intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng môn Triết học

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:392

179
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Triết học là một hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí vai trò của con người trong thế giới ấy. Bài giảng Triết học dưới đây sẽ giúp bạn nắm được khái luận chung về lịch sử triết học, những vấn đề cơ bản của triết học, các trường phái triết học và các phương pháp triết học,...Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng môn Triết học

  1. CHƯƠNG I KHÁI LUẬN CHUNG VỀ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
  2. I. ĐỐI TƯỢNG CỦA LỊCH SỬ TRIẾT HỌC. 1. Triết học là gì. Xã hội loài người xuất hiện cách đây khoảng gần 4 triệu năm, nhưng triết học mới xuất hiện cách đây vào khoảng hơn hai nghìn năm, vào thời kỳ xã hội chiếm hữu nô lệ ở cả phương Ðông và phương Tây.
  3. Triết học xuất hiện đầu tiên ở một số trung tâm văn minh cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, Ấn Ðộ, Hy Lạp. Vì vậy, theo người Trung Quốc, triết học có ý nghĩa là Trí bao hàm sự hiểu biết, sự nhận thức sâu sắc của con người về thế giới. Theo tiếng Hy Lạp, thuật ngữ triết học được cấu tạo bởi hai từ là Philos và Sophia. Philos có nghĩa là tình bạn, tình yêu, là khát vọng để vươn tới. Còn Sophia là sự khôn ngoan, hiểu biết, là sự thông thái. Như vậy theo người Hy Lạp thì triết học là Philosophia nghĩa là yêu mến sự thông thái.
  4. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin: “Triết học là một hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí vai trò của con người trong thế giới ấy.”
  5. 2. Vấn đề cơ bản của triết học, các trường phái triết học và các phương pháp triết học. 2.1 Vấn đề cơ bản của triết học. Vấn đề cơ bản của triết học là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức (hay tồn tại và tư duy). Ph.Ăngghen định nghĩa: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học; đặc biệt là triết học hiện đại là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”.
  6. Như vậy, vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt, mỗi mặt phải trả lời cho một câu hỏi lớn. - Mặt thứ nhất: Giữa vật chất và ý thức thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào ? - Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không ? Hai mặt nói trên trong vấn đề cơ bản của triết học có mối liên hệ chặt chẽ thống nhất với nhau. Việc giải quyết vần đề cơ bản của triết học là cơ sở để xác định tính chất của các trường phái triết học xem đó là duy vật hay duy tâm.
  7. VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIÊT HỌC 1. MỐI QUAN HỆ GIỮA 2. CON NGƯỜI NHẬN THỨC ĐƯỢC VC & Ý THỨC THẾ GIỚI HAY KHÔNG
  8. 2.2 Các trường phái triết học + Ðối với mặt thứ nhất vần đề cơ bản của triết học: – Trường phái triết học nào cho rằng vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức thì được gọi chung là chủ nghĩa duy vật. CNDV chất phác • CHỦ NGHĨA DUY VẬT CNDV siêu hình CNDV biện chứng
  9. -Trường phái triết học nào cho rằng ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất thì được gọi chung là chủ nghĩa duy tâm. Trong chủ nghĩa duy tâm được chia thành hai phái là: Chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan.
  10. Ngoài chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm nói trên gọi là các trường phái nhất nguyên luận, còn có một trào lưu khác gọi là trường phái nhị nguyên luận. Tiêu biểu là Ðềcác (1596-1650). Trường phái này cho rằng: Vật chất và ý thức là hai thực thể đầu tiên song song tồn tại, không cái nào quyết định cái nào.
  11. + Ðối với mặt thứ hai trong vần đề cơ bản của triết học: Con người có thể nhận thức được thế giới hay không? Trả lời câu hỏi nói trên tuyệt đại đa số các nhà triết học (cả duy vật và duy tâm) đều thừa nhận khả năng nhận thức của con người
  12. Bên cạnh quan điểm của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm nói trên, chủ nghĩa hoài nghi lại nghi ngờ khả năng nhận thức của con người về thế giới. Họ cho rằng : muốn biết sự vật có tồn tại hay không là vấn đề nan giải, về nguyên tắc thì không thể nhận thức được bản chất của sự vật.
  13. Tóm lại: Việc giải quyết vần đề cơ bản của triết học đã hình thành các trường phái khác nhau, đó là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Trong đó chủ nghĩa duy vật, nhất là chủ nghĩa duy vật biện chứng là thế giới quan khoa học, nó đem lại cho con người sự nhận thức ngày càng đúng đắn về thế giới.
  14. 2.2 phương pháp triết học. Trong lịch sử Triết học đã hình thành hai phương pháp nhận thức đối lập nhau đó là phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình.
  15. + Phương pháp siêu hình Phương pháp siêu hình là phương pháp nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời không liên hệ, vận động, phát triển. Phương pháp siêu hình được hình thành từ thời kì cổ đại nhưng biểu hiện rõ nét nhất là ở thế kỉ 17- 18.Vì vậy chủ nghĩa duy vật thời kì này được gọi là chủ nghĩa siêu hình. Phương pháp siêu hình làm cho con người chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy. Do đó, phương pháp siêu hình phản ánh không đúng bức tranh sinh động của thế giới khách quan.
  16. + Phương pháp biện chứng. Phương pháp biện chứng là phương pháp nhận thức đối tượng trong mối liên hệ vận động phát triển không ngừng. Phương pháp biện chứng được hình thành từ thời cổ đại mà người khởi xướng là nhà triết học duy vật có tên là Hêraclit. Ông cho rằng :Các sự vật hiện tượng của thế giới nằm trong quá trình vận động biến đổi như dòng chảy của con sông.ông nêu lên luận điểm nổi tiêng:Người ta không thể tắm hai lần trên một dòng sông.
  17. -> Cùng với sự phát triển của tư duy con người, phương pháp biện chứng đã thể hiện dưới ba hình thức lịch sử: PHÉP BC CHẤT PHÁC (TK CỔ ĐẠI) PHÉP BIỆN CHỨNG PHÉP BC DUY TÂM (TH HÊ-GHEN) PHÉP BC DUY VẬT(MÁC- A- LÊNIN)
  18. Như vậy, phương pháp biện chứng thể hiện tư duy mềm dẻo linh hoạt về hiện thực. Nhờ vậy nó trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới.
  19. 3. Đối tượng của lịch sử triết học. Đối tượng của lịch sử triết học là nghiên cứu quá trình hình thành, phát sinh và phát triển của các học thuyết triết học trong cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình.
  20. Với tư cách là một khoa học, lịch sử triết học không dừng lại ở mô tả nội dung các học thuyết các phương pháp mà nhiệm vụ của nó là : “Thông qua di sản của các nhà tư tưởng,lịch sử triết học tìm ra bản chất của các học thuyết và xác định chỗ đứng của nó trong các trường phái triết học. Đánh giá được những cống hiến, những hạn chế của các học thuyết, các phương pháp triết học trong từng bối cảnh lịch sử cụ thể.”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2