intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Lồng ruột cấp tính ở trẻ còn bú

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:19

269
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Lồng ruột cấp tính ở trẻ còn bú được biên soạn nhằm cung cấp cho các bạn những kiến thức về các triệu chứng lâm sàng của lồng ruột cấp tính; phương pháp xử trí lồng ruột cấp tính tại tuyến y tế cơ sở. Mời các bạn tham khảo bài giảng để hiểu rõ hơn về những nội dung này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Lồng ruột cấp tính ở trẻ còn bú

  1. LỒNG RUỘT CẤP TÍNH Ở TRẺ CÒN BÚ
  2. NỘI DUNG 1. Đại cương. 2. Lâm sàng. 3. Chẩn đoán. 4. Xử trí.
  3. MỤC TIÊU 1. Mô tả được các triệu chứng lâm sàng của lồng ruột cấp tính. 2. Phương pháp xử trí lồng ruột cấp tính tại tuyến y tế cơ sở.
  4. 1. ĐẠI CƯƠNG Vị trí của ruột trong cơ thể
  5.  Lồng ruột là hiện tượng đoạn ruột phía trên chui vào lòng của đoạn ruột phía dưới theo chiều nhu động, hoặc chiều ngược lại (nhưng hiếm gặp). Hay gặp lồng ruột non vào ruột già (lồng hồi tràng vào manh tràng). Nguyên nhân gây lồng ruột vẫn chưa được xác định rõ.
  6.  Khi hình thành khối lồng, dưới ảnh hưởng của các sóng nhu động ruột, đoạn ruột lồng ngày càng chui sâu vào đoạn ruột phía dưới, mạch máu ở mạc treo nuôi dưỡng đoạn ruột lồng cũng bị kéo theo vào và ngày càng bị kéo căng, gấp khúc; cổ khối lồng bị thắt nghẹt.  Hiện tượng này gây nên hội chứng tắc ruột cơ học, làm cản trở lưu thông đường tiêu hóa và cản trở tuần hoàn mạch máu nuôi dưỡng đoạn ruột lồng, tạo thành một chuỗi biến chứng nguy kịch: hoại tử ruột, thủng ruột, sốc NK.
  7.  Tùy theo diễn biến, có 3 loại lồng ruột: Cấp tính: thường xảy ra ở trẻ còn bú (nhiều nhất trong độ tuổi 4-12 tháng), chiếm 80-90% BN. Bán cấp: thường xảy ra ở trẻ lớn.  Lồng ruột cấp tính là một cấp cứu Mạn tính: thường ngoại khoa cần được phát hiện và xử xảy ra ở người lớn. trí sớm nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm (nghẹt ruột, hoại tử ruột...).
  8. 2. LÂM SÀNG 2.1. Triệu chứng cơ năng tam chứng: đau bụng, nôn, ỉa máu. Đau bụng: xuất hiện đột ngột, đang chơi tự nhiên khóc thét từng cơn, ưỡn người, kéo dài vài phút sau đó nằm yên, bú lại. Cơn đau lặp lại cách nhau khoảng 15-30 phút. Nôn: sau cơ đau, trẻ nôn vọt ra sữa, khi hết sữa có thể nôn ra dịch mật (màu vàng hoặc xanh). Ỉa máu: sau cơn khóc đầu tiên từ 6-8 giờ, trẻ ỉa ra máu hồng hoặc đỏ tươi lẫn phân và chất nhầy.
  9. 2.2. Triệu chứng toàn thân Trong những giờ đầu trẻ chưa có dấu hiệu toàn thân (không sốt, không có dấu hiệu mất nước). Những giờ sau các dấu hiệu toàn thân rõ: trẻ lờ đờ hoặc lả đi, tiếng khóc không còn dữ dội như ban đầu vì mệt, mất nước (thóp trũng, hai mắt trũng sâu, môi khô, da khô), có thể sốt 39-40oC.
  10. 2.3. Triệu chứng thực thể Bụng mềm, sờ nhẹ nhàng có thể thấy một khối tròn hơi dài, di động ở vị trí khung đại tràng (dưới bờ sườn phải, trên rốn, hố chậu trái), đó chính là khối lồng. Khi chạm vào khối lồng trẻ giật mình khóc thét vì rất đau. Khi đến muộn thấy bụng trướng, khó sờ được khối lồng. Thăm trực tràng thấy bóng trực tràng rỗng và có máu theo tay, giai đoạn muộn có thể sờ thấy đầu khối lồng đã ra đến trực tràng.
  11. 3. CHẨN ĐOÁN 3.1. Chẩn đoán xác định Cơ năng có tam chứng: đau bụng, nôn, ỉa máu. Thực thể: sờ thấy khối lồng. Chú ý: khi thấy ỉa máu ở trẻ còn bú, phải nghĩ ngay đến lồng ruột để tìm cách tháo lồng thật sớm. 3.1. Chẩn đoán phân biệt Hội chứng lỵ: ít khi có ở trẻ còn bú, quấy khóc không thành cơn dữ dội, ít nôn. Rối loạn tiêu hóa: ỉa lỏng ít khi có máu, không có các cơn đau dữ dội.
  12. 4. XỬ TRÍ  Nguyên tắc: Lồng ruột cấp tính là một tắc ruột cấp tính với nguy cơ nghẹt ruột cao và nhanh, cần được chẩn đoán và xử trí sớm.  Tuyến y tế cơ sở: Khi chẩn đoán hoặc nghi ngờ trẻ bị lồng ruột cấp tính, cần phải: Giải thích cho bố mẹ trẻ biết sự nguy hiểm của bệnh. Không tiêm thuốc giảm đau. Chuyển trẻ lên tuyến trên càng sớm càng tốt.
  13.  Bệnh viện: Có hai phương pháp điều trị tháo lồng ruột. BN đến sớm (trước 48 giờ), bụng không quá trướng: bơm hơi vào đại tràng tháo lồng. Hiện nay không thụt barit vào đại tràng để tháo lồng. BN đến muộn (sau 48 giờ), bụng trướng to: mổ tháo lồng bằng tay.
  14. TỔNG KẾT BÀI HỌC 1. Đại cương Khái niệm lồng ruột, tổn thương trong lồng ruột. 2. Lâm sàng Triệu chứng cơ năng: tam chứng (đau bụng, nôn, ỉa máu). Triệu chứng toàn thân: ít giá trị. Triệu chứng thực thể: khối lồng, thăm trực tràng có máu. 3. Chẩn đoán xác định: đau bụng, nôn, ỉa máu, khối lồng. 4. Xử trí tại tuyến y tế cơ sở: không tiêm thuốc giảm đau, chuyển ngay lên tuyến trên.
  15. LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI Câu 1: Mô tả các triệu chứng lâm sàng của lồng ruột cấp tính ở trẻ còn bú? Trả lời: Triệu chứng cơ năng: ………………………………… đau bụng dữ dội, nôn, ỉa máu. lờ đờ hoặc lả đi, dấu hiệu mất 2. Triệu chứng toàn thân: ………………………………… nước, có thể sốt 39-40oC (xuất hiện sau phát bệnh vài giờ). khối lồng di động ở vị trí khung đại 3. Triệu chứng thực thể: ………………………………… tràng (khi chạm vào trẻ rất đau), thăm trực tràng có máu theo tay.
  16. Câu 2: Xử trí lồng ruột cấp tính ở trẻ còn bú tại tuyến y tế cơ sở? Trả lời: …………………………………… Giải thích cho bố mẹ trẻ biết sự nguy hiểm của bệnh. …………………………………… Không tiêm thuốc giảm đau. Chuyển trẻ lên tuyến trên càng sớm càng tốt. ……………………………………
  17. CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI Câu 1: Mô tả các triệu chứng lâm sàng của lồng ruột cấp tính ở trẻ còn bú? Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định? Câu 2: Nêu phương pháp xử trí lồng ruột cấp tính ở trẻ còn bú tại tuyến y tế cơ sở?
  18. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2013), Bệnh học ngoại khoa (dùng cho đào tạo y sỹ trung cấp), NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 52-53. 2. Bộ môn Ngoại, Trường Đại học Y Hà Nội (2010), Bài giảng Bệnh học ngoại khoa, tập I (dùng cho sinh viên đại học y năm thứ 4), NXB Y học, tr. 185-190. CHUẨN BỊ BÀI SAU Thoát vị nghẹt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2