intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Lao hạch - GV: BS.Trịnh Bá Hùng Mạnh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:40

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Lao hạch do GV: BS. Trịnh Bá Hùng Mạnh biên soạn với mục tiêu: Trình bày được triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của lao hạch; Nêu được hai xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán xác định lao hạch; Kể được 3 loại thuốc lao chính để điều trị lao hạch.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Lao hạch - GV: BS.Trịnh Bá Hùng Mạnh

  1. LAO HẠCH GV: BS.Trịnh Bá Hùng Mạnh Đối tượng: Y5
  2. Mục tiêu • Trình bày được triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của lao hạch. • Nêu được hai xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán xác định lao hạch. • Kể được 3 loại thuốc lao chính để điều trị lao hạch.
  3. 1. ĐẠI CƯƠNG • VT lao tấn công hạch Lympho tạo nang lao. • Hạch Lympho là một trong những nơi có đáp ứng miễn dịch tốt nhất của cơ thể với KN. • Lao hạch tiên lượng tốt, khi dò để lại sẹo nhăn nhúm, xấu xí.
  4. 2. DỊCH TỄ HỌC • Lao hạch: 3 – 5%. BN HIV thường kèm lao hạch (70%) • Vị trí hay gặp nhất: Hạch cổ (89%), hạch nách (3%), hạch bẹn (2,6%), hạch nhiều chỗ (5,4%). • Tuổi: Trẻ em: 5-12 tuổi, người lớn: 20-40 tuổi • Giới: Nữ > nam • ĐK thuận lợi: Sức khỏe giảm sút, sống trong môi trường ẩm thấp có nguồn lây lao.
  5. 3. SINH BỆNH HỌC – GIẢI PHẪU BỆNH 3.1. Sinh bệnh học: 3 giai đoạn • GĐ1 - Viêm phù nề chèn ép: Khi hạch bị viêm phì đại gây chèn ép các cơ quan lân cận, nhất là nhóm hạch trung thất gây chèn ép mạch máu lớn; xâm lấn thần kinh hoành hoặc thần kinh quặt ngược; tắc nghẽn ống bạch huyết, hạch cạnh khí phế quản, hạch dưới gốc carina gây tắc nghẽn khí đạo. Nếu phì đại hạch vùng cổ gây biến dạng cổ, nếu phì đại hạch ổ bụng gây tắc ruột, ống dẫn mật.
  6. 3. SINH BỆNH HỌC – GIẢI PHẪU BỆNH • GĐ2 - Hoại tử bã đậu, ăn mòn và vỡ hạch: Hạch lao hoại tử bã đậu ở trung tâm, bào mòn và vỡ ra ngoài tạo thành lỗ dò. Có thể dò ra da nếu hạch nằm nông dưới da, có thể dò vào lòng phế quản nếu là hạch vùng trung thất, rốn phổi, cạnh khí quản. Chất bã đậu chảy vào lòng phế quản gây tắc nghẽn hoặc lan tràn vi khuẩn lao đến các vùng khác của phổi.
  7. 3. SINH BỆNH HỌC – GIẢI PHẪU BỆNH • GĐ3 -Tạo lỗ dò và lành sẹo: Cuối cùng hình thành lỗ dò và lành sẹo, hiện tượng xơ hoá thường dẫn đến hẹp lòng phế quản hoặc dãn phế quản
  8. 3. SINH LÝ – GP BỆNH 3.2. Giải phẫu bệnh: • Đại thể: Bắt đầu từ hạch nhỏ, thường nhiều hạch, kích thước bằng hạt ngô, chắc, không dính vào nhau hoặc không dính vào da. Hạch to dần kèm viêm xung quanh hạch hình thành một mảng dính vào nhau và dính vào da, tiếp đến hạch sẽ nhuyễn hóa bã đậu đi đến loét, dò và chảy mủ kéo dài, khi lành sẹo có bờ nham nhỡ xấu xí. Số ít hiếm gặp hơn: hạch to, cứng tuy nhiên có thể thấy bã đậu.
  9. 3. SINH LÝ – GP BỆNH 3.2. Giải phẫu bệnh: • Vi thể: Tổn thương lao điển hình là nang lao với chất bã đậu, các tế bào bán liên, tế bào khổng lồ Langhans, có thể có BK nhưng ít và khó phát hiện. Hạch ở trẻ em thường gặp chất bã đậu, ít gặp nang lao.
  10. Hematoxylin & eosin staining for identification of granulomatous structures. (A) Granuloma (marked by arrows) and Langhans giant cells (highlighted by arrowheads). (B) Granuloma (marked by arrows) surrounded by lymphoid cells with Langhans giant cell in the centre. (C) Granuloma (marked by arrows) surrounded by lymphoid cells. (D) Granuloma (marked by arrows) and Langhans giant cells (highlighted by arrowheads).
  11. 4.LÂM SÀNG
  12. 4. LÂM SÀNG 4.1. Dấu hiệu toàn thân: • Dưới 20% lao hạch có sốt về chiều, sụt cân, biếng ăn, mệt mỏi. • Trường hợp hạch sâu: Hạch quanh phế quản – cạnh khí quản ở người lớn có sốt, sụt cân, chán ăn, đổ mồ hôi trộm về đêm, đau ngực mãn tính
  13. 4. LÂM SÀNG 4.2. Dấu hiệu thực thể: • Trình tự xuất hiện hạch: Hơn 90% lao hạch nông ở đầu và cổ, thứ tự thường gặp là hạch cổ trước; cổ sau; thượng đòn; dưới hàm; hạch nách;hạch bẹn và những nơi khác. Thường hạch lao chỉ có một bên, bên phải nhiều hơn bên trái, hiếm khi có ở 2 bên. Tuy nhiên ở trẻ em thường bị hai bên. Ít gặp hạch sâu.
  14. Lao hạch vùng cổ
  15. 4. LÂM SÀNG 4.2. Dấu hiệu thực thể: Diễn tiến của hạch • Giai đoạn đầu: Một nhóm hạch sưng to riêng rẽ, chắc, không đau, không dính vào tổ chức xung quanh, di động dễ. • Giai đoạn tiếp: Hạch dính chùm với nhau và dính vào tổ chức xung quanh. • Giai đoạn sau: Hạch nhuyễn hóa bã đậu, dò mủ tạo ra lỗ dò có bờ mỏng tím tái. Khi mủ khô tạo thành sẹo nhăn nhúm xấu xí. Có trường hợp hạch lớn chắc không làm mủ.
  16. 5. CẬN LÂM SÀNG
  17. 5. CẬN LÂM SÀNG 5.1. Chọc dò và sinh thiết hạch: • Sinh thiết hạch là xét nghiệm có giá trị chẩn đoán lao hạch. Tổn thương điển hình là nang lao với bã đậu. Chọc dò hạch tìm được trực khuẩn lao.
  18. 5. CẬN LÂM SÀNG 5.2. Phản ứng mantoux: Thường dương tính mạnh. 5.3. Chụp X-quang phổi: Thường có tổn thương ở phổi và màng phổi kèm theo. 5.4. Xét nghiệm máu: VS thường tăng, công thức máu Lympho tăng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2