Bài giảng Kỹ thuật nuôi trồng rong thực phẩm
lượt xem 27
download
Bài giảng Kỹ thuật nuôi trồng rong thực phẩm, mời các bạn cùng tham khảo để nắm được các nội dung kiến thức cần thiết, phục vụ cho học tập và nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kỹ thuật nuôi trồng rong thực phẩm
- Chương 5. KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG RONG THỰC PHẨM (EDIBLE SEAWEEDS) 1. RONG MỨT PORPHYRA. 2. RONG GIẤY MONOSTROMA. 3. RONG BÚN ENTEROMORPHA. 4. RONG NHO CAULERPA.
- 1. RONG MỨT PORPHYRA. 1.1. Đặc điểm sinh học. 1.1.1. Phân loại và phân bố. • Hệ thống phân loại: Ngành Rhodophyta Lớp Protoflorideae Bộ Bangiales Họ Bangiaceae Giống Porphyra
- 1.1.1. Phân loại và phân bố. Danh pháp: Hiện có khoảng 70 loài trên thế giới. Phân bố: Rong bám đá vùng triều, chủ yếu phân bố ở vùng Châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Ở Việt Nam có các loài: – P. crispata phân bố từ vùng trung triều đến cao triều; – P. vietnamensis phân bố ở vùng trung triều; – P. suborbiculata phân bố ở vùng trung, hạ triều.
- 1.1.2. Hình thái cấu tạo. Hình thái: – Rong dạng phiến thùy nguyên hoặc xẻ thùy dạng bông hoa. – Phiến nhẵn, mép gấp hoặc nhăn gấp, thon nhỏ về phía gốc thành cuống nhỏ và bàn bám. – Ở vùng biển giàu dinh dưỡng, rong có màu tím đen; ở vùng biển nghèo dinh dưỡng, rong có màu xanh vàng. Cấu tạo: – Gốc, cuống và bàn bám là tập hợp các tế bào gốc dạng quả lê, dạng con nòng nọc có đuôi dài xoắn bện với nhau. – Phiến gồm 1 – 2 lớp tế bào sắp xếp chặt khít nhau.
- 1.1.3. Sinh sản – vòng đời. Sinh sản: – Sinh sản vô tính bằng bào tử đơn. – Sinh sản hữu tính bằng cách kết hợp trứng và tinh t ử. Vòng đời: Các giao tử đực và giao tử cái hình thành dọc theo viền mép phiến rong từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Mô sinh sản này khác hẳn với mô dinh dưỡng xung quanh. – Túi tinh tử chín muồi phóng thích tinh t ử cùng lúc v ới số lượng lớn. – Sau khi thụ tinh, trứng được thu tinh phân cắt để hình thành bào tử quả (carpospores).
- 1.1.3. Sinh sản – vòng đời. – Các bào tử được phóng thích từ quả bào tử nảy mầm phát triển thành dạng sợi conchocelis sống trong vỏ động vật hai mảnh vỏ. – Từ cuối hè đến đầu thu, trên sợi conchocelis hình thành nên các túi bào tử vỏ conchosporangia. – Bào tử vỏ được phóng thích và đính vào vật bám trong tháng 9 và tháng 10, sau đó nảy mầm và phát triển thành các tản rong con. – Mười đến mười bốn ngày sau khi nảy mầm, các bào tử đơn được hình thành trên các viền mép trên của tản rong. Các bào tử đơn được phóng thích cũng bám vào vật bám và hình thành nên các tản rong mới. Đây là hình thức sinh sản vô tính, thường diễn ra khi môi tr ường sống của rong có nhiều bất lợi.
- 1.2. Kỹ thuật nuôi trồng. 1.2.1. Lựa chọn vị trí. Vị trí phù hợp trồng rong mứt là nơi có đáy tương đối bằng phẳng, chất đáy là cát hoặc cát bùn. Chọn vùng nuôi thuộc trung triều. Dòng chảy và hoạt động sóng gió phải ở mức trung bình, không quá yếu để tránh ảnh hưởng xấu của tảo tạp và bùn đến rong nuôi trồng. Nên chọn vùng biển giàu dinh dưỡng, hàm lượng đạm đạt trên 0,1 ppm.
- 1.2.2. Chuẩn bị cây giống. Thu bào tử quả: – Chuẩn bị vật bám là vỏ động vật thân mềm rửa sạch. Xếp vật bám lên đáy bể đã có sẵn nước biển khử trùng với mức nước khoảng 5 cm. – Giả cây mẹ thành thục rồi lọc qua nước biển khử trùng để thu nước bào tử quả. – Tưới nước bào tử quả vào bể vật bám để bào tử quả bám lên vỏ động vật thân mềm. Ương thể bào tử quả: – Khi nảy mầm, bào tử quả hình thành thể dạng sợi, chúng có thể mọc xuyên qua vỏ động vật thân mềm. – Sau 2 tuần, vỏ động vật thân mềm được xâu thành chuỗi và được treo lên những thanh ngang trong bể lớn. Cây thuộc những vỏ ở phía trên sẽ phát triển tốt hơn do đó phải đảo các xâu vỏ 1 đến 2 lần trong 1 tháng.
- 1.2.2. Chuẩn bị cây giống. Cho phóng bào tử vỏ: – Cho vỏ động vật thân mềm mang thể sợi vào bể trước khi cho phóng bào tử khoảng 5 – 7 ngày. – Cho phóng bào tử vỏ bằng cách khuấy, sục khí mạnh, hạ thấp nhiệt độ xuống còn 18-20oC và thay nước. Ương bào tử vỏ: đặt 2-3 vỏ động vật thân mềm vào một túi vinyl và treo vào lưới trồng lớn. Đến lúc cây mầm phát triển cho cây giống 2-3 mm thì đem đi trồng thương phẩm.
- 1.2.3. Kỹ thuật nuôi trồng thương phẩm. • Phương pháp lưới ngang bán cố định
- Phương pháp lưới ngang bán cố định Hệ thống công trình: – Mỗi đơn vị là 1 tấm lưới 2a = 30 cm, kích thước 18 x 1,5 m2. Hai đầu tấm lưới luồn 2 ống tre dài 1,6 m. Dọc theo hai bên tấm lưới là 2 dây thừng dài 19 m. – Giữa 2 ống tre hai đầu tấm lưới có thể bố trí 3-5 ống tre tương tự song song nhằm tăng độ bền chặt của đơn vị trồng. – Tấm lưới được treo lên trên 4-5 cọc mỗi bên. Cọc thường dùng là cọc đước chôn sâu 0,5 m, chiều cao 1 m. Lưới được treo sao cho khi triều rút, lưới chỉ lộ ra trong không khí khoảng 2-5 giờ.
- Phương pháp lưới ngang bán cố định Kỹ thuật ra giống: – Cho 2-3 vỏ hàu mang conchocelis vào túi vinyl nhỏ rồi treo túi vào lưới trồng thương phẩm. – Sự phóng thích bào tử vỏ được kích thích bởi ánh sáng ở cường độ thấp (300 – 500 lux) và cường độ ánh sáng cao hơn (800 – 1.000 lux) giúp bào tử bám vào lưới trồng, phát triển thành rong thương phẩm.
- Phương pháp lưới ngang bán cố định Chăm sóc – quản lý: – Công việc chăm sóc được tiến hành hàng ngày theo những nội dung công việc dành cho phương pháp lưới ngang bán cố định. – Sau khi bào tử bám vào lưới trồng, cần giữ lưới liên tục dưới nước ít nhất 6 giờ để tránh mất nước. Trong thời gian trồng, lưới giống dễ bị các loại tảo hại mà nhất là tảo silic bám vào và phát triển trên đó. Tuy nhiên, sức chịu đựng của tảo silic đối với việc phơi khô kém hơn mầm rong mứt. Do đó, định kỳ nâng tấm lưới giống lên trong khoảng thời gian thích h ợp là biện pháp hữu hiệu tiêu diệt được nhiều loài rong hại đồng thời có thể thúc đẩy sự phát triển của các tản rong mứt.
- Phương pháp lưới ngang nổi Những tấm lưới được thiết kế như đối với phương pháp lưới ngang bán cố định nhưng lưới được căng nổi nhờ hai dây phao dọc theo hai bên tấm lưới. − Đây là phương pháp trồng được sử dụng khi độ sâu vùng trồng lớn, thích hợp với những nơi có vùng trung triều hẹp, vực nước ven bờ. − Bè rong luôn chìm trong nước.
- Phương pháp lưới ngang nổi
- 1.2.4. Kỹ thuật thu hoạch và sơ chế. Thu hoạch: thu rong nhiều lần trước khi tiến hành tổng thu. – Thời gian từ bào tử vỏ đến khi thu hoạch lần đầu thường là 2 tháng. Bào tử vỏ xuất hiện vào tháng 9- 10, bắt đầu thu lần thứ nhất khoảng tháng 11-12, tổng thu từ tháng 3-5. – Sau lần thu thứ nhất thì cứ 15-20 ngày thu rong m ột lần. Trong giai đoạn sinh trưởng mạnh (tháng 12 đến tháng 3) thì cứ 7-10 ngày thu một lần. – Thu rong đạt 15-20 cm còn mầm 5-8 cm thì chừa lại.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kỹ thuật chăn nuôi heo trên đệm lót sinh học - KS. Bùi Quang Tuấn
78 p | 286 | 71
-
Bài giảng Kỹ thuật sản xuất rong biển: Chương 2
49 p | 309 | 68
-
Bài giảng Kỹ thuật nuôi ếch - ThS. Kim Văn Vạn
33 p | 325 | 62
-
Bài giảng Kỹ thuật di truyền trong nuôi trồng thủy sản
98 p | 283 | 62
-
Bài giảng Kỹ thuật sản xuất rong biển: Chương 5
57 p | 402 | 59
-
Bài giảng Kỹ thuật sản xuất rong biển: Bài mở đầu
21 p | 233 | 58
-
Bài giảng Kỹ thuật sản xuất cá giống: Chương 5 - ThS.Võ Ngọc Thám
41 p | 231 | 53
-
Bài giảng Kỹ thuật nuôi giáp xác - Ths.Tôn Thất Chất
186 p | 181 | 47
-
Bài giảng Kỹ thuật sản xuất cá giống (Ths.Võ Ngọc Thám) - Chương 3 Kỹ thuật nuôi vỗ thành thục sinh dục cá bố mẹ
36 p | 169 | 45
-
Bài giảng Kỹ thuật sản xuất rong biển: Chương 3
52 p | 221 | 35
-
Bài giảng Kỹ thuật sản xuất cá giống: Chương 2 - ThS. Võ Ngọc Thám
17 p | 175 | 35
-
Bài giảng Kỹ thuật nuôi trồng rong nguyên liệu chiết xuất Alginate
45 p | 182 | 32
-
Bài giảng Kỹ thuật nuôi trồng rong nguyên liệu chiết xuất Carrageenan
52 p | 130 | 27
-
Bài giảng Kỹ thuật nuôi trồng rong nguyên liệu chiết xuất Agar
49 p | 185 | 25
-
Bài giảng kỹ thuật nuôi thủy sản nước lợ
17 p | 111 | 15
-
Bài giảng Kỹ thuật nuôi cá sặc rằn - Duy Văn Quý
24 p | 29 | 9
-
Bài giảng Kỹ thuật nuôi cá trê phi - Duy Văn Quý
18 p | 53 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn