoặc quản lý cấp cao chịu trách nhiệm về HIA (hoặc đối với HIA lớn, có thể yêu cầu một hội đồng quản trị dự án). Đối với chức năng thứ hai, đòi hỏi một nhóm làm việc của những nhà hoạch định chính sách hoặc các nhà thầu là những người thực sự làm công việc đó Lựa chọn người thích hợp để tham gia vào nhóm thực hiện HIA là rất quan trọng - thường là phải chọn người trình độ kỹ thuật hoặc chuyên gia có kinh nghiệm. Có lẽ tốt nhất là hạn chế nhóm này ở những người liên quan đến công việc "thực hành" hơn là bao gồm các cố vấn. Trong một số trường hợp, nó có thể hữu ích khi có một nhóm tư vấn bổ sung để nhận xét về công việc khi công việc tiến triển Ghi lại cách thức làm việc cũng rất quan trọng. Ví dụ, bạn có thể xem xét băng ghi những sự kiện quan trọng như hội thảo hay cuộc họp tham vấn Việc triển khai chiến lược tham gia và giao tiếp là một phần của kế hoạch đánh giá, nó quan trọng ngay cả nếu nó chỉ liên quan đến một nhóm chuyên gia hay tổ chức giới hạn. Bản chất và mức độ tham gia theo yêu cầu sẽ phụ thuộc vào chính sách đang được nói đến. Nếu người Maori không đứng đầu thực hiện HIA, thì điều quan trọng là đưa người Maori làm thành viên của đội HIA Cuối cùng, điều quan trọng là phải xem xét vấn đề lượng giá HIA là phần công việc xác định phạm vi Ví dụ: - HIA sẽ được lượng giá như thế nào để cho thấy nó đã được thực hiện tốt chưa và có thêm điều gì cho chất lượng của quyết định chính sách? - các nguồn lực liên quan việc đánh giá công việc là gì? - việc lượng giá công việc xác thực như thế nào? Việc lượng giá cần có sự phản ánh về quy trình và nhận phản hồi từ các nhà hoạch định chính sách để xem HIA đáp ứng yêu cầu của họ đến mức độ nào. Bộ câu hỏi gợi ý giúp cho việc này sẽ được cung cấp trong chương đánh giá (eveluation section) Hướng dẫn:(guidance) Xác định phạm vi - bắt đầu: một số câu hỏi có thể được yêu cầu để giúp thực hiện tiến trình xác định phạm vi bao gồm: - mục đích và mục tiêu của HIA? - phạm vi và các giới hạn của HIA? + Điều gì được đưa vào và bị loại trừ? + Giới hạn về thời gian và địa điểm? + Khi nào sẽ thực hiện đánh giá? + Thời gian thực hiện bao lâu? - Ai sẽ thực hiện HIA và cần có kỹ năng gì? - Các bên liên quan nào tham gia vào việc đánh giá chính sách? - Phạm vi địa lý của HIA? (nghĩa là cộng đồng nào đang được xem xét – một vùng đặc biệt hay khu vực chính quyền địa phương, toàn bộ New Zealand, gia đình có con cái ở New Zealand?) - Phạm vi thời gian của HIA? (nghĩa là bạn quan tâm đến 5 năm tới hoặc những gì xảy ra trong 20 năm?) Bạn sẽ giảm mức tác động trong tương lai bao nhiêu? - Nếu toàn bộ chính sách không được đánh giá, thì những phần nào của chính sách được đánh giá? - Sẽ sử dụng chính sách so sánh nào đối với HIA: lựa chọn chính sách thay thế, hoặc so sánh với hiện trạng? - Những dữ liệu nào có sẵn, hoặc cần thu thập, để giúp mô tả những lựa chọn chính sách thay thế
- hoặc tình trạng hiện tại? - Nếu những hệ quả của chính sách này vẫn chưa được biết, cần phải đưa ra 1 số giả định để dự đoán các hệ quả có thể xảy ra? - Những mối quan tâm nào của cộng đồng về lĩnh vực chính sách được nêu ra? - Ai là những người quan trọng để tham khảo ý kiến như là một phần HIA? (Hãy suy nghĩ 1 cách có hệ thống ai là người quan trọng có liên quan) - Kế hoạch đánh giá có thể được soạn thảo để đưa ra những cột mốc chính và khung thời gian của HIA không? - Các thông số nào để lượng giá HIA? - Ngân sách và các nguồn tài trợ nào cho HIA và những việc liên quan ? - Những phương pháp nào có thể được sử dụng trong HIA? (Xem giai đoạn thẩm định để có câu trả lời ban đầu cho câu hỏi này) - Có những mối liên hệ nào có liên quan đến những thủ tục pháp luật (ví dụ, qui trình chấp thuận về nguồn tài nguyên [phần 32 của Đạo luật quản lý nguồn tài nguyên], phân tích về giới, các thủ tục cần tư vấn, các báo cáo về tác động mang tính pháp lý) Quyết định mức độ HIA Có thể được sử dụng những công cụ HIA khác nhau để kiểm tra chính sách tương đối chi tiết. Những công cụ đó có thể thực hiện từ một lượng giá ngắn gọn đến HIA toàn diện hơn. Trong tài liệu này, hai công cụ được đưa ra : lăng kính sức khỏe và lượng giá sức khỏe. Bạn cần phải đưa ra quyết định về mức độ HIA sử dụng. Hai hệ quả để đi đến quyết định, và các công cụ thẩm định tương ứng như sau: Độ sâu đánh giá công cụ thẩm định tương ứng HIA ngắn gọn Lăng kính sức khỏe HIA toàn diện hơn Công cụ thẩm định sức khỏe Một đánh giá ngắn gọn (lăng kính sức khỏe) được sử dụng khi thời gian và nguồn tài nguyên giới hạn hạn chế khả năng thực hiện một đánh giá sâu hơn. Trong môi trường chính sách, điều này có thể là mức đánh giá thực tế nhất Tuy nhiên, một đánh giá chi tiết hơn (công cụ thẩm định sức khỏe) có thể cung cấp thông tin toàn diện và thuyết phục hơn Bảng sau đây có thể giúp bạn quyết định mức độ HIA nào là thích hợp (và vì thế sẽ sử dụng một trong hai công cụ thẩm định). Bảng sẽ được hoàn tất theo 2 bước: 1 / Trả lời các câu hỏi, sau đó 2 / Xác định mức độ toàn diện thích hợp nhất - hoặc ít toàn diện hoặc toàn diện hơn Điều quan trọng là hãy nhớ rằng mỗi tình huống sẽ khác nhau, tuy nhiên, những trường hợp đặc biệt phải được chú ý đến. Cuối cùng, việc quyết định về mức độ đánh giá tốt nhất trong mỗi tình huống sẽ tùy thuộc vào sự đánh giá và xét đoán qua thực tế Bảng 2: Bảng kiểm xác định phạm vi - chọn lựa mức độ HIA thích hợp Câu hỏi Trả lời Hướng dẫn chọn mức Mức độ tòan diện độ công cụ thích hợp Ít hơn/Nhiều hơn Mức độ của sự thay Mức độ chuyển đổi chính đổi chính sách theo sách càng lớn, công cụ đề xuất có ý nghĩa càng toàn diện hơn không? Có những tác động Tầm quan trọng của tác tiềm tàng quan trọng động tiềm tàng trên sức nào trên sức khỏe do khỏe càng lớn , mức độ sự thay đổi chính không chắc chắn càng sách? cao, công cụ càng toàn diện hơn Cần thay đổi chính Nếu mức độ khẩn cấp sách ở mức độ khẩn tương đối cao, thì hãy
- cấp nào? chọn một công cụ ít toàn diện hơn Thời gian có quan Nếu thời gian có liên trọng đối với chính quan quan trọng đến phát sách/vấn đề khác triển chính sách khác và không? khung thời gian ngắn, nên chọn một công cụ ít toàn diện hơn Mức độ quan tâm về Mức độ quan tâm về chính trị? chính trị càng cao, công cụ càng toàn diện hơn Có những lý do Sự thay đổi chính sách chính trị nào khác càng phức tạp về chính không? trị, công cụ càng toàn diện hơn Mức độ quan tâm Mức độ quan tâm của của cộng đồng? cộng đồng về sự thay đổi chính sách càng cao, công cụ càng toàn diện hơn Có "cửa sổ cơ hội" Xem xét có "cửa sổ cơ cho công việc hội" không (nghĩa là kịp không? thời, phổ biến, ủng hộ về chính trị. Nếu cửa sổ đóng, hãy chọn công cụ ít toàn diện hơn Mức độ sẵn có của Nguồn lực càng cao, công nguồn nhân lực? cụ càng toàn diện hơn Có ngân quỹ sẵn Quỹ càng dồi dào, công cho HIA không? cụ càng toàn diện hơn Hướng dẫn - Dựa vào các câu trả lời của bạn trong bảng, hãy quyết định công cụ đánh giá nào là thích hợp nhất (lăng kính sức khỏe hay công cụ lượng giá sức khỏe) - Viết ra quyết định và biện hộ cho sự lựa chọn của bạn - Nếu có một loạt lựa chọn chính sách, lặp lại bảng đối với từng chính sách thay thế - Xin lưu ý rằng các hướng dẫn có trong cột thứ ba chỉ là đề xuất hướng dẫn mà thôi, bạn có thể lựa chọn khác theo ý mình - Nếu có những ý tưởng tốt về tác động, cải thiện hoặc giảm nhẹ được nêu ra, hãy ghi nhận để xem xét sau trong giai đoạn thẩm định và báo cáo Bước kế tiếp Tóm lại, xác định phạm vi bao gồm triển khai một kế hoạch đánh giá, quyết định công việc toàn diện mức độ nào, và xác định các yếu tố quyết định sức khỏe có liên quan Các thông tin được thu thập và đưa ra trong giai đoạn xác định phạm vi sẽ được sử dụng trong giai đoạn tiếp theo của HIA - giai đoạn thẩm định và báo cáo, các công cụ thẩm định cung cấp trong gói này bao gồm lăng kính sức khỏe và thẩm định sức khỏe BƯỚC 3: THẨM ĐỊNH VÀ BÁO CÁO Lời tựa Giai đoạn này của HIA tập trung vào việc mô tả những lợi ích và những nguy cơ tiềm tàng đối với sức khỏe, sau đó xác định bản chất và tầm quan trọng của chúng. Để làm được điều này, những yếu
- tố quyết định sức khỏe có liên quan đến chính sách cần được xác định. Một khi quy mô của các tác động tiềm tàng đến sức khỏe được xác định, cần đánh giá tầm quan trọng hoặc ý nghĩa của những tác động đến sức khỏe. Mục đích là để thẩm định tiềm năng của một đề xuất về chính sách ảnh hưởng đến sức khỏe quần thể khi được thực hiện. Cuối cùng, giai đoạn này cũng xác định những thay đổi thích hợp đối với chính sách để nâng cao, bảo vệ sức khỏe và an sinh Giai đoạn thẩm định có 4 phần riêng biệt: 1) Xác định các yếu tố quyết định sức khỏe liên quan đến chính sách được đánh giá. 2) Sử dụng một công cụ thẩm định để xác định những tác động sức khỏe. 3) Đánh giá tầm quan trọng của những tác động sức khỏe – gọi là giai đoạn đánh giá tác động 4) Báo cáo những thay đổi thích hợp đối với chính sách. Hai công cụ thẩm định được mô tả trong tài liệu này: • Những lăng kính sức khỏe • Công cụ thẩm định sức khỏe Hiểu về chính sách Những khía cạnh quan trọng cần xem xét: Những thành phần về chính sách: Những vấn đề ảnh hưởng đến quá trình • Mục đích và mục tiêu. chính sách: • Nội dung và thành phần • Sự cân bằng các yếu tố • Những giá trị - rõ ràng hoặc không • Hoàn cảnh xã hội, chính trị, chính rõ ràng – và những giả định. sách quốc gia/khu vực • Những ưu tiên/những mục đích • Mối quan hệ với những chính sách • Quần thể/cộng đồng/nhóm đích và chiến lược khác • Kết quả • Những khía cạnh không thể dàn xếp • Hệ quả dự kiến được của chính sách Đánh giá tác động của những chính sách đến sức khỏe đòi hỏi phải thẩm định chính sách ban đầu để xác định các khía cạnh quan trọng mà HIA sẽ cần hướng vào. Điều này có thể dựa vào hay sử dụng các tư liệu sẵn có từ việc phát triển chính sách trước đó. Điều quan trọng là phải có sự đồng thuận rõ ràng về định nghĩa chính sách và các hệ quả tiềm tàng. Luôn luôn có ít nhất 2 lựa chọn về chính sách – duy trì hiện trạng hoặc thay đổi. Như đã nêu ở phần trên, một HIA nên xem xét cả 2 lựa chọn này và so sánh chúng với nhau. Nguồn nhân lực cho HIA Sử dụng nguồn thông tin vượt tầm thông thường của quá trình phát triển chính sách truyền thống là trọng tâm đối với HIA hiệu quả. Các nguồn thông tin từ cộng đồng là một thành phần quan trọng cộng thêm vào các nhóm chuyên gia tham gia nghiên cứu thường lệ, các lĩnh vực chính sách liên minh và các đại lý cung cấp dịch vụ. Nguồn lực từ cộng đồng có thể là những nhóm người hay những cá nhân chủ chốt. Người ta nhờ đến họ để xác định “vị trí” tác động (trong giai đoạn xác định phạm vi), mức độ và tầm quan trọng của nó (XĐ phạm vi và thẩm định) và những cơ hội để làm giảm nhẹ hay tăng cường của chính sách. Có thể tham khảo việc phân loại người tham gia như sau khi chuẩn bị 1 chương trình HIA. • Các tổ chức chính quyền và các cơ quan tư vấn luật pháp. • Những cộng đồng người Hapu, Iwi, Maori. • Các Viện giáo dục đại học hay kiến thức thực hành phổ thông • Các tổ chức chuyên môn. • Những hội đồng, ủy ban. • Các tổ chức phi chính phủ dựa vào cộng đồng Các phương pháp thẩm định Không có một phương pháp HIA nào hoàn hảo. Mỗi phương pháp đều có cả những mặt mạnh và những hạn chế. Tuy nhiên, tất cả các phương pháp đều có khả năng xác định và đo lường những tác động theo cách nào đó cũng như khả năng lý giải những tác động. Lý tưởng nhất, một loạt các phương pháp có thể được sử dụng ở những giai đoạn khác nhau trong tiến trình. Một vài phương pháp như bảng kiểm phù hợp hơn cho các giai đoạn sàng lọc và xác định phạm vi, trong khi đó những phương pháp khác như mô hình hệ thống thì hữu dụng để hiểu được những hệ thống môi trường và các quá trình liên quan đến các thành phần môi trường khác nhau.
- Việc lựa chọn phải phù hợp với vấn đề chính sách đang nói đến (nghĩa là “ngựa nào đường đua ấy”). Lý tưởng là kết hợp những phương pháp với nhau, nên sử dụng cả hai phương pháp định tính và định lượng nếu có thể. Một vài ví dụ về những phương pháp có thể được sử dụng trong HIA: • Thảo luận nhóm tập trung • Phân tích khu vực và quần thể (hoặc định tính hoặc định lượng). • Đánh giá viễn cảnh (hoặc định tính hoặc định lượng). • Xác định và phân loại những nguy cơ sức khỏe (hoặc định tính hoặc định lượng). • Những hội thảo các bên liên quan • Những viễn cảnh có đề xuất và không đề xuất • Những điều tra • Những cuộc phỏng vấn người cung cấp thông tin quan trọng • Phương pháp vận dụng trí tuệ tập thể để giải quyết vấn đề • Hội thẩm nhân dân (mời những thành viên trong cộng đồng để lắng nghe những bằng chứng từ các chuyên gia và thực hiện đánh giá) • Phương pháp Delphi (nhóm chuyên gia đặc biệt và những người quan trọng cam kết đưa ra quyết định đồng thuận qua đó nhóm quyết định về tầm quan trọng và qui mô qua việc sử dụng một tiến trình lặp đi lặp lại). • Giám sát môi trường (hoặc định tính hoặc định lượng). • Đánh giá nguy cơ, truyền thông nguy cơ và quản lý nguy cơ • Phân tích chi phí-lợi ích • Lượng giá Nên chọn những phương pháp thích hợp để phù hợp với mức độ chi tiết của HIA. Bất kỳ phương pháp nào trong các phương pháp này đều có thể được sử dụng kết hợp với những công cụ được mô tả ở đây. Xác định các yếu tố quyết định sức khỏe có liên quan Bước đầu tiên trong tiến trình thẩm định là hiểu được các yếu tố quyết định hay những ảnh hưởng nền trên sức khỏe có thể bị tác động do riêng chính sách đang được đánh giá . Điều này được thực hiện như một hoạt động sơ bộ khi sàng lọc HIA, và được thực hiện chi tiết hơn ở bước thẩm định và báo cáo (xem mục những yếu tố quyết định sức khỏe, phần “bạn cần biết những điều gì khác”) Chúng ta ngày càng chấp nhận rằng sức khỏe của quần thể không phải chủ yếu được quyết định bởi các dịch vụ y tế, nhưng hầu hết là bởi những ảnh hưởng về mặt xã hội, văn hóa, kinh tế và môi trường. Lựa chọn các yếu tố quyết định sức khỏe nên được thực hiện bất kể công cụ thẩm định được chọn. Bảng 3 liệt kê một loạt các yếu tố quyết định tiềm ẩn của sức khỏe và an sinh. Nó đưa ra một yếu tố quyết định tổng quát và những ví dụ cụ thể dưới mỗi tiêu đề. Chỉ một vài yếu tố trong số đó sẽ liên quan đến chính sách được đánh giá. Các yếu tố quyết định đặc thù và ví dụ được cung cấp ở đây không tạo ra một danh sách đầy đủ hay danh sách ưu tiên. Sử dụng bảng như một điểm khởi đầu, xác định danh sách của chính bạn các yếu tố quyết định có liên quan mà áp dụng cho chính sách đặc thù đang nghiên cứu. Quá trình này nên được thực hiện bất chấp công cụ thẩm định đã được chọn. Hướng dẫn giúp xác định các yếu tố quyết định mà sẽ được cung cấp sau. Bảng 3, cũng như 2 ví dụ về các yếu tố quyết định liên quan đến một chính sách giao thông công cộng và chính sách cấp bằng bảo hộ phát hiện gen. Nên nhớ rằng các yếu tố quyết định sức khỏe có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe và an sinh Bảng 3: Những ví dụ về các yếu tố quyết định sức khỏe Phân loại các yếu tố Những ví dụ về các yếu tố quyết định sức khỏe cụ thể quyết định sức khỏe Các yếu tố xã hội và văn Hỗ trợ xã hội, gắn kết xã hội hóa Sự cô lập về mặt xã hội Sự tham gia vào cộng đồng và các hoạt động công cộng Những kết nối gia đình Sự tham gia về văn hóa và tinh thần Sự biểu hiện các giá trị và thực hành văn hóa Liên kết với Marae hay các nguồn tài nguyên văn hóa khác
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn