intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng lý thuyết môn Ký sinh trùng y học: Phần 1 - ThS. Hứa Văn Phúc (ĐH Y dược Thái Nguyên)

Chia sẻ: 10 10 | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:52

406
lượt xem
57
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng lý thuyết môn Ký sinh trùng y học - Phần 1: Đại cương về ký sinh trùng có mục tiêu giúp các bạn sinh viên trình bày được các khái niệm cơ bản về ký sinh trùng, vật chủ và hiện tượng ký sinh, mô tả được những đặc điểm cơ bản về hình thái, sinh thái và phân loại ký sinh trùng, nêu được các đặc điểm dịch tễ bệnh ký sinh trùng ở Việt Nam, các tác hại chủ yếu do ký sinh trùng gây ra, các phươn pháp chuẩn đoán và nguyên tắc điều trị bệnh ký sinh trùng cũng như biện pháp phòng chống bệnh ký sinh trùng. 

 

 

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng lý thuyết môn Ký sinh trùng y học: Phần 1 - ThS. Hứa Văn Phúc (ĐH Y dược Thái Nguyên)

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y- DƯỢC THÁI NGUYÊN BỘ MÔN KÝ SINH TRÙNG KÝ SINH TRÙNG Y HỌC BÀI GIẢNG LÝ THUYẾT Đối tượng: Y2 Thái Nguyên, năm 2009 1
  2. Phần 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ KÝ SINH TRÙNG Y HỌC Người giảng: Ths. Hứa Văn Thước 2
  3. I. Mục tiêu 1. Trình bày được các khái niệm cơ bản về ký sinh trùng, vật chủ và hiện tượng ký sinh. 2. Mô tả được những đặc điểm cơ bản về hình thái, sinh thái và phân loại ký sinh trùng. 3. Nêu được các đặc điểm dịch tễ bệnh ký sinh trùng ở Việt Nam. 4. Trình bày được các tác hại chủ yếu do ký sinh trùng gây ra . 5. Nêu được các phương pháp chẩn đoán và nguyên tắc điều trị bệnh ký sinh trùng. 6. Phân tích được nguyên tắc và biện pháp phòng chống bệnh ký sinh trùng. 3
  4. II. Nội dung 1.1. Định nghĩa và các khái niệm cơ bản về ký sinh trùng y học 1.1.1. Định nghĩa Ký sinh trùng là những sinh vật ký sinh hay sống nhờ vào các sinh vật khác đang sống; chiếm các chất của sinh vật đó để sống, phát triển và sinh sản. 1.1.2. Các khái niệm về ký sinh trùng - Sinh vật phải ký sinh vào một sinh vật khác để tồn tại và phát triển, được gọi là ký sinh trùng (KST). - Sinh vật mà bị ký sinh trùng ký sinh hay sống nhờ, được gọi là vật chủ của ký sinh trùng. - Vì ký sinh trùng là những sinh vật nên chúng có thể thuộc giới động vật hoặc là thực vật tùy loại. - Đối tượng nghiên cứu của ký sinh trùng y học là những ký sinh trùng gây bệnh hoặc truyền bệnh ch người. 4
  5. GIUN ĐŨA VÀ CÁI GHẺ 5
  6. TRÙNG ROI Ở ÂM ĐẠO VÀ MUỖI ANOPHELES 6
  7. 1.2. Khái niệm về hiện tượng ký sinh 1.2.1. Định nghĩa Hiện tượng ký sinh là một sinh vật phải ký sinh hay sống nhờ vào sinh vật khác để tồn tại và phát triển. 1.2.2. Đặc điểm của hiện tượng ký sinh Hiện tượng ký sinh là một hiện tượng đặc biệt xảy ra khi một sinh vật thì hoàn toàn được lợi, còn sinh vật khác thì hoàn toàn bị thiệt hại. 1.2.3.Phân biệt hiện tượng ký sinh với các hiện tượng sau - Hiện tượng quần sinh - Hiện tượng cộng sinh - Hiện tượng hỗ sinh - Hiện tượng huỷ sinh - Hiện tượng hoại sinh - Hiện tượng hội sinh 7
  8. 1.3. Khái niệm về vật chủ của ký sinh trùng 1.3.1. Định nghĩa Vật chủ của ký sinh trùng là những sinh vật bị ký sinh trùng ký sinh hay sống nhờ. 1.3.2. Phân loại vật chủ của ký sinh trùng: 3 loại vật chủ - Vật chủ chính (VCC): Là những sinh vật chứa ký sinh trùng hay mang ký sinh trùng ở giai đoạn trưởng thành hoặc là ở giai đoạn sinh sản hữu giới. - Vật chủ phụ (VCP): Là những sinh vật chứa ký sinh trùng hay mang ký sinh trùng ở giai đoạn chưa trưởng thành (ấu trùng) hoặc là ở giai đoạn sinh sản vô giới. - Vật chủ trung gian (VCTG): Là những sinh vật đóng vai trò trung gian truyền bệnh (TGTB) từ người sang người hoặc là từ động vật sang người. 8
  9. 1.4. Phân loại sơ bộ về ký sinh trùng y học 1.4.1. Ký sinh trùng gây bệnh - Định nghĩa: Ký sinh trùng gây bệnh là những ký sinh trùng bằng tác hại của chúng, gây ra các triệu chứng hay hội chứng bệnh lý. - Phân loại: Dựa vào vị trí ký sinh chia 2 loại: + Loại nội ký sinh: Bao gồm các ký sinh trùng ở trong nội tạng; trong các tổ chức cơ quan. VD giun đũa + Loại ngoại ký sinh: Bao gồm những ký sinh trùng ký sinh ở da, lông, tóc, móng, các hốc tự nhiên của cơ thể. VD như ghẻ ký sinh ở da, nấm ở tóc 9
  10. 1.4.2. Ký sinh trùng truyền bệnh - Định nghĩa: Ký sinh trùng truyền bệnh là những ký sinh trùng chỉ đóng vai trò làm trung gian tryuền bệnh. Ví dụ như ruồi, bọ chét, ve - Phân loại: + Loại đơn ký (đơn thực): Là những ký sinh trùng chỉ ký sinh và tìm thức ăn trên một loại vật chủ. Ví dụ rận người chỉ ký sinh và hút máu của người, giun đũa người chỉ sống ở cơ thể người.. + Loại đa ký (đa thực): Là những ký sinh trùng có thể ký sinh và tìm thức ăn trên nhiều loại vật chủ. Ví dụ như ve, muỗi (muỗi hút máu người và súc vật) 10
  11. MỘT SỐ KÝ SINH TRÙNG 11
  12. 1.4.3. Những khái niệm khác về ký sinh trùng y học - Khái niệm về bội ký sinh trùng - Khái niệm về ký sinh trùng lâu dài và tạm thời - Khái niệm về ký sinh trùng dĩ nhiên và bất ứng - Khái niệm về ký sinh trùng thực thụ và giả hiệu 12
  13. 2. Những đặc điểm chung của ký sinh trùng 2.1. Đặc điểm về hình thể và kích thước - Hình thể và kích thước khác nhau tùy loại ký sinh trùng - Một ký sinh trùng cũng có hình thể và kích thước khác nhau tuỳ từng giai đoạn sống của ký sinh trùng. 2.2. Đặc điểm về cấu tạo cơ quan - Tùy loại ký sinh trùng mà có cấu tạo các cơ quan khác nhau. - Trải qua nhiều thế hệ sống ký sinh nên cấu tạo các cơ quan phải thay đổi để thích nghi với đời sống ký sinh. Một số cơ quan rất phát triển còn một số cơ quan sẽ bị thoái dần hoặc mất đi. 13
  14. 2. Những đặc điểm chung của ký sinh trùng 2.3. Đặc điểm về sinh sản Ký sinh trùng có nhiều hình thức sinh sản phong phú, sinh sản nhanh và nhiều 2.3.1. Sinh sản hữu giới - Sinh sản hữu giới kiểu đơn giới: Có con đực và cái (một số loài giun). - Sinh sản hữu giới kiểu lưỡng giới: Chỉ có một sinh vật, nhưng trên cơ thể có cấu tạo bộ phận sinh dục đực và cái (sán lá, sán dây). 2.3.2. Sinh sản vô giới Là ký sinh trùng tự chia đôi cơ thể để tạo ra 2 cá thể (đơn bào) 2.3.3. Các hình thức sinh sản khác như phôi tử sinh, sinh sản đa phôi. 14
  15. GIUN ĐŨA, SÁN LÁ GAN NHỎ 15
  16. 2. Những đặc điểm chung của ký sinh trùng 2.4. Đặc điểm sống của ký sinh trùng Đặc diểm sống của ký sinh trùng bị chi phối bởi 3 yếu tố là: - Yếu tố môi trường sống - Yếu tố chu kỳ - Yếu tố vật chủ 16
  17. 2. Những đặc điểm chung của ký sinh trùng 2.4. Đặc điểm sống của ký sinh trùng 2.4.1. Đặc điểm về yếu tố môi trường sống của ký sinh trùng * Những đặc điểm chính - Tất cả ký sinh trùng đều cần có môi trường sống thích hợp để tồn tại. - Mỗi loại ký sinh trùng có môi trường sống riêng. - Môi trường sống của ký sinh trùng không phải là một hằng số cố định hoặc là không thay đổi, mà nó có thể co dãn, dao động trong những giới hạn và biên độ nhất định tuỳ điều kiện hoàn cảnh. - Qua nghiên cứu về môi trường sống của các ký sinh trùng gây bệnh sống trong vật chủ, người ta xác định được môi trường tối thiểu và tối thuận. - Những ký sinh trùng truyền bệnh sống ở ngoại cảnh thì có môi trường lớn và nhỏ. 17
  18. 2. Những đặc điểm chung của ký sinh trùng 2.4. Đặc điểm sống của ký sinh trùng 2.4.1. Đặc điểm về yếu tố môi trường sống của ký sinh trùng * Nhận xét: - Nếu thiếu môi trường sống thích hợp thì ký sinh trùng không tồn tại được, nhưng phải lưu ý là một số ký sinh trùng có khả năng ký sinh tạm thời và thích nghi dần với môi trường sống không thích hợp. - Yếu tố môi trường sống sẽ quyết định sự có mặt và mật độ của ký sinh trùng ở từng vùng; do đó nó quyết định tình hình, mức độ bệnh ký sinh trùng - Cải tạo môi trường sống tốt cũng góp phần quan trọng để phòng chống và tiêu diệt ký sinh trùng. 18
  19. 2. Những đặc điểm chung của ký sinh trùng 2.4. Đặc điểm sống của ký sinh trùng 2.4.2. Đặc điểm về yếu tố chu kỳ của ký sinh trùng * Định nghĩa về chu kỳ: Toàn bộ quá trình thay đổi, phát triển và lớn lên của ký sinh trùng trong giai đoạn sống của nó kể từ khi là mầm sinh vật đầu tiên cho tới khi phát triển thành con trưởng thành; con trưởng thành lại sinh ra mầm sinh vật mới và tạo một thế hệ mới được gọi là chu kỳ hay vòng đời của ký sinh trùng. Chu kỳ là một vòng tròn khép kín. VD chu kỳ của KSTSR 19
  20. Chu kỳ của KSTSR 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2