intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Luật sở hữu trí tuệ - Chương 4: Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

28
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Luật sở hữu trí tuệ - Chương 4: Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Chương này cung cấp cho học viên những nội dung về: chuyển nhượng quyền tác giả; hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả; chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp; chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Luật sở hữu trí tuệ - Chương 4: Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

  1. CHƯƠNG 4: CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
  2. CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN TÁC GIẢ Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả: - Định nghĩa; Là thỏa thuận về việc chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu đối với quyền công bố tác phẩm và các quyền tài sản cho các tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của Pháp luật
  3. ĐẶC ĐIỂM HĐCN QUYỀN TÁC GIẢ + Là hợp đồng dân sự hoặc hợp đồng thương mại + Là hợp đồng có đối tượng đặc biệt + Là hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu
  4. HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN TÁC GIẢ Hình thức: Bằng văn bản Nội dung: do các bên thỏa thuận nhưng phải có nội dung chủ yêu sau: Tên địa chỉ của các bên, căn cứ chuyển nhượng, giá và phương thức thanh toán, quyền nghĩa vụ các bên, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng Chủ thể: Bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng
  5. HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO QUYỀN TÁC GIẢ - Định nghĩa: là sự thỏa thuận về việc chủ sở hữu quyền tác giả cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ quyền công bố và quyền tài sản đối với tác phẩm của mình - Các quyền nhân thân còn lại không được phép chuyển giao quyền sử dụng
  6. ĐẶC ĐIỂM HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO QUYỀN TÁC GIẢ + Đối tượng của hợp đồng đặc biệt + Hạn chế về thời gian
  7. HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO QUYỀN TÁC GIẢ Hình thức: Văn bản Nội dung: Do các bên thỏa thuận nhưng phải gồm nội dung chủ yểu sau: Tên địa chỉ của các bên, căn cứ chuyển quyền, phạm vi chuyển quyền, giá phương thức thanh toán, quyền và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng - Chủ thể của hợp đồng: Bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao
  8. CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
  9. CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP Định nghĩa Hình thức Nội dung
  10. ĐIỀU KIỆN CHUYỂN NHƯỢNG Chỉ dẫn địa lý: không được chuyển nhượng Tên thương mại: kèm cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh Nhãn hiệu: Không gây nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu Nhãn hiệu: chỉ chuyển nhượng cho người đáp ứng điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó
  11. CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP Định nghĩa: Là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép chủ thể khác sử dụng quyền sở hữu công nghiệp trong phạm vi quyền sử dụng của mình Hình thức: Hợp đồng bằng văn bản (có thể phải đăng ký) Nội dung: Phải có một số nội dung chủ yếu
  12. ĐIỀU KIỆN CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP + Chỉ dẫn điạ lý, tên thương mại: không được chuyển giao + Nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho chủ thể không phải là thành viên của tổ chức chủ sở hữu + Nhãn hiệu: phải ghi rõ trên sản phẩm là sản xuất theo hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu + Không được chuyển giao thứ cấp trừ trường hợp được sự đồng ý + Sáng chế: bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế có nghĩa vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu
  13. CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP Các dạng hợp đồng Độc Không Thứ cấp quyền độc quyền
  14. CHUYỂN GIAO CƯỠNG BỨC Chuyển giao cưỡng bưc Trường hợp Điều kiện Thủ tục
  15. BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
  16. BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 82
  17. XÁC ĐỊNH HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Đủ căn cứ quy định tại điều 5 nghị định 105 năm 2006 Xác định hành vi xâm phạm theo từng loại đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
  18. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH - Cách thức bảo vệ phong phú + Hình thức xử phạt chính: cảnh cáo và phạt tiền (min: giá trị hàng hoá vi phạm; max: 5 lần giá trị hàng hoá vi phạm) + Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu hàng hoá giả mạo về SHTT, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để SX, KD hàng hoá giả mạo về SHTT; đình chỉ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vi phạm một thời hạn nhất định + Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc tiêu huỷ, buộc đưa ra khỏi lãnh thổ... - Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính: UBND các cấp, công an, quản lý thị trường, hải quan, thanh tra chuyên ngành 84
  19. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 2.2. BIỆN PHÁP HÌNH SỰ - Tội xâm phạm QTG (Đ131 BLHS); Tội vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, băng âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác (Đ271 BLHS); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Đ156 BLHS); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Đ157 BLHS); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng vật nuôi (Đ158 BLHS); Tội lừa dối khách hàng (Đ162 BLHS); Tội xâm phạm quy định về cấp VBBH QSHCN (Đ170 BLHS); Tội xâm phạm QSHCN (Đ171 BLHS) - Các biện pháp cụ thể: Phạt tiền; Cảnh cáo; Cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định hoặc cấm hành nghề nhất định trong một thời gian; Phạt tù 85
  20. HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ BIỆN PHÁP DÂN SỰ - Thẩm quyền giải quyết tranh chấp SHTT: Toà án hoặc trọng tài - Biện pháp áp dụng: + Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm + Buộc phải bồi thường thiệt hại (vật chất: tối đa 500.000 đồng; tinh thần: 5 triệu đến 50 triệu đồng) + Buộc phải xin lỗi, cải chính công khai + Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối... 86
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2