intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kỹ thuật chiếu sáng dân dụng và công nghiệp - Chiếu sáng đường phố

Chia sẻ: | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

15
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kỹ thuật chiếu sáng dân dụng và công nghiệp - Chiếu sáng đường phố, cung cấp cho người học những kiến thức như phương và vị trí quan sát của người lái xe; độ chói mặt đường; độ đồng đều của độ chói mặt đường; chỉ số chói lóa G của bộ đèn; phương pháp tỉ số R trong thiết kế chiếu sáng;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kỹ thuật chiếu sáng dân dụng và công nghiệp - Chiếu sáng đường phố

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA ĐIỆN- ĐIỆN TỬ Kỹ thuật Chiếu sáng Dân dụng & Công nghiệp CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG PHỐ 1
  2. CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG PHỐ I. KHÁI NIỆM Nhiệm vụ của chiếu sáng đường phố là phải đảm bảo đủ độ sáng vào buổi tối và sự an toàn giao thông cho mọi người đi lại. Nếu đường phố được chiếu sáng tốt thì tai nạn giao thông giảm đi 30% so với không chiếu sáng. 2
  3. CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG PHỐ I. KHÁI NIỆM Khi thiết kế chiếu sáng đường phố cần chú ý các yếu tố: ▪ Cường độ xe cộ đi lại ▪ Địa hình ▪ Tai nạn giao thông ▪ Loại xe cộ ▪ Vận tốc xe cộ đi lại ▪ Bến đậu xe ▪ Đặc tính xây dựng (kích thước, vật liệu) ▪ Các đặc điểm của đường phố đó (chỗ giao nhau, cầu, cầu vượt…) 3
  4. CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG PHỐ I. KHÁI NIỆM Năm 1965, CIE công bố phương pháp tỉ số R, trong đó đại lượng tiêu chuẩn hóa là độ chói trung bình của mặt đường có xét đến hiện tượng tương phản. Các tiêu chuẩn chất lượng chiếu sáng cho phép người nhìn nhanh chóng phát hiện chính xác ra vật cần quan sát. 4
  5. CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG PHỐ I. KHÁI NIỆM ▪ Độ chói trung bình trên mặt đường do người lái xe quan sát khi nhìn mặt đường ở tầm xa 100m khi thời tiết khô ráo. Mức yêu cầu phụ thuộc vào loại đường (mật độ giao thông, tốc độ, vùng thành phố hay nông thôn…) trong các điều kiện làm việc bình thường. Mặt đường được quan sát dưới góc 0,50 ÷ 1,50 và dài 60 ÷ 170m trước người quan sát. 5
  6. CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG PHỐ I. KHÁI NIỆM Sự phân bố độ chói về mọi hướng 6
  7. CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG PHỐ I. KHÁI NIỆM ▪ Độ đồng đều phân bố độ chói ở các điểm khác nhau trên mặt đường. Độ chói không giống nhau theo mọi hướng (sự phản xạ không vuông góc mà theo phản xạ hỗn hợp). 7
  8. CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG PHỐ I. KHÁI NIỆM ▪ Hạn chế sự lóa mắt và mệt mỏi do các đèn gây nên trong tầm nhìn. Định nghĩa chỉ số lóa G G=1÷9 G = 1: không chịu được . . . G = 9: không cảm nhận được Cần giữ ít nhất G = 5: chấp nhận được. 8
  9. CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG PHỐ I. KHÁI NIỆM ▪ Hiệu quả hướng nhìn khi lái xe phụ thuộc vào vị trí các điểm sáng trên các đường cong, loại nguồn sáng trên tuyến đường và tín hiệu báo trước những nơi cần chú ý (đường vòng, ngã tư…) cũng như lối vào các con đường. 9
  10. CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG PHỐ I. KHÁI NIỆM CIE: 5 cấp chiếu sáng đối với các tuyến đường ôtô 10
  11. CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG PHỐ II. PHƯƠNG VÀ VỊ TRÍ QUAN SÁT CỦA NGƯỜI LÁI XE Mắt người lái xe thường cao hơn mặt đường 1,5m nên khi xe đang chạy tầm nhìn của người lái xe nằm trong khoảng từ 60 ÷ 170m trước mắt người lái xe với góc quan sát từ 0,50 ÷ 1,50. 11
  12. CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG PHỐ III. ĐỘ CHÓI MẶT ĐƯỜNG Độ chói mặt đường ảnh hưởng đến khả năng phân biệt chướng ngại vật trên đường. Khi được chiếu sáng, độ chói của mặt đường phải đạt yêu cầu mới phân biệt chướng ngại vật được chính xác để người lái xe kịp xử lý. 12
  13. CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG PHỐ III. ĐỘ CHÓI MẶT ĐƯỜNG Độ chói mặt đường là đại lượng dùng để đánh giá chất lượng hệ thống chiếu sáng đường giao thông. Độ chói trung bình của mặt đường phụ thuộc vào mật độ giao thông, tốc độ phương tiện, loại đô thị… (phụ thuộc vào cấp đường do Nhà nước quy định), ngoài ra còn phụ thuộc vào cách bố trí đèn, độ cao treo đèn… 13
  14. CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG PHỐ III. ĐỘ CHÓI MẶT ĐƯỜNG Độ chói trung bình và độ rọi trung bình trên mặt đường 14
  15. CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG PHỐ 15
  16. CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG PHỐ IV. ĐỘ ĐỒNG ĐỀU CỦA ĐỘ CHÓI MẶT ĐƯỜNG Độ đồng đều của độ chói được đánh giá qua 2 chỉ tiêu : ▪ Độ đồng đều chung 𝐿 𝑚𝑖𝑛 U0 = ≥ 40% 𝐿 𝑡𝑏 Với Lmin, Ltb lần lượt là độ chói cực tiểu, độ chói trung bình trong ô lưới tính toán. Ltb lấy giá trị trung bình cộng độ chói của tất cả các điểm thuộc ô lưới tính toán. ▪ Độ đồng đều dọc 𝐿 𝑚𝑖𝑛(𝑖) U1 =Min ≥ 70% 𝐿 max(𝑖) Với Lmin(i), Lmax(i) lần lượt là độ chói cực tiểu, độ chói cực đại trên trục dọc thứ i của ô lưới tính toán. 16
  17. CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG PHỐ Ô lưới tính toán Để giảm bớt khối lượng tính toán, không xem xét hết mọi điểm trên mặt đường mà chỉ xem xét các điểm thuộc ô lưới tính toán: 17
  18. CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG PHỐ Ô lưới tính toán ▪ Theo phương dọc đường: giữa 2 cột đèn liền kề khoảng cách ô lưới (3÷5)m, 18
  19. CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG PHỐ Ô lưới tính toán ▪ Theo phương ngang thường chọn tối thiểu 2 điểm trên làn xe chạy đảm bảo khoảng cách 2 điểm theo phương ngang bằng 1/2 bề rộng làn đường. 19
  20. CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG PHỐ V. CHỈ SỐ CHÓI LÓA G CỦA BỘ ĐÈN ▪ Chói loá gây ra sự mệt mỏi, có thể làm mất cả tri giác nhìn. ▪ Theo TCXDVN 259:2001 thì đường giao thông phải dùng bộ đèn có G≥ 4; theo tiêu chuẩn CIE thì G ≥ 5. ▪ Nếu hai bên đường có ánh sáng phụ (ánh sáng quảng cáo, ánh sáng nhà dân…) thì nó có tác dụng làm giảm ảnh hưởng của sự chói loá của đèn đường tới người lái xe. Khi thiết kế hệ thống chiếu sáng đường cần lưu ý đặc điểm này để có thể giảm giá trị của G. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2