intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HỆ THỐNG PHÂN LOẠI - ĐỊNH DANH CÁC LOÀI NẤM DA – PHẦN 1

Chia sẻ: Nguyen Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

188
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lịch sử nghiên cứu nấm da: Lịch sử nghiên cứu nấm y học bắt đầu bằng việc phát hiện và xác định căn nguyên gây bệnh nấm da. Năm 1839 J, L. Schoenlein là người đầu tiên quan sát thấy nấm dạng sợi trên tổn thương ở một bệnh nhân nấm tóc. Năm 1942, Robert Remak đã lấy bệnh phẩm trên da đầu một bệnh nhân bị nấm tóc dạng chốc lở (favus) cấy lên cánh tay của mình và phát hiện ra căn nguyên gây chốc lở có thể lây nhiễm. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HỆ THỐNG PHÂN LOẠI - ĐỊNH DANH CÁC LOÀI NẤM DA – PHẦN 1

  1. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI - ĐỊNH DANH CÁC LOÀI NẤM DA – PHẦN 1 5.1. Lịch sử nghiên cứu nấm da: Lịch sử nghiên cứu nấm y học bắt đầu bằng việc phát hiện và xác định căn nguyên gây bệnh nấm da. Năm 1839 J, L. Schoenlein là người đầu tiên quan sát thấy nấm dạng sợi trên tổn thương ở một bệnh nhân nấm tóc. Năm 1942, Robert Remak đã lấy bệnh phẩm trên da đầu một bệnh nhân bị nấm tóc dạng chốc lở (favus) cấy lên cánh tay của mình và phát hiện ra căn nguyên gây chốc lở có thể lây nhiễm. Từ năm 1841 đến năm 1843, Gruby đã có nhiều công trình nghiên cứu về các nấm gây bệnh ở da, Ông đã mô tả đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của bệnh do T.schoenleinii, Ông cũng phát hiện đặc điểm xâm nhập ectothrix và endothrix của nấm ở tóc, phát hiện ra Microsporum audouinii và sau đó Ông đặt tên chi là Microsporum (genus Microsporum). Malmsten (1845) phát hiện ra một loài mới Trichophyton tonsurans gây bệnh ở da và đã đặt tên Trichophyton cho một chi mới (genus Trichophyton). Từ năm 1892, Sabouraud bắt đầu các công trình nghiên cứu về nấ m da; năm 1910, Ông đã xuất bản cuốn Les Teines, trong đó có hệ thống phân loại nấm, hình thái, các phương pháp nghiên cứu labo và
  2. điều trị bệnh nấm da. Tuy đã có hệ thống phân loại của Sabouraud nhưng hệ thống phân loại nấm da còn có nhiều điều chưa rõ ràng do các tác giả đặt tên một loài mới không những dựa vào các đặc điểm hình thể nấm mà còn vào đặc điểm lâm sàng. Đến năm 1934, Emmons đã đưa ra hệ thống phân loại nấm da dựa vào hình thái bào tử và các cấu trúc khác của nấm. Trong những năm 1950, Benham, Goerge và Camp, Silva đã nghiên cứu các đặc điểm sinh lý và các chất cần thiết để nuôi cấy một số loài nấm da, đó là cơ sở của nutritional test để định loại một vài loài nấm da. Vanbreuseghem phát minh ra phương pháp mồi tóc (1952) và đã được ứng dụng nhiều trong nghiên c ứu; sau đó một số tác giả đã phát hiện dạng sinh sản hữu tính của nấm da. Dawson và Gentles (1959) dùng phương pháp mồi tóc nuôi cấy Trichophyton ajelloi đã phát hiện bào tử túi (ascospore). Năm 1960, Griffin đã phát hiện dạng sinh sản hữu tính của Microporum gypseum. Do kỹ thuật nuôi cấy phát triển nên số loài được phát hiện ngày càng nhiều đặc biệt sau khi ph ương pháp mồi tóc của Vanbreuseghem ra đời (1952). Ajello (1968) đã giới thiệu 21 loài của 3 chi. Đến năm 1974, theo Ajello: số loài đã tăng lên 37 loài, trong đó 1 loài Epidermophyton, 15 loài Microsporum và 21 loài Trichophyton. Năm 1977, Ajello đã giới thiệu 38 loài với 42 chủng. Đến nay, dựa trên các loài đã được công nhận nấm da bao gồm 41 loài với 46 chủng.
  3. 5.2. Vị trí của nấm da trong giới nấm: + Phân loại nấm nói chung và nấm da (Dermatophytes) nói riêng chủ yếu dựa vào các đặc điểm hình thể của các cơ quan sinh sản vô tính hay hữu tính (imperfect hay perfect) của nấm hoặc dựa vào các đặc tính sinh lý, sinh học, thành phần cấu trúc của thành tế bào... Trước đây do chưa biết dạng sinh sản hữu tính của các nấm da nên người ta sắp xếp tất cả nấm da vào lớp nấm bất toàn (Fungi Imperfecti). Ngày nay một số loài nấm da ch ưa biết dạng sinh sản hữu tính nhưng người ta vẫn xếp chung vào lớp Imperfecti như sau (Ajello, 1977): Subdivision : Deuteromycota (Fungi Imperfecti). Class : Hyphomycetes. Order : Moniliales. Family : Moniliaceae. Genus : Epidermophyton, Microsporum, Trichophyton. + Một số loài nấm da người ta đã tìm thấy d ạng sinh sản hữu tính, đặc biệt sau khi phương pháp Vanbreuseghem (1952) xuất hiện thì dạng sinh sản hữu tính của nhiều loài được biết đến. Dựa trên đặc điểm cấu tạo và hình dạng của các dạng sinh sản hữu tính, người ta xếp những loài này vào hai chi là Arthroderma và Nannizzia.
  4. Subdivision : Ascomycota. Class : Ascomycetes. Subclass : Plectomycetes. Order : Eurotiales. Family : Gymnoasceceae. Genus : Arthroderma và Nannizzia. - Các loài nấm da có dạng sinh sản hữu tính thuộc chi Arthroderma: Arthroderma benhamiae T.mentagrophytes var. m entagrophytes A.ciferrii T.georgiae. A.flavescens T.flavescens A.geotleri T.vanbreuseghemii
  5. A.gloriae T.gloriae A.insigulare T.terrestre. A.lenticularum T.terrestre A.quadrifidum T.terrestre A.simii T.simii A.uncinatum T.ajelloi A.vanbreuseghemii T.vanbreuseghemii. - Các loài nấm da có dạng sinh sản hữu tính thuộc chi Nannizzia: Nannizzia borellii Microsporum amazonicum N.cajetani M.cookei
  6. N.fulva M.fulvum. N.grubby M.vanbreuseghemii N.gypsea M.gypseum N.incurvata M.gypseum N.obtuse M.nanum N.otae M.canis N.persicolor M.persicolor N.racemosa M.racemosum. 5.3. Các hệ thống phân loại nấm da: 5.3.1. Hệ thống phân loại của Sabouraud: Hệ thống sắp xếp các loài nấm da vào một bộ, ba chi Epidermophyton, Microsporum và Trichophyton được Sabouraud (1910) nêu lên lần đầu tiên trong
  7. bảng sau. Trong hệ thống này Sabouraud chủ yếu dựa vào đặc tính của bệnh phẩm, đặc tính của nấm gây bệnh trên người hay trên động vật như khi nấm gây bệnh ở tóc hay ở lông thì bào tử đốt có thể tạo thành theo hai cách: bào tử đốt bao quanh phía ngoài sợi tóc (ectothrix) hay trong sợi tóc (endothrix). Trichophyton Microsporum Ở người Ở động vật Achorion M.aodouinii M.lanosum M.tardum M.felineum M.velveticum M.equinum Ở người Ở động vật M.fulvum A.schoenleinii A.quinckeanum M.villosum A.gallinae M.pubescens A.gypseum M.tomentosum Ectothrix Neoendothrix Endothrix T.celebriforme T.crateriforme T.plicatile T.acuminatum T.violaceum Tạo bào tử nhỏ Tạo bào tử lớn T.effractum T.umbilicatum T.rugulare T.sulfureum T.poligonum T.exsiccatum Khuẩn lạc dạng Khuẩn lạc Khuẩn lạc Khuẩn lạc có T.cireonvolutum như bột bó dạng trụi dạng lông mịn dạng như tuyết T.piosum T.asteroids T.ochraceum T.rosaceum T.glabrum T.radians T.radiolatum T.album T.vinosum T.denticulatum T.lacticolor T.discoides T.equinum T.granulosum T.canium T.farinulentum T.persicolor
  8. 5.3.2. Hệ thống phân loại của Conant và cộng sự (1954): Việc phân loại xác định các loài nấm da ngày càng được bổ sung chính xác hơn, nên hệ thống các loại nấm da được sắp xếp hoàn thi ện dần. Conant và cộng sự xây dựng lại hệ thống phân loại nấm da trên cơ bản dựa vào đặc điểm sinh học của nấm kết hợp với tính chất gây bệnh trên lâm sàng. * Chi Microsporum: M.audouinii M.canis M.gypseum * Chi Epidermophyton: E.floccosum * Chi Trichophyton: + A. Nhóm Gypseum: T.mentagrophytes + B. Nhóm Rubrum: T.rubrum + C. Nhóm Crateriform: T.tonsurans
  9. + D. Nhóm faviform: T.schoenleinii T.concentricum T.ferrugineum T.violaceum T. verrucosum + E. Nhóm rosaceum: T.megniniii T.gallinae 5.3.3. Hệ thống phân loại của Novak và Galgóczy (1975): Hệ thống phân loại nấm da ngày càng được hoàn chỉnh hơn và người ta thấy rằng: dựa vào đặc điểm của bào tử có thể tiến hành phân loại một số lớn các loài nấm da. Bên cạnh đó kết hợp với các đặc điểm sinh lý, sinh hoá… việc sắp xếp hệ thống phân loại có nhiều ưu điểm hơn. Novak và Galgóczy đã dựa vào bào tử lớn của các loài trên môi trường Sabouraud và môi trường Sabouraud có bổ sung thêm nguồn vitamin để kích thích sự tạo bào tử lớn của một số loài nấm. Các tác giả xếp ba chi Epidermophyton, Microsporum và Trichophyton vào bộ phụ Trichophytoideae, hai chi Achorion và Kaufmannvolfia không tạo bào tử lớn được xếp vào bộ phụ thứ hai là Achorioideae. Hệ thống phân loại của Novak và Galgóczy:
  10. Deuteromycetes (Fungi Imperfecti) Monitiales Trichophytaceae Trichophytoideae Achorioideae Chi Microsporum Chi Trichophyton Chi Epidermophyton M.audouinii T.tonsurans E.floccosum M.felineum T.mentagrophytes E.ajlloi M.gypseum T.gallinae E.longifusum M.umbonatum T.quinckeanum M.fulvum T.megninii M.persicolor T. verrucosum M.rivalieri T.violaceum Chi Achorion Chi Kaufmannwolfia M.nanum T.equinum A.schoenleinii K.pedis
  11. M.cookei T.rubrum A.soudanense M.vanbreuseghemii T.gourvilii A.ferrugineum M.racenosum T.terrestre A.yaoundei M.boullardii T.kuryangei M.amazonicum T.georgiae 5.3.4. Hệ thống phân loại nấm da ngày nay: Hiện nay hệ thống phân loại trên có một số loài nấm da được thay đổi. Người ta đã chuyển loài T.gallinae thành M.gallinae do đặc điểm của bào tử lớn. Tương tự như vậy người ta đã bỏ chi Achorion và đưa tất cả các loài có trong chi này vào chi Trichophyton hay Microsporum. Chi Epidermophyton chỉ còn lại một hay hai loài, các loài khác được đưa vào Trichophyton do phát hiện được các bào tử nhỏ trên môi trường đặc biệt. Người ta cũng bỏ K.pedis vì loài này chỉ là một chủng của T.mentagrophytes mang tên T.mentagrophytes var. interdigitale. Ajello đã sắp xếp tất cả các loài vào ba chi Trichophyton, Microsporum, Epidermophyton theo bảng 14: Bảng 14: Các loài nấm da.
  12. ST Tên chi Tên loài T 1 Epidermophyto E.floccosum, E.stockdaleae. n (có 2 loài) 2 Microsporum M.amazonicum, M.audouinii, M.boullardii, M.canis, M.cookei, M.distortum, M.equinum, M.ferrugineum, (có 18 loài) M.fulvum, M.gallinae, M.nanum, M.persicolor, M.praecox, M.racemosum, M.rapariae, M.vivalieri, M.vanbreuseghemii. 3 Trichophyton T.ajelloi, T.concentricum, T.equinum, T.fischeri, T.flavesens, T.fluviomuniese, T.georgiae, T.gloriae, (có 23 loài) T.gourvilii, T.longifusum, T.megninii, T.mentagrophytes var. erinacei, T.mentagrophytes var.interdigitale, T.mentagrophytes var.mentagrophytes, T.mentagrophytes var.granulare (nodulare), T.mentagrophytes var.quinckeanum,
  13. T.phaseoliforme, T.rubrum, T.schoenleinii, T.simii, T.soudanense, T.terrestre, T.tonsurans, T.vanbreuseghemii, T. verrucosum, T.verrucosum var. autrophicum, T.violaceum, T.yaoundei. 5.4. Chi Epidermophyton (Sabouraud, 1910): + Đặc điểm của chi Epidermophyton: - Theo những tài liệu phân loại gần đây chi này vẫn chỉ có hai loài là E.floccosum (Harz, 1871) và E.stockdaleae (Prochecki và cộng sự, 1974). - Các loài Epidermophyton không tạo ra bào tử nhỏ. Bào tử lớn bề mặt nhẵn, thành mỏng, các bào tử được hình thành bên cạnh hoặc cuối các sợi nấm, thường đứng thành từng chùm hoặc phân nhánh có dạng như nải chuối hay như găng tay, có khi giống như quả phật thủ. Trên môi trường “già” tạo nhiều bào tử áo (chlamydospora). - Có thể thấy những sợi nấm có dạng vợt, không thấy nhữn g sợi nấm có vòng xoắn lò xo.
  14. + Sabouraud (1910) đã đặt tên chi là Epidermophyton, sau đó Langeron và Milochevitch (1930) đã gọi là loài Acrothecium floccosum, Harz (1871) gọi là E.floccosum. 5.4.1. Epidermophyton floccosum (Harz, 1871; Langeron và Milochevitch, 1930): + Tên khác: Trichthecium floccosum, Trichophyton intertrigines, Trichophyton ingunale, Epidermophyton crusis, E.plicarum, E.clypeiforme. + Hình dạng khuẩn lạc: nấm phát triển tốt trên môi trường Sabouraud, khuẩn lạc màu vàng xanh, bề mặt không đồng dạng, giữa có dạng giống như “bột”, các phần xung quanh những sợi nấm không khí phát triển nhô lên giống nh ư những sợi bông. Khi cấy chuyển nhiều lần khuẩn lạc thay đổi chuyển sang dạng như nhung mịn. + Hình dạng vi thể: - Bào tử lớn nhiều, thường đứng tập trung và phân nhánh tạo nên dạng nải chuối hay dạng găng tay. Bào tử lớn có dạng hình thoi hay chùy ngắn, thành mỏng, bề mặt nhẵn, kích th ước 20-35  6-8 m. Khi cấy chuyển trên Hình 5.1 : Bào tử của E.floccosum. 1. Bào tử áo; 2. Bào tử lớn.
  15. những môi trường tiếp theo thì bào tử thường biến dạng, kéo dài ra (hình 5.1). - Không có bào tử nhỏ. Bào tử áo xuất hiện nhiều tạo thành chuỗi. - Những sợi nấm dạng vợt cũng được tạo thành. + Đặc điểm riêng: cơ quan “đâm chọc” trên tóc in vitro cũng hình thành nhưng yếu. Trên môi trường urea hoạt tính ureaza yếu. Hoạt tính cellulaza được thể hiện trên môi trường có chứa celluloza. Hoạt tính thủy phân gelatin tương đối mạnh. + Nơi cư trú và khả năng gây bệnh: không xuất hiện trong đất, sống ký sinh và gây bệnh ở người, thường gây bệnh ở thân mình, móng tay, móng chân, ở bẹn, dưới vú. Từ bệnh phẩm đem soi thường thấy sợi nấm hoặc bào tử đốt dạng chuỗi. 5.4.2. Loài E.stockdaleae (Prochecke, Engalhardt-Zasada, 1974): + Hình dạng khuẩn lạc: trên môi trường Sabouraud ở nhiệt độ phòng sau một tuần đường kính khuẩn lạc là 1,5 cm. Bề mặt nhẵn, ở giữa có hình rốn, bề mặt lúc đầu có dạng như bụi sau có dạng như nhung mịn. Màu đen như màu da trâu, mặt dưới có màu vàng sau chuyển sang màu rỉ sắt, cuối cùng có màu rỉ sắt đen. + Hình dạng vi thể: - Những sợi nấm không trong suốt, có vách ngăn, đường kính 0,8 m.
  16. - Bào tử lớn có thành nhẵn, dạng hình côn hoặc hình bút chì, hình thành ở bên cạnh hoặc ở cuối sợi nấm, kích thước 60-20  9-4 m, độ dày vách ngăn trong bào tử là 0,5-2,9 m. - Trên môi trường “già”, nhiều bào tử áo được hình thành từ những tế bào của bào tử lớn “chín” (hình 5.2). 1 2 + Đặc điểm riêng: trên in vitro Hình 5.2: Bào tử của E.stockdaleae. 1. Bào tử lớn, 2. Bào tử áo hình thành từ bào tử lớn. tạo cơ quan “đâm chọc” ở tóc. + Nơi cư trú và khả năng gây bệnh: phân lập đ ược từ đất. Khả năng gây bệnh ở người hay động vật chưa được nói đến. 5.5. Chi Microsporum (Gruby, 1843): + Đặc điểm chung: đặc điểm có ý nghĩa phân loại là bào tử lớn có thành dày, cứng và phía ngoài thường xù xì như da cóc (hình 5.3). + Những đặc điểm khác: - Những loài nấm thuộc chi Microsporum tạo ra bào tử nhỏ, bào tử áo, sợi nấm có dạng hình vợt, dạng cuộn do các sợi nấm quấn vào nhau. Một số loài chỉ tạo ra bào tử lớn ở trên môi trường đặc biệt.
  17. - Đặc biệt có một vài loài có sợi nấm dạng hình lược thưa hoặc có vòng xoắn tròn, một vòng hay nhiều vòng. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Hình 5.3: Bào tử lớn của một số loài Microsporum. 1. M.audouinii, 4. M.cookei, 7. M.gypseum, 10. M.racemosum, 2. M.canis, 5. M.vanbreuseghemii, 8. M.fulvum, 11. M.boullardii, 3. M.nanum, 6. M.ferrugineum, 9. M.distortum, 12. M.amazonicum.
  18. 5.5.1. Microsporum amazonicum (Moraes, Borelli và Feo, 1967): + Hình dạng khuẩn lạc: trên môi trường Sabouraud khuẩn lạc phát triển nhanh, lúc đầu bề mặt khuẩn lạc mịn như bông, có màu trắng ngà, sau đó chuyển sang dạng giống như bột với màu đỏ hồng. Mặt dưới khuẩn lạc không màu. Hiện tượng biến dạng (pleomorphism) xảy ra chậm. + Hình dạng vi thể: - Sợi nấm đục, không trong suốt. Mặt ngoài thành sợi nấm nhẵn, có các sợi nấm hình vợt. - Bào tử nhỏ có thành nhẵn hoặc có nốt nhỏ, thường là một tế bào hoặc bên trong có một vách ngăn. - Bào tử lớn đứng một mình hoặc đứng thành chùm, có dạng hình thoi, thường có 2-5 ngăn, trong ngăn có dạng như giọt dầu, mặt ngoài nhăn, sần sùi. Bào tử lớn khi đứng thành chùm có màu vàng, kích thước 310 m hoặc 1335m (hình 5.4). Đặc điểm riêng: không tạo cơ quan “đâm ch ọc” vào tóc người hoặc lông bờm ngựa in vitro. Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển là 23-280C, nhiệt độ tối thiểu cho nấm phát triển là 110C, nhiệt độ tối đa là Hình 5.4 : Bào tử lớn của M.amazonicum.
  19. 370C; có men thủy phân gelatin; phát triển tốt trên da ngựa, bò. + Nơi cư trú: thường xuất hiện trên lông của chuột cống hoang dại. + Dạng sinh sản hữu tính của M.amazonicum: Nannizzia borelli (Moraes, Padhlye, Ajello, 1975): - Thể quả (gymnothecium) được hình thành từ hai sợi nấm khác nhau (“đực” và “cái”) của hai khuẩn lạc (heterothallikus) có dạng hình cầu, màu trắng hoặc vàng nhạt, đường kính 300 - 500 m, cấu tạo xốp. Những sợi của vỏ thể quả không trong suốt mà đục, có vách ngăn và phân nhánh đôi, thành tế bào mỏng, mặt ngoài hơi xù xì, phần ở giữa tế bào co lại, về đầu và cuối phình ra. - Những sợi phụ của sợi vỏ thể quả có hai loại: . Những sợi kéo dài, mảnh, độ lớn giảm dần về phía đầu và cuối, độ dài khoảng 150 m, đường kính phía đầu là 2-3 m, phía giữa là 1,2-1,5m. . Những sợi tạo thành những vòng xoắn dày hoặc thưa có thành nhẵn. - Bào tử lớn: hình thành từ đỉnh của các sợi vỏ thể quả. - Túi bào tử có dạng hình cầu, dễ vỡ, thành phía ngoài của nang bào tử nhẵn, mịn, có 8 bào tử, đường kính của nang bào tử là 4,5 m. Bào tử túi không trong suốt, có dạng thấu kính, khi đứng tập trung có màu vàng, kích thước bào tử 2-3  2-2,5m.
  20. - Nơi cư trú: xuất hiện trên chuột cống.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2