intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Logic học: Chương 4 - PGS.TS Vũ Ngọc Bích

Chia sẻ: Elysale Elysale | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

59
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Logic học: Chương 4 Các quy luật cơ bản của tư duy logic cung cấp cho người học những kiến thức như: Tư duy logic, các quy luật cơ bản của tư duy logic. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Logic học: Chương 4 - PGS.TS Vũ Ngọc Bích

  1. Chương 4 CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TƯ DUY LOGIC I. TƯ DUY LOGIC II. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TƯ DUY LOGIC 1/22/20 1 CHƯƠNG 4 – CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TƯ DUY LOGIC I. TƯ DUY LOGIC I.1. Tính hai mặt của phương thức tồn tại đối tượng và tư duy I.2. Tư duy logic và tư duy biện chứng 1/22/20 2 I.1. Tính hai mặt của phương thức tồn tại đối tượng và tư duy Quá trình xâm nhập sâu rộng của lý trí Định con người vào thế giới xung quanh để nghĩa tìm hiểu, nắm bắt các cấp độ quy luật, bản chất của đối tượng. “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng Con đến thực tiễn - đó là con đường biện đường chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan”. 1
  2. I.1. Tính hai mặt của phương thức tồn tại đối tượng và tư duy Phương thức tồn tại đối tượng tư duy là vừa ổn Đối định (đứng im) tương đối (nó là nó), vừa thay đổi tượng (vận động) tuyệt đối (nó không là nó); trong đó, sự thay đổi bao hàm trong mình sự ổn định. Phương thức tư duy phản ánh đối tượng phải Tư vừa có tính logic, vừa có tính biện chứng; trong duy đó, tính biện chứng của tư duy (tư duy vươn tới chân lý) bao hàm trong mình tính logic (tư duy hợp lý). Logic .Logic biện chứng (nghiên cứu tư duy biện chứng) đối lập với logic hình thức (nghiên cứu tư duy học logic) nhưng không loại trừ logic hình thức. I.2. Tư duy logic và tư duy biện chứng Logic hình thức & Logic biện chứng Ø Logic hình thức Ø Logic biện chứng • Vạch ra các quy luật, • Vạch ra các quy luật, quy tắc logic, các hình nguyên tắc biện chứng, thức tư duy, kết cấu các hình thức, nội logic của tư tưởng,… dung của tư tưởng,… • Xây dựng phương • Xây dựng phương pháp pháp hình thức hóa,... biện chứng,… • Làm sáng tỏ bản chất • Làm sáng tỏ bản chất của tư duy logic,… của tư duy biện chứng... I.2. Tư duy logic và tư duy biện chứng Tư duy logic & Tư duy biện chứng • Tư duy logic là quá • Tư duy biện chứng trình vận động tư là quá trình vận tưởng tuân theo các động tư tưởng tuân quy luật logic, để suy theo các quy luật nghĩ được chính xác, biện chứng, để suy nhất quán, phi mâu nghĩ được khách thuẫn, có căn cứ... quan, toàn diện, lịch sử –cụ thể… 2
  3. I.2. Tư duy logic và tư duy biện chứng Tư tưởng & Tư duy logic • Tư tưởng (được ký •Khi xây dựng các tư hiệu là a) là ý nghĩ đã tưởng để phản ánh đối định hình rõ rệt trong tượng, tư duy logic chỉ tư duy, phản ánh về tác động lên các kết cấu một đối tượng (đứng logic của chúng, sao cho im tương đối trong suy nghĩ diễn ra một hiện thực) có phẩm cách hợp lý, mà không chất và giá trị logic quan tâm đến nội dung xác định. (chân lý) của nó. CHƯƠNG 4 – CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TƯ DUY LOGIC II. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TƯ DUY LOGIC II.1. Quy luật đồng nhất II.2. Quy luật phi mâu thuẫn II.3. Quy luật loại trừ cái thứ ba II.4. Quy luật lý do đầy đủ 1/22/20 8 II.1. Quy luật đồng nhất Yêu cầu Phát biểu Ký hiệu • Không được • Mỗi tư tưởng đồng a ≡a thay đổi đối nhất với chính nó. a - tư tượng tư tưởng. • Hai tư tưởng cùng tưởng • Ngôn ngữ diễn phản ánh một đối mang ý đạt tư tưởng tượng, trong cùng nghĩa và có phải chính xác. điều kiện, hoàn cảnh, giá trị logic • Tư tưởng được quan hệ, cùng khẳng xác định. nhắc lại phải định hay phủ định đồng nhất với tư một điều nào đó thì tưởng ban đầu. đồng nhất nhau. 3
  4. II.1. Quy luật đồng nhất Làm cho tư duy có tính chính xác, rõ ràng; Giá suy nghĩ trở nên khúc chiết, mạch lạc. trị Khi vi phạm yêu cầu của Quy luật này tư duy sẽ Lỗi mắc lỗi logic “thay đổi (đánh tráo) tư tưởng”; tức logic nghĩ sai, phản ánh không đúng đối tượng;... Là Quy luật cơ bản của tư duy logic (nguyên lý logic Giới học) mà không phải là Quy luật về tính bất biến của hạn sự vật, hiện tượng (nguyên lý siêu hình học). II.1. Quy luật đồng nhất Ví dụ về lỗi logic 1) Đánh tráo đối tượng, nội dung của tư tưởng: Câu truyện Trạng Quỳnh ăn đào trường thọ. 2) Đánh tráo ngôn ngữ diễn đạt tư tưởng: - Từ đa nghĩa: Bà già đi xem bói; - Từ không rõ nghĩa: Công an bắt bọn cướp giật bằng xe máy. - Sai cấu trúc ngữ pháp: Uống Kremil-S hết đau bụng, đầy hơi, dễ tiêu 3)Ý nghĩ, tư duy tái tạo không đồng nhất với ý nghĩ, tư duy nguyên mẫu: Cô giáo hỏi: Hai lần chín là bao nhiêu? 1/22/20 https://www.youtube.com/watch?v=xR6FQApMpGw 11 II.2. Quy luật phi mâu thuẫn Yêu Yeâucầu Phát biểu KýKyùhiệu hieäu caàu • Mỗi tư tưởng ~(a Ù ~ai) • Tư duy logic không thể đồng • a và ~ai – hai tư không chứa thời vừa khẳng tưởng trái ngược mâu thuẫn định, vừa phủ nhau (khác nhau logic (Hai tư định một điều gì về chất /có giá trị tưởng trái đó. logic không cùng ngược nhau • Hai tư tưởng trái đúng). phải có ít nhất ngược nhau một tư tưởng không đồng thời • Có nhiều ~ai trái sai). ngược với a. cùng đúng được. 4
  5. II.2. Quy luật phi mâu thuẫn • Làm cho tư duy có tính liên tục, nhất Giá quán; suy nghĩ không sa vào sai lầm. trị • Là cơ sở của phép bác bỏ gián tiếp. • Khi vi phạm yêu cầu của Quy luật này tư Lỗi duy sẽ mắc lỗi logic “sa vào mâu thuẫn”,... logic • Là Quy luật cơ bản của tư duy logic mà không Giới phải là Quy luật về tính phi mâu thuẫn của sự vật, hạn hiện tượng khách quan (của phép biện chứng). II.2. Quy luật phi mâu thuẫn Mâu thuẫn logic & mâu thuẫn biện chứng Ø Mâu thuẫn logic Ø Mâu thuẫn biện chứng • Tồn tại chủ quan, không • Tồn tại khách quan, phổ phổ biến. biến. • Biểu hiện bằng sự kết • Biểu hiện bằng sự thống hợp 2 tư tưởng trái nhất và đấu tranh của 2 ngược nhau. mặt đối lập. • Là nguyên nhân làm cho • Là nguồn gốc, động lực tư duy sa vào sai lầm, của mọi sự vận động, bế tắc. phát triển. II.2. Quy luật phi mâu thuẫn Ví dụ về lỗi logic 1) Không được chứa đựng mâu thuẫn logic trực tiếp trong tư duy khi phản ánh về đối tượng ở một phẩm chất xác định: Đêm qua, lúc đang ngủ say, tôi thấy tên trộm đang đi vào nhà tôi. 2) Không được chứa đựng mâu thuẫn logic gián tiếp trong tư duy: ØKhông vừa khẳng định, vừa phủ định: Người bán mâu và bán thuẫn. ØKhông được khẳng định cho chúng hai thuộc tính mà trong thực tế hai thuộc tính đó lại loại trừ nhau lẫn nhau: Người 1/22/20 15 đàn ông xin ngủ ở nhà quỷ. 5
  6. II.3. Quy luật loại trừ cái thứ ba Yêu cầu Phát biểu Ký hiệu a V ~a • Tư duy logic Phaùt bieåu • Mỗi tư tưởng hoặc không chứa đúng, hoặc sai, • a và ~a – hai tư mâu thuẫn chứ không có tưởng mâu logic (Hai tư trường hợp thứ ba. thuẫn nhau tưởng mâu • Hai tư tưởng mâu (khác nhau cả về thuẫn nhau phải thuẫn nhau không chất lẫn về lượng, có một tư tưởng cùng đúng đồng và về giá trị logic) đúng và một tư thời không cùng • Chỉ có một ~a tưởng sai). sai. mâu thuẫn với a. II.3. Quy luật loại trừ cái thứ ba • Làm cho tư duy có tính liên tục, nhất quán; suy nghĩ không sa vào sai lầm. Giá • Là cơ sở của phép chứng minh phản chứng. trị • Khi vi phạm yêu cầu của Quy luật này tư duy Lỗi sẽ mắc lỗi logic “sa vào mâu thuẫn”,... logic • Chỉ là Quy luật cơ bản của logic lưỡng trị mà không Giới là Quy luật về tính phi mâu thuẫn của sự vật, hiện hạn tượng khách quan (phép biện chứng). II.3. Quy luật loại trừ cái thứ ba Ví dụ về lỗi logic 1) Phải định hình tư duy khi phản ánh đối tượng ở phẩm chất xác định nào đó: Chúa sơn lâm hỏi đại phu Gấu, Cáo và Thỏ. 2) Phải định hình nội dung của các danh từ logic được sử dụng để diễn đạt tư tưởng: Nhà thông thái kén rể bằng cách đưa ra hai đĩa thức ăn. 1/22/20 18 6
  7. II.4. Quy luật lý do đầy đủ Yêu cầu Phát biểu Ký hiệu b ® a • a chỉ được coi • Một tư tưởng là chân thực chỉ được công khi có b xác nhận là đúng • a, b – hai tư tưởng, trong đó thực dùng làm khi nó có đầy luận cứ để a đủ lý do làm b là lý do đầy đủ của a. được rút ra luận cứ để một cách hợp chứng minh cho logic từ nó. tính đúng đắn của nó. II.4. Quy luật lý do đầy đủ • Làm cho tư duy có tính xác chứng; suy Giá nghĩ có căn cứ, cơ sở. trị • Khi vi phạm yêu cầu của Quy luật này tư duy sẽ Lỗi mắc lỗi logic: sai lầm cơ bản, không suy ra được. logic • Vừa là Quy luật cơ bản của tư duy logic, vừa là Quy Giới luật cơ bản của sự vật, hiện tượng khách quan. hạn II.4. Quy luật lý do đầy đủ Lý do đầy đủ trong hiện thực Ø Nguyên nhân Ø Mục đích (động cơ) • Mọi thay đổi trong hiện • Mọi tồn tại trong hiện thực đều có nguyên nhân. thực đều có mục đích. • Những nguyên nhân khác • Những mục đích khác nhau tác động trong nhau trong những điều những điều kiện khác kiện khác nhau sẽ chi nhau sẽ dẫn đến những phối những sự tồn tại kết quả khác nhau. khác nhau. 7
  8. II.4. Quy luật lý do đầy đủ Ví dụ về lỗi logic 1) Lập luận đưa ra những cơ sở không chân thực, do đó không thể chứng minh tính chân thực của luận điểm. Ví dụ: Tai nạn giao thông đường thủy tại biển Cần Giờ, tháng 8/2013 2) Lập luận đưa ra những cơ sở chân thực nhưng không đầy đủ, do đó luận điểm thiếu tính thuyết phục”. Ví dụ: Nếu gà gáy thì trời sắp sáng. 3) Lập luận đưa ra những cơ sở, lý do không có sự liên hệ với luận điểm cần chứng minh, do đó dẫn đến thái độ ngụy biện, quy chụp,.. Ví dụ: Anh ta là người gây ra vụ tai nạn vì anh ta có mặt tại hiện trường lúc xảy ra vụ án. 1/22/20 22 II.4. Quy luật lý do đầy đủ Ví dụ về lỗi logic 1)Có một thư sinh, mỗi ngày đi ngang qua khu phố xá sầm uất, đều ném 2 xu vào bát của một người ăn xin, cứ như thế hơn 1 năm. Năm thứ hai, khi thư sinh đi ngang qua khu phố sầm uất nọ, mỗi lần chỉ ném vào bát tên ăn xin 1 xu, cứ như thế. Tên ăn xin không hiểu, cuối cùng ngăn thư sinh lại hỏi: “A Lang, năm ngoái ngươi đều ném cho ta 2 xu, sao năm nay chỉ ném 1 xu?”. Thư sinh liền nói: “nam nay thành thân rồi, phải nuôi gia đình, tiền dư trên tay cũng không nhiều lắm, cũng chỉ có thể cho ngươi 1 xu thôi”. Tên ăn xin nghe xong giận dữ: “A Lang, sao ngươi có thể lấy 1 xu1/22/20 của ta đi nuôi thê tử chứ? Thạt không có lương tâm?”23 II.4. Quy luật lý do đầy đủ Ví dụ 1) Một người lái taxi nào đó luôn có thu nhập cao hơn so với nhiều người khác, mặc dầu anh ta làm việc trong cùng một điều kiện như họ. 2) Một người vô gia cư gõ cửa một ngôi nhà lớn trên phố. Ông chủ nhà ra mở cửa và hỏi: “Ông muốn gì?”. Người vô gia cư trả lời: “Ông có thể dành chút tiền giúp kẻ nghèo khổ này không ạ?”. Khi ông chủ đưa cho anh ta mấy đồng tiền xu thì người vô gia cư tiếp tục than vãn: “Lần trước khi gõ cửa nhà ông, con trai ông ra mở cửa và cho tôi gấp đôi số tiền này”. Ông chủ nhà đáp: “À, tất nhiên thằng con của tôi thì có thể làm thế rồi, bởi nó có một ông bố giàu có, còn tôi thì không”. 1/22/20 24 8
  9. II.5. Quy luật nhân quả (Bài đọc thêm) n (Mọi hiện tượng, biến cố xảy ra trong thế giới đều có nguyên nhân) được nghiên cứu và vận dụng trong mọi khoa học nhất là khoa học thực nghiệm. n Trong khoa học tự nhiên, quy luật nhân quả nói riêng, quy luật lý do đầy đủ nói chung, được phát biểu dưới dạng nguyên lý tất định (Mọi hiện tượng tự nhiên đều tuân theo các định luật). Mọi khoa học đều hướng đến việc khám phá ra các định luật (mối liên hệ nhân quả), sử dụng chúng để lý giải, tiên đoán các sự kiện xảy ra trong thế giới. n Logic học không xem xét nguyên nhân đầu tiên - nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Đó là lĩnh vực của siêu hình học 1/22/20 25 II.6. Quy luật hướng đích (Bài đọc thêm) n (Mọi cái tồn tại đều có mục đích) được nghiên cứu và vận dụng trong khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội. n Trong sinh học, nó được nghiên cứu trong thuyết tiến hóa. Trong triết học biện chứng, nó thể hiện dưới dạng nguyên lý về sự phát triển (Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều không ngừng vận động, phát triển. n Phát triển là sự vận động làm cho sự vật thay đổi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện…). n Quy luật hướng đích thể hiện rõ trong hoạt động của con người. 1/22/20 26 BÀI TẬP TÌNH HUỐNG Sinh viên tự đặt câu hỏi tình huống và giải quyết theo nhóm! 9
  10. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phát biểu nội dung, phân tích các yêu cầu, vạch ra giá trị của quy luật đồng nhất. 2. Phát biểu nội dung, phân tích các yêu cầu, vạch ra giá trị của quy luật phi mâu thuẫn. 3. Phát biểu nội dung, phân tích các yêu cầu, vạch ra giá trị của quy luật loại trừ cái thứ ba. 4. Phát biểu nội dung, phân tích các yêu cầu, vạch ra giá trị của quy luật lý do đầy đủ. 5. Các quy luật cơ bản của tư duy logic phản ánh điều gì trong hiện thực? 6. Tư duy logic là gì? Tư duy biện chứng là gì? Phân tích mối quan hệ giữa chúng. 7. Mâu thuẫn logic là gì? Mâu thuẫn biện chứng là gì? Vạch ra sự khác nhau giữa chúng. 8. Thế nào là hai tư tưởng đồng nhất nhau, hai tư tưởng trái ngược nhau, hai tư tưởng mâu thuẫn nhau. Cho Ví dụ minh họa. Bài tập tình huống 1 Lớp đang học về truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy. Cu Tèo ngủ gật. Thấy vậy, thầy giáo hỏi: “Tèo, ai đã lấy cắp nỏ của An Dương Vương?”. Giật mình, Cu Tèo vội đáp: “Thưa thầy con không lấy, con không lấy, bạn nào lấy con không biết…”. Thầy giáo chán nản, đem câu chuyện kể lại cho hiệu trưởng nghe. Hiệu trưởng nghe xong, trầm ngâm một lúc rồi bảo: “Thôi được, chuyện đâu còn có đó, trẻ con ấy mà. Thầy xem thử cái nỏ đó giá bao nhiêu để trường bỏ tiền ra mua một cái khác thay thế. Rõ khổ, đồ dùng dạy học thì đang thiếu tứ bề!” Bài tập tình huống 2 Có một nông dân viết đơn xin xã cho giết trâu. Xã không giải quyết, ông Chủ tịch bút phê: “Trâu cày không được thịt”. Về nhà, người nông dân quyết định thêm vào đơn một dấu “,” rồi cứ giết thịt trâu. Nghe tin, trên cho người xuống kiểm tra hạch hỏi, anh ta đem trình lá đơn có lời phê của chủ tịch xã, giấy trắng mực đen rành rành nên anh nông dân được bình yên. 10
  11. Bài tập tình huống 3 Anh A và anh B nói chuyện với nhau: - A: Trên đời này làm gì có tồn tại thứ gọi là niềm tin. - B: Anh có tin chắc vậy không? - A: Tin chứ. Bài tập tình huống 4 Tôi không cần tiền mà chỉ cần truy nhận cha cho con tôi, tình phụ tử mới là vấn đề tôi quan tâm. Tuy nhiên, nếu ông ấy đưa cho tôi 100 triệu đồng thì tôi cũng không nhất thiết buộc ông ấy là cha của con tôi nữa. Bài tập tình huống 5 Bên cạnh chuyện phân biệt giàu nghèo, môn đăng hậu đối thì vấn đề hợp tuổi hợp mạng hay không đã làm dang dở bao mối tình đẹp như thơ. Tuy nhiên, cũng có nhiều cuộc hôn nhân xuôi chèo mát mái nhờ xem tông, xem tuổi kỹ lưỡng. 11
  12. Bài tập tình huống 6 Một người đàn ông lợi dụng chiếm đoạt của một đối tác số tiền là 50 triệu đồng. Khi bị tố cáo với cơ quan bảo vệ pháp luật, người nọ nói “Tôi không phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Lý do mà anh ta đưa ra là: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 140 Bộ Luật hình sự năm 1999 quy định: người nào lạm dụng chiếm đoạt tài sản giá trị từ 1 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng thì phạm tội ở Khoản 1; chiếm đoạt từ trên 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng thì phạm tội ở khoản 2. Bài tập tình huống 7 Đưa nạn nhân một vụ tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu, chờ người bị nạn tỉnh táo, người thanh niên hỏi số điện thoại người thân của nạn nhân và báo họ đến bệnh viện. Hỏi người thanh niên tại cửa phòng cấp cứu “Có phải lúc nãy gọi điện báo taio nạn không”, thấy người thanh niên gật đầu, lập tức nhóm người nhà nạn nhân xúm vào tấn công cậu ta. Cậu thanh niên: “Sao lại đánh tôi”. Người nhà nạn nhân: “Nếu không gây tai nạn, tại sao mày lại đưa nó vào viện”. . Bài tập tình huống 8 Trong buổi họp bình chọn sinh viên cuối năm, một sinh viên trong lớp phát biểu: Tôi đề nghị bầu bạn Minh lớp ta là sinh viên 5 tốt bởi: 1. Bạn Minh học tập rất tốt, tất cả các môn học đều đạt điểm Giỏi. 2. Bạn luôn nhiệt tình tham gia các phong trào tình nguyện do Đoàn, Hội tổ chức. 3. Bạn luôn quan tâm giúp đỡ bạn bè và rất lễ phép với các thầy cô giáo, cán bộ phục vụ nhà trường. 12
  13. Tư tưởng tái tạo và tư tưởng ban đầu Nhà vật lý người Anh William Thomson (1824-1907) có lần phải hoãn một buổi lên lớp. Ông thông báo lên bảng như sau: “Professor Thomson will not meet his classes today” Nhóm sinh viên tinh nghịch xóa chữ “c” trong từ “classes”: “Professor Thomson will not meet his lasses today” Hôm sau, khi lên lớp, nhìn thấy những ánh mắt cười ranh mãnh của sinh viên và dòng chữ đùa tếu trên bảng, nhà vật lý thiên tài không mảy may bối rối mà thản nhiên bước tới bảng xóa thêm từ “l” trong từ ”lasses” rồi xách cặp ra về trước sự thán phục của sinh viên: 1/22/20 “Professor Thomson will not meet his asses today” 37 Thay đổi vị trí câu, chữ sẽ làm thay đổi bản chất (giá trị logic) của vấn đề Tâm sự của đôi trẻ trước ngày cưới vẫn đúng cho cả sau ngày cưới nhưng theo chiều ngược lại: ☛ Chàng: Thật tuyệt vời. Cuối cùng thì giờ phút anh mong đợi nhất đã đến. ☛ Nàng: Em phải ra đi à? ☛ Chàng: Không! Thậm chí em đừng bao giờ nghĩ đến điều đó! ☛ Nàng: Anh có yêu em không? ☛ Chàng: Tất nhiên rồi! ☛ Nàng: Anh có phản bội em không? ☛ Chàng: Không! Sao em lại có ý nghĩ kì cục đó cơ chứ? ☛ Nàng: Anh sẽ hôn em chứ? ☛ Chàng: Đương nhiên! ☛ Nàng: Anh sẽ đánh em chứ? ☛ Chàng: Không bao giờ! 1/22/20 38 ☛ Nàng: Em có thể tin anh được không? Sự tích thành ngữ ”Mâu Thuẫn” n Ngày nọ, vị thương lái tới một khu phố bán “mâu” và “thuẫn”. Anh ta tìm được nơi có nhiều người qua lại và đặt hàng hóa xuống. Ø Đầu tiên, anh ta cầm thuẫn lên và nói to với mọi người xung quanh: “Mời mọi người đến xem chiếc thuẫn nổi tiếng này! Không gì có thể địch nổi sự bền bỉ của nó. Ngay cả một chiếc mâu sắc nhọn nhất thế giới cũng không thể đâm thủng”. ØSau đó anh ta cầm mâu lên và quảng cáo: “Hãy đến xem mâu của tôi. Không gì có thể địch lại sự sắc nhọn của nó bởi nó là chiếc mâu sắc nhọn nhất trên đời. Nó có thể đâm thủng chiếc thuẫn cứng nhất thế giới”. Câu thành ngữ “Tự tương mâu thuẫn” (自相矛盾 – zì xiāng máo dùn) nghĩa đen là dùng giáo đâm khiên có nguồn gốc từ câu chuyện này. Nó được viết trong cuốn sách Hàn Phi Tử, do Hàn Phi (khoảng năm 280-233 trước Công nguyên), 1/22/20 một trong những nhà triết học đầu tiên của Trung Quốc viết. 39 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2