Bài giảng Lấy bệnh phẩm xét nghiệm - GV. Vũ Văn Tiến
lượt xem 72
download
Sau khi học xong Bài giảng Lấy bệnh phẩm xét nghiệm sinh viên có khả năng: biết được tầm quan trọng của việc lấy bệnh phẩm xét nghiệm, nêu được một trường hợp cụ thể để chứng minh, phân loại theo mục đích, yêu cầu xét nghiệm các loại bệnh phẩm, mô tả quy trình điều dưỡng khi lấy bệnh phẩm xét nghiệm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Lấy bệnh phẩm xét nghiệm - GV. Vũ Văn Tiến
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG LẤY BỆNH PHẨM XÉT NGHIỆM GV. VŨ VĂN TIẾN GV. VŨ VĂN TIẾN Lấy bệnh phẩm 1
- MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong sinh viên có khả năng: 1. Biết được tầm quan trọng của việc lấy bệnh phẩm xét nghiệm. Nêu được một trường hợp cụ thể để chứng minh. 2. Phân loại theo mục đích, yêu cầu xét nghiệm các loại bệnh phẩm 3. Mô tả quy trình điều dưỡng khi lấy bệnh phẩm xét nghiệm GV. VŨ VĂN TIẾN Lấy bệnh phẩm 2
- PHÂN LOẠI THEO BỆNH PHẨM 1. Máu: (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch) 2. Nước tiểu 3. Phân 4. Đàm 5. Các loại dịch khác trong cơ thể: dịch mủ ở vết thương, dịch màng bụng, dịch màng phổi, dịch não tủy, dịch âm đạo… GV. VŨ VĂN TIẾN Lấy bệnh phẩm 3
- PHÂN LOẠI THEO MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Xét nghiệm vật lý 2. Xét nghiệm tế bào 3. Xét nghiệm sinh hóa 4. Xét nghiệm vi sinh GV. VŨ VĂN TIẾN Lấy bệnh phẩm 4
- QUY TRÌNH LẤY BỆNH PHẨM LÀM XÉT NGHIỆM 1. Nhận định 2. Lập kế hoạch 3. Thực hành lấy bệnh phẩm 4. Lượng giá GV. VŨ VĂN TIẾN Lấy bệnh phẩm 5
- NHẬN ĐỊNH 1. Trả lời cho được các câu hỏi: Bệnh phẩm cần lấy thuộc loại bệnh phẩm gì? (máu, hay nước tiểu…) Bệnh phẩm được lấy dùng vào mục đích xét nghiệm gì? (Tế bào, sinh hóa…) Nên lấy vào thời điểm nào là thích hợp? Số lượng lấy là bao nhiêu? Và được chứa vào vật chứa như thế nào? Việc bảo quản và chuyển xuống phòng xét nghiệm như thế nào? GV. VŨ VĂN TIẾN Lấy bệnh phẩm 6
- NHẬN ĐỊNH 2. Nhận định tình trạng bệnh nhân để chọn phương pháp lấy thích hợp 3. Có cần thiết phải phối hợp với các cán bộ y tế khác: Bác sỹ, Kỹ thuật viên… GV. VŨ VĂN TIẾN Lấy bệnh phẩm 7
- LẬP KẾ HOẠCH 1. Xác định những khó khăn và các biện pháp để khắc phục 2. Hướng dẫn cụ thể các việc bệnh nhân cần làm để phối hợp 3. Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết 4. Lên kế hoạch, phân công người có trách nhiệm thực hiện 5. Có kế hoạch phối hợp với các cán bộ y tế khác nếu cần GV. VŨ VĂN TIẾN Lấy bệnh phẩm 8
- THỰC HIỆN LẤY BỆNH PHẨM 1. Thực hiện theo kế hoạch đã hoạt định sẵn 2. Ghi chép vào hồ sơ GV. VŨ VĂN TIẾN Lấy bệnh phẩm 9
- NGUYÊN TẮC CHUNG KHI LẤY MÁU XÉT NGHIỆM • Thực hiện các kỹ thuật lấy máu phải đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn và tuân theo những quy định về chống nhiễm trùng bệnh viện • Thường lấy vào buổi sáng khi bệnh chưa ăn, đặc biệt là các xét nghiệm sinh hóa • Tìm ký sinh trùng sốt rét: nên lấy máu vào lúc bệnh nhân sốt • Tìm ấu trùng giun chỉ: lấy máu vào 12h trưa hoặc 24h (0h) đêm • Việc thực hiện cấy máu nên lấy máu khi chưa dùng kháng sinh và do kỹ thuật viên của khoa vi sinh phụ trách lấy tại giường GV. VŨ VĂN TIẾN Lấy bệnh phẩm 10
- LẤY MÁU MAO MẠCH Thường áp dụng trong các xét nghiệm: • Tìm ký sinh trùng sốt rét • Tìm ấu trùng giun chỉ • Đếm hồng cầu, bạch cầu… Cách thực hiện: Áp dụng quy trình kỹ thuật phết máu trên lam kính GV. VŨ VĂN TIẾN Lấy bệnh phẩm 11
- LẤY MÁU TĨNH MẠCH • Áp dụng hầu hết trong các XN về máu • Tùy theo mỗi loại XN mà cần số lượng máu bao nhiêu và có dùng chất kháng đông hay không? • Chất kháng đông có 2 dạng: dạng dung dịch, dạng khô được chuẩn bị sẵn trong các lọ chứa • Cần lắc trộn đều máu và chất kháng đông đúng kỹ thuật: Lắc nhẹ, nhịp độ đều và 1 chiều (nên lắc theo chiều kim đồng hồ) Cách thực hiện: Áp dụng quy trình kỹ thuật lấy máu tĩnh mạch Chú ý: phải tháo dây garo trước khi rút máu trong trường hợp lấy máu tĩnh mạch làm xét nghiệm sinh hóa GV. VŨ VĂN TIẾN Lấy bệnh phẩm 12
- LẤY MÁU ĐỘNG MẠCH Áp dụng trong các trường hợp lấy máu xét nghiệm khí máu động mạch • Cần tráng Heparin (chất kháng đông) vào bơm tiêm trước khi lấy máu • Đưa ngay bơm tiêm chứa máu xuống phòng xét nghiệm Cách thực hiện: Kỹ thuật lấy sẽ được cập nhật khi thực hành bệnh viện GV. VŨ VĂN TIẾN Lấy bệnh phẩm 13
- NGUYÊN TẮC CHUNG KHI THỰC HIỆN LẤY NƯỚC TIỂU XÉT NGHIỆM Nước tiểu được lấy theo giờ hoặc 24h cần lưu giữ phải chứa trong bình có nắp đậy và chứa sẵn dung dịch xử lý, tránh cho nước tiểu phân hủy, thối.(Thynol hoặc Phenol: 50 giọt/1l nước tiểu) Mẫu nước tiểu cần phải đưa đến phòng xét nghiệm trong vòng 2h (40C/24h) GV. VŨ VĂN TIẾN Lấy bệnh phẩm 14
- NGUYÊN TẮC CHUNG KHI THỰC HIỆN LẤY NƯỚC TIỂU XÉT NGHIỆM Nếu có thể nên lấy nước tiểu vào buổi sáng khi vừa thức dậy, đặc biệt đối với các trường hợp cần phân lập vi nấm, vi trùng lao, virus. Lượng nước tiểu cần cho một lần xét nghiệm: 20ml. Riêng đối với vi nấm, vi trùng lao cần > 20ml GV. VŨ VĂN TIẾN Lấy bệnh phẩm 15
- BỐN PHƯƠNG PHÁP THƯỜNG DÙNG ĐỂ LẤY NƯỚC TIỂU XÉT NGHIỆM 1. Lấy nước tiểu giữa dòng 2. Sử dụng túi hứng vô trùng 3. Lấy nước tiểu qua sonde 4. Chọc dò trên xương mu GV. VŨ VĂN TIẾN Lấy bệnh phẩm 16
- LẤY NƯỚC TIỂU GIỮA DÒNG Đây là phương pháp được ứng dụng nhiều nhất bởi dễ làm, không đau Áp dụng trong các trường hợp xét nghiệm vật lý, tế bào, sinh hóa. Riêng xét nghiệm vi sinh khi không thể áp dụng các phương pháp khác thì cần ghi chú rõ ràng cách lấy, giúp thầy thuốc sử dụng kết quả theo tiêu chuẩn chẩn đoán Cách thực hiện: Áp dụng quy trình lấy nước tiểu giữa dòng GV. VŨ VĂN TIẾN Lấy bệnh phẩm 17
- SỬ DỤNG TÚI HỨNG VÔ TRÙNG Áp dụng: trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, bệnh tiểu không tự chủ, phải tốn tiền mua túi Áp dụng trong các trường hợp xét nghiệm vật lý, tế bào, sinh hóa Riêng xét nghiệm vi sinh khi không thể áp dụng các phương pháp khác thì cần ghi chú rõ ràng cách lấy, giúp thầy thuốc sử dụng kết quả theo tiêu chuẩn chẩn đoán Đối với bé trai có thể sử dụng ống nghiệm vô khuẩn thay cho túi hứng. GV. VŨ VĂN TIẾN Lấy bệnh phẩm 18
- LẤY NƯỚC TIỂU QUA SONDE Đây là phương pháp lấy nước tiểu để xét nghiệm vi sinh hiệu quả Cần tiến hành đặt thông tiểu đảm bảo kỹ thuật vô trùng Hứng nước tiểu giữa hoặc gần cuối dòng Đối với trường hợp đang đặt thông tiểu lưu, phải sát trùng miệng ống thông rồi hút nước tiểu. Tuyệt đối không lấy nước tiểu trong bịch chứa. Cách thực hiện: Áp dụng quy trình đặt thông tiểu rồi lấy nước tiểu qua sonde GV. VŨ VĂN TIẾN Lấy bệnh phẩm 19
- CHỌC DÒ TRÊN XƯƠNG MU Đây là phương pháp ít được áp dụng trong những trường hợp thông thường Áp dụng trong các trường hợp: Tắc nghẽn không thể lấy được đường dưới Dùng cho trẻ nhỏ, đặc biệt là sơ sinh Chỉ định trong những trường hợp nhiễm trùng nặng cần xét nghiệm vi sinh. Cách thực hiện: • Kỹ thuật do bác sỹ thực hiện • Dùng kim nhỏ đâm vuông góc, vừa đâm vừa rút (trẻ em 2 – 3cm) tại đường giữa rốn, cách xương mu 1 – Lấy bệnh phẩm 20 2 cm GV. VŨ VĂN TIẾN
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Trị số hóa sinh máu, nước tiểu và dịch não tủy ở người bình thường (Kỳ 2)
7 p | 247 | 71
-
Bài giảng Cách lấy và bảo quản xét nghiệm
42 p | 211 | 43
-
Xét nghiệm nước tiểu (Kỳ 1)
5 p | 155 | 38
-
CÁC PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM, NUÔI CẤY, PHÂN LẬP, CHẨN ĐOÁN NẤM – PHẦN 1
29 p | 425 | 35
-
PHƯƠNG PHÁP LẤY BỆNH PHẨM LÀM XÉT NGHIỆM VI SINH HỌ
30 p | 131 | 27
-
Quy trình Xét nghiệm nước tiểu
18 p | 395 | 19
-
Bài giảng Cách lấy và bảo quản bệnh phẩm xét nghiệm vi sinh
27 p | 212 | 16
-
Vi sinh - ký sinh trùng - Bài 3
10 p | 87 | 13
-
XÉT NGHIỆM PHẾT TẾ BÀO CỔ TỬ CUNG
6 p | 156 | 11
-
Điều trị bệnh viêm màng bồ
7 p | 144 | 9
-
Bài giảng Phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn trong phòng xét nghiệm
18 p | 58 | 8
-
Bài giảng Phương pháp lấy và bảo quản bệnh phẩm xét nghiệm huyết học - Nguyễn Phúc Đức
40 p | 78 | 7
-
Bài giảng Các loại bệnh phẩm thường gặp trong xét nghiệm vi sinh – ký sinh trùng
14 p | 49 | 5
-
Bài giảng Điều dưỡng cơ bản: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
96 p | 12 | 4
-
Bài giảng Điều tra vụ bùng phát bệnh từ thực phẩm - Lê Hoàng Ninh
49 p | 38 | 3
-
Bài giảng Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật lấy dịch tỵ hầu cải tiến ở trẻ dưới 3 tuổi bị viêm phổi tại khoa Nhi hô hấp Bệnh viện Saint Paul
20 p | 28 | 2
-
Bài giảng Điều dưỡng cơ bản: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)
70 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn