intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài Giảng Hóa Kỹ Thuật 2 - Chương 5

Chia sẻ: Nguyen Minh Phung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

145
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

HOÁ HỌC BẢO VỆ THỰC VẬT 5.1. Giới thiệu chung về hoá chất bảo vệ thực vật 5.1.1. Vai trò của hoá chất bảo vệ thực vật Hàng năm, ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới có rất nhiều sinh vật như côn trùng, sâu bọ, nấm, vi khuẩn, cỏ dại, thực vật ký sinh v.v… gây tác hại to lớn cho cây trồng và sản phẩm nông nghiệp. Do vậy, vấn đề bảo vệ thực vật rất được quan tâm. Trước đây, người ta thường dùng các thuốc thảo mộc, các thành phẩm có nguồng gốc vô...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài Giảng Hóa Kỹ Thuật 2 - Chương 5

  1. Chương 5 – Hoá học bảo vệ thực vật HOÁ HỌC BẢO VỆ THỰC VẬT CHƯƠNG 5 5.1. Giới thiệu chung về hoá chất bảo vệ thực vật 5.1.1. Vai trò của hoá chất bảo vệ thực vật Hàng năm, ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới có rất nhiều sinh vật như côn trùng, sâu bọ, nấm, vi khuẩn, cỏ dại, thực vật ký sinh v.v… gây tác hại to lớn cho cây trồng và sản phẩm nông nghiệp. Do vậy, vấn đề bảo vệ thực vật rất được quan tâm. Trước đây, người ta thường dùng các thuốc thảo mộc, các thành phẩm có nguồng gốc vô cơ, hữu cơ đã biết để diệt trừ sâu bệnh. Ngày nay, ngành hoá học đã cung cấp thêm những hợp chất hữu cơ tổng hợp có hiệu lực bảo vệ cây trồng cao. 5.1.2. Đặc điểm của hoá chất bảo vệ thực vật 1. Tính chất lý học của chất hoá học bảo vệ thực vật: - Tính làm ướt: là khả năng phủ kín thuốc ở bề mặt cây, lá bằng một lớp nhỏ dày đặc, do trong thuốc hoá học có chứa nhóm hoạt động hay “có cực”. - Tính dính: là khả năng giữ vững các phần tử chất độc vào đối tượng xử lý. Thuốc hoá học ở dạng bột mịn (đường kính hạt cỡ 0,01  0,06mm) thì có thể giữ lại lâu trên cây. 2. Quan hệ giữa cấu tạo hoá học và tính độc: - Khi chuyển hoá các hợp chất no thành không no thì tính độc của hợp chất được tăng lên vì những hợp chất không no có khả năng phản ứng hoá học khá nhạy. Ví dụ: axetylen (HC  CH) độc hơn êtylen (H2C = CH2) và ít độc nhất là êtan (H3C – CH3). - Tính độc của các chất cũng thay đổi khi thế nhóm này trong phân tử bằng nhóm khác. Ví dụ: dẫn xuất clo của benzen, naphtalen có tính độc cao hơn chúng 10  20 lần. - Tính độc thay đổi theo độ dài của mạch cacbon. Các axit béo có mạch cacbon dài 10  12 nguyên tử có tính độc cao hơn những axit hữu cơ mạch ngắn hơn. - Sự thay đổi trật tự sắp xếp của các nguyên tử trong phân tử (sự đồng phân hoá) cũng ảnh hưởng lớn đến sự biến đổi tính độc. Chẳng hạn, hexacloran (6.6.6) có 8 đồng phân không gian, trong đó đồng phân  có tính độc mạnh nhất. 3. Tác động của chất độc trong nông nghiệp: Chất độc là những chất, khi xâ m nhập vào cơ thể với lượng nhỏ, gây nên ngộ độc hoặc làm cho cơ thể chết. Khái niệm này chỉ là quy ước, bởi vì cùng một chất 61 Hoá kỹ thuật – Phần hai: Hoá nông học
  2. Chương 5 – Hoá học bảo vệ thực vật mà điều kiện và phương pháp ứng dụng khác nhau có thể là chất độc hoặc không độc. Có chất độc với loại sâu này mà không độc với loại sâu khác. Tính độc là sức đầu độc cơ thể gây nên bởi chất độc. Còn độ độc là hiệu lực độc gây nên bởi một lượng nhất định của chất độc khi nó xâm nhập vào cơ thể. Độ độc của một chất độc được xác định bằng liều gây chết (dosis letalis,viết tắt là DL). a) Tác động của chất độc đến sâu bọ, nấm bệnh: Khi xâm nhập vào cơ thể sâu bọ, nấm bệnh, chất độc có thể gây ra tác động cục bộ hay toàn bộ cơ thể. Tác động cục bộ hay còn gọi là tác động chọn lọc là ảnh hưởng của chất độc đến các cơ quan, những hệ thống nhất định. Nếu chất động ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan, tế bào thì được gọi là tác động toàn bộ. Thông thường, các chất độc ảnh hưởng chủ yếu đến một hệ thống nào đó. Chẳng hạn, ở nồng độ thấp, chất độc tác động đến thần kinh hệ. Khi sử dụng ở nồng độ cao, chất độc có thể gây tác động đến tất cả tế bào các bộ phận và có khi đến tất cả các chức năng của cơ quan. Do vậy, khi pha chế sử dụng thuốc hoá học bảo vệ cây trồng cần phải đảm bảo đúng nồng độ, liều lượng gây chết, vì nếu dùng liều lượng thuốc thấp sẽ gây nên tác động miễn dịch di truyền đối với thuốc đã dùng và nó sẽ trở nên mất hiệu lực. b) Tác động của chất độc đến thực vật: Chất độc hoá học dùng để trừ sâu bệnh, trừ một số ngoại lệ, có thể gây tác động có hại cho thực vật. Chẳng hạn, khi sử dụng chất độc quá nồng độ, liều lượng quy định có thể gây hại cho lá, hoa, quả, chồi, cành, vỏ và rễ cây bị tổn thương. Ngoài tác động có hại, một số chất hoá học không những bảo vệ cây trồng mà còn có tác động kích thích cây phát triển, sản lượng nông phẩm tăng. Do vậy, khi sử dụng chất hoá học cần đảm bảo các biện pháp tránh tác động có hại cho cây trồng. 4. Thành phần thuốc trừ sâu bệnh và phương pháp sử dụng: Thuốc trừ sâu bệnh có các thành phần sau: - Chất độc: là thành phần chính của thuốc trừ dịch hại. - Các chất phù trợ: là những chất được đưa thêm vào thành phần nhằm nâng cao hiệu lực của các chất độc. Vai trò của loại chất này là cải thiện tính chất lí học của các chất hoạt động. Tuỳ theo tính chất của thành phẩm, các chất phù trợ có thể có những vai trò: + Tăng tính bền vững của các huyền phù và nhũ tương của dịch thuốc. + Tăng tính dính của chất độc. + Pha loãng chất hoạt động hoặc dùng làm chất độn. 62 Hoá kỹ thuật – Phần hai: Hoá nông học
  3. Chương 5 – Hoá học bảo vệ thực vật + Giảm sức căng bề mặt nhằm làm tăng tính dính. Các chất hoá học trừ sâu bệnh, trừ nấm hiện nay thường ở thể rắn, lỏng, khí, được sử dụng tuỳ theo trạng thái của thành phẩm như phun lỏng, phun bột, làm bả, xông hơi, hoá độc cây … - Phun lỏng: là dùng các thuốc nước ở trạng thái giọt nhỏ đưa vào cây trồng. - Phun bột: là rắc hay phun thuốc bột vào cây trồng hay hạt giống. - Làm bả: là phương pháp tẩm thuốc hoá học vào thức ăn để đầu độc sâu bệnh. - Xông hơi: là phương pháp làm cho môi trường sâu cơ trú có chứa nhiều hơi độc. - Hoá độc cây: bằng cách tiêm chủng hay phun thuốc vào cây để cây hấp thụ. 5.1.3. Phân loại hoá chất bảo vệ thực vật Các chất hoá học bảo vệ thực vật có thể được phân loại dựa vào đối tượng sử dụng như thuốc trừ sâu, thuốc trừ nấm bệnh, thuốc diệt cỏ dại … Chúng được phân nhóm theo các đặc trưng sau: a) Nguồn gốc vô cơ, hữu cơ. b) Theo các nhóm riêng biệt: nhóm hợp chất clo hữu cơ, nhóm phôtpho hữu cơ, nhóm các hợp chất lưu huỳnh … c) Theo tác động sinh lí: - Thuốc tiếp xúc: tác động vào sâu bệnh bằng con đường thấm qua da. - Thuốc vị độc: thâm nhập vào cơ thể sâu bệnh bằng con đường tiêu hóa. - Thuốc nội hấp: thâm nhập vào nhựa cây, sâu hút nhựa cây sẽ bị trúng độc. - Thuốc xông hơi: tác động đến hệ hô hấp, thần kinh của côn trùng, sâu bọ. 5.2. Một số hoá chất được sử dụng để bảo vệ thực vật 5.2.1. Thuốc trừ sâu 1. Thuốc 6.6.6 (hexaclo xiclohexan) a) Điều chế và tính chất: 6.6.6 được điều chế bằng phản ứng clo hoá benzen: C6H6 + 3Cl2  C6H6Cl6 Thuốc 6.6.6 công nghiệp là chất kết tinh màu trắng, hơi xám hoặc vàng, có mùi xốc, là hỗn hợp gồm nhiều đồng phân có tính chất lí, hoá khác nhau. 6.6.6 là chất khá bền, không bị phân giải dưới tác dụng của nhiều chất ôxi hóa, nhưng bị phân giải dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, nhiệt độ và chất kiềm. Thuốc 6.6.6 có tính độc đối với tất cả sâu bọ. Dùng 6.6.6 đúng liều lượng sẽ không 63 Hoá kỹ thuật – Phần hai: Hoá nông học
  4. Chương 5 – Hoá học bảo vệ thực vật gây vết cháy ở cây mà còn có tác dụng kích thích sự phát triển của nhiều loại cây trồng. b) Sử dụng: - Bột 6.6.6 1,5 – 2%: thường dùng để rắc hoặc phun dạng bột cho lúa, ngô, bông, đỗ tương … Loại bột 6% thường dùng trộn vào đất trồng màu. - Bột thấm ướt 6%: có thể pha với nước theo tỉ lệ 1/200 – 1/100 để phun lên cây, trừ sâu hại lá và đục thân. 2. Tiôphôt (Thiofos): (C2H5O)2PS – O – C6H4NO2 a) Điều chế và tính chất: Tiôphôt được điều chế bằng phản ứng giữa dietylclotiophat và p-nitrophenolat PSCl3 + 2C2H5ONa  (C2H5O)2PSCl + 2NaCl natri: (C2H5O)2PSCl + NaOC6H4NO2  (C2H5O)2PS – O – C6H4NO2 + NaCl Cấu tạo của tiôphôt: C2H5O P O NO 2 C2H5O S - Tiôphôt là chất lỏng màu vàng sáng, mùi nồng khó chịu, ít tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ. Nó dễ bị thuỷ phân và giảm tính độc. Dưới ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng và chất kiềm, tiôphôt bị phân giải nhanh, do vậy cần bảo quản cẩn thận ở nơi râm mát, khô ráo. - Tiôphôt có tính độc cao đối với hầu hết các loại sâu bệnh, là loại thuốc trừ sâu có tác dụng tiếp xúc. Tiôphôt cũng độc đối với cả người và gia súc nên phải cẩn thận khi pha chế và sử dụng. b) Sử dụng: Thường dùng tiôphôt loại nhũ tương 30% và loại bột 1%. 3. Metaphôt (thường gọi là Vôphatôc): (CH3O)2PS – O – C6H4NO2. a) Tính chất: - Metaphôt kết tinh màu trắng, có mùi xốc, ít tan trong nước, sản phẩm công nghiệp thường có màu vàng nhạt. - Metaphôt dễ bị thuỷ phân trong môi trường kiềm cũng như axit. Dưới ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng, metaphôt kém bền hơn so với tiôphôt. - Tính độc của metaphôt kém hơn tiôphôt nhưng cũng là loại thuốc khá độc. Metaphôt bám vào da sâu bọ làm tê liệt thần kinh và dẫn đến tử vong. 64 Hoá kỹ thuật – Phần hai: Hoá nông học
  5. Chương 5 – Hoá học bảo vệ thực vật b) Sử dụng: Thuốc metaphôt có 3 dạng: nhũ tương 15%, dạng bột 1,5% và dạng bột thấm ướt. Vì metaphôt dễ bị thuỷ phân nên khi được pha chế phải dùng ngay. 4. Cacbôphat: (CH3O)2PSSCHCOOC2H5 CH2COOC2H5 - Tính chất: Cacbôphat là chất lỏng không màu, tan trong dung môi hữu cơ (rượu, ête), bền với nước và axit, nhưng bị thuỷ phân nhanh trong môi trường kiềm. - Sử dụng: Thường dùng cacbôphat ở nồng độ 0,15 – 0,2% và 0,4%. 5. Đipterech (Clorophôt): (CH3O)2P – O – CHOHCCl3 Đipterech kết tinh màu trắng, mùi dịu nhẹ, nóng chảy ở 70 – 800C, tan trong nước khoảng 16%, tan nhiều trong dung môi hữu cơ. Ở độ ẩ m cao và nóng, nó thường chuyển sang dạng lỏng. Đipterech công nghiệp thường ở thể lỏng, sánh như dầu, có màu giống màu đồng. Dưới tác dụng của ánh sáng và tiếp xúc với kim loại, đipterech bị phân giải. Đipterech thường được dùng để diệt ruồi, muỗi với nồng độ 0,01%. 5.2.2. Chất hoá học trừ nấm bệnh 1. Đồng sunfat (phèn xanh): CuSO4.5H2O Là loại thuốc trừ nấm có tác dụng mạnh. Sản phẩm CuSO4 công nghiệp thường chứa nhiều tạp chất như muối sắt, kẽm và H2SO4. 2. Nước boocđô Là sản phẩm phản ứng giữa đồng sunfat và vôi, có nhiều thành phần phức tạp, trong đó có chứa [Cu(OH)2 ]3.CaSO4 và CaSO4. Khi phun nước boocđô vào cây, do có mặt CO2 và H2O, muối đồng sunfat bazơ bị hoà tan và gây độc. Nguyên nhân chủ yếu về tính độc của nước boocđô là do ion Cu2+. Ion đồng làm đông tụ nguyên sinh chất của tế bào nấm, làm giảm sự hấp thụ ôxi và dẫn đến chết. Ngoài ra, nước boocđô còn có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của cây trồng, làm cho đời sống của cây trồng được kéo dài hơn, sự phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên, nước boocđô cũng có ảnh hưởng xấu, làm rụng hoa và quả, do vậy, trong thời gian cây có quả nước boocđô được dùng với nồng độ thấp. Để giữ tính bền của dịch huyền phù nước boocđô thì thường thê m vào đó một ít đường hoặc mật hoặc FeSO4. Nước boocđô pha xong phải dùng ngay, không đựng vào thùng kim loại. Có thể pha trộn nước boocđô với nhũ tương DDT 0,06 – 0,2% để phun cho cây. 3. Lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh a) Lưu huỳnh có tác dụng diệt nấm do tính khử của nó (S  S2-). 65 Hoá kỹ thuật – Phần hai: Hoá nông học
  6. Chương 5 – Hoá học bảo vệ thực vật b) Hợp chất của lưu huỳnh: Nước vôi lưu huỳnh (còn gọi là canxi polisunfua) được pha chế theo tỉ lệ S/vôi = 2/1. Nước vôi lưu huỳnh dễ bị phân giải theo nhiệt độ và bị thuỷ phân khi pha loãng. Để tăng độ bền của nước vôi lưu huỳnh, thường thêm vào một ít mật hay MnSO4. Nước vôi lưu huỳnh có thể trừ nhiều loại nấm như nấm bông, bệnh xoă n lá, bệnh thối đen rễ cây con, bệnh loét của cam quýt. 4. Foocmalin (fomanđêhit): HCHO Foocmalin là chất dùng để xử lý hạt giống ngũ cốc. Khi để lâu, foocmalin có thể kết tủa màu trắng hoặc trở thành dạng thạch. Khi foocmalin kết tủa, tính độc sẽ giảm và có tác hại đến hạt. Để chuyển hoá dạng kết tủa trở lại dạng ban đầu thì cho nó tác dụng với kiềm (dung dịch Na2CO3 5 – 10%), sau đó lại trung hoà bằng HCl. Foocmalin có phản ứng với prôtit để tại thành hợp chất không tan. Ở nhiệt độ thấp (
  7. Chương 5 – Hoá học bảo vệ thực vật - Loại thuốc có tác động không chọn lọc: các dầu khoáng (dầu nặng, dầu mazut), các phenol (pentaclophenol: 2,4 – đinitrophenol) … - Loại thuốc có tác động chọn lọc: Axit  - naptylaxetic (C10H7CH2COOH), Các axit aryloxiankyl cacboxylic (2,4D: muối natri của axit 2,4 điclophenoxiaxetic; 2M – 4C: muối natri của axit 2metyl 4clophenoxiaxetic; 2,4,5 – T: muối natri của axit 2,4,5 triclophenoxiaxetic) Các dẫn xuất của axit cacbamic (IPC: izopropyl phenyl cacbamat C3H7OCOHNC6H5) Các muối xianamit (canxi xianamit CaCN2) 5.3. Một số chất kích thích sinh trưởng Sự sinh trưởng phát triển của cây trồng chịu sự tác động của các chất điều hòa sinh trưởng do cây trồng tổng hợp ra gọi là các phytohormon. Phytohormon (hormon thực vật) là các chất hữu cơ được tổng hợp ở các cơ quan bộ phận trong cây với hàm lượng rất nhỏ, sau đó được vận chuyển đến các bộ phận của cây để điều tiết và đảm bảo sự hài hoà các hoạt động sinh trưởng. Chất kích thích sinh trưởng hay hormon thực vật đã được tổng hợp từ năm 1931. Kể từ khi ra đời, chúng đã được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là trong những năm gần đây. Các hormon thực vật đã được phân thành 2 nhóm như sau:  Nhóm các chất kích thích sinh trưởng: * Auxin, Gibberellin : tác động đến sự kéo dài, lớn lên của tế bào. * Cytokinin: có vai trò trong phân chia tế bào.  Nhóm các chất ức chế sinh trưởng: * Axit abxixic: tác động đến sự rụng lá. * Etylen: tác động đến sự chín của quả. * Chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt cỏ Hiện nay, các nhà khoa học tiếp tục khám phá các loại hormon thực vật khác. 5.3.1. Auxin: * Khái niệm: “Auxin” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp – auxein nghĩa là tăng trưởng. Thông thường, các hợp chất được gọi là auxin nếu chúng có khả năng kíc h thích các tế bào thực vật phát triển, mặt khác, bản chất của chúng tương đồng vớ i axit indol acetic IAA. * Cấu tạo của auxin: 67 Hoá kỹ thuật – Phần hai: Hoá nông học
  8. Chương 5 – Hoá học bảo vệ thực vật Có 3 dạng auxin chính: - Auxin a: C18H32O5 - Auxin b: C18H30O4 - Heteroauxin: C10H9O2N (IAA – axit indol acetic) Auxin a Auxin b Heteroauxin IAA * Auxin trong cây: - Auxin là phytohormon được phát hiện đầu tiên trong cây vào năm 1934. - Bản chất là axit β-indol acetic. - Cơ quan tổng hợp chủ yếu là chồi ngọn, ngoài ra còn được tổng hợp ở các cơ quan non đang sinh trưởng lá non, quả non, phôi hạt… - Sự vận chuyển trong cây theo hướng gốc. - Trong cây tồn tại ở dạng liên kết 95% và tự do 5% có hoạt tính - Các auxin tổng hợp là α-NAA, 2,4 D… * Vai trò sinh lý của auxin: - Kích thích mạnh mẽ lên sự dãn của tế bào làm cho tế bào phình to theo chiều ngang. - Điều chỉnh tính hướng của cây: hướng quang, hướng địa ... - Điều chỉnh hiện tượng ưu thế ngọn. 68 Hoá kỹ thuật – Phần hai: Hoá nông học
  9. Chương 5 – Hoá học bảo vệ thực vật - Điều chỉnh sự hình thành rễ. - Điều chỉnh sự hình thành, sinh trưởng của quả và tạo quả không hạt. - Điều chỉnh sự rụng lá, rụng hoa quả. - Điều chỉnh sự chín của quả. * Cơ chế tác dụng của auxin: - Kích thích sự dãn của tế bào Auxin có tác dụng phân hủy các cầu nối ngang làm cho tế bào tăng trưởng kích thước theo chiều ngang, enzym phân hủy các cầu nối ngang đó là pectinase hoạt động trong điều kiện pH = 4  5, auxin hoạt hóa bơm proton H+ trong nguyên sinh chất vào thành tế bào kích thích cho enzym pectinase hoạt động - Tăng thể tích và sinh khối tế bào 5.3.2. Gibberellin - Được phát hiện vào năm 1955 - 1956 khi nghiên cứu bệnh lúa von. - Có nhiều loại gibberellin khác nhau được ký hiệu từ GA1, GA2 … GA100 * Cấu tạo: 69 Hoá kỹ thuật – Phần hai: Hoá nông học
  10. Chương 5 – Hoá học bảo vệ thực vật Cấu tạo không gian Công thức hoá học * Gibberellin trong cây: - Được tổng hợp chủ yếu ở lá non, một số cơ quan sinh trưởng như phôi hạt đang nảy mầm, quả non, rễ non. - Gibberellin được vận chuyển trong cây theo hệ thống mạch dẫn, có thể tồ n tại ở trạng thái tự do hoặc liên kết với các hợp chất khác. * Vai trò sinh lý của gibberellin: - Kích thích mạnh mẽ sự sinh trưởng về chiều cao của thân, chiều dài của cành, rễ, sự kéo dài lóng của các cây họ hòa thảo, làm tăng sinh khối của cây trồng, làm tăng nhanh sự sinh trưởng dinh dưỡng. - Kích thích sự nảy mầm của hạt và củ, phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của hạt, củ, quả và cây (miên trạng). - Kích thích sự ra hoa của cây, ảnh hưởng kéo dài nhanh chóng cụm hoa, có tác dụng phân hóa giới tính đực. - Kích thích trong việc hình thành quả và tạo quả không hạt. * Cơ chế tác động gibberellin: - Hoạt hóa gen: kích thích sự nảy mầm của hạt, trong phôi hạt GA được tổng hợp hoạt hóa sự tổng hợp nên các enzyme thủy phân α- amylase, thủy phân tinh bột thành đường cung cấp cho quá trình hô hấp nảy mầm của hạt. - Hoạt hóa bơm proton: tác động sinh trưởng dãn tế bào theo chiều dọc của gibberellin cũng được giải thích theo cơ chế hoạt hóa bơm proton giống như auxin. 5.3.3. Cytokinin - Thời gian phát hiện: năm 1963. - Được phát hiện trong quá trình nuôi cấy mô, tế bào thực vật. - Cơ quan tổng hợp cytokinin là hệ thống rễ. - Trong cây cytokinin được vận chuyển theo hướng ngọn, và tồn tại chủ yế u ở dạng zeatin. - Các cytokinin tổng hợp là kinetin, benzyl adenin. * Cấu tạo: 70 Hoá kỹ thuật – Phần hai: Hoá nông học
  11. Chương 5 – Hoá học bảo vệ thực vật Zeatin * Vai trò sinh lý của cytokinin: - Hoạt hóa sự phân chia tế bào do kích thích sự tổng hợp axit nucleic, protein. - Có tác dụng trong việc hình thành chồi, điều chỉnh hiện tượng ưu thế ngọn. - Là hormon hóa trẻ, kéo dài tuổi thọ của cây do ức chế quá trình phân hủy protein, axit nucleic, chlorophyll. - Cytokinin có vai trò trong việc phân hóa giới tính cái. - Kích thích sự nảy mầm của hạt, củ. * Cơ chế tác động của cytokinin: - Hoạt hóa sự phân chia tế bào: khi thiếu cytokinin thì tế bào không phân chia mặc dù mRNA vẫn được hình thành bởi vì cytokinin tác động vào giai đoạ n sau của quá trình phiên mã. - Có tác động đến quá trình tổng hợp protein. - Cytokinin có tác dụng ngăn cản sự phân hủy của protein, axit nucleic, diệp lục nên kìm hãm sự hóa già. 5.3.4. Ứng dụng các chất kích thích sinh trưởng trong sản xuất: * Nguyên tắc sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng - Nguyên tắc nồng độ: hiệu quả điều hòa sinh trưởng lên cây trồng phụ thuộc vào nồng độ sử dụng. Nồng độ thấp gây hiệu quả kích thích, nồng độ cao gây hiệ u quả ức chế, nồng độ quá cao gây chết. - Nguyên tắc không thay thế: các chất điều hòa sinh trưởng chỉ có tác dụng hoạt hóa quá trình trao đổi chất mà không có tác dụng dinh dưỡng do đó chúng ta vẫn phải bổ sung các chất dinh dưỡng khi sử dụng các chất kích thích sinh trưởng này. - Nguyên tắc đối kháng sinh lý: hiểu biết được nguyên tắc này ta có thể xử lý hormon ngoại sinh cho cây đạt được hiệu quả. - Nguyên tắc chọn lọc. * Một số ứng dụng của các chất kích thích sinh trưởng trong sản xuất: - Kích thích sự sinh trưởng nhanh, tăng chiều cao cây, tăng sinh khối và tăng năng suất cây trồng bao gồm các nhó m chất kích thích auxin, gibberellin. - Kích thích sự ra rễ bất định của cành giâm, cành chiết trong nhân giống vô tính cây trồng. Người ta thường sử dụng auxin ởcác nồng độ khác nhau tùy thuộc vào việc giâm hay chiết và loại cây trồng. 71 Hoá kỹ thuật – Phần hai: Hoá nông học
  12. Chương 5 – Hoá học bảo vệ thực vật - Điều chỉnh sự ngủ nghỉ của hạt, củ. Để phá ngủ nghỉ cho hạt người ta thường xử lý hạt bằng GA. - Điều chỉnh sự ra hoa, phân hóa giới tính: để kích thích sự ra hoa sớm hoăc muộn và tỷ lệ hoa đực cái khác nhau người ta sử dụng gibberellin và cytokinin. GA có tác dụng phân hóa giới tính đực, cytokinin phân hóa giới tính cái. Người ta đã áp dụng trên cây họ bầu bí cho tỷ lệ quả cao. - Điều chỉnh sự chín của quả để kéo dài thời gian chín của quả người ta sử dụng auxin. Người ta đã sử dụng 2,4D 2 – 10ppm hoặc α-NAA để phun cho quả trên cây hoặc sau khi thu hoạch. Ví dụ: trong trường hợp quất chín sớm người ta xử lý auxin làm cho quất chín chậm lại đúng vào dịp Tết. - Điều chỉnh sự rụng: người ta dùng auxin phun cho cây để ức chế sự hình thành tầng rời ngăn cản sự rụng của hoa, quả. Ví dụ: Người ta đã sử dụng α-NAA,2,4D cho quả xanh của táo, lê, cam, chanh ... - Điều chỉnh sự phát sinh hình thái trong nuôi cấy mô tế bào. Trong giai đoạn đầu của quá trình nuôi cấy mô để tăng hệ số nhân giống tỷ lệ cytokinin cao hơn so với auxin, ở giai đoạn sau tỷ lệ auxin cao hơn so với cytokinin. 72 Hoá kỹ thuật – Phần hai: Hoá nông học
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2