intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Hình ảnh học đánh giá sau ly giải huyết khối và lấy huyết khối cơ học trong đột quỵ thiếu máu não cấp - BS. Hà Thị Bích Trâm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:56

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Hình ảnh học đánh giá sau ly giải huyết khối và lấy huyết khối cơ học trong đột quỵ thiếu máu não cấp do BS. Hà Thị Bích Trâm trình bày tập trung vào vai trò của hình ảnh học trong việc đánh giá hiệu quả và biến chứng sau can thiệp điều trị đột quỵ thiếu máu não cấp, bao gồm ly giải huyết khối bằng thuốc và lấy huyết khối cơ học. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Hình ảnh học đánh giá sau ly giải huyết khối và lấy huyết khối cơ học trong đột quỵ thiếu máu não cấp - BS. Hà Thị Bích Trâm

  1. Hình ảnh học đánh giá sau ly giải huyết khối và lấy huyết khối cơ học trong đột quỵ thiếu máu não cấp BS.Hà Thị Bích Trâm
  2. NỘI DUNG • Mạch máu não • Nhu mô não • Khoang dưới nhện
  3. MẠCH MÁU NÃO
  4. CO THẮT MẠCH MÁU NÃO • Thường gặp liên quan đến lấy huyết khối cơ học (MT) • Xuất hiện tạm thời trong hoặc ngay sau thủ thuật
  5. CO THẮT MẠCH MÁU NÃO • Nghiên cứu ghi nhận co thắt mạch máu não muộn o Xuất hiện vài ngày sau thủ thuật o Giả thuyết: kích thích hoặc tổn thương nội mạc, thay đổi huyết động làm tăng tiết chất hoạt mạch o Theo dõi sau MT, nếu mạch máu bị tái hẹp, cần CDPB do co thắt mạch máu não hay do xơ vữa từ trước
  6. (A) MRA ngày 2 sau MT: MCA bị tắc đã được tái thông hoàn toàn. (B) MRA ngày 4: Đoạn giữa MCA hẹp nhẹ. (C) MRA ngày 5: Đoạn giữa MCA hẹp nặng. Sau đó, bệnh nhân được điều trị nội khoa (D) MRA ngày 6: Đoạn hẹp hồi phục hoàn toàn trên.
  7. BÓC TÁCH ĐỘNG MẠCH • Tần suất sau MT khoảng 0.6-3.9%. • Động mạch được lấy huyết khối, trên đường đi/tại vị trí thao tác/phía sau.
  8. DSA trên: Bệnh nhân nữ 66 tuổi tắc hoàn toàn MCA M1 trái DSA dưới với guiding catheter ở đoạn xa ICA trái cho thấy MCA đã được tái thông và dấu hiệu nghi ngờ bóc tách ICA trái. Đoạn bóc tách không gây hẹp lòng đáng kể, không tiến triển nên dừng thủ thuật. MRA ngày 7 cho thấy đoạn bóc tách tiến triển, ICA trái tắc hoàn toàn từ đoạn gần đến đoạn trên xương đá.
  9. TÁI TẮC NGHẼN ĐỘNG MẠCH • Tần suất o Ít gặp trên bệnh nhân tái thông hoàn toàn sau MT (3.1%) o Thường gặp hơn trên bệnh nhân tái thông bán phần (26%). • Nguyên nhân: xơ vữa mạch máu não đã có từ trước.
  10. (A) Trước MT: Tắc ICA trái trên hình TOF và hạn chế khuếch tán trên DWI. (B) DSA: Tái thông bán phần ngay sau MT. (C) Sau MT 24h, nhồi máu diện rộng và tái tắc nghẽn ICA trái.
  11. NHU MÔ NÃO
  12. THỂ TÍCH NHỒI MÁU CUỐI CÙNG Kỹ thuật • Final Infarct Volume (FIV) trên CT và MRI kết quả tương đương trong tiên lượng hồi phục chức năng. • Khả năng phát hiện tổn thương và độ tương phản của MRI vượt trội so với CT.
  13. THỂ TÍCH NHỒI MÁU CUỐI CÙNG Kỹ thuật • Ưu tiên lựa chọn kỹ thuật mà FIV đo đạc được có thể so sánh với thể tích nhồi máu trước điều trị • Khi kỹ thuật hình ảnh khác nhau trước và sau điều trị, việc so sánh định lượng tổn thương trở nên khó chính xác.
  14. THỂ TÍCH NHỒI MÁU CUỐI CÙNG Thời điểm • DWI MRI: 24-48 giờ sau điều trị • CT: cần được nghiên cứu thêm (24–72 giờ so với 3–5 ngày).
  15. THỂ TÍCH NHỒI MÁU CUỐI CÙNG Thời điểm • Tổn thương thiếu máu cục bộ trên DWI trước điều trị, có thể tiến triển, ổn định, hoặc hồi phục một phần
  16. THỂ TÍCH NHỒI MÁU CUỐI CÙNG Diffusion Lesion Reversal (DLR) sớm • Nghiên cứu trên bệnh nhân đột quỵ, MT, MRI trước điều trị, trong vòng 12 giờ sau điều trị và 3-5 ngày sau điều trị. o DLR sớm thường gặp trên bệnh nhân được chụp MRI từ 3 đến 6 giờ sau khi khởi phát o Xuất hiện ở khoảng 1/3 bệnh nhân o Sự phục hồi này thường chỉ tạm thời
  17. THỂ TÍCH NHỒI MÁU CUỐI CÙNG Diffusion Lesion Reversal (DLR) sớm • Nguyên nhân o Tăng thoáng qua của hệ số khuếch tán biểu kiến (ADC) xảy ra sau tái tưới máu o Sự tăng thoáng qua này liên quan đến phù vận mạch, không phản ánh nhu mô não được cứu sống.
  18. THỂ TÍCH NHỒI MÁU CUỐI CÙNG Diffusion Lesion Reversal (DLR) sớm • Chụp MRI sớm hơn 24 giờ có thể gây ra ước lượng sai về thể tích tổn thương do DLR tạm thời sau tái tưới máu.
  19. Thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng đến khi chụp MRI là 2.4 giờ, can thiệp nội mạch bắt đầu sau 3 giờ. Bệnh nhân được tái tưới máu hoàn toàn (không có trên hình) và DLR hoàn toàn trên hình theo dõi sớm, được chụp lúc 1.8 giờ sau khi kết thúc thủ thuật. Hình theo dõi muộn được chụp vào ngày thứ 3 và cho thấy tổn thương hạn chế khuếch tán xuất hiện trở lại với kích thước và vị trí tương tự.
  20. THỂ TÍCH NHỒI MÁU CUỐI CÙNG Diffusion Lesion Reversal (DLR) sau 24 giờ • Nghiên cứu trên bệnh nhân đột quỵ, được ly giải huyết khối. MRI được chụp trước điều trị và 2 lần sau điều trị (thời gian kể từ khi khởi phát # 25.6 và 54.3 giờ) • Phần lớn DLR quan sát được sau 24 giờ cho thấy nhu mô não hồi phục nhờ tái tưới máu sớm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1