Bài giảng Khó khăn trong xây dựng phần mềm: Chương 2 - ThS. Phạm Đào Minh Vũ
lượt xem 4
download
Bài giảng Khó khăn trong xây dựng phần mềm: Chương 2 Mô hình CMMi, cung cấp cho người học những kiến thức như: Giới thiệu chung về CMMi; Phân loại mô hình CMMi; Cấu trúc của CMMi; Cấu trúc của Staged Representation; Continuous Representation; Cấu trúc của Continuous Representation;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Khó khăn trong xây dựng phần mềm: Chương 2 - ThS. Phạm Đào Minh Vũ
- CHƢƠNG 2. MÔ HÌNH CMMI (Capability Maturity Model Intergrated) 67
- 2.1. Giới thiệu chung về CMMi 2.1.2. Sự ra đời của ISO ISO (International Standards Organization) : Tổ chức quản lý các tiêu chuẩn quốc tế, được phát triển tại Brussels (Bỉ), và bắt nguồn từ lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Được thành lập vào năm 1947, nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và thông tin, có khoảng 180 ủy ban kỹ thuật chuyên dự thảo các tiêu chuẩn trong tất cả các lĩnh vực (ngoại trừ lĩnh vực điện – điện tử) Chuẩn ISO bắt đầu từ 1 - 27001, trong đó: ISO 9000 (gồm ISO9000, ISO9001, ISO9004,...): Hệ thống quản lý chất lượng, được sử dụng để đảm bảo chất lượng của hệ thống trong từng bước chế tạo sản phẩm (thiết kế, phát triển, sản xuất, cài đặt, bảo trì) ISO 14000 : Hệ thống quản lý môi trường ... 68
- 2.1. Giới thiệu chung về CMMi 2.1.3. Sự ra đời CMM Vào cuối năm 1990, Viện công nghệ phần mềm (SEI) đại học Carnegie Mellon công bố mô hình CMM (Capability Maturity Model) - Mô hình trưởng thành năng lực Mục đích: giúp các đơn vị sản xuất phần mềm có khả năng khắc phục được các nhược điểm quan trọng trong quá trình sản xuất phần mềm như : kém chất lượng chậm trễ trong thực hiện dự án lãng phí chi phí quá lớn không thỏa mãn yêu cầu khách hàng kém khả năng dự báo và có nhiều rủi ro 69
- 2.1. Giới thiệu chung về CMMi 2.1.3. Sự ra đời CMM CMM là phương thức được sử dụng để đánh giá, xác định độ phát triển của quy trình phát triển phần mềm trong mỗi tổ chức CMM được phát triển với mục đích ban đầu là để phục vụ quá trình phát triển phần mềm nhưng sau đó được sử dụng rộng rãi cho các mô hình kinh doanh cơ bản, công nghiệp và cả trong cơ quan nhà nước Nhược điểm: Tập trung quá nhiều vào việc hoàn thiện quy trình Không sử dụng linh hoạt được đồng thời nhiều mô hình Tạo ra quá nhiều tài liệu giấy tờ không cần thiết Có quá nhiều biến thể. Ví dụ như: people CMM, software CMM.. 70
- 2.1. CMMi – Khái niệm CMMI (Capability Maturity Model Intergrated) - Mô hình trưởng thành năng lực tích hợp: Là một khung các giải pháp tối ưu cho quá trình sản xuất phần mềm, ra đời nhằm cải tiến quy trình phát triển phần mềm, khắc phục các khuyết điểm mà ngành công nghệ phần mềm mắc phải, tối ưu hóa quy trình sản xuất phần mềm Không tập trung mô tả chính các quá trình mà chỉ mô tả đặc điểm của các quá trình hiệu quả → đưa ra chỉ dẫn cho các công ty để họ có thể tự mình phát triển hoặc điều chỉnh chính các quá trình của họ. 71
- 2.1. Phân loại mô hình CMMi 1. SE (System Engineering) Là mô hình bao trùm toàn bộ quá trình phát triển của hệ thống, có thể là phần mềm hoặc không. Mô hình này tập trung vào việc đưa đến những gì khách hàng cần, mong muốn và những ràng buộc đối với sản phẩm, hỗ trợ giải quyết vấn đề phát sinh toàn bộ vòng đời của sản phẩm 2. SW (Software Engineering) Là mô hình bao trùm toàn bộ quá trình phát triển phần mềm sử dụng các phương pháp đánh giá, định lượng cho quá trình phát triển và vận hành phần mềm 72
- 2.1. Phân loại mô hình CMMi 3. IPPD (Integrated Product and Process Development) là mô hình bao gồm các phương pháp tiếp cận, liên hệ giữa các bộ phận trong suốt vòng đời của sản phẩm để thỏa mãn yêu cầu, mong muốn của khách hàng. Có thể được tích hợp với các quy trình khác của của tổ chức 4. SS (Supplier Sourcing) Là mô hình sử dụng nhà cung cấp để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dự án khi việc sử dụng nhà cung cấp là phương pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên cần phải chú trọng đến khâu chọn nhà cung cấp để tránh phát sinh các rủi ro nghiêm trọng hơn 73
- 2.1. Phân loại mô hình CMMi 74
- 2.1. Giới thiệu chung về CMMi 2.1.5. Lợi ích Lợi ích chung: Cải tiến năng lực của các tổ chức phần mềm bằng cách nâng cao kiến thức và kỹ năng của lực lượng lao động Đảm bảo rằng năng lực phát triển phần mềm là thuộc tính của tổ chức không phải của một vài cá thể Hướng các động lực của cá nhân với mục tiêu tổ chức Duy trì tài sản con người, duy trì nguồn nhân lực chủ chốt trong tổ chức 75
- 2.1. Giới thiệu chung về CMMi 2.1.5. Lợi ích (tt) Về mặt quản lý: Giảm thiểu thời gian và chi phí để đạt đến chất lượng cao Gia tăng triển vọng thành công của dự án và tổ chức Gia tăng sự hợp tác và kết hợp giữa các chức năng sản xuất Gia tăng khả năng theo dõi điều khiển tổng hợp các dự án 76
- 2.1. Giới thiệu chung về CMMi 2.1.5. Lợi ích (tt) Về mặt kỹ thuật: Gia tăng sự tập trung và tính chất nhất quán (consistency) trong công việc: Triển khai và quản lý nhu cầu của tổ chức và người sử dụng Thiết kế và triển khai hệ thống Tích hợp hệ thống Quản lý rủi ro Đo lường và phân tích 77
- 2.1. Giới thiệu chung về CMMi 2.1.5. Lợi ích (tt) Về mặt nhân sự: - Trao đổi thông tin dễ dàng hơn qua việc sử dụng thuật ngữ chung đã được định nghĩa rõ ràng - Nâng cao tinh thần các đội ngũ triển khai và sản xuất: Tạo môi trường làm việc ổn định, ít xáo trộn bởi những trường hợp khủng hoảng hay xảy ra thường xuyên Vạch rõ vai trò và trách nhiệm của từng vị trí công việc Chiến lược, chính sách đãi ngộ luôn được quan tâm Đánh giá đúng năng lực, công nhận đúng thành tích Liên tục phát triển các kỹ năng -> cơ hội thăng tiến - Nhân viên/khách hàng sẽ hài lòng hơn 78
- 2.1. Giới thiệu chung về CMMi 2.1.5. Lợi ích (tt) Cho toàn công ty: Kết hợp quy trình sản xuất với quy trình nâng cao chất lượng Kết hợp chặt chẽ các bộ phận khác nhau trong tổ chức 79
- 2.1. Khác biệt giữa ISO 9001:2000 và CMM/CMMI? ISO 9001 là một tiêu chuẩn quốc tế về quản lý, các điều khoản gọi là “yêu cầu”, quy định những điểm cần phải làm (what to do), không chỉ ra việc đó nên làm như thế nào (how to do) CMM/CMMi là một mô hình, cung cấp các hướng dẫn và kinh nghiệm thực tế dùng để phát triển, cải tiến và đánh giá năng lực của quy trình CMMi không phải là một tiêu chuẩn, tùy vào từng tổ chức, cách thực hiện khác nhau rất nhiều Về nguyên tắc, ISO bao gồm (ở mức cao) hầu hết các quy trình chủ chốt của CMM/CMMi, tuy nhiên ISO được dùng cho hầu hết mọi ngành nghề, do vậy không cụ thể và gần gũi với công việc đặc thù có liên quan đến phần mềm như CMM/CMMi. ISO không cung cấp các ví dụ và kinh nghiêm cụ thể như CMM/CMMi 80
- 2.2.1. Cấu trúc của CMMi 1. Mức độ: Mức độ trưởng thành (Maturity Levels): dùng để định nghĩa ra các cấp độ trưởng thành của quy trình từ đó đưa ra các process area tương ứng Mức độ năng lực (Capability Levels): dùng để định nghĩa ra một số process area đặc biệt và những vấn đề liên quan 2. Miền (vùng) tiến trình (Process Areas – PA) : Là một tập các hoạt động được áp dụng trong một lĩnh vực của quy trình. Những hoạt động này được triển khai để đảm bảo hoàn thiện một lĩnh vực trong toàn bộ truy trình. Ví dụ: trong 1 process area- quản lý dự án, để quản lý dự án thành công, người quản lý cần phải thực hiện 1 loạt các hành động như lên kế hoạch, quản lý kế hoạch, quản lý nhà cung cấp,... của dự án 81
- 2.2.1. Cấu trúc của CMMi 1. Mục tiêu (Goals): là những yếu tố mọi process area đều có, được dùng để hệ thống hóa mỗi quy trình. Ví dụ để hệ thống hóa một quy trình phát triển phần mềm, ta định nghĩa ra các quy trình trình như quản lý tiến độ, quản lý kế hoạch... bao gồm: Mục tiêu chung (Generic Goals – GG) và Mục tiêu cụ thể (Specific Goals – SG) 2. Các đặc tính chung/thông dụng (Common Features):là thuộc tính dùng để chỉ ra lúc nào, ở đâu một process area có hiệu quả, được lặp lại hoặc kết thúc. 3. Các bài thực hành (Practices): Ứng với mỗi goals là một tập các bài thực hành để đạt được goals đó. Ví dụ: sau khi định nghĩa ra các goals là quản lý tiến độ, quản lý kế hoạch... ta phải định nghĩa ra các hành động để đảm bảo cho mục tiêu quản lý tiến độ, quản lý kế hoạch... bao gồm: Thực hành tổng quan và cụ thể 82
- 2.2. Các thể hiện của CMMi Staged Continuous Representation Representation (Biểu diễn giai đoạn) (Biểu diễn liên tục) 83
- 2.2.2. Staged Representation Là phương pháp sử dụng một tập các định sẵn (predefined sets) của vùng tiến trình (PA) nhằm định nghĩa một kịch bản cải tiến (improvement path) cho các tổ chức. Ta gọi kịch bản cải tiến này là mức độ trưởng thành (Maturity Level) Đặc điểm: Cung cấp một chuỗi các cải tiến đã được chứng minh, cái trước làm nền tảng cho cái tiếp theo Sử dụng mức độ trưởng thành để mô tả cải tiến Cung cấp một đánh giá tổng kết các kết quả thống kê và cho phép so sánh giữa các tổ chức 84
- 2.2.3. Cấu trúc của Staged Representation Maturity Le vels Process Area 1 Process Area 2 Process Area n Specific Goals Generic Goals Common Features Commitment Ability Directing Verifying to Perform to Perform Implementation Implementation Implementation Specific Practices Generic Practices 85
- 2.2.4. Continuous Representation Là phương pháp cho phép một tổ chức lựa chọn một vùng tiến trình cụ thể và cải tiến nó (nhiều hay ít). Đặc điểm: Cho phép lựa chọn thứ tự các cải tiến sao cho thích hợp nhất với mục tiêu kinh doanh của tổ chức và làm giảm các rủi ro Cho phép so sánh giữa các tổ chức dựa trên nền tảng PA-to-PA Sử dụng mức độ năng lực để mô tả việc cải tiến tiến trình 86
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng: Lập trình C trong windows
69 p | 698 | 222
-
LẬP TRÌNH C TRONG WINDOWS
69 p | 435 | 151
-
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật - Dương Thành Phết
14 p | 136 | 14
-
Bài giảng lập trình Web - Ts.Vũ Đức Lung - Chương 7
23 p | 69 | 8
-
Bài giảng Khó khăn trong xây dựng phần mềm: Chương 1 - ThS. Phạm Đào Minh Vũ
41 p | 20 | 5
-
Bài giảng Khó khăn trong xây dựng phần mềm: Chương 0 - ThS. Phạm Đào Minh Vũ
25 p | 47 | 5
-
Bài giảng Khó khăn trong xây dựng phần mềm: Chương 3 - ThS. Phạm Đào Minh Vũ
43 p | 23 | 4
-
Bài giảng Khó khăn trong xây dựng phần mềm: Chương 4 - ThS. Phạm Đào Minh Vũ
29 p | 37 | 4
-
Bài giảng Khó khăn trong xây dựng phần mềm: Chương 5 - ThS. Phạm Đào Minh Vũ
35 p | 29 | 4
-
Điểm truy cập không dây NWA-3166 của ZyXEL
4 p | 77 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn