Bài giảng Các loại bệnh phẩm thường gặp trong xét nghiệm vi sinh – ký sinh trùng
lượt xem 5
download
Sau khi học bài này người học nắm được các qui định chung về thu thập bệnh phẩm để xét nghiệm vi sinh; các bệnh phẩm thường gặp trong xét nghiệm vi sinh - ký sinh trùng; phân tích được cách lấy, vận chuyển và bảo quản bệnh phẩm để xét nghiệm vi khuẩn; thực hiện được cách lấy, vận chuyển và bảo quản bệnh phẩm để xét nghiệm huyết thanh học, virus - miễn dịch...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Các loại bệnh phẩm thường gặp trong xét nghiệm vi sinh – ký sinh trùng
- CÁC LOẠI BỆNH PHẨM THƯỜNG GẶP TRONG XÉT NGHIỆM VI SINH – KÝ SINH TRÙNG MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Liệt kê được các qui định chung về thu thập bệnh phẩm để xét nghiệm vi sinh 2. Kể được tên các bệnh phẩm thường gặp trong xét nghiệm vi sinh - ký sinh trùng 3. Mô tả và phân tích được cách lấy, vận chuyển và bảo quản bệnh phẩm để xét nghiệm vi khuẩn. 4. Thực hiện được cách lấy, vận chuyển và bảo quản bệnh phẩm để xét nghiệm huyết thanh học, virus - miễn dịch. 5. Mô tả được cách lấy, vận chuyển và bảo quản bệnh phẩm để xét nghiệm ký sinh trùng - vi nấm 1. GIỚI THIỆU Trong một tiến trình xét nghiệm gồm có 3 giai đoạn là trước, trong và sau xét nghiệm. Trước xét nghiệm là giai đoạn các nhà lâm sàng thăm khám bệnh nhân, chỉ định xét nghiệm, lấy bệnh phẩm, vận chuyển bệnh phẩm tới phòng xét nghiệm hoặc bảo quản bệnh phẩm trước khi vận chuyển tới phòng xét nghiệm. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy giai đoạn các nhà lâm sàng lấy, vận chuyển và bảo quản bệnh phẩm hết sức quan trọng, có thể ảnh hưởng tới 50% độ chính xác của kết quả xét nghiệm. Vì vậy, lấy, vận chuyển và bảo quản bệnh phẩm đúng qui định là bước đầu quan trọng nhất để đảm bảo chất lượng xét nghiệm vi sinh. Vi sinh vật có mặt ở khắp mọi nơi, trong môi trường như đất, nước, không khí và cả trên cơ thể người. Vì vậy, lấy bệnh phẩm phải đúng vị trí bị nhiễm khuẩn, tránh nhiễm bẩn. Để nuôi cấy được các tác nhân gây bệnh, các vi sinh vật có trong bệnh phẩm phải còn sống. Tuy nhiên, khi ra ngoài cơ thể các vi sinh vật rất dễ chết, thời gian chúng tồn tại bên ngoài môi trường tùy theo loài vi sinh vật nhưng trung bình khoảng 30 phút đến 2 tiếng. Bệnh phẩm sau khi lấy phải vận chuyển ngay đến phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt, nếu quá 2 tiếng phải được bảo quản trong điều kiện thích hợp nhưng thường không quá 6 tiếng. Một số bệnh phẩm nếu để trong môi trường bảo quản vi sinh vật có thể tồn tại trong vòng 24 tiếng. Vì vậy, lấy, vận chuyển và bảo quản bệnh phẩm để xét nghiệm vi sinh phải được thực hiện theo đúng các qui định mới có thể phát hiện đúng các vi sinh vật gây bệnh. 2. QUI ĐỊNH CHUNG VỀ THU THẬP BỆNH PHẨM XÉT NGHIỆM VI SINH
- 2.1. Qui định chung về an toàn sinh học 2.1.1.Tầm quan trọng - Tất cả bệnh phẩm vi sinh đều có khả năng lây nhiễm nên khi lấy, vận chuyển và bảo quản cần phải thực hiện đúng các qui định về an toàn để giảm nguy cơ lây nhiễm. - Người lấy, vận chuyển và bảo quản bệnh phẩm phải được huấn luyện về an toàn sinh học. 2.1.2. Qui định chung về rửa tay và mang găng tay: Rửa tay trước và sau khi lấy bệnh phẩm. Qui định về mang găng tay: - Mang găng tay khi cầm vào các vật dụng chứa bệnh phẩm. - KHÔNG được mang găng tay khi cầm vào giấy xét nghiệm, khi cầm vào các vật dụng sạch như điện thoại, bàn phím vi tính, giấy xét nghiệm, bút viết. - Găng sau khi sử dụng phải được cho vào thùng đựng găng theo đúng qui định, không được vứt bừa bãi. 2.1.3. An toàn khi lấy bệnh phẩm: Lấy bệnh phẩm đờm tìm AFB: - Bệnh phẩm đờm phải được lấy ở những nơi thoáng khí, lấy vào các lọ nhựa có nắp theo đúng qui định lấy bệnh phẩm, sau khi lấy xong phải đậy chặt nắp để tránh đổ vãi bệnh phẩm ra ngoài. - Đặt lọ đờm vào các hộp nhựa theo chiều thẳng đứng. Không được để nghiêng hoặc đặt ngang hoặc làm lộn ngược các lọ đờm. Lấy máu: - Sử dụng bơm kim tiêm đúng cách để tránh bị kim đâm. - Lấy máu đúng kỹ thuật - Không được đậy nắp kim tiêm sau khi sử dụng - Bỏ kim tiêm vào thùng chứa các vật sắc nhọn sau khi sử dụng - Máu sau khi lấy cho vào các ống phải được đậy chặt nắp, nắp phải còn nguyên vẹn. Không sử dụng các ống đựng đã bị nứt, vỡ, nắp không chặt. - Đặt các ống máu đã lấy vào các giá xốp hoặc nhựa để đảm bảo các ống máu được để thẳng đứng. Không được để nghiêng hoặc đặt ngang hoặc làm lộn ngược các ống máu có thể gây rò rỉ máu qua nắp và dính máu vào nắp. Lấy các bệnh phẩm khác: - Các bệnh phẩm được lấy vào các lọ nhựa hoặc thuỷ tinh theo qui định nhưng phải đảm bảo các
- lọ chứa phải được nắp chặt sau khi lấy. - Lọ đựng bệnh phẩm sau khi lấy xong phải được đặt vào các giá nhựa, không được để nghiêng hoặc đặt ngang hoặc làm lộn ngược. 2.1.4. An toàn khi vận chuyển bệnh phẩm: Bệnh phẩm khi vận chuyển phải được đóng gói theo nguyên tắc 3 lớp để đảm bảo an toàn: - Lớp trong cùng: lọ chứa mẫu bệnh phẩm - Lớp giữa: Giá nhựa, giá xốp, hộp nhựa để giữ cho bệnh phẩm thẳng đứng. Nếu vận chuyển đi xa phải có lớp giấy thấm đặt kèm và cố định chặt để tránh tràn vãi. - Lớp ngoài cùng: Hộp nhựa cứng, có nắp đậy và quai xách, trên hộp phải có dán nhãn nguy hiểm sinh học. KHÔNG để giấy xét nghiệm cùng với bệnh phẩm. KHÔNG được quấn giấy vào ống máu khi vận chuyển xét nghiệm. 2.2. Qui định chung về dụng cụ chứa bệnh phẩm: Sử dụng các dụng cụ chứa bệnh phẩm phù hợp và vô trùng. Các dụng này thường do khoa Vi sinh cung cấp. 2.3. Qui định chung về lấy bệnh phẩm: Người lấy bệnh phẩm phải là nhân viên y tế đã được huấn luyện. Phải đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối trong suốt quá trình lấy bệnh phẩm. Thời điểm lấy bệnh phẩm: - Đối với bệnh phẩm xét nghiệm vi khuẩn, lấy bệnh phẩm đúng thời kỳ của bệnh, lúc vi khuẩn có mặt nhiều nhất tại vị trí lấy bệnh phẩm. - Tốt nhất là lấy bệnh phẩm trước khi sử dụng kháng sinh. Nếu đang sử dụng kháng sinh phải ngừng sử dụng trước 24h hoặc thời điểm trước khi sử dụng liều kháng sinh tiếp theo. Kỹ thuật lấy: - Bệnh phẩm từ vị trí vô trùng: Chú ý vô trùng, tránh nhiễm khuẩn. - Bệnh phẩm từ vị trí có vi sinh vật cư trú: Lấy đúng vị trí bị nhiễm khuẩn. Số lượng và thể tích: Lấy đủ số lượng và thể tích bệnh phẩm, nếu lấy bằng tăm bông thì đầu tăm bông phải có thấm mẫu. 2.4. Qui định về phiếu chỉ định xét nghiệm Các thông tin trên phiếu chỉ định xét nghiệm phải được điền đầy đủ. Yêu cầu phải dễ đọc, không tẩy xoá.
- Thông tin bệnh nhân: - Họ tên - Tuổi - Giới tính - Khoa lâm sàng, số giường và số phòng - Số điện thoại của bệnh nhân để liên lạc trong những trường hợp cần lấy lại bệnh phẩm. Thông tin chỉ định xét nghiệm: - Tên xét nghiệm yêu cầu - Loại xét nghiệm (cấp cứu, thường qui) - Loại bệnh phẩm (máu, mủ, dịch ...) - Chẩn đoán lâm sàng. Đối với các bệnh dịch phải ghi ngày khởi phát như tả, cúm, Dengue, viêm não Nhật bản. - Ngày, giờ lấy bệnh phẩm. - Ngày, giờ nhận bệnh phẩm Thuốc kháng vi sinh vật mà bệnh nhân đã dùng, nếu có. Tên và chữ ký của người chỉ định (bác sĩ lâm sàng) 2.5. Qui định về thông tin trên dụng cụ chứa bệnh phẩm: - Họ tên của bệnh nhân - Tuổi của bệnh nhân - Khoa, số giường và số phòng (đối với bệnh nhân nội trú). - Loại bệnh phẩm - Giờ lấy bệnh phẩm 2.6. Qui định chung về vận chuyển bệnh phẩm: - Bệnh phẩm phải được đựng trong lọ vô khuẩn nút kín và không bị rò rỉ khi đậy nắp. - Không được để sót bệnh phẩm hoặc dây dính bên ngoài vật chứa bệnh phẩm. - Bệnh phẩm phải gửi đến phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt, hoặc trong vòng 2 tiếng. 2.7. Qui định chung về bảo quản bệnh phẩm: Bảo quản trong thời gian ngắn, trong vòng 2 tiếng: - Bệnh phẩm từ vị trí vô trùng: Tủ ấm 37oC - Bệnh phẩm từ vị trí có vi sinh vật cư trú: Tủ lạnh ngăn mát (4 - 8oC) Bảo quản trong thời gian dài, quá 2 tiếng: phải để trong môi trường bảo quản như Stuart’s,
- Amies, Cary & Blair. 2.8. Qui định chung về từ chối nhận bệnh phẩm: - Thông tin trên phiếu yêu cầu và bệnh phẩm không phù hợp hoặc không ghi đủ thông tin cần thiết. - Dụng cụ chứa bệnh phẩm không đúng qui định, vỡ hoặc không có nắp. - Số lượng bệnh phẩm không đủ để xét nghiệm. - Bệnh phẩm lấy không đúng qui đinh như bệnh phẩm bị nhiễm bẩn; đờm để nuôi cấy toàn nước bọt, hoặc số lượng < 25 BCĐN, hoặc > 10 TBBM. - Bệnh phẩm vận chuyển không đúng quy định về thời gian. - Bệnh phẩm bảo quản không đúng qui định như bệnh phẩm bị khô, chứa trong formalin, để quá lâu, lấy quá 2 tiếng mà không giữ trong môi trường bảo quản. - Cùng loại bệnh phẩm của cùng bệnh nhân gửi trong cùng ngày (trừ cấy máu). 2.9. Qui định chung về thông báo trả lại bệnh phẩm - Yêu cầu lấy lại bệnh phẩm khi phòng XN phát hiện bệnh phẩm lấy không đúng qui định. - Giữ bệnh phẩm cho tới khi thông báo cho lâm sàng. - Nếu lâm sàng vẫn yêu cầu, phòng XN thông báo mức độ kém chính xác của kết quả. 3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP BỆNH PHẨM XÉT NGHIỆM VI KHUẨN 3.1. Bệnh phẩm nước tiểu giữa dòng: Thời điểm: Lấy nước tiểu vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc sau khi nhịn tiểu 2 tiếng. Dụng cụ chứa: Lọ nhựa vô trùng có nắp xoáy. Kỹ thuật: Rửa tay bằng xà phòng, lau khô bằng khăn sạch. - Đối với bệnh nhân nữ: o Rửa bộ phận sinh dục bằng xà phòng, thấm khô bằng gạc vô trùng, giữ cho các môi của âm hộ tách biệt. o Đi tiểu bỏ phần đầu, lấy nước tiểu vào lọ vô trùng, vặn chặt nắp. - Đối với bệnh nhân nam: o Kéo phần da qui đầu lên. o Rửa bộ phận sinh dục bằng xà phòng, thấm khô bằng gạc vô trùng. o Đi tiểu bỏ phần đầu, lấy nước tiểu vào lọ vô trùng, vặn chặt nắp. - Đối với trẻ em: o Cho bệnh nhân ngồi trên đùi mẹ, rửa sạch bộ phận sinh dục ngoài.
- o Đi tiểu bỏ phần đầu, lấy nước tiểu vào lọ vô trùng, vặn chặt nắp. Thể tích: Khoảng 10 ml Vận chuyển: Gửi ngay đến phòng xét nghiệm. Bảo quản: Nếu chưa gửi ngay, bảo quản ở nhiệt độ 2 - 4oC nhưng không quá 6 tiếng. Lưu ý: Yêu cầu lấy lại bệnh phẩm nếu nước tiểu mọc trên 3 loại vi khuẩn. 3.2. Bệnh phẩm dịch não tủy: - Thời điểm và kỹ thuật do bác sỹ lâm sàng. - Dụng cụ chứa: Lọ nhựa hoặc thủy tinh trong, vô trùng, có nắp xoáy. - Thể tích: Lấy khoảng 1-2 ml - Vận chuyển: Gửi ngay đến phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt vì các tác nhân gây bệnh ở dịch não tủy rất dễ chết. - Bảo quản: Nếu chưa gửi ngay, có thể bảo quản ở nhiệt độ 35 - 37oC nhưng không quá 6 tiếng. Tuyệt đối không được bảo quản trong tủ lạnh. 3.3. Bệnh phẩm dịch (dịch màng phổi, dịch màng tim, dịch khớp,...): - Thời điểm và kỹ thuật do bác sỹ lâm sàng. - Dụng cụ chứa: Lọ nhựa vô trùng, có nắp xoáy. - Thể tích: Lấy khoảng 3-5 ml - Vận chuyển: Gửi ngay đến phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt. - Bảo quản: Nếu chưa gửi ngay, có thể bảo quản ở nhiệt độ 35 - 37oC nhưng không quá 6 tiếng. Tuyệt đối không được bảo quản trong tủ lạnh. - Tiêu chuẩn từ chối: Không nhận nuôi cấy ống dẫn lưu, dịch dẫn lưu lấy từ các túi chứa dịch vì rất có thể bội nhiễm các vi khuẩn vi hệ da. 3.4. Bệnh phẩm mủ nông (các nhiễm trùng ngoài da, tổn thương không qua lớp trung bì): Dụng cụ chứa: Que tăm bông vô trùng Kỹ thuật: - Lau sạch mủ trên vết thương bằng gạc vô trùng thấm nước muối - Sát khuẩn da bằng cồn 70o + iôt 2% - Để khô - Dùng tăm bông khô hoặc tăm bông được làm ẩm bằng nước muối sinh lý vô trùng lăn nhẹ trên bề mặt vết thương khoảng 5 lần, tập trung vào gờ vị trí tổn thương, chất dập nát, hay mô. - Nếu tổn thương có vẩy, phải làm bong vẩy rồi lấy mủ
- Thể tích: Tăm bông có thấm bệnh phẩm Vận chuyển: Gửi ngay đến phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt. Bảo quản: Môi trường bảo quản Stuart’s, Amies Tiêu chuẩn từ chối: Tăm bông khô, không có thấm bệnh phẩm 3.5. Bệnh phẩm mủ sâu (nhiễm trùng kín, tổn thương sâu qua lớp trung bì như ổ áp xe kín, dịch dẫn lưu ổ bụng, dịch dẫn lưu lồng ngực, dịch dẫn lưu mật, dịch hút bằng kim nhỏ…): Dụng cụ chứa: - Lọ nhựa vô trùng có nắp xoáy. - Bơm tiêm chứa mủ có nắp đậy hoặc chứa trong dụng cụ vô khuẩn Kỹ thuật: - Sát khuẩn da bằng cồn 70o + iôt 2% . - Để khô - Chọc hút mủ bằng bơm tiêm vô khuẩn. - Nếu tổ chức viêm chưa hoá mủ thì có thể bơm 0,5 ml nước muối đẳng trương vô khuẩn vào tổ chức viêm rồi hút lại. Chú ý đưa mũi kim vào nhiều hướng để hút được vi khuẩn. Thể tích: Lấy khoảng 0,5-1 ml Vận chuyển: Gửi ngay đến phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt. Bảo quản: Có thể bảo quản ở nhiệt độ 35 - 37oC nhưng không quá 2 tiếng. Tuyệt đối không được bảo quản trong tủ lạnh. Tiêu chuẩn từ chối: Không nhận nuôi cấy ống dẫn lưu, dịch dẫn lưu lấy từ các túi chứa dịch vì khả năng bội nhiễm các vi khuẩn thuộc vi hệ da là rất lớn. 3.6. Bệnh phẩm chất tiết đường sinh dục: Dụng cụ chứa: Que tăm bông vô trùng hoặc que tăm bông có chất bảo quản Phương pháp lấy: • Đối với nam giới o Thời điểm: - Lấy mủ ở niệu đạo vào buổi sáng trước khi đi tiểu. - Những bệnh nhân mãn tính phải lấy bệnh phẩm vào lúc sáng sớm. o Kỹ thuật: - Lấy mủ ở niệu đạo: Kéo da qui đầu ra sau, dùng cồn 70o lau sạch da qui đầu, chờ khô. Dùng
- tăm bông vô trùng đưa sâu vào niệu đạo 2 - 3 cm, xoay tròn và để tăm bông trong đó 5 giây rồi rút tăm bông ra. - Những bệnh nhân mãn tính có thể lấy tinh trùng để nuôi cấy. - Những bệnh nhân nghi ngờ là đồng tính luyến ái thì lấy ở hậu môn, hầu họng. o Thể tích: Nên dùng 2 que tăm bông, 1 để soi trực tiếp, 1 để nuôi cấy. Tăm bông phải thấm bệnh phẩm • Đối với nữ giới o Kỹ thuật: - Rửa sạch bộ phận sinh dục ngoài bằng nước, hoặc khăn giấy ướt. Thấm khô. - Quan sát vị trí tổn thương: Dùng mỏ vịt đưa sâu vào âm đạo, xoay ngang và mở rộng mỏ vịt để nhìn thấy cổ tử cung. - Bệnh phẩm chủ yếu được lấy ở niệu đạo và cổ tử cung, có thể lấy thêm ở 2 tuyến Skene và 2 tuyến Bartholin. Dùng que cấy hoặc tăm bông vô trùng đưa sâu vào cổ tử cung 2 - 3 cm, xoay tròn tăm bông và để trong đó 5 - 10 giây để cho dịch rỉ hoặc mủ ngấm vào tăm bông. o Thể tích: Tăm bông có thấm bệnh phẩm Vận chuyển: Gửi ngay đến phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt. Bảo quản: Tuyệt đối không được bảo quản trong tủ lạnh. Tiêu chuẩn từ chối: Tăm bông khô, không có thấm bệnh phẩm 3.7. Bệnh phẩm ngoáy họng: Dụng cụ chứa: Que tăm bông vô trùng Kỹ thuật: - Để bệnh nhân ngồi ngay ngắn, quay mặt ra nguồn ánh sáng. Tốt nhất là có đèn soi. - Dùng đè lưỡi, ấn nhẹ lưỡi xuống trong khi bệnh nhân nói « A ». - Đối với viêm họng ban đỏ, dùng que tăm bông vô trùng quệt vào amidal (cột sau và cực trên) màn hầu và lưỡi gà. Tránh không chạm que tăm bông vào răng, miệng và lưỡi. - Đối với viêm họng giả mạc: Dùng que tăm bông hoặc dùng kẹp để lấy màng giả vì giả mạc nhiều khi dai, dính rất khó lấy. Thể tích: Tốt nhất là lấy hai que tăm bông, 1 để soi trực tiếp, 1 để nuôi cấy. Vận chuyển: Gửi ngay đến phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt. Bảo quản: Nếu không gửi ngay phải bảo quản ở môi trường bảo quản. Tiêu chuẩn từ chối: Tăm bông khô, không có thấm bệnh phẩm
- 3.8. Bệnh phẩm đờm khạc để nuôi cấy vi khuẩn hiếu khí: Thời điểm: Tốt nhất là lấy đờm vào buổi sáng sau khi bệnh nhân ngủ dậy. Hoặc khi bệnh nhân đến khám. Dụng cụ chứa: Lọ nhựa vô trùng có nắp xoáy. Kỹ thuật: - Tốt nhất là cho bệnh nhân súc miệng bằng nước muối sinh lý vô trùng, không súc miệng bằng nước có chất sát trùng. - Hướng dẫn bệnh nhân ngồi thẳng lưng, hít thật sâu để nín hơi vài lần rồi ho mạnh khạc đờm ra. Có thể giúp bệnh nhân khạc đờm bằng cách vỗ nhẹ vào lưng. Thể tích: Kiểm tra số lượng và chất lượng đờm, tránh lẫn nước bọt. Vận chuyển: Gửi ngay đến phòng xét nghiệm. Bảo quản: Nếu chưa gửi ngay, bảo quản ở nhiệt độ 2 - 4oC nhưng không quá 2 tiếng. Tiêu chuẩn từ chối: - Bệnh phẩm toàn nước bọt - Bệnh phẩm có < 25 BCĐN - Bệnh phẩm có > 10 TBBM 3.9. Bệnh phẩm đờm khạc tìm AFB: Thời điểm: Tốt nhất lấy 3 mẫu - Mẫu I: Lần đầu đến khám. - Mẫu II: Lấy vào buổi sáng dậy (tốt nhất). - Mẫu III: Lấy tại chỗ bác sĩ. Lưu ý: Lấy bệnh phẩm ngoài trời thông thoáng, nơi ít người, hoặc phòng có hệ thống thông khí. Không nên lấy tập trung một chỗ. Dụng cụ chứa: Lọ nhựa có nắp. Kỹ thuật: Xem mục 2.10 Thể tích: Kiểm tra số lượng đờm. Vận chuyển: Phải đảm bảo an toàn sinh học. Bảo quản: Không để bệnh phẩm ở nhiệt độ quá cao. 3.10. Bệnh phẩm dịch ngoáy tỵ hầu: Dụng cụ chứa: Que tăm bông mềm và đàn hồi, dài khoảng 20cm.
- Kỹ thuật: - Bệnh nhân ngồi yên, mặt hơi ngửa. Nếu là trẻ nhỏ thì được người lớn bế ngồi lên đùi, hai chân bé được kẹp vào đùi người bế, một tay giữ hai tay trẻ, tay kia ôm lấy trán và ghì vào ngực mình. - Người lấy bệnh phẩm một tay đỡ phía sau cổ bệnh nhân, tay kia cầm tăm bông nhẹ nhàng qua lỗ mũi vừa đẩy vừa xoay sao cho tăm bông đi sâu vào trong một đoạn bằng nửa độ dài từ cánh mũi đến dái tai, hoặc khi cảm thấy có lực cản thì xoay tròn tăm bông rồi từ từ rút tăm bông ra. Tiếp tục làm như vậy với lỗ mũi bên kia. Thể tích: Tăm bông có thấm bệnh phẩm Vận chuyển: Gửi ngay đến phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt. Bảo quản: Nếu chưa gửi ngay, bảo quản ở môi trường bảo quản nhưng không quá 6 tiếng. Tiêu chuẩn từ chối: Tăm bông khô, không có thấm bệnh phẩm 3.11. Bệnh phẩm cấy máu: Thời điểm: Lấy máu trước thời điểm rét run và sốt cao, không được chậm chễ vì theo thời gian lượng vi khuẩn trong máu sẽ giảm xuống sau khi bệnh nhân hạ sốt Số lần cấy máu: - Có thể lấy 2 mẫu ở 2 vị trí, cùng thời điểm - Có thể lấy máu nhiều lần/ 1 ngày - Có thể lấy máu nhiều ngày liên tiếp - Không bao giờ cấy 1 lần Dụng cụ chứa: Chai cấy máu tự động sản xuất sẵn hoặc môi trường canh thang tự sản xuất. Kỹ thuật: - Chọn tĩnh mạch, buộc garô. - Sát trùng da bằng cách xoay tròn từ tâm ra ngoài, Sử dụng cồn 70% và iodine 2% (1 phút) hoặc providone iodine (2 phút). - Để khô 1 - 2 phút. - Lấy máu bằng bơm tiêm vô trùng. - Thay kim. - Bơm nhẹ máu chảy dọc theo thành bình canh thang. - Đậy nút chặt. Không lắc mạnh, tránh vỡ hồng cầu. - Tháo garo, sát trùng da lại. Thể tích: Tỷ lệ khối lượng máu/ môi trường là 1/5.
- - Người lớn: 8-10 ml/1 chai máu. - Trẻ em: 3-5 ml/1 chai máu. Vận chuyển: Gửi ngay đến phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt. Bảo quản: Có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng nhưng không quá 6 tiếng. Tuyệt đối không được bảo quản trong tủ lạnh. 3.12. Bệnh phẩm phân: Dụng cụ chứa: - Phân lấy qua bô: Lọ nhựa vô trùng nắp xoáy, có cán để lấy phân. - Phân lấy qua trực tràng: Que tăm bông vô trùng Kỹ thuật: - Lấy phân qua bô: o Bô phải không có chất sát khuẩn và được tráng bằng nước sôi để nguội. o Chọn chỗ phân có biểu hiện bệnh lý nhày, máu, lợn cợn trắng… - Lấy phân bằng tăm bông: dùng tăm bông vô trùng đã được tẩm ẩm bằng nước muối sinh lý lấy phân từ trực tràng bằng cách ấn đầu tăm bông qua cơ thắt trực tràng, xoay nhẹ đầu tăm bông rồi rút ra, tăm bông có thấm phân. Thể tích: - Phân lấy qua bô: Dùng que lấy khoảng 1 gram phân (bằng đầu ngón tay út) - Phân lấy qua trực tràng: Tăm bông có thấm bệnh phẩm phân Vận chuyển: Gửi ngay đến phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt. Bảo quản: - Có thể bảo quản ở nhiệt độ 2 - 4oC nhưng không quá 6 tiếng. - Nếu không gửi ngay phải bảo quản ở môi trường bảo quản Cary Blair. 4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP BỆNH PHẨM XÉT NGHIỆM HUYẾT THANH HỌC, VIRUS - MIỄN DỊCH 4.1. Bệnh phẩm máu không có chất chống đông Thời điểm lấy: Do bác sỹ lâm sàng chỉ định Dụng cụ chứa bệnh: Ống lấy máu vô trùng, không có chất chống đông. Kỹ thuật lấy máu: - Chọn tĩnh mạch, buộc garô.
- - Sát trùng da bằng cồn 70% và iodine 2% (1 phút) hoặc providone iodine (2 phút). Xoay tròn từ tâm ra ngoài. - Để khô 1 - 2 phút.. - Lấy máu bằng bơm tiêm vô trùng. - Tháo đầu kim, bơm nhẹ máu chảy dọc theo thành ống lấy máu không có chất chống đông. - Đậy nút chặt. Không lắc mạnh, tránh vỡ hồng cầu. - Tháo garo, sát trùng da lại. Thể tích: Tối thiểu 3 ml Vận chuyển: Trong vòng 4 tiếng Bảo quản: Trong vòng 24 tiếng ở nhiệt độ 18 - 25oC 4.2. Bệnh phẩm huyết thanh Thời điểm: Do bác sỹ lâm sàng chỉ định Dụng cụ chứa: Ống lấy máu vô trùng, không có chất chống đông. Kỹ thuật chắt huyết thanh: - Để máu đông tự nhiên khoảng 30 phút. - Ly tâm 1.500-2.000 vòng/ phút/ 10 phút - Chắt phần huyết thanh vào ống lấy máu không có chất chống đông. Thể tích: 1,5 ml Vận chuyển: Chuyển ngay huyết thanh đến phòng xét nghiệm. Bảo quản: - Trong vòng 24 tiếng ở nhiệt độ phòng 18 - 25oC - Trong vòng 5 ngày ở 2 - 8oC (ngăn mát tủ lạnh) - Trong nhiều tháng ở âm 20oC đến âm 70oC (tủ lạnh âm sâu) 5. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP BỆNH PHẨM XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG - VI NẤM 5.1. Bệnh phẩm phân tìm ký sinh trùng đường ruột Thời điểm: Theo chỉ định của bác sỹ lâm sàng Dụng cụ chứa: Lọ vô trùng có nắp xoáy, đường kính miệng lọ 20 - 25 mm. Kỹ thuật: - Xét nghiệm Trứng giun, sán: Dùng que sạch lấy phân ở nhiều vị trí, thường lấy ở rìa khuôn
- phân. - Xét nghiệm Nấm, đơn bào, ấu trùng giun lươn: Lấy ở chỗ phân lỏng, nát, phân có nhầy máu. Thể tích: khoảng 5 gram (bằng đốt ngón tay) Vận chuyển: Chuyển ngay đến phòng xét nghiệm để tránh phân bị khô và ký sinh trùng bị chết. Bảo quản: - Xét nghiệm phân tìm trứng giun, sán: Thời gian để không quá 24 tiếng. - Xét nghiệm phân tìm nấm, đơn bào, ấu trùng giun lươn: Thời gian để không quá 1 tiếng, mùa đông không để quá 30 phút. Nếu yêu cầu tìm amibe, bệnh phẩm lấy xong phải mang tới phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt. Lưu ý: - Không lấy phân làm xét nghiệm khi uống thuốc Bismuth hoặc Barium. - Mẫu phân làm xét nghiệm tránh lẫn nước tiểu. - Trong trường hợp xét nghiệm lần đầu âm tính, có thể xét nghiệm 2 mẫu phân tiếp theo trong vòng từ 7-10 ngày. 5.2. Bệnh phẩm máu tìm ký sinh trùng sốt rét: Thời điểm: Tốt nhất là lúc bệnh nhân lên cơn sốt hoặc chưa dùng thuốc điều trị. Có thể lấy máu mao mạch hoặc lấy máu tĩnh mạch. Nếu lấy máu mao mạch, bệnh nhân phải tới phòng xét nghiệm để lấy bệnh phẩm. Dụng cụ chứa: - Lấy máu mao mạch: Lam kính. - Lấy máu tĩnh mạch: Ống lấy máu vô trùng có chất chống đông EDTA. Kỹ thuật lấy máu mao mạch: - Dùng bông cồn lau sạch đầu ngón tay (thường là ngón nhẫn) hoặc dái tai. - Bóp chặt đầu ngón tay bệnh nhân. - Dùng kim châm thật nhanh một bên đầu ngón tay, vết châm vừa phải để khi bóp nhẹ máu trào lên thành giọt nhỏ. - Lau bỏ giọt máu đầu. - Lấy giọt máu thứ hai đặt giữa lam kính để làm tiêu bản giọt đàn. - Lau khô ngón tay lần nữa, bóp nhẹ để tạo giọt máu tròn, lớn đặt trên lam kính để làm tiêu bản giọt đặc.
- Kỹ thuật lấy máu tĩnh mạch, thể tích, vận chuyển, bảo quản: Xem mục 3.1. 5.3. Bệnh phẩm máu tìm ấu trùng giun chỉ: Thời điểm: Lấy máu về đêm từ 22 giờ đến 4 giờ sáng. Dụng cụ chứa: Ống lấy máu vô trùng, có chất chống đông EDTA. Kỹ thuật lấy, vận chuyển và bảo quản máu tĩnh mạch: Xem mục 3.1 5.4. Bệnh phẩm máu tìm sán lá gan lớn, amibe: Thời điểm: Do bác sỹ lâm sàng chỉ định. Có thể lấy máu không có chất chống đông hoặc huyết thanh. Kỹ thuật lấy, vận chuyển và bảo quản máu không có chất chống đông: Xem mục 3.1 Kỹ thuật lấy, vận chuyển và bảo quản huyết thanh: Xem mục 3.2 5.5. Bệnh phẩm da, tóc, móng: Thời điểm: Bệnh nhân phải tới phòng xét nghiệm để lấy bệnh phẩm. Dụng cụ chứa: Lam men và lam kính. Kỹ thuật: - Tổn thương da: sát trùng vùng da nghi ngờ bằng cồn 70°. Dùng dao cạo da vùng rìa tổn thương cho lên lam kính. - Tổn thương móng: Dùng dao hoặc kéo để cắt móng thành mảnh móng vụn. - Nghi ngờ nấm tóc: Dùng kéo cắt tóc thành những đoạn tóc ngắn đưa lên lam kính.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Ngộ độc thực phẩm - BS. Phan Kim Huệ
28 p | 563 | 119
-
Bài giảng Lấy bệnh phẩm xét nghiệm - GV. Vũ Văn Tiến
27 p | 563 | 72
-
Bài giảng phần 6: Vi nấm y học - Ths. Phạm Thị Hiển
51 p | 442 | 46
-
Bài giảng Bệnh chàm (eczema) - ThS. Phạm Thị Tiếng
31 p | 214 | 32
-
DINH DƯỠNG HỌC - Bài mở đầu
16 p | 165 | 30
-
Bài giảng Thu thập, đóng gói, bảo quản, vận chuyển mẫu bệnh phẩm - Khoa An toàn sinh học và Quản lý chất lượng
34 p | 174 | 24
-
Bài giảng Các nguyên tắc cơ bản trong siêu âm tim thai - PGS. TS. Phạm Nguyễn Vinh
15 p | 158 | 22
-
HỆ THỐNG PHÂN LOẠI - ĐỊNH DANH CÁC LOÀI NẤM DA – PHẦN 1
20 p | 190 | 17
-
Bài giảng Mờ mắt - BS. Phạm Thị Anh Thư
33 p | 91 | 8
-
Bài giảng Suy tim cập nhật 2018 - TS. BS. Phạm Minh Tuấn
45 p | 27 | 7
-
Bài giảng Sức khỏe và dinh dưỡng
36 p | 68 | 6
-
Bài giảng Hình ảnh tổn thương lao - BS. Phạm Quốc Thành
75 p | 76 | 6
-
Bài giảng Các bệnh cơ tim dãn nở (Dilated Cardiomyopathies) - PGS. TS. Phạm Nguyễn Vinh
59 p | 7 | 2
-
Bài giảng Bóc tách động mạch chủ - PGS. TS Phạm Nguyễn Vinh
36 p | 5 | 2
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị bệnh cơ tim dãn nở không thiếu máu cục bộ - PGS. Phạm Nguyễn Vinh
41 p | 3 | 2
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành mạn - PGS.TS. Phạm Nguyễn Vinh
48 p | 10 | 2
-
Bài giảng Bệnh màng ngoài tim - PGS. TS. Phạm Nguyễn Vinh
44 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn