Bài giảng môn học Tin đại cương: Bài 1 - Lý Anh Tuấn
lượt xem 7
download
Bài 1 giới thiệu tổng quan về máy tính. Nội dung chính trong chương này gồm có: Các khái niệm cơ bản, biểu diễn thông tin trong máy tính, các hệ đếm thông dụng, bảng mã ASCII, phần cứng và phần mềm, các thế hệ máy tính, hệ điều hành Windows.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng môn học Tin đại cương: Bài 1 - Lý Anh Tuấn
- Môn học Tin đại cương Lý Anh Tuấn Bộ môn Khoa học máy tính, Khoa Công nghệ thông tin, Trường đại học Thủy Lợi 1
- Tài liệu môn học Giáo trình chính: Bản tiếng Anh: Introduction to Engineering Programming: Solving Problems with Algorithms, James Paul Holloway, John Wiley & Sons, 2005... Bản dịch: Giới thiệu Lập trình Kỹ thuật, Khoa CNTT, Trường ĐH Thủy Lợi Tài liệu tham khảo khác: Ngôn ngữ lập trình C++, Quách Tuấn Ngọc. Nxb. Thống kê, 2003. C++ Language Tutorial, http://www.cplusplus.com/doc/tutorial/ Teach Yourself C++ in 21 Days, Second Edition, http://newdata.box.sk/bx/c/ … Web site môn học của bộ môn KHMT: thông báo, bài giảng, bài tập, tài liệu tham khảo, … www.wru.edu.vn/khmt 2
- Buổi 1: Tổng quan về máy tính Các khái niệm cơ bản Biểu diễn thông tin trong máy tính Các hệ đếm thông dụng Bảng mã ASCII Phần cứng và phần mềm Các thế hệ máy tính Hệ điều hành Windows 3
- Các khái niệm cơ bản Thông tin (information): Tất cả những gì mang lại sự hiểu biết, nhận thức cho con người. Dữ liệu (data) là sự biểu diễn của thông tin và được thể hiện bằng các tín hiệu vật lý. Ví dụ: Dữ liệu có thể ở dạng: số, văn bản, âm thanh, hình ảnh, … Thông tin chứa đựng ý nghĩa còn dữ liệu không có ý nghĩa nếu chúng không được tổ chức và xử lý. 4
- Các khái niệm cơ bản Máy tính điện tử là công cụ xử lý thông tin. Về cơ bản máy tính có 4 thao tác chính: Nhận thông tin: Thu nhận thông tin từ thế giới bên ngoài vào máy tính Xử lý thông tin: Biến đổi, phân tích, tổng hợp, tra cứu… những thông tin ban đầu để có được thông tin mong muốn Xuất thông tin: Đưa các thông tin kết quả ra bên ngoài Lưu trữ thông tin: Ghi nhớ lại các thông tin đã được ghi nhận 5
- Các khái niệm cơ bản Quá trình xử lí thông tin bằng máy tính được thực hiện theo quy trình sau: 6
- Biểu diễn thông tin trong máy tính Để được lưu trữ và xử lý trong MTĐT, dữ liệu được mã hoá bằng các mã nhị phân. Mọi dữ liệu dù bản chất khác nhau nhưng đều được số hoá Lí do: Trong máy tính chỉ có 2 tín hiệu là bật và tắt 0: mô phỏng trạng thái ngắt của mạch điện (đèn tắt) 1: mô phỏng trạng thái đóng của mạch điện (đèn sáng) Bit (binary digit): Đơn vị nhỏ nhất của thông tin chỉ có thể có giá trị là 0 hoặc là 1 7
- Đơn vị đo thông tin Byte: 1 Byte = 8 Bit KiloByte : 1 KB = 210 Bytes =1024 Bytes MegaByte : 1 MB = 210 KBs = 1024 KBs GigaByte: 1 GB = 210 MBs = 1024 MBs TetaByte: 1 TB = 210 GBs = 1024 GBs Các đơn vị này được dùng để đo dung lượng của bộ nhớ. 8
- Mã hóa dữ liệu Mã hóa dữ liệu bằng mã nhị phân Dữ liệu số => đổi sang hệ nhị phân Dữ liệu dạng kí tự => sử dụng bảng mã ASCII, mỗi kí tự được thể hiện bởi 8 bit. Bảng mã này quy định mã của 256 kí tự Dữ liệu dạng âm thanh, hình ảnh => sử dụng một số phương pháp khác để mã hóa 9
- Các hệ đếm thông dụng Hệ thập phân (cơ số 10) dùng 10 chữ số để biểu diễn: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Hệ nhị phân (cơ số 2) dùng 2 chữ số để biểu diễn : 0,1 Hệ bát phân (cơ số 8) dùng 8 chữ số để biểu diễn: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 Hệ Hexa (cơ số 16) dùng 16 kí tự để biễu diễn gồm 10 chữ số của hệ 10 và 6 kí tự sau A, B, C, D, E, F 10
- Chuyển đổi giữa các hệ đếm Để chuyển một số từ hệ thập phân sang hệ nhị phân ta áp dụng cách sau: Lấy số hệ thập phân chia cho 2 cho đến khi phần thương của phép chia bằng 0 Số đổi được là các phần dư của phép chia được viết theo thứ tự ngược lại Ví dụ: Đổi (58)10 sang hệ nhị phân 11
- Chuyển đổi giữa các hệ đếm Để chuyển một số từ hệ nhị phân sang hệ thập phân ta sử dụng công thức (AnAn-1..A0)2=An2n+An-12n-1+An-22n-2+…+A121+A020 Ví dụ: Đổi (1101)2 sang hệ thập phân (1101)2 = 1.23 + 1.22 + 0.21 + 1.20 =(13)10 Với những hệ đếm khác ta cũng có thể chuyển đổi qua lại theo một số cách tương tự 12
- Bảng mã ASCII Bảng mã ASCII (American Standard Code for Information Interchange) là bảng mã chuẩn do Mỹ xây dựng dùng để biểu diễn thông tin trong máy tính Mỗi kí tự trong bảng mã được thể hiện bởi 8 bit - ứng với một số trong khoảng từ 0 – 255: 32 ký tự đầu tiên là các ký tự điều khiển Các mã ASCII 48-57 là 10 chữ số Các mã ASCII 65-90 là các chữ cái hoa A-Z Các mã ASCII 97-122 là các chữ cái thường a-z Các mã ASCII 128-225 là các ký tự đồ họa Các mã ASCII còn lại là các ký tự đặc biệt 13
- Phần cứng và phần mềm Quá trình xử lí thông tin bằng máy tính được thực hiện theo quy trình sau: Để thực hiện được quá trình trên, máy tính cần phải có phần cứng và phần mềm hỗ trợ Phần cứng (Hardware) là toàn bộ các thiết bị vật lý của máy tính Phần mềm (Software) là thuật ngữ chuyên môn được dùng để chỉ các chương trình máy tính được lập sẵn và ghi trên đĩa. 14
- Phần cứng Các thành phần phần cứng cơ bản của một hệ thống máy tính: Khối xử lý trung tâm (CPU): xử lý, tính toán các kết quả, điều hành hoạt động tính toán của máy tính Thiết bị lưu trữ: dùng để cất giữ thông tin Bộ nhớ trong: ROM, RAM Bộ nhớ ngoài: Đĩa cứng, đĩa mềm, CD, VCD, USB Thiết bị nhập: đưa dữ liệu từ thế giới bên ngoài vào Ví dụ: Bàn phím, chuột Thiết bị xuất: gửi thông tin ra bên ngoài Ví dụ: Màn hình, máy in 15
- Các thiết bị nhập/xuất thông dụng Bàn phím: được thiết kế để nhập dữ liệu và điều hành máy tính 16
- Ý nghĩa của một số phím 17
- Ý nghĩa của một số phím 18
- Các thiết bị nhập/xuất thông dụng Máy quét: là thiết bị đưa dữ liệu hoặc Chuột: điều khiển con trỏ hình ảnh vào máy tính chuột trên màn hình 19
- Các thiết bị nhập/xuất thông dụng Màn hình dùng đèn tia âm cực dùng cho máy tính để bàn (desktop) và màn hình tinh thể lỏng dùng với máy tính xách tay (laptop) 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng môn học Kỹ thuật ghép nối máy tính - Nguyễn Thành Nghĩa
79 p | 753 | 265
-
Bài giảng môn học Các đối tượng của ASP.NET
33 p | 304 | 112
-
BÀI GIẢNG MÔN: PHƯƠNG PHÁP LẬP TRÌNH
309 p | 197 | 29
-
Bài giảng môn Cơ sở dữ liệu - Bài 4: Ngôn ngữ đại số quan hệ (ĐH Công nghệ Thông tin)
40 p | 154 | 27
-
Bài giảng môn Toán tin - Chương 5: Đại số Bool
70 p | 143 | 14
-
Bài giảng môn Tin học đại cương: Phần 1 - Kiến thức cơ bản
66 p | 100 | 13
-
Bài giảng môn Tin học đại cương - ĐH Bách khoa TP.HCM
349 p | 104 | 13
-
Bài giảng môn Tin học ứng dụng (Phần 2): Chương 3 - Đại học Ngân hàng
118 p | 99 | 10
-
Bài giảng môn học Tin học đại cương (Dành cho bậc Đại học & Cao đẳng) - Nguyễn Vũ Duy
95 p | 21 | 7
-
Bài giảng môn học Cơ sở tin học 1 - Trường Đại học Tôn Đức Thắng
47 p | 54 | 5
-
Bài giảng môn học Tin đại cương: Bài 5 - Lý Anh Tuấn
27 p | 44 | 3
-
Bài giảng môn học Tin đại cương: Bài 7&8 - Lý Anh Tuấn
19 p | 47 | 3
-
Bài giảng môn học Tin đại cương: Bài 9&10 - Lý Anh Tuấn
26 p | 65 | 3
-
Bài giảng môn học Tin đại cương: Bài 2 - Lý Anh Tuấn
30 p | 45 | 3
-
Bài giảng môn học Tin đại cương: Bài 3 - Lý Anh Tuấn
28 p | 50 | 3
-
Bài giảng môn học Tin đại cương: Bài 4 - Lý Anh Tuấn
19 p | 46 | 2
-
Bài giảng môn học Tin đại cương: Bài 6 - Lý Anh Tuấn
20 p | 58 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn