intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kế toán công ty: Bài 6 - ThS. Nguyễn Minh Phương

Chia sẻ: Nguyễn Hoàng Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

47
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Kế toán công ty - Bài 6: Kế toán giải thể và tổ chức lại công ty" tìm hiểu các trường hợp giải thể công ty; trình tự giải thể; nguyên tắc tài chính và phương pháp kế toán; kế toán chia, tách công ty; kế toán hợp nhất và sáp nhập công ty, tài khoản sử dụng; phương pháp hạch toán.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kế toán công ty: Bài 6 - ThS. Nguyễn Minh Phương

  1. KẾ TOÁN CÔNG TY Giảng viên: ThS. Nguyễn Minh Phương 11 v1.0015107216
  2. BÀI 6 KẾ TOÁN GIẢI THỂ VÀ TỔ CHỨC LẠI CÔNG TY Giảng viên: ThS. Nguyễn Minh Phương v1.0015107216 2
  3. MỤC TIÊU BÀI HỌC • Chỉ ra được các trường hợp giải thể công ty; trình tự giải thể; nguyên tắc tài chính và phương pháp kế toán. • Trình bày được kế toán chia, tách công ty. • Trình bày được kế toán hợp nhất và sáp nhập công ty: tài khoản sử dụng; phương pháp hạch toán. v1.0015107216 3
  4. HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc tài liệu tham khảo. • Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ. • Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài. • Đọc, tìm hiểu về công ty, các loại công ty, theo pháp luật Việt Nam. v1.0015107216 4
  5. CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học được tốt môn học này, người học phải học xong các môn sau: • Kế toán tài chính. • Nguyên lý kế toán. v1.0015107216 5
  6. CẤU TRÚC NỘI DUNG 6.1 Kế toán giải thể công ty 6.2 Kế toán chia, tách công ty 6.3 Kế toán hợp nhất, sáp nhập công ty v1.0015107216 6
  7. 6.1. KẾ TOÁN GIẢI THỂ CÔNG TY 6.1.1. Các trường hợp 6.1.2. Trình tự giải thể giải thể công ty công ty 6.1.3. Nguyên tắc xử lý tài 6.1.4. Phương pháp chính khi giải thể công ty kế toán v1.0015107216 7
  8. 6.1.1. CÁC TRƯỜNG HỢP GIẢI THỂ CÔNG TY • Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 và Nghị định 102/2010/NĐ – CP, công ty giải thể khi:  Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.  Hết thời hạn kinh doanh ghi trong quyết định thành lập và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà doanh nghiệp không xin gia hạn hoặc không được phép gia hạn kinh doanh.  Kinh doanh thua lỗ kéo dài từ 02 năm trở lên với số lỗ lũy kế bằng 3 phần 4 số vốn thực có của doanh nghiệp nhưng chưa đến mức mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, đã được áp dụng các biện pháp tài chính, các hình thức tổ chức lại nhưng vẫn không khôi phục được.  Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật ngày trong thời hạn 6 tháng liên tục.  Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. v1.0015107216 8
  9. 6.1.2. TRÌNH TỰ GIẢI THỂ CÔNG TY • Các bước thủ tục tiến hành giải thể như sau:  Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp.  Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.  Trong trường hợp 7 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp.  Quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ.  Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp.  Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày thanh toán hết nợ, Tổ thanh lý tài sản phải gửi hồ sơ về giải thể công ty đến cơ quan đăng ký kinh doanh.  Trong thời hạn 7 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ về giải thể công ty, cơ quan đăng ký kinh doanh phải xóa tên công ty đó khỏi Sổ đăng ký kinh doanh.  Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải giải thể trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày bị thu hồi giấy chứng hận đăng ký kinh doanh. v1.0015107216 9
  10. 6.1.3. NGUYÊN TẤC XỬ LÝ TÀI CHÍNH KHI GIẢI THỂ CÔNG TY • Các bước tiến hành xử lý tài chính căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2014, cụ thể: Tài sản của công ty bị giải thể.  Kể từ ngày tuyên bố giải thể công ty, mọi khoản nợ chưa đến hạn được coi là đến hạn, các khoản nợ được ngừng tính lãi.  Mọi tài sản của công ty bị giải thể chuyển giao cho các đơn vị, cá nhân đều phải thanh toán theo giá trị thị trường tại thời điểm chuyển giao.  Chủ nợ bảo đảm được nhận tài sản bảo đảm theo giá do tổ định giá xác định, nếu chủ nợ không nhận thì tài sản đó được đem bán đấu giá theo quy định hiện hành.  Người bảo lãnh cho công ty vay nợ đã trả nợ thay cho doanh nghiệp thì số trả nợ thay đó được coi là khoản nợ không có bảo đảm và được thanh toán như các khoản nợ không bảo đảm khác. v1.0015107216 10
  11. 6.1.3. NGUYÊN TẤC XỬ LÝ TÀI CHÍNH KHI GIẢI THỂ CÔNG TY (tiếp theo) • Toàn bộ số tiền thu được từ tài sản của công ty bị giải thể được xử lý theo trình tự sau:  Thanh toán các khoản chi phí giải thể công ty.  Thanh toán các khoản nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác theo chế độ cho người lao động tại công ty bị giải thể theo hợp đồng hoặc thỏa ước lao động tập thể.  Thanh toán các khoản nợ thuế.  Số tiền còn lại được thanh toán cho các chủ nợ không có bảo đảm.  Số tiền còn lại sau khi đã thanh toán (nếu có) được chia cho các thành viên, cổ đông theo tỷ lệ vốn góp tương ứng. v1.0015107216 11
  12. 6.1.3. NGUYÊN TẤC XỬ LÝ TÀI CHÍNH KHI GIẢI THỂ CÔNG TY (tiếp theo) • Kể từ khi có quyết định giải thể, nghiêm cấm công ty, người quản lý công ty thực hiện các hoạt động sau:  Cất giấu, tẩu tán tài sản.  Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ.  Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ bảo đảm bằng tài sản của công ty.  Ký kết hợp đồng mới không phải là hợp đồng nhằm thực hiện giải thể công ty.  Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản.  Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực.  Huy động vốn dưới mọi hình thức khác. v1.0015107216 12
  13. 6.1.4. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN Kế toán phản ánh bút toán sau: • Hoàn nhập các khoản dự phòng còn lại tính đến thời điểm giải thể: Nợ TK 129: Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn. Nợ TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi. Nợ TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Nợ TK 229: Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn. Có TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối. • Phản ánh giá vật tư, sản phẩm, hàng hóa: Nợ TK 111, 112: Giá bán thu được. Nợ (Có) TK 421: Chênh lệch giữa giá bán và giá gốc của vật tư, sản phẩm, hàng hóa. Có TK 152, 153, 154, 155: Giá gốc của vật tư, sản phẩm, hàng hóa. Có TK 3331: Thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp ngân sách nhà nước. v1.0015107216 13
  14. 6.1.4. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN (tiếp theo) • Phản ánh giá trị thu hồi các khoản đầu tư: Nợ TK 111, 112: Giá trị thu hồi các khoản đầu tư. Nợ (Có) TK 421: Chênh lệch giữa giá trị thu hồi và giá gốc khoản đầu tư. Có TK 121, 128, 221, 222, 223, 228: Giá gốc các khoản đầu tư. • Phản ánh giá bán tài sản cố định: Nợ TK 111, 112: Giá bán tài sản cố định. Nợ TK 214: Hao mòn lũy kế tài sản cố định. Nợ (Có) TK 421: Chênh lệch giữa giá bán và giá trị còn lại của tài sản cố định. Có TK 211, 213: Nguyên giá tài sản cố định. Có TK 3331: Thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp ngân sách nhà nước. • Phản ánh thu hồi các khoản phải thu: Nợ TK 111, 112: Giá trị thu hồi các khoản phải thu. Nợ (Có) TK421: Số chiết khấu hoặc số nợ không thu hồi được. Có TK 131, 138, 141, 244: Các khoản phải thu theo giá trị ghi số. • Phản ánh thu hồi những khoản chi phí trả trước. v1.0015107216 14
  15. 6.1.4. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN (tiếp theo)  Những chi phí trả trước này có những chi phí có thể thu hồi được và những chi phí không thu hồi được: Nợ TK 111, 112: Số tiền thu hồi được. Nợ (Có) TK 421: Chênh lệch giữa giá bán và giá trị chi phí trả trước còn lại chưa phân bổ. Có TK 142, 242: Chi phí trả trước chưa phân bổ. Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp.  Những chi phí trả trước không thu hồi được như chi phí quảng cáo,…: Nợ TK 421: Lợi nhuận chưa phân bổ. Có TK 142, 242: Chi phí trả trước chưa phân bổ. • Phản ánh thanh toán chi phí phát sinh trong quá trình giải thể công ty: Nợ TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối. Có TK 111, 112: Chi phí phát sinh trong quá trình giải thể công ty. • Thanh toán các khoản cho người lao động: Nợ TK 334: Phải trả cho công nhân viên. Có TK 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. v1.0015107216 15
  16. 6.1.4. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN (tiếp theo) • Thanh toán thuế còn nợ ngân sách nhà nước (kể cả phát sinh trong quá trình giải thể công ty): Nợ TK 333: Các khoản phải nộp ngân sách nhà nước. Có TK 111, 112: Thuế phải nộp ngân sách nhà nước. • Thanh toán cho các chủ nợ: Nợ TK 311, 331, 341, 342: Thanh toán cho các chủ nợ. Có TK 111, 112. • Kết thúc quá trình thanh toán, kế toán rút số tiền còn lại tại tài khoản ngân hàng về quỹ tiền mặt: Nợ TK 111: Tiền mặt. Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng. • Phân chia vốn góp cho các thành viên hoặc cổ đông: Nợ TK 4111: Vốn góp. Có TK 338 (chi tiết cho các cổ đông, thành viên): Phải trả các cổ đông hoặc thành viên. v1.0015107216 16
  17. 6.1.4. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN (tiếp theo) • Chia các nguồn vốn chủ sở hữu khác cho các cổ đông hoặc thành viên: Nợ TK 4112, 414, 415, 441, 421,… Các quỹ khác của công ty. Có TK 338: Phải trả cho các cổ đông hoặc thành viên. • Trong trường hợp các Tài khoản nguồn có số dư bên Nợ thì xác định số mà các thành viên, cổ đông phải gánh chịu tương ứng: Nợ TK 338: Phải trả cho các cổ đông hoặc thành viên. Có TK 421, 4112, 413: Các quỹ của công ty. • Thanh toán cho các cổ đông hoặc thành viên để kết thúc việc giải thể công ty: Nợ TK 338: Phải trả cổ đông hoặc thành viên. Có TK 111: Tiền mặt. v1.0015107216 17
  18. 6.2. KẾ TOÁN CHIA, TÁCH CÔNG TY 6.2.1. Kế toán chia 6.2.2. Kế toán tách công ty công ty v1.0015107216 18
  19. 6.2.1. KẾ TOÁN CHIA CÔNG TY a. Những vấn đề chung về chia công ty • Chia công ty chỉ được áp dụng đối với công ty TNHH và công ty cổ phần. • Các công ty TNHH hoặc công ty cổ phần có thể được chia thành 2 hay nhiều công ty TNHH và công ty cổ phần khác. • Thủ tục chia công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được quy định như sau:  Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị chia thông qua quyết định chia công ty theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.  Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty mới được thành lập thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.  Khi chia công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần thành hai hay nhiều công ty khác thì:  Tất cả thành viên của công ty bị chia đều là thành viên mới của công ty mới được thành lập.  Các thành viên hoặc các cổ đông của công ty bị chia được chia nhóm tương ứng làm thành viên hoặc cổ đông của công ty mới thành lập từ công ty bị chia. v1.0015107216 19
  20. 6.2.1. KẾ TOÁN CHIA CÔNG TY (tiếp theo) • Công ty bị chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được đăng ký kinh doanh. • Về mặt tài chính kế toán, tại công ty bị chia và công ty mới thành lập cần:  Tiến hành kiểm kê, phân loại tài sản, lập báo cáo tài chính tại thời điểm chia công ty. Các tài sản phân loại thành các nhóm sau:  Tài sản thuộc sở hữu của công ty.  Tài sản thuê ngoài, nhận giữ hộ, tài sản nhận bán hộ, ký gửi.  Tài sản được hình thành từ các quỹ khen thưởng, phúc lợi.  Nếu tài sản thiếu thì phải xác định trách nhiệm bồi thường.  Lập danh sách các chủ nợ, khách nợ và tiến hành đối chiếu xác định số nợ phải thu, phải trả.  Lập phương án phân chia tài sản, công nợ cho các công ty được chia.  Lập biên bản bàn giao tài liệu kế toán cho các công ty được chia. v1.0015107216 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2