Bài giảng Kỹ năng tổ chức sinh hoạt lớp
lượt xem 31
download
Bài giảng Kỹ năng tổ chức sinh hoạt lớp trình bày các tác dụng giáo dục của giờ SHL, những nguyên nhân chính làm cho học sinh không thích giờ sinh hoạt lớp, các yêu cầu cơ bản đối với giờ sinh hoạt lớp và hình thức; phương pháp tổ chức giờ sinh hoạt lớp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kỹ năng tổ chức sinh hoạt lớp
- BÀI GIẢNG KĨ NĂNG TỔ CHỨC GIỜ SINH HOẠT LỚP Chí Linh, Ngày 24 tháng 8 năm 2013
- HÌNH ẢNH GIỜ SINH HOẠT LỚP
- I. Tác dụng giáo dục của giờ SHL. 1. Đây là dạng hoạt động giáo dục tập thể, là một hình thức tổ chức tự quản cho HS và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể HS đoàn kết. Thông qua giờ SHL, các em bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá nhận xét nhau thẳng thắn, tích cực. HS được mở rộng mối liên hệ và tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ, bè phái trong đời ôống tập thể của lớp học.
- I. Tác dụng giáo dục của giờ SHL. 2. Đây là dịp để HS làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân. Các em phải được vừa học vừa chơi, thi tài với nhau … Từ đây các em sẽ lĩnh hội được rất nhiều, góp phần phát triển nhân cách toàn diện của HS, tức là phát triển mọi mặt cả trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ và sức khỏe, thể chất … của HS.
- II. NGUYÊN NHÂN CHÍNH LÀM CHO HS KHÔNG THÍCH GIỜ SHL: 1. HS không được cùng nhau tổ chức, tham gia vào giờ SHL. 2. Nội dung giờ SHL khô cứng, lặp đi lặp lại, không thực sự gắn với nhu cầu của HS. 3. Hình thức tổ chức giờ SHL đơn điệu, nhàm chán, không hứng thú với HS. 4. GV quá nghiêm khắc, không gần gũi, thân thiện, không đặt mình vào vị trí của HS để hiểu các em. ……………..
- III. CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI GIỜ SHL: 1. Đa dạng hóa về nội dung và hình thức tổ chức giờ SHL. 2. Thu hút tối đa sự tham gia của mọi HS dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ, cố vấn của GV. 3. Tăng cường những nội dung sinh hoạt có liên quan đến các công việc chung của lớp, phù hợp với nhu cầu và sở thích của HS. 4. Đảm bảo giao lưu dưới hình thức đối thoại.
- IV. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC GIỜ SHL: 1. Tổng kết, đánh giá thi đua và xây dựng kế hoạch. 2. Hình thức hỗn hợp: tổng kết thi đua và sinh hoạt theo chủ đề 3. Thảo luận chuyên đề/ chủ điểm. 4. Giao lưu- đối thoại với người trong cuộc 5. Tổ chức các hội thi (văn nghệ, hiểu biết khoa học, HS thanh lịch...) 6. …..
- 1. Tổng kết, đánh giá thi đua và xây dựng kế hoạch. - Đánh giá lại những hoạt động trong tuần: + Từng tổ trưởng lần lượt báo cáo tình hình học tập cũng như việc thực hiện nội quy trường lớp của các thành viên trong tổ. + Lớp trưởng nhận xét ưu điểm, khuyết điểm về các hoạt động của lớp trong tuần vừa qua: nề nếp, học tập, đạo đức .. + Lớp phó phụ trách văn thể, lao động nhận xét … + GV tuyên dương những HS học tập tốt, tham gia tốt các phong trào của lớp mà nhà trường đề ra; phê bình những HS không học bài …. + ………………. - Lập kế hoạch tuần tiếp theo.
- 2. Hình thức hỗn hợp: Tổng kết thi đua và sinh hoạt theo chủ đề. - Đánh giá tình hình chung của lớp trong tuần. - Thông báo những công việc chính trong tuần tới. - Sinh hoạt theo chủ đề: Nội dung sinh hoạt nên gắn với các hoạt động chủ điểm tháng, gắn với những ngày kỉ niệm lớn, gắn với các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hộ diễn ra ở địa phương, trong nước và trên thế giới, … Hình thức SHL cũng đa dạng: có thể là thi văn nghệ giữa các tổ, có thể chỉ là đố vui khoa học; có thể là giao lưu với người trong cuộc …
- 3. Thảo luận chuyên đề/ chủ điểm: Nên giao lần lượt cho các tổ HS chủ trì, các tổ khác hỗ trợ, tham gia. Khi tiến hành thảo luận chuyên đề cần lưu ý: - Vấn đề hay chủ đề thảo luận phải phù hợp với húng thú, nhu cầu và trình độ nhận thức chung của HS, có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. - Vấn đề đưa ra thảo luận đòi hỏi sử dụng nhiều kiến thức và kinh nghiệm để đánh giá, kết luận, hay sáng tạo ý tưởng mới. - Môi trường thảo luận phải thuận lợi, an toàn, thoải mái để tất cả HS đều có cơ hội bày tỏ những ý kiến, quan điểm và chính kiến của mình. - Người dẫn chương trình phải khéo léo dẫn dắt, khêu gợi sự mạnh dạn, tự tin, tích cực của mọi HS trong lớp để thảo luận sôi nổi có hiệu quả. Cần tôn trọng ý kiến của các thành viên trong thảo luận. - Nếu gặp khó khăn cần gặp cố vấn hay GV để giải đáp.
- 4. Giao lưu – đối thoại với người trong cuộc. Có thể tổ chức nhân những ngày lễ lớn của dân tộc hay của lứa tuổi HS … - Những vấn đề trao đổi, giao lưu phải thiết thực, liên quan đến lợi ích và hứng thú của HS, đáp ứng nhu cầu của các em. Thu hút đông đảo HS tham gia. - Người chủ trì cần có buổi làm việc trước với chuyên gia về mục tiêu, nội dung buổi nói chuyện, đặc điểm của đối tượng giao lưu như tuổi, lớp, những vấn đề được HS quan tâm nhất hoặc đang vướng mắc; quy mô tổ chức, cách thức tiến hành. - Khi tiến hành giao lưu, cần kết hợp trò chuyện giữa người dẫn chương trình với khách mời giao lưu và trao đổi, trò chuyện giữa khách mời và người tham dự buổi giao lưu.
- 5. Tổ chức các hội thi (văn nghệ, hiểu biết khoa học, HS thanh lịch …) - Hội thi là một hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, trong đó tạo ra sân chơi hấp dẫn, mang tính thi đua, cạnh tranh giữa HS hoặc các nhóm HS để các em có cơ hội thể hiện vẻ đẹp, tài năng, cùng nhau chia sẻ, tiếp nhận những kiến thức liên quan đến chủ đề đã được lựa chọn. - Đây là hình thức tổ chức hoạt động tổng hợp nhiều loại hình, đòi hỏi thời gian chuẩn bị công phu …
- Khen chê HS trong giờ SH lớp Thực tế hiện nay trong các buổi SH lớp, các thầy cô thường chê HS nhiều hơn là khen ngợi (60 - 70% là “chê” HS). Biết khen - chê đúng mực sẽ khiến học trò hứng thú trong học tập. Về nguyên tắc, khen phải nhiều hơn chê để tạo tâm lý tích cực vì ai cũng thích khen.
- Khi khen chê HS cần lưu ý một số vấn đề sau: Khen ngợi phải cụ thể, gọi tên các phẩm chất Khên ngợi phải chân thật, gây được cảm xúc tích cực nơi người khen Cần khên ngay hành vi tích cực mới khi nó vừa xuất hiện nhất là với những em hay mắc khuyết điểm,những em học yếu, nhút nhát…. Khi phê bình HS cũng cần lưu ý là phê bình hành vi cụ thể chứ không khái quát hoá thành phẩm chất nhân cách Khi phê bình không được chì chiết, nhắc đi nhắc lại những khuyết điểm đã xảy ra từ lâu ……
- Thực hành thiết kế giờ SH lớp Mục tiêu: Vận dụng những yêu cầu cơ bản đối với giờ sinh hoạt lớp vào việc thiết kế một giờ sinh hoạt lớp cụ thể
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tổ chức hoạt động dạy học với bản đồ tư duy (tt)
11 p | 185 | 24
-
Rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên khoa Giáo dục mầm non trong quá trình giảng dạy học phần phương pháp làm quen môi trường xung quanh - Đỗ Chiêu Hạnh
13 p | 190 | 22
-
Bài giảng Kỹ năng phỏng vấn
5 p | 161 | 21
-
Biện pháp tổ chức, kiểm tra và đánh giá quá trình tự học của sinh viên
5 p | 124 | 15
-
Bài giảng Kỹ năng viết tin, bài tuyên truyền trên báo chí
16 p | 184 | 14
-
Bài giảng Công việc và kỹ năng của cán bộ văn phòng trong tham vấn
16 p | 91 | 6
-
Thực trạng đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học FPT Cần Thơ
15 p | 59 | 6
-
Xây dựng tiêu chí đánh giá kĩ năng tổ chức hoạt động cho trẻ mầm non làm quen tác phẩm văn học trong dạy học phương pháp chuyên ngành chương trình đào tạo giáo viên mầm non trình độ cao đẳng
5 p | 76 | 5
-
Xây dựng văn hóa hợp tác trong giảng dạy ở cấp khoa của trường đại học
9 p | 93 | 4
-
Một số đề xuất tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm trong giảng dạy học phần kĩ năng nói tiếng Anh cho sinh viên sư phạm Toán - Tiếng Anh khoa Sư phạm trường Đại học Thủ đô Hà Nội: Một cách tiếp cận tới nội dung hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018
12 p | 9 | 3
-
Tích hợp trong dạy phần văn học hiện đại để rèn kỹ năng đọc, nói cho sinh viên ngành Ngữ văn
8 p | 23 | 3
-
Kỹ năng học trực tuyến hiệu quả cho sinh viên
5 p | 8 | 2
-
Tổ chức cho sinh viên ngành Hàng hải sử dụng mô hình hoá toán học để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn nghề nghiệp trong dạy học xác suất - thống kê
4 p | 39 | 2
-
Bài giảng Những việc cần tiếp tục triển khai
9 p | 61 | 2
-
Thiết kế bài giảng điện tử môn Lịch sử, Địa lý và Văn hóa Nga tại Học viện Khoa học Quân sự
8 p | 80 | 2
-
Phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm thông qua dạy môn Lý luận dạy học bằng phương pháp dạy học vi mô
7 p | 8 | 2
-
Đánh giá việc sử dụng phần mềm Kahoot trong việc dạy - học môn Phát triển kỹ năng quản trị ở trường Đại học Thủy lợi
3 p | 32 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn