10/12/2017<br />
<br />
Hệ thống Bus<br />
<br />
Sơ lược về Bus<br />
- Một trong những hoạt động và chức năng cơ bản<br />
của máy tính là truyền số dữ liệu. Sự hoạt động của máy<br />
tính do các bộ xử lí điều khiển. Bộ xử lí và các chip hổ trợ<br />
khác đến lượt mình cũng thường xuyên truyền số liệu giữa<br />
các khối, bộ phận trong và ngoài chúng với nhau.<br />
- Có rất nhiều các bộ phận, khối riêng rẽ trong các<br />
Chíp và các đường truyền số liệu rất đa dạng, nên một cách<br />
hợp lí là không thể thực hiện các đường nối giữa các bộ<br />
phận, khối từng đôi một với nhau mà ta nối chung tất cả<br />
các lối vào/ra của các khối riêng rẽ với nhau lên hệ thống<br />
các đường dẫn chung, hệ thống này còn được gọi là Bus.<br />
<br />
1<br />
<br />
10/12/2017<br />
<br />
Đặc điểm khi dùng Bus<br />
- Các bộ phận, khối được nối lên Bus phải thoả<br />
mãn một yêu cầu là có khả năng được cắt ra hoặc nối<br />
trở lại theo điều khiển. Lúc một output được cắt ra<br />
khỏi Bus nó có trạng thái trở kháng cao.<br />
- Trong mỗi thời điểm một output thường phải<br />
đồng thời cấp số liệu cho nhiều input, cho nên nó cần<br />
có khả năng phát ra (source) ở mức logic cao hoặc<br />
nuốt vào (sink) ở mức logic thấp, một dòng điện lớn<br />
đến vài chục mA cấp cho input đó, đóng vai trò tải của<br />
output.<br />
<br />
1. Ưu điểm :<br />
- Giá thành thấp .<br />
- Dễ thay đổi ngoại vi.<br />
Ta có thể gở bỏ một ngoại vi hoặc thay đổi ngoại vi mới cho<br />
các máy tính trong cùng một hệ thống Bus.<br />
2. Nhược điểm:<br />
- Điểm bất lợi chính của Bus là tạo ra nghẽn cổ chai, điều<br />
này làm giới hạn lưu lượng vào/ra tối đa. Các hệ thống máy tính<br />
dùng cho quản lý phải dùng thường xuyên các ngoại vi, khó khăn<br />
chính là phải có một hệ thống Bus đủ khả năng phục vụ bộ xử lý<br />
trong việc liên hệ với các ngoại vi.<br />
- Quy tắc nghiêm ngặt của truyền số liệu là trong mỗi thời<br />
điểm, tối đa chỉ có một output được truyền số liệu trên Bus.<br />
- Ngoài ra một hệ thống Bus còn bị giới hạn tốc độ bởi các<br />
yếu tố vật lí như chiều dài của Bus và số bộ phận được mắc vào<br />
Bus .<br />
<br />
2<br />
<br />
10/12/2017<br />
<br />
Ⅱ. Phân loại Bus:<br />
1. Bus hệ thống nối bộ xử lý với bộ nhớ<br />
System Bus, Front Side Bus (FSB), Local Bus:<br />
- Bus kết nối bộ xử lí với bộ nhớ thì ngắn và thường<br />
rất nhanh.<br />
- Khi thiết kế Bus kết nối bộ xử lý với bộ nhớ, nhà<br />
thiết kế biết trước các linh kiện và bộ phận cần kết nối<br />
lại.<br />
2. Bus nối ngoại vi:<br />
- Bus vào ra có thể có chiều dài lớn và có thể kết nối<br />
với nhiều loại ngoại vi các ngoại vi này có thể có lưu<br />
lượng thông tin khác nhau, định dạng dữ liệu khác<br />
nhau.<br />
- Khi thiết kế Bus vào/ra phải thiết kế Bus thoả mãn<br />
nhiều ngoại vi có mức trì hoãn và lưu lượng rất khác<br />
nhau.<br />
<br />
Hệ thống bus trong một máy tính<br />
<br />
3<br />
<br />
10/12/2017<br />
<br />
Hệ thống trên Bus nối ngoại vi được phân cấp thành hai<br />
hệ thống Bus con.<br />
Bus tốc độ cao (high-speed bus) hỗ trợ kết nối các<br />
thiết bị tốc độ cao như SCSI, LAN, Graphic, Video,…<br />
Hệ thống Bus mở rộng (expansion Bus) được thiết kế<br />
để kết nối với các ngoại vi yêu cầu tốc độ thấp như:<br />
modem, cổng nối tiếp, cổng song song,…Giữa hai hệ<br />
thống Bus nối ngoại vi trong tổ chức hệ thống Bus<br />
phân cấp là một giao diện đệm<br />
<br />
Hệ thống bus phân cấp<br />
<br />
4<br />
<br />
10/12/2017<br />
<br />
Tóm tắt:<br />
Hệ thống Bus trên đã được chia làm 3 phần:<br />
- Bus hệ thống được nối với processor, main<br />
memory, cache/bridge.<br />
- Bus tốc độ cao (hight-speed Bus) được nối với<br />
các thiết bị yêu cầu tốc độ cao như video, LAN,<br />
SCSI,….<br />
- Bus mở rộng (expansion Bus) được nối với<br />
FAX, model….<br />
<br />
Bảng biểu diễn tốc độ dữ liệu của các ngoại vi<br />
<br />
5<br />
<br />