intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kỹ thuật thi công: Chương 5 - ThS. Nguyễn Hoài Nghĩa, PGS.TS. Lưu Trường Văn

Chia sẻ: Gió Biển | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

142
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kỹ thuật thi công - Chương 5: Công tác gạch đá" cung cấp cho người đọc các kiến thức: Giới thiệu chung, các quy tắc xây tường, vật liệu trong công tác xây, kỹ thuật xây, yêu cầu kỹ thuật của khối xây, xây một số bộ phận công trình,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kỹ thuật thi công: Chương 5 - ThS. Nguyễn Hoài Nghĩa, PGS.TS. Lưu Trường Văn

  1. KHOA XÂY DỰNG VÀ ĐIỆN KỸ THUẬT THI CÔNG Biên soạn ban đầu: Th.S. Nguyễn Hoài Nghĩa Biên soạn bổ sung và trình bày: PGS.TS. Lưu Trường Văn
  2. CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ  5.1 Giới thiệu chung.  5.2 Các quy tắc xây tường.  5.3 Vật liệu trong công tác xây.  5.4 Kỹ thuật xây.  5.5 Yêu cầu kỹ thuật của khối xây.  5.6 Xây một số bộ phận công trình.  5.7 Xây đá.  5.8 Dàn giáo và vận chuyển vật liệu trong công tác xây.
  3. CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ 5.1 Giới thiệu chung  Công tác xây gạch, đá có từ rất lâu đời  Các khối xây gạch đá thông dụng:  Khối xây bằng đá hộc: được xây bằng đá thiên nhiên không định hình, dùng để xây móng tường, tường hầm và tường chắn.  Khối xây đá đã gọt đẻo: đá thiên nhiên đã được gọt đẻo thành hình dáng nhất định dùng để xây những công trình lớn.  Khối xây bằng gạch nung hoặc gạch không nung: dùng để xây tường, cột chịu lực hoặc tường ngăn.  Khối xây bằng bêtông: các viên bêtông được đúc theo hình dạng nhất định để xây tường và cột.
  4. CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ 5.1 Giới thiệu chung  Khối xây được cấu tạo từ nhiều viên riêng lẻ, gắn chặt với nhau bằng vữa sao cho lực tác dụng không làm dịch chuyển.  Xây gạch theo nguyên tắc phân mạch khối, chia thành các lớp, hàng.  Khối xây chỉ chịu lực nén tốt, chống uốn và trượt kém nên mặt lớp xây phải vuông góc với lực tác dụng lên khối xây.
  5. CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ 5.2 Các quy tắc xây tường - Gồm nhiều hàng gạch, giữa các hàng gạch rải 1 lớp vữa gọi là mạch nằm. Ngoài ra còn có mạch đứng dọc và ngang.
  6. - Thành phần nằm ngang P2=Psinα làm dịch chuyển viên gạch - Lực ma sát f Pcosα chống lại lực dịch chuyển (f: hệ số ma sát) - Để khối xây ổn định: Psinα ≤ f Pcosα ⇒ tgα ≤ f
  7. CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ 5.3 Vật liệu trong công tác xây: Gồm có gạch (đá xây) và vữa. 5.3.1 Gạch: 1. Gạch đất sét nung. 2. Gạch không nung. 3. Gạch đặc biệt.
  8. CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ Gạch đất sét nung: Gạch đất sét được nhào trộn, tạo hình, phơi khô, nung chín. Có 2 loại chính: gạch đặc, gạch rỗng.  Gạch đặc: thường gọi là gạch chỉ (gạch thẻ, gạch đinh) kích thước chuẩn 45x90x190cm (40x80x180cm, 35x70x170cm), được phân loại như sau:  Loại A: gạch chín già, bảo đảm hình dạng kích thước, màu sẫm không bị nứt nẻ cong vênh, Rn≥ 75 kg/cm2 → dùng xây tường chịu lực.  Loại B: gạch chín, bảo đảm hình dạng kích thước, màu hơi nhạt, có thể bị nứt nẻ nhẹ, không bị cong vênh, Rn≥ 50 kg/cm2. → dùng xây tường ngăn, nơi khô ráo.  Loại C: gạch chín quá già, từng phần bị hoá sành, bảo đảm hình dạng kích thước, màu sẫm, có thể bị nứt nẻ, cong vênh, có Rn cao → dùng xây móng, nơi ngập nước.
  9. CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ 1. Gạch đất sét nung (tt):  Gạch rỗng (gạch ống): loại 2 lỗ, 4 lỗ, 6 lỗ, kích thước 90x90x190cm (80x80x180cm, 70x70x170cm), → dùng để xây tường ngăn, cách nhiệt và cách âm tốt. 2. Gạch không nung:  Gạch ximăng cát, hoặc ximăng vôi xỉ cát (gạch xỉ), có kích thước bằng 1 đến 6 viên gạch chỉ, dùng để xây tường ngăn và công trình tạm, cường độ chịu nén không cao, khả năng chịu xâm thực kém 3. Gạch đặc biệt:  Gạch chịu lửa, gạch axit.
  10. CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ 5.3 Vật liệu trong công tác xây: 5.3.2 Đá xây:  Được khai thác từ những núi đá có gốc là đá vôi, có 3 loại:  Đá tảng: kích thước vừa tầm vận chuyển của người, chưa gia công, dùng để xây móng, kè đá, tường chắn, có cường độ chịu lực cao. Do có nhiều lỗ rỗng nên tốn vữa, khó xây.  Đá thửa: được gia công sơ bộ, có 1 hoặc 2 mặt tương đối phẳng dùng để xây tường, sức chịu lực cao.  Đá đẻo: tảng đá lớn, được gia công cẩn thận, khả năng chịu lực cao. Khi xây dựng phải cẩu lắp từng tấm rất khó khăn.
  11. CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ 5.3 Vật liệu trong công tác xây: Gồm có gạch (đá xây) và vữa. 5.3.3 Vữa:  Làm nhiệm vụ gắn kết những viên gạch riêng lẻ.  Làm bằng phẳng bề mặt khối xây, làm cho lực phân bố giữa các viên gạch đều hơn.  Chèn kín mạch chống gió lùa qua khối xây.
  12. CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ 5.3.3 Vữa (tt): - Phân loại:  Theo dung trọng: vữa nặng (γ ≥ 1500 kG/m3), vữa nhẹ (γ ≤ 1500 kG/m3)  Theo thành phần: vữa ximăng cát (gồm ximăng, cát, nước; có cường độ cao, độ dẻo kém, chịu được ẩm ướt), vữa tam hợp (gồm vôi, cát, ximăng, nước; độ dẻo cao, chịu ẩm kém) và vữa vôi (gồm vôi, cát; cường độ chịu lực kém, không chịu được ẩm, dùng để xây tường tạm).  Theo mác vữa, thường có số hiệu sau: 25, 50, 75, 100, 150, 200
  13. CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ 5.4 Các yêu cầu kỹ thuật của khối xây.  Mạch vữa trong khối xây phải đông đặc: mạch vữa ngang, mạch vữa đứng phải được chèn đầy và ép bên ngoài cho chặt, nhất là mạch đứng. Khi xây phải vét vữa nhồi vào từng mạch đứng cho đủ không được để thiếu, gió dễ lùa qua và yếu khối xây. Mạch thường dày 0,8 - 1,2 cm. Nếu mạch quá dày cũng làm yếu khối xây.  Từng lớp xây phải ngang bằng: phải căng dây ngang để từng hàng xây nằm trên mặt phẳng ngang. Mỗi mét xây theo chiều cao phải kiểm tra ít nhất 2 lần.  Khối xây phải thẳng đứng: Để kiểm tra độ thẳng đứng của khối xây người ta dùng quả dọi bằng thép quy chuẩn. Độ nghiêng các mặt và các góc khối xây theo chiều cao không được vượt quá 10 mm cho 1 tầng nhà (3 – 4 m)
  14. CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ 5.3 Các yêu cầu kỹ thuật của khối xây.  Mặt khối xây phải phẳng: dùng thước gỗ hoặc hợp kim nhôm có các cạnh song song thẳng dài từ 2 – 2,5m (thước tầm) để kiểm tra mặt phẳng khối xây  Góc xây phải vuông: để đảm bảo vuông góc và thẳng đứng của các góc tường, dùng cữ góc bằng gỗ hoặc thép góc điều chỉnh và cố định vào bên trong góc từ trước khi xây.  Khối xây không được trùng mạch: mạch đứng không được liên tục theo phương thẳng đứng mà phải ngắt quãng. Khoảng cách giữa các mạch đứng của 2 hàng trên dưới phải cách nhau ít nhất ¼ viên gạch theo hàng ngang và ½ theo hàng dọc thì tường xây được xem là không trùng mạch.
  15. CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ 5.3 Các yêu cầu kỹ thuật của khối xây. “Ngang bằng – thẳng đứng – mặt phẳng – góc vuông – mạch không trùng – thành một khối vững chắc”
  16. CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ 5.5 Kỹ thuật xây. Các thao tác trong kỹ thuật xây:  Căng dây xây.  Chuyển và sắp gạch.  Rải vữa.  Đặt gạch lên lớp vữa vừa rải.  Đẻo và chặt gạch.  Kiểm tra lớp xây.  Miết mạch.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1